DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Quan niệm của giáo viên về khái niệm di sản văn hóa 21
Biểu đồ 1.2. Biểu đồ đánh giá mức độ cần thiết của việc sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 22
Biểu đồ 2.1: So sánh kết quả giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 82
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế hội nhập hiện nay, công tác giáo dục truyền thống lịch sử dân tộc cho thế hệ trẻ luôn được chú trọng trong các nhà trường phổ thông. Trong số các môn học đó, Lịch sử có nhiều ưu thế và ý nghĩa quan trọng góp phần giáo dục thế hệ trẻ theo lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười đã nhấn mạnh việc giáo dục lịch sử dân tộc, coi lịch sử là tài liệu giáo khoa số một trong nhà trường. Tuy nhiên, thực tế việc dạy và học Lịch sử còn có những hạn chế so với mong đợi của xã hội. Thực tiễn nhiều học sinh không ham thích hoặc thờ ơ với việc học Lịch sử. Thực trạng này đã và đang gióng lên hồi chuông báo động và cần có sự thay đổi nhanh chóng nhưng hợp lý, cẩn trọng đối với việc giảng dạy và học tập môn Lịch sử. Đặc biệt, vấn đề nâng cao sự hiểu biết của học sinh theo cách tự nhiên nhất nhưng phải hấp dẫn, đưa người học vào tâm thế chủ động, sáng tạo còn chưa thực sự phát huy hiệu quả. Chính vì vậy, chúng ta cần có những bước cải tiến và đổi mới nội dung và phương pháp dạy học bộ môn mang tính cấp bách. Quá trình này được tiến hành thường xuyên, đồng bộ, trong đó cần tăng cường sử dụng các tài liệu trực quan. Một trong số đó chính là sử dụng di sản văn hóa. Đây không chỉ là một loại tài liệu lịch sử vật chất quý hiếm, một bằng chứng khoa học, trung thực về quá khứ mà còn là một loại tư liệu dạy học bộ môn đem lại hiệu quả cao.
Đầu năm 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Văn hóa Thể thao đã có văn bản hướng dẫn về việc sử dụng di sản văn hóa vào dạy học, được thực hiện thí điểm tại 7 địa phương: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam với ba môn Lịch sử, Địa và Âm nhạc. Tại Hội thảo “Chương trình giáo dục di sản trong nhà trường tại Việt Nam” diễn ra vào ngày 07/03/2012 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh: “Giáo dục di sản đã và
đang từng bước trở thành yêu cầu, nhiệm vụ, động lực đối với các trường phổ thông, góp phần quan trọng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở Việt Nam” [29, tr. 161].
Các nước trên thế giới ngày càng chú trọng đến công tác khai thác và sử dụng di sản văn hóa vào nhiều lĩnh vực. Với chiều dài lịch sử đấu tranh anh hùng, Việt Nam có nhiều loại di sản khác nhau và đem lại hiệu quả giáo dục. Một trong số đó, khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 2009 là nguồn tài liệu rất quan trọng. Khu di sản bao gồm Di tích Khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và Trục chính tâm Hoàng thành Thăng Long đã tạo nên một quần thể thống nhất, có giá trị về lịch sử bởi đây từng là Kinh đô của quốc gia Đại Việt từ thế kỉ XII đến thế kỉ
Có thể bạn quan tâm!
- Sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học Lịch sử Việt Nam Lớp 10 trường trung học phổ thông Nguyễn Bính, huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định - 1
- Vai Trò Của Việc Sử Dụng Di Sản Văn Hóa Trong Dạy Học Lịch Sử Việt Nam Lớp 10 Ở Trường Phổ Thông
- Thực Trạng Sử Dụng Di Sản Văn Hóa Trong Dạy Học Lịch Sử Dân Tộc
- Kết Quả Điều Tra Học Sinh Về Việc Thiết Kế Các Hoạt Động Học Tập Có Sử Dụng Di Sản Hoàng Thành Thăng Long
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
XVIII. Vì vậy, vấn đề này là đề tài của nhiều công trình khoa học của nhiều tác giả trong và ngoài nước. Nhiều khía cạnh khác của vấn đề được đề cập và giải quyết. Tuy nhiên, những nghiên cứu trong nước còn hạn chế về vấn đề của luận văn ở lĩnh vực phương pháp dạy học lịch sử, cụ thể là phương pháp sử dụng di sản trong dạy học Lịch sử ở trường THPT.
Với những lý do nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học Lịch sử Việt Nam Lớp 10 trường trung học phổ thông Nguyễn Bính, huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định ” nhằm đề xuất các biện pháp sử dụng nguồn tài liệu quý giá này theo hướng dạy học đổi mới, sáng tạo, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục lịch sử ở trường THPT và góp phần vào các nghiên cứu về bộ môn phương pháp dạy học Lịch sử.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việc nghiên cứu vấn đề về di sản Hoàng thành Thăng Long dưới nhiều góc độ khác nhau đã được giải quyết trong nhiều công trình khoa học trong và ngoài nước. Với phạm vi và tính chất của đề tài chúng tôi tập trung tìm hiểu hai vấn đề lớn như sau:
- Vị trí và ý nghĩa của di sản Hoàng thành Thăng Long:
Đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập cụ thể và chi tiết về khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Có thể kể tên một số tác phẩm tiêu biểu như: “Những hiểu biết mới về thành Thăng Long” của Đỗ Văn Ninh đăng trên tạp chí Khảo cổ học (2004 - số 4, tr. 21-35). Bài viết cung cấp thêm những thông tin về các đợt khai quật khảo cổ học gần nhất trong khu Hoàng thành Thăng Long, giúp độc giả có thêm cứ liệu để truy tìm vị trí Hoàng thành thủa ban đầu. Trên cơ sở các hiện vật khảo cổ học và việc phát lộ khu di tích Hoàng thành Thăng Long ở 18 Hoàng Diệu, tác giả Nguyễn Quang Ngọc trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử (2005 - Số 2. tr. 10-15) bàn về phạm vi, vị trí của Hoàng thành và Cung thành ở các triều đại Lý - Trần – Lê. Tác giả Nguyễn Thừa Hỷ trong: “Thăng Long Hà Nội thế kỷ XVII – XVIII – XIX” (Hội Sử học Việt Nam năm 1993) đã trình bày nghiên cứu toàn diện về kinh tế, chính trị và xã hội của Thăng Long Hà Nội xưa, góp phần tạo dựng lại lịch sử của chính bản thân nó và cũng để hiểu thêm về cấu trúc đô thị trong những thế kỷ qua. Đặc biệt, nhiều kết quả khai quật Khảo cổ học khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long đã đoàn khai quật báo cáo chi tiết trong Hội nghị thông báo Khảo cổ học lần thứ 50 (từ ngày 16 đến 18 tháng 9 năm 2015) diễn ra tại thành phố Huế. Bên cạnh đó, nhiều đầu sách đề cập tới sự hiện diện của Hoàng thành Thăng Long trong lịch sử dân tộc như: Lâm Thị Mỹ Dung, Nguyễn Gia Đối, Nguyễn Ngọc Thơ với “Di sản lịch sử và những hướng tiếp cận mới”, Nxb Thế giới, 2011; Trần Lâm Biền, Trịnh Sinh: “Thế giới biểu tượng trong di sản văn hóa Thăng Long – Hà Nội”, Nxb Hà Nội, 2011; Bùi Đẹp với: “Di sản thế giới tại Việt Nam”, tập 1, Nxb Trẻ - thành phố Hồ Chí Minh, 2012.
- Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học lịch sử:
Các công trình nghiên cứu của tâm lý học, giáo dục học như: “Tư duy học sinh”, (1982) của Sácđacốp, Nxb Giáo dục, Hà Nội; “Phát triển tư duy học sinh”, (1976) của M.A.Lexeep, Nxb Giáo dục, Hà Nội; Phan Ngọc Liên (cb), (2009), Phương pháp dạy học Lịch sử, tập 1, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà
Nội; Nguyễn Thị Côi, (2008), Các con đường biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội; Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị (cb), (2004), Phương pháp dạy học Lịch sử, Nxb Giáo dục, Hà Nội… đã trình bày những cơ sở lý luận dạy học, nhất là việc sử dụng các phương tiện trực quan và vai trò của nó trong dạy học.
Các công trình về lý luận dạy học lịch sử đề cập tới việc dạy học lịch sử sử dụng di sản, di tích trong nhà trường phổ thông như: “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào?” của N.G.Đairi, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2001; Nguyễn Văn Huy, Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị di sản văn hóa, Quy trình giáo dục trải nghiệm di sản trong nhà trường; Trần Thị Thu Thủy, Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Đức Tăng (2004), Các bước xây dựng kế hoạch dạy học có sử dụng di sản văn hóa phi vật thể, Nxb Giáo dục, Hà Nội; Hoàng Thanh Hải với Di tích lịch sử và việc giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông trên Tạp chí Xưa và Nay (tháng 4/1996, tr.6-7). Ngoài ra, còn nhiều bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành: Dạy và Học ngày nay, tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, Xưa và Nay… và một số báo cáo khoa học trong các hội thảo khoa học. Đây thực sự là những nguồn tài liệu tham khảo quý giá giúp tác giả có những gợi ý giải quyết vấn đề của đề tài đặt ra.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình sử dụng di sản trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam (lớp 10
– chương trình chuẩn) ở trường THPT nói chung, trường THPT Nguyễn Bính, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định nói riêng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về hình thức tổ chức dạy học: tập trung vào bài học nội khóa.
Về phạm vi điều tra, khảo sát thực trạng và thực nghiệm: tiến hành tại lớp 10, trường THPT Nguyễn Bính, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10, luận văn xác định rõ những nguyên tắc, đặc điểm của phương tiện trực quan này, đồng thời đề xuất các biện pháp sử dụng di sản trong bài dạy phù hợp với đặc điểm học sinh THPT nói chung, học sinh trường THPT Nguyễn Bính, huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định nói riêng.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc sử dụng di sản và những yêu cầu cần thiết khi sử dụng di sản vào dạy học môn Lịch sử.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng sử dụng di sản nói chung, sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long nói riêng trong dạy học môn Lịch sử.
- Nghiên cứu nội dung phần Lịch sử Việt Nam lớp 10 sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long và định hướng biện pháp sử dụng di sản theo hướng dạy học tích cực.
- Tiến hành thực nghiệm, làm cơ sở cho việc rút ra các kết luận khoa học, đóng góp vào sự phát triển của lý luận và phương pháp dạy học Lịch sử.
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở phương pháp luận
Dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước ta về lịch sử, giáo dục.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lí thuyết: đọc và phân tích, tổng hợp tài liệu sách báo, tạp chí, internet… về tâm lý học, giáo dục học, phương pháp dạy học Lịch sử; phân tích nội dung chương trình, sách giáo khoa lớp 10.
- Nghiên cứu thực tiễn: quan sát, dự giờ, trao đổi với giáo viên, học sinh, điều tra xã hội học để đánh giá hiểu biết về di sản nói chung và thực trạng sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long nói riêng trong dạy học Lịch sử ở trường THPT; Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra, đối chứng kết quả nghiên cứu của luận văn.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu giáo viên sử dụng di sản văn hóa nói chung và di sản Hoàng thành Thăng Long nói riêng trong dạy học Lịch sử theo hướng dạy học tích cực sẽ đáp ứng được mục tiêu dạy học lịch sử, đặc biệt dạy học phần Lịch sử Việt Nam (lớp 10 - chương trình chuẩn) và góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay.
7. Đ ng g p c đề tài
Thực hiện tốt những nhiệm vụ đề ra, luận văn góp phần:
- Khẳng định vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết của việc sử dụng di sản trong dạy học Lịch sử ở trường Trung học phổ thông.
- Đánh giá được thực trạng sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long.
- Đề xuất biện pháp sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long theo hướng dạy học tích cực.
8. Ý nghĩ khoa học và thực tiễn c đề tài
- Ý nghĩa khoa học: làm phong phú thêm lí luận phương pháp dạy học môn Lịch sử nói chung và vấn đề sử dụng di sản trong dạy học lịch sử ở trường THPT nói riêng.
- Ý nghĩa thực tiễn: là nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học Sư phạm, Đại học Giáo dục; giáo viên bộ môn Lịch sử và bản thân tác giả luận văn vận dụng trong quá trình dạy học Lịch sử ở trường THPT.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học môn Lịch sử ở trường Trung học phổ thông.
Chương 2: Các biện pháp sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 ở THPT Nguyễn Bính, huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định. Thực nghiệm sư phạm.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG DI SẢN HOÀNG THÀNH THĂNG LONG TRONG DẠY HỌC
MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm về di sản văn hóa
Khái niệm văn hóa
Trên dải đất hình chữ S, 54 dân tộc đã góp vào nền văn hóa chung một màu sắc độc đáo tạo nên một bức tranh về văn hóa Việt Nam phong phú và đa dạng. Con người ra đời, trưởng thành là nhờ văn hóa, hướng tới tương lai cũng từ văn hóa. Giá trị văn hóa của một dân tộc thể hiện bản sắc của dân tộc ấy. Những giá trị văn hóa của con người là thước đo trình độ phát triển và thể hiện đặc tính riêng của mỗi dân tộc.
Tuy được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng suy cho cùng, khái niệm văn hóa bao giờ cũng có thể quy về hai cách hiểu chính (theo Trần Ngọc Thêm): theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng:
Theo nghĩa hẹp, văn hóa được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều rộng, theo không gian hoặc theo thời gian. Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa được hiểu là những giá trị tinh hoa của nó như nếp sống văn hóa, văn hóa nghệ thuật,.. Giới hạn theo chiều rộng, văn hóa được dùng để chỉ những giá trị đặc thù của từng vùng văn hóa trên dải đất hình chữ S này. Giới hạn theo không gian, văn hóa được dùng để chỉ những giá trị trong từng giai đoạn như văn hóa Hòa Bình, văn hóa Đông Sơn,...
Theo nghĩa rộng, văn hóa thường được xem bao gồm tất cả những gì do con người sáng tạo ra. Năm 1940, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu