Bản Đồ Địa Giới Hành Chính Nam Kỳ Cuối Thế Kỉ Xix Đầu Thế Kỉ Xx


157. http://tuoitre.vn.

158. www.vanchuongviet.org.

159.www.vinhanonline.com.


PHỤ LỤC


Phụ lục 1. BẢN ĐỒ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH NAM KỲ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX


Bản đồ địa giới hành chính Nam Kỳ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Nguồn 1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.


Bản đồ địa giới hành chính Nam Kỳ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.


Nguồn: www.namkyluctinh.org.v

Phụ lục 2. MỘT SỐ NHÂN VẬT TIÊU BIỂU TRONG PHONG TRÀO DUY TÂN Ở NAM KỲ NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XX.

1. PHAN BỘI CHÂU (1867 – 1940).


Ông tên thật là Phan Văn San tự là Hài Thu bút hiệu là Sào Nam Thị Hán Độc 2

Ông tên thật là Phan Văn San, tự là Hài Thu, bút hiệu là Sào Nam, Thị Hán, Độc Kinh Tử, Việt Điểu, Hàn Mãn Tử, v.v.

Ông sinh ngày 26/12/1867 tại làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, cha là Phan Văn Phổ, mẹ là Nguyễn Thị Nhàn.

Năm 1904, ông thành lập Hội Duy Tân.


Nguồn : fs.chungta.com

Năm 1905, ông cùng Tăng Bạt Hổ sang Trung Quốc rồi sang Nhật Bản, để gặp gỡ các nhà cách mạng Nhật Bản và Trung Quốc và cầu viện trợ tài chính cho phong trào do ông thành lập.

Năm 1906, Phan Bội Châu đưa Kỳ Ngoại Hầu

Cường Để và một số học sinh người Việt khác sang Nhật. Cũng trong năm đó ông mời được Phan Chu Trinh, một nhà cách mạng nổi tiếng khác, đến thăm ông tại thủ đô Tokyo. Sau hai tuần thảo luận, hai người không giải quyết được bất đồng chính kiến về cách chống Pháp.

Tháng 3/1909, Phan Bội Châu bị Nhật Bản trục xuất.


Năm 1912, ông cùng một số nhà cách mạng Việt Nam lưu vong tại Quảng Châu thành lập tổ chức Việt Nam Quang phục Hội thay thế cho Duy Tân Hội.

Giữa năm 1924, phỏng theo Trung Quốc dân đảng của Tôn Trung Sơn, ông đã cải tổ Việt Nam Quang phục Hội thành Việt Nam Quốc dân đảng. Tháng 12/1924, Nguyễn Ái Quốc đã có cuộc tiếp xúc với Phan Bội Châu, cùng trao đổi về xu hướng Quốc – Cộng hợp tác cho cách mạng Việt Nam, vốn đang thịnh hành tại Trung Quốc bấy giờ.

Ngày 30/6/1925, ông lại bị Pháp bắt tại Hàng Châu, ông bị dẫn giải về Hà Nội và xử án chung thân khổ sai. Về sau, bản án được đổi thành án quản thúc tại gia. Từ năm 1926, ông bị đưa về sống ở Bến Ngự, Huế cho đến khi mất. Lúc đó ông được gọi là Ông già Bến Ngự. Ông mất ngày 29 tháng 12 năm 1940 tại Huế.

2. PHAN CHÂU TRINH (1872 – 1926).


Ông có tên hiệu là Tây Hồ Hi Mã tự là Tử Cán người làng Tây Lộc huyện 3

Ông có tên hiệu là Tây Hồ, Hi Mã, tự là Tử Cán, người làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ nay thuộc xã Tam Lộc huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.

Năm 1900, ông đỗ Cử nhân. Năm 1901, ông đỗ Phó bảng. Năm 1905, ông cùng Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp đi vào Nam, dấy lên phong trào Duy Tân.

Nguồn: chungta.com

Năm 1906, ông bí mật sang Nhật Bản gặp Phan Bội Châu, khởi xướng duy tân, cải cách nước nhà. Sau

khi về nước, ông ra sức tuyên truyền chủ chương cải cách của mình và đã thành một trong những người lãnh đạo xu hướng cải lương hồi đầu thế kỷ XX.

Tháng 7/1907, ông ra Hà Nội tham gia giảng dạy ở Đông Kinh nghĩa thục.


Năm 1908, vụ Hà thành đầu độc ở Hà Nội và phong trào chống thuế của nông dân Trung Kỳ nổ ra và bị thực dân Pháp đàn áp, ông bị bắt đày ra Côn Đảo. Đến tháng 8/1910, nhờ có Hội Nhân quyền Pháp can thiệp, ông được trả lại tự do.

Năm 1911, ông sang Pháp, ở nhà luật sư Phan Văn Trường, mở một hiệu sửa ảnh, sống thanh bạch. Ông tìm cách liên hệ với những người trong Liên minh Nhân quyền và Đảng Xã hội Pháp. Ông cũng có những cuộc tiếp xúc với các nhóm Việt kiều và các đảng phái tiến bộ. Năm 1914, ông lại bị bắt giam vì tình nghi có liên hệ với nước Đức. Nhờ sự can thiệp của Đảng Xã hội Pháp, nên ông mới được thả ra.

Năm 1922 khi vua Khải Định sang Pháp dự đấu xảo Marseille, ông viết một bức thư dài buộc tội Khải Định 7 điều và khuyên vua về nước gấp, đừng làm nhục quốc thể (quen gọi là Thất Điều Trần hay thư Thất Điều).

Năm 1925, ông về Sài Gòn tiếp tục hoạt động theo xu hướng cải lương, kêu gọi dân quyền, dân sinh, dân khí.

Ông mất ngày 24/3/1926 tại Sài Gòn. Sau khi mất, tinh thần yêu nước của ông vẫn cổ vũ phong trào trong nước. Lễ tang ông được nhân dân tổ chức rất trọng thể ; bất chấp sự ngăn cản của thực dân, cả nước dấy lên phong trào làm lễ truy điệu Phan Châu Trinh, là một sự kiện chính trị nổi bật lúc bấy giờ.

3. TRẦN CHÁNH CHIẾU (1868 – 1919).


Ông còn có tên gọi khác là Gibert Chiếu, bút hiệu là Tố Hộ Trần Nhựt Thăng

là một nhà văn, nhà báo và nhà cải cách tại Nam Bộ đầu thế kỷ XX.


Nguồn: 2.bp.blogspot.com

Ông sinh tại làng Vân Tập, sau đổi là Vĩnh Thanh Vân, tỉnh Rạch Giá (hiện là tỉnh Kiên Giang). Cha ông là Trần thọ Cửu, hương chức trong làng. Tuy mang quốc tịch Pháp, ông là một người yêu nước. Từ năm 1900 đến năm 1906, ông giao du và hoạt động với nhiều nhân vật trong phong trào Đông Du, phong trào Duy Tân như Trương Khắc Ninh và Trương Duy Toản và

thành lập Hội Minh Tân công nghĩa chống lại thực dân Pháp. Vì hoạt động bí mật và cạnh tranh thương mại, nên ông bị người Pháp theo dõi.

Năm 1907, ông là chủ bút của những tờ báo in bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên như Nông cổ mín đàm Lục Tỉnh tân văn để tuyên truyền tư tưởng duy tân cứu nước.

Từ năm 1906 đến năm 1908 ông vận động được 100 thanh niên sang Hồng Kông và

gặp Phan Bội Châu để bàn việc tổ chức và gởi các học sinh miền Nam và theo Công

giáo sang Nhật Bản. Phong trào Đông Du kéo dài cho đến khi Nhật Bản thỏa hiệp với Pháp đầu năm 1908 thì bắt đầu trục xuất các sinh viên Việt Nam về nước.

Tháng 10 năm 1908 ông bị bắt cho đến tháng 4 năm 1909 ông mới được thả ra, sau đó ông vẫn hoạt động bí mật trong phong trào Đông Du. Ông mất tại Sài Gòn năm 1919.

Bài viết về Trần Chánh Chiếu đăng trên báo Đuốc nhà Nam1

Trần Chánh Chiếu, vị đốc phủ sứ có quốc tịch Pháp nhưng…không bán nước, hại dân.

Đã từng có hàng quan lại Nam triều bỏ chức lo cứu nước: điển kỉnh là cụ Nguyễn Thượng Hiền. Đã từng có thành phần Hội đồng dân cử do thực dân Pháp tổ chức mà không xu phụ kẻ cướp nước đứng hẳn về phía nhân dân chống lại họ quyết liệt để đánh đuổi họ đi: điển hình là cụ Nguyễn Thần Hiến. Đến như có vị trí phủ mang quốc tịch Pháp hẳn hoi tỏ lòng yêu nước đến cao độ có ai dám tin chăng? Thế mà lịch sử Việt Nam trong giai đoạn duy tân cứ quốc đã có một người như thế ấy. Xin thưa: cụ Trần Chánh Chiếu có tên Pháp là Gilbert, tục gọi là Gilbert Chiếu hay Đốc phủ Chiếu hoặc Phủ Chiếu.

Cụ Nguyễn Thượng Hiền bỏ chức đốc học dấn thân cứu quốc không lạ. Cụ Nguyễn Thần Hiến không vì cái chức Hội đồng…bù nhìn mà bán thân cho quỷ rồi hi sinh cho Tổ quốc đến chết rục trong tù đáng kính đáng phục biết bao mà củng không lạ. Nhưng được thực dân ưu đãi mà không đầu phục chúng, có quốc tịch Pháp mà không vong bản nghe tiếng gọi đàn mà đứng lên ngay đáp lời sông núi, trường kì tranh đấu, thật sự hi sinh, chuyện cụ Trần Chánh Chiếu vừa là chuyện lạ, vừa là chuyện đáng cảm động, đáng cảm phục. Nhất là trong thời buổi nhá nhem, biết bao trò mập mờ đánh lận con đen đã diễn, tiểu truyện cụ Trần Chánh Chiếu càng đáng được đề cao, để soi đường cho những ai còn lạc lối, để thức tỉnh hàng trí thức gia nô.


1 Dẫn theo Nguyễn Tư Tường Minh (2014), Phong trào Minh Tân ở Nam Kỳ đầu thế kỉ XX,

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, ĐH Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, Tp Hồ Chí Minh, tr.168.

Trần Chánh Chiếu hiệu Quang Huy lại có bút hiệu khác là Kì lân các, mộng Trần Nhựt Thăng.

Ông xuất thân là sinh viên Colle`ge d’ Adran. Quê ở Rạch Gía, nhà có của nên được đưa lên Sài Gòn học bậc trung học. Ra trường, ông được bổ dạy ở trường làng, xã Vĩnh Thanh Vân (Rạch Gía ). Ít lâu, ông nghỉ dạy, lại được thân hào nhân sĩ trong tỉnh cử làm xã trưởng.

Lãnh chức xã trưởng, nhưng ông là một vị xã trưởng đặc biệt nhất không một xã trưởng nào sánh được. Vì ông giỏi Pháp Văn, bặt thiệp, quảng giao, cư xử theo đường lối tân học nên uy tín của ông khiến mọi người phải kính nể. Ông làm xã trưởng cho một tỉnh lẻ miền tây mà ông có cung cách như thị xã trưởng ở đô thành. Ông mang dây tam tài như xã tây Sài Gòn, xài con dấu tròn chớ không dùng con dấu hình quả trám như thông lệ.

Tài cao nhân cách chẳng tầm thường ông được viên Chánh chủ tỉnh ( Tỉnh trưởng ) Rạch Gía xin cho ông theo quốc tịch Pháp, rất ít lâu được thăng thưởng hàm đốc phủ. Như ai thì đả tha hồ lên mặt, muốn gì mà chẳng được, chỉ cần quên mất hai chữ liêm sĩ đi quên luôn cả giống nòi, thì tha hồ nắm quyền sanh sát trong tay. Nhưng Trần Chánh Chiếu nào phải con người vong bản nên bao nhiêu sự mua chuộc của thực dân, không đánh đổ được tâm hồn yêu nước của ông. Từ cuối năm 1906 ông đả bắt liên lạc được với các nhà ái quốc trong Nam như Nguyễn Thần Hiến, Nguyễn Quang Diêu, Nguyễn An Khương hiểu rõ về phong trào Đông Du đang diển tiến ngoài Trung và lan rộng vào Nam. Ông cùng các đồng chí hưởng ứng tham gia hoạt động rất can đảm. Cụ thể hơn ông cho người con trai là Jules Tiết sung vào hàng thanh niên xuất dương du học tích cực phục vụ đảng cách mạng cứu quốc do cụ Phan Bội Châu lảnh đạo tại Hương Cảng. Chính cụ củng có sang Hương Cảng diện kiến cụ Sào Nam và chấp nhận cho Jules Tiết sang hầu cận Kỳ ngoại hầu Cường Để tại Đông Kinh. Hơn nữa, ông còn lảnh nhiệm vụ phân phát tuyên truyền phẩm ở ngoại quốc gởi về như các bản sách Kỹ niệm lục, Hải ngoại huyết thư, Lưu cầu huyết lệ tân thư…

Nhất là khoảng giữa năm 1907 sau khi tiếp xúc với cụ Mộng vũ Bùi Chi Nhuận lãnh sứ mạng của cụ Cường Để từ Nhật về tuyên truyền trong Nam. Trần Chánh Chiếu

càng sát cánh với các đồng chí, hoạt động mạnh hơn lên. Bấy giờ ông đã dời Rạch Gía lên Sài Gòn để tiện xúc tiến công cuộc dự định. Vả lại ổng cũng là một luật sư trong tòa án Sài Gòn.

Rập theo quy củ của các đồng chí ngoài Trung Bắc mở hiệu buôn lập một trường học để đẩy mạnh phong trào Đông Du và Duy Tân.

Cụ Nguyễn An Khương lập nên khách sạn Chiêu Nam lầu tại Sài Gòn vừa để kinh tài giúp quỹ cách mạng vừa làm nơi trụ sở mật đưa rước thanh niên xuất dương du học. Cụ Trần Chánh Chiếu cũng đứng ra tổ hợp thành lập « Minh tân công nghệ » với khẩu hiệu « Động vi binh, tịnh vi thương » ; động thì tất cả công nhân trong nhóm

« Minh tân sẽ là chiến sĩ đứng lên dưới cờ nghĩa, tịnh thì im hơi giấu tiếng lo việc kinh tài » ; ông lại lập Minh tân khách sạn, hãng xà bông Can can ( con vịt ), tiệm « Mộng tiên trà » ở Sài Gòn, và lập « Duy tân lữ quán » ở Mỹ Tho.

Đồng thời ông hăng say viết báo, viết sách. Ông soạn quyển « Hương cảng nhân vật » kể cuộc du lịch của ông sang Hương Cảng. Về Pháp Văn, ông gởi đăng bài trên báo Le Moniteur des Provinces. Về Việt văn, ông viết rất nhiều trên tờ « Lục tỉnh tân văn ».

Nguyên tờ « Lục tỉnh tân văn » do người Pháp là ông Pierre Jeantet làm chủ xuất bản từ ngày 2-11-1907. Ông P. Jeantet đứng tên làm chủ nhiệm nhưng thật sự không ngó ngàng gì tới tờ báo, chỉ lo việc quản lí kinh doanh, bộ biên tập sau đó ông giao cho Trần Chánh Chiếu điều khiển. Nhân đó, Trần Chánh Chiếu ngấm ngầm dùng tờ Lục tỉnh tân văn làm cơ quan tuyên truyền chống Pháp và khuyên khích nhân dân rất đắc lực. Ông viết rất nhiều. Những bài báo của ông toàn là bài chứa chan tinh thần yêu nước. Ông đã biến cái lợi khí của người Pháp trong tờ Lục tỉnh tân văn làm lợi khí của mình để tuyên truyền chống địch.

Ngày 17-10-1907, trên báo Lục tỉnh tân văn có bài ‘ Lê Tài Vân’ kể chuyện một ông cha ác nghiệt để gián tiếp chỉ trích sự tàn bạo của chế độ thuộc đia, sự ngu xuẩn ác độc của Nam triều.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2023