Tình Hình Hoàn Thành Kế Hoạch Sản Xuất Mặt Hàng

Chi phí của doanh nghiệp bao gồm chi phí hoạt động kinh doanh và chi phí cho hoạt động khác. Chi phí hoạt động kinh doanh gồm các chi phí có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí nguyên nhiên vật liệu, khấu hao tài sản cố định, tiền lương và các khoản chi phí có tính chất lương, các khoản trích nộp theo quy định của Nhà nước như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền…

Chi phí từ hoạt động khác gồm chi phí hoạt động tài chính và chi phí cho hoạt động bất thường. Chi cho hoạt động tài chính là các khoản đầu tư tài chính ra ngoài doanh nghiệp nhằm mục đích sử dụng hợp lý các nguồn vốn, tăng thêm thu nhập và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như chi cho mua trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu, chi phí cho thuê tài sản… Chi phí bất thường là các khoản chi không thường xuyên như chi phí nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, giá trị tài sản tổn thất thực tế sau khi đã giảm trừ tiền đền bù của người phạm lỗi và tổ chức bảo hiểm, chi phí tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế.

Trong đánh giá kết quả của sự hạ thấp chi phí người ta có thể sử dụng chỉ tiêu chi phí trung bình. Chi phí này được xác định trên cơ sở của tổng chi phí với số lượng hàng hoá, dịch vụ bán ra. Thường thì khối lượng hàng hoá dịch vụ bán ra càng nhiều thì chi phí trung bình cho một đơn vị sản phẩm càng ít đi. Chi phí lưu thông được kế hoạch hoá theo 4 chỉ tiêu cụ thể: tổng chi phí lưu thông, tỷ lệ phí lưu thông, mức giảm phí nhịp độ giảm phí.

4.1.3. Tình hình hoàn thành kế hoạch sản xuất mặt hàng

Để đánh giá kết quả tình hình hoàn thành kế hoạch sản xuất mặt hàng trong kỳ của doanh nghiệp, có thể dùng thước đo hiện vật. So sánh số lượng thực tế với số lượng kế hoạch của từng loại sản phẩm chủ yếu, nếu thấy các loại sản phẩm đều đạt hay vượt kế hoạch sản xuất sẽ kết luận doanh nghiệp đó hoàn thành kế hoạch mặt hàng. do giá trị sử dụng các loại sản phẩm khác nhau, nên khi tính tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất mặt hàng không lấy số‌

vượt kế hoạch sản xuất của loại sản phẩm này bù cho số hụt kế hoạch của loại sản phẩm khác

% hoàn thành kế hoạch sản xuất mặt hàng

= Số lượng thực tế trong giới hạn

Số kế hoạch

x 100%


4.2. Hiệu quả‌

4.2.1. Chỉ tiêu khái quát‌

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với chi phí thấp nhất. Để hiệu quả hoạt động kinh doanh cao thì khi sử dụng các yếu tố cơ bản lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động của quá trình kinh doanh phải có hiệu quả.

Để đánh giá chính xác, có cơ sở khoa học hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp (khái quát), các chỉ tiêu chi tiết (cụ thể). Các chỉ tiêu đó phải phản ánh được sức sản xuất, suất hao phí cũng như sức sinh lời của từng yếu tố, từng loại vốn và phải thống nhất với công thức đáng giá hiệu quả chung.

Hiệu quả kinh doanh

= Kết quả đầu ra Yếu tố đầu vào

Kết quả đầu ra được đo bằng chỉ tiêu như: giá trị tổng sản lượng, tổng doanh thu thuần, lợi nhuận thuần, lợi tức gộp… còn yếu tố đầu vào bao gồm lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động, vốn chủ sở hữu, vốn vay…

4.2.2. Những chỉ tiêu cụ thể

4.2.2.1. Tổng lợi nhuận thu được trong kỳ‌

Lợi nhuận của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản phẩm thặng dư do người lao động tạo ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện hiệu quả của quá trính sản xuất kinh doanh, nó phản ánh đầy đủ số lượng, chất lượng, kết quả của việc sử dụng các yếu tố cơ bản của sản xuất như lao động, vật tư, tài sản cố định…của doanh nghiệp. Lợi nhuận là một đòn bẩy quan trọng có tác dụng khuyến khích‌

người lao động và các đơn vị ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên.

P = DT - CP

P- Lợi nhuận thực hiện trong kỳ DT- Doanh thu của doanh nghiệp

CP- Chi phí bỏ ra trong quá trình hoạt động kinh doanh

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thu được từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm, bộ phận này chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp. Nó phụ thuộc vào các yếu tố như: khối lượng hàng hóa, dịch vụ bán ra trên thị trường, giá mua và bán hàng hóa, dịch vụ, các chi phí…

Lợi nhuận từ hoạt động tài chính được xác định bằng khoản chênh lệch giữa khoản thu về và chi cho hoạt động tài chính như mua bán chứng khoán, mua bán ngoại tệ, lãi cho vay vốn, lợi tức cổ phần…

Lợi nhuận bất thường là những khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp không dự tính trước hoặc có khả năng dự tính nhưng khó thực hiện được, hoặc những khoản thu không thường xuyên như: khoản phải trả nhưng không phải trả do phía chủ nợ, lợi nhuận từ quyền sở hữu, nhượng bán tài sản, dự phòng nợ phải thu khó đòi...

Tỷ suất lợi nhuận =

Lợi nhuận Doanh thu

x 100

Tỷ suất lợi nhuận tính theo doanh số bán ra, chỉ tiêu này cho thấy cứ

100đ doanh thu thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn =

Tổng vốn sản xuất

x 100

Tỷ suất lợi nhuận được tính là tỷ lệ giữa lợi nhuận và giá trị tài sản thực có của xí nghiệp, chỉ tiêu này cho thấy cứ 100đ vốn bỏ vào đầu tư sau một năm thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Tỷ suất lợi nhuận giá thành

=

(hay) lãi suất sản xuất

Lợi nhuận Giá thành sản xuất

x 100

Chỉ tiêu lãi suất sản xuất được xác định bằng cách so sánh lợi nhuận với tổng giá thành sản xuất, chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả kinh tế theo lợi nhuận và chi phí sản xuất.

4.2.2.2. Mức doanh lợi trên doanh số bán


1

P '

P 100%

DS

Trong đó:

P'1: Mức doanh lợi của doan số bán trong kỳ (%) P: Lợi nhuận thực hiện trong kỳ

DS: Doanh số bán thực hiện trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh số bán thực hiện mang lại bao nhiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp trong kỳ. Do đó nó có ý nghĩa quan trọng trong việc chỉ ra cho doanh nghiệp thấy kinh doanh những mặt hàng nào, thị trường nào mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.


4.2.2.3. Mức doanh lợi trên vốn kinh doanh


2

P'

P VKD


100%

Trong đó:

P'2: Mức doanh lợi của vốn kinh doanh trong kỳ (%) VKD: Tổng vốn kinh doanh trong kỳ.

Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Một đồng vốn kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

4.2.2.4. Mức doanh lợi trên chi phí kinh doanh


3

P '

P CFKD


100%

Trong đó:

P'3: Mức doanh lợi của chi phí kinh doanh trong kỳ (%) CFKD: Tổng chi phí kinh doanh trong kỳ.

Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Một đồng chi phí kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

4.2.2.5. Năng suất lao động bình quân của một lao động

W DT

LDbq


hoặc

W TN

LDbq

Trong đó:

W: Năng suất lao động bình quân của một lao động trong kỳ DT: Doanh thu (doanh số bán) thực hiện trong kỳ.

TN: Tổng thu nhập

LDbq: Tổng số lao động bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này cho thấy trung bình một lao động của doanh nghiệp thực hiện được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ hoặc bao nhiêu đồng thu nhập trong kỳ.

Chương II‌

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THỰC PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CUNG ỨNG THỰC PHẨM TỔNG HỢP


1. Khái quát về thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp Khai thác và cung ứng thực phẩm tổng hợp‌

1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển‌

Xí nghiệp Khai Thác và Cung ứng thực phẩm tổng hợp thuộc công ty thực phẩm Hà Nội là một trong những đơn vị được thành lập đầu tiên của sở thương mại Hà Nội chuyên cung ứng thực phẩm cho các thành phố lớn. Cùng với sự quan tâm của cấp trên nhiều năm qua cán bộ công nhân viên của xí nghiệp đã không ngừng phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và đạt được nhiều thành tích trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Công ty thực phẩm Hà Nội được thành lập vào 10/7/1957 theo NĐ388 của chính phủ. Và công ty được thành lập lại căn cứ Quyết định 490 QĐ/UB ngày 26/01/1993 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc thành lập công ty Thực phẩm Hà Nội và Quyết định 299 QĐ /STM ngày 09/11/2001 về việc ban hành quy chế quản lý cán bộ của Sở Thương mại Hà Nội. Cùng với sự mở rộng và phát triển của công ty thì Xí nghiệp Khai thác và Cung ứng thực phẩm tổng hợp trực thuộc công ty được thành lập.

Căn cứ Quyết định 388TN/TCCB ngày 12/4/1989 của Sở Thương nghiệp Hà Nội nay là sở thương mại Hà Nội về việc thành lập Xí nghiệp khai thác và Cung ứng Thực phẩm Tổng hợp trực thuộc Công ty Thực phẩm Hà Nội.

Từ khi ra đời Xí nghiệp đã có được những thành tựu bước đầu, sản phẩm của xí nghiệp đã được phần lớn thị trường chấp nhận. Để tiếp tục thực hiện phương án tổ chức lại sản xuất kinh doanh phù hợp với cơ chế quản lý và yêu cầu phát triển của công ty, dưới sự đề nghị của Trưởng phòng Tổ chức Hành chính Công ty Thực phẩm Hà Nội. Giám đốc công ty Thực phẩm Hà

Nội quyết định thành lập Xí nghiệp Khai thác và Cung ứng Thực phẩm Hà Nội kể từ ngày 01/4/2003.

Xí nghiệp nằm ở vị trí được xem là trung tâm thương mại Hà Nội (gần chợ Đồng Xuân), là nơi giao lưu buôn bán lớn nhất thành phố, giao thông thuận lợi cho việc buôn bán lớn, lượng hàng trao đổi lớn. Đây là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh của xí nghiệp. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của xí nghiệp gồm: Kinh doanh thực phẩm, nông sản, tổ chức sản xuất gia công, chế biến thực phẩm, làm đại lý các sản phẩm hàng hóa khác và tổ chức làm dịch vụ thuê kho, cửa hàng…Cùng với sự chuyển đổi của công ty thì xí nghiệp cũng dần dần cải tổ dần bộ máy, không ngừng hiện đại hoá thiết bị công nghệ, đội ngũ cán bộ công nhân viên được nâng cao cả về trình độ văn hoá và kinh nghiệm. Chính vì thế xí nghiệp đã được nhà nước trao tặng huân chương lao động hạng 3, huy chương vàng cho sản phẩm mới, các sản phẩm khi tham gia hội chợ đều đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

1.2. Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp

1.2.1. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của xí nghiệp

Tổ chức, bộ máy, chức năng nhiệm vụ của xí nghiệp thực hiện theo quyết định số 490 QĐ/UB ngày 26 tháng 01 năm 1993 của Uỷ ban Nhân dân Thành phố.‌

- Bộ máy tổ chức của Xí nghiệp bao gồm Giám đốc, các Phó Giám đốc, các Trưởng phòng, Trưởng bộ phận và Tổ trưởng sản xuất.

- Giám đốc xí nghiệp chịu trách nhiệm trước công ty và Sở Thương mại Hà Nội, UBND thành phố về toàn bộ mọi hoạt động kinh doanh sản xuất của công ty trong việc thực hiện những nhiệm vụ được quy định.


Tmáy


Kế toán

T


Bán


Tbo

T


KT

arketin


h ng


T

trưởng


trưởng

g


Quy


trưởng

Nhân


KT kho

T


trưỏng


Nhân

viên


KT t i

trưởng


Nhân


viên



vTQu

Nhân viên


viên



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thực phẩm tại Xí nghiệp khai thác và cung ứng thực phẩm tổng hợp - 5


Bphn


Bphn


Bphn

sn xut


sn xut


sn xut

tương


dm. T


mm. T

t. T

trưởng Nhân


trưởng Nhân

viên


trưởng Nhân

viên


Giám đốc

Phó giám

đốc sx

Phó giám

đốc kinh

Tkho Kho NL

Kho TP Nhân viên

Nhân viên KCS

tương ơt KCS

dm

Sơ đồ 2.1: Tổ chức xí nghiệp


Xí nghiệp khai thác và cung ứng thực phẩm tổng hợp tổ chức hoạt động theo hình thức hách toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại Ngân hàng Việt Nam ( kể cả ngân hàng ngoại thương ) có con dấu riêng. Thực hiện đầy đủ thủ tục đăng ký kinh doanh và hoạt động theo đúng luật doanh nghiệp của Nhà nước, thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước và chịu trách nhiệm trước Pháp luật về mọi hoạt động trong doanh nghiệp.

Sau đây là một số nhiệm vụ cụ thể của xí nghiệp:

- Xây dựng kế hoạch và thực hiện chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty giao.Trực tiếp thực hiện phương án sản xuất kinh doanh, có trách nhiệm quản lý tốt máy móc, thiết bị, tài sản, bảo toàn vốn, thực hiện pháp lệnh thống kê, kế toán, quản lý hồ sơ, sổ sách, chứng từ,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/08/2022