Sơ Lược Về Lịch Sử Khảo Cổ Học Hoàng Thành Thăng Long Và Cuộc Khai Quật Khảo Cổ Học Địa Điểm Vườn Hồng.

Mặt Tây: Tương đương với đường Hùng Vương.

Mặt Ðông: Tương đương với đường Lý Nam Ðế.

Khu vực trung tâm có một tường bao vòng quanh hình chữ nhật, dài 350m, rộng 120m bao quanh điện Kính Thiên, bên trong xây một số toà Nội điện. Khu vực này chính là trung tâm của di sản Thế giới Trung tâm Hoàng thành Thăng Long ngày nay.

Cuối thế kỷ XIX, sau khi chiếm thành Hà Nội, thực dân Pháp phá bỏ tòa thành này để phục vụ việc xây dựng thành phố mới. Hà Nội trở thành thủ phủ của Ðông Dương và khu trục Trung tâm Hà Nội trong đó có khu vực Hành cung nhà Nguyễn (thường quen gọi là Thành cổ Hà Nội) trở thành trung tâm đầu não của quân đội Pháp. Năm 1954, sau đại thắng Ðiện Biên Phủ, Quân đội nhân dân Việt Nam đã tiếp quản toàn bộ khu vực này. Năm 1967, để phòng chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ, Bộ Quốc phòng đã cho xây dựng ở phía sau di tích điện Kính Thiên nhà D67 và hầm D67 làm nơi hội họp của các cấp lãnh đạo cao nhất của Ðảng, Nhà nước và quân đội trong việc đề ra các quyết sách tiến hành trong các cuộc chiến tranh vệ quốc, bảo vệ vững chắc chủ quyền độc lập dân tộc.

Tháng 8/2010, UNESCO vinh danh khu Di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long bao gồm khu vực Trục di tích Trung tâm (Cột Cờ - Ðoan Môn - Kính Thiên - Bắc Môn) và khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu là Di sản Thế giới.

1.2. Sơ lược về lịch sử khảo cổ học Hoàng thành Thăng Long và cuộc khai quật khảo cổ học địa điểm Vườn Hồng.

1.2.1. Sơ lược lịch sử khảo cổ học Hoàng thành Thăng Long

Thăng Long - Hà nội có lịch sử nghìn năm huy hoàng, nhưng qua thời gian và các biến cố lịch sử đã bị bị tàn phá hầu hết. Vì vậy, nhiệm vụ nghiên cứu tìm hiểu di tích Thăng Long còn lại dưới lòng đất chủ yếu thuộc về khảo cổ học.

Khảo cổ học Thăng Long - Hà Nội được bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX khi mà người Pháp bắt đầu tiến hành phá bỏ thành Hà Nội, mở rộng xây dựng thành phố mới ở trung tâm khu vực phía Tây. Khu “Tứ giác Quần Ngựa” là một khu vực rộng lớn từ Bách Thảo đến Quần Ngựa, khi xây dựng người Pháp đã ngẫu nhiên phát hiện và thu thập được ở đây hàng nghìn di vật từ thời Tiền Thăng Long (thế kỷ VIII - IX) đến thời Nguyễn. Tuy nhiên, từ năm 1900 đến năm 1945 người Pháp không tiến hành một cuộc khai quật khảo cổ học nào ở Hà Nội. Tất cả chỉ là các tư liệu được sưu tập và công bố trong 2 công trình của L.Bezacier (1955) và H.Parmentier và R.Mercier (1952).

Từ sau hòa bình lập lại năm 1954, phải đợi đến năm 1970 khảo cổ học Việt Nam mới từng bước chú ý đến việc nghiên cứu Thăng Long với nhịp độ ngày càng tăng tiến: Khai quật thăm dò Núi Trúc (1970), khai quật thăm dò Ðồng Gạch, Ðồng Giếng (1976), khảo cổ học khu vực Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (1973), khai quật thăm dò khu vực Quần Ngựa (1978), khai quật chữa cháy khu vực Giảng Vò trường (1983), khai quật thăm dò địa điểm số 5 Hoàng Diệu (1992), khai quật chữa cháy địa điểm 11 Lê Hồng Phong (1996), khai quật thăm dò khu vực Hậu Lâu (1998), khai quật thăm dò Ðoan Môn và Bắc Môn (1999), khai quật thăm dò Văn Miếu (1999), khai quật địa điểm Tràng Tiền Plaza và 47 Hàng Dầu (2000), khai quật địa điểm 62 - 64 Trần Phú (2002, 2008 - 2009), khai quật địa điểm 18 Hoàng Diệu (2002, 2008 - 2009), khai quật địa điểm Ðàn Xã Tắc (2006), khai quật địa điểm Ðàn Nam Giao (2007 - 2008), khai quật địa điểm Vườn Hồng (2012 - 2013), khai quật khu vực Chính điện Kính Thiên (2008, 2011 - 2020)...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Việc phát lộ hệ thống di tích, di vật dày đặc có niên đại kéo dài từ thế kỷ VIII - IX đến thế kỷ XIX - XX tại đây đã góp phần quyết định đưa di sản Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long trở thành Di sản Thế giới năm 2010.

1.2.2 Khái quát về kết quả khai quật, nghiên cứu địa điểm Vườn Hồng

Di tích kiến trúc tại địa điểm Vườn Hồng, 36 Điện Biên Phủ, Hà Nội - 3

1.2.2.1. Vị trí địa điểm: Địa điểm khảo cổ học Vườn Hồng nằm ở phía Tây Nam của khu di tích Hoàng thành Thăng Long, được xác định rò là một bộ phận nằm trong khu Hoàng thành Thăng Long. Khu vực khai quật được ký hiệu là khu G, thể hiện tính liên tục trong các khu khai quật thuộc địa điểm 18 Hoàng Diệu. Phạm vi khu vực khai quật bắt đầu từ đường Bắc Sơn, liền với khu vực xây dựng Nhà Quốc hội (Khu E) được khai quật năm 2008 - 2009, cách khu C hiện nay khoảng 10m về phía nam, kéo dài đến khu vực vườn hoa Kính Thiên (Xem: Sơ đồ 1,2,3).

Toàn bộ khu vực khai quật nằm cách trục trung tâm Hoàng thành Thăng Long hiện nay khoảng 200m về phía Tây và cách nền điện Kính Thiên khoảng 100m về phía Nam.

Hiện trạng, khu vực khai quật nằm trong khoảng vị trí:

- Phía Bắc: giáp Nhà Quốc hội, và khu C

- Phía Tây: giáp Bộ Ngoại giao

- Phía Nam: giáp đường Điện Biên Phủ

- Phía Đông: giáp nhà Đại tướng Vò Nguyên Giáp

Theo bản đồ thời Lê, niên hiệu Hồng Đức, toàn bộ khu vực 18 Hoàng Diệu hiện nay nằm trong trung tâm của Cấm thành thời Lê, với trục trung tâm là cửa Đoan Môn và nền điện Kính Thiên với thành bậc chạm rồng bằng đá hiện còn.

Tổng diện tích khai quật địa điểm Vườn Hồng (hay Đường hầm và bãi xe ngầm công trình Nhà Quốc hội, Ba Đình - Hà Nội) khoảng 10.000m2, được chia thành 21 hố, ký hiệu 12.VH.G01 đến 12.VH.G21.

Kết quả khai quật đã phát lộ một quần thể di tích lịch sử lớn và mới về Thăng Long - Hà Nội với nhiều loại hình di tích kiến trúc chồng xếp lên nhau qua suốt hàng nghìn năm, từ thời Bắc thuộc, chống Bắc thuộc đến thời Lý - Trần - Lê sơ - Lê Trung hưng, Nguyễn phản ánh lịch sử lâu dài, độc đáo của Kinh đô Thăng Long, tiêu biểu cho lịch sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc.

1.2.2.2. Tầng văn hóa: So với các khu vực khác, địa tầng của khu G có những diễn biến khác nhất định. Từ thực tế trên hiện trường, tầng văn hóa của khu vực khai quật được ký hiệu theo trật tự niên đại từ trên xuống dưới như sau:

+ Tầng văn hóa thời hiện đại

+ TV01: Thời Nguyễn (TK XIX - XX)

+ TV02: Thời Lê (TK XV - XVIII)

+ TV03: Thời Trần (TK XIII - XIV)

+ TV04: Thời Lý (TK XI - XII)

+ TV05: Thời Đại La (TK VII - IX)

Tuy nhiên địa tầng trong các hố đào không hoàn toàn đồng nhất, có sự xáo trộn nhất định, hoặc không ổn định do sự xâm hại của thời sau. Hơn thế nữa, nếu tính từ khu vực hố G3 có thể phân định thành 2 khu vực:

+ Khu vực phía Bắc: địa tầng ổn định và tương đồng với các khu A - B - C - D tại 18 Hoàng Diệu, với đặc trưng từ thời Đại La đến thời Lê.

+ Khu vực phía Nam: địa tầng kém ổn định hơn, đặc biệt là lớp văn hóa của thời Đại La. Ở đây, sự hình thành của các di tích thời sau về cơ bản đã phá hủy tầng văn hóa của các thời Lý, Trần. Tuy nhiên, dấu tích đắp nền của thời Lý Trần vẫn còn có thể nhận diện được ở một số vị trí, nhưng đã vắng bóng các di tích kiến trúc do không được xây dựng hoặc cũng có thể đã bị phá hủy.

Theo diễn biến từ trên xuống dưới, tầng văn hóa có cấu tạo gồm các lớp như sau:

+ Lớp mặt (LM- lớp hiện đại): có độ dày trong khoảng 0,8-1,5m.


+ Lớp văn hóa 1 (TV01:) có độ dày không đồng đều, dao động từ 0,3m đến

1,20m.

Đây là tầng đất màu nâu đỏ và nâu xám, tơi xốp, chủ yếu là đất được sử dụng để san lấp các di tích ao hồ thời Lê Trung hưng (thế kỷ XVII - XVIII). Trong toàn bộ khu vực khai quật xuất hiện một hệ thống các di tích ao hồ được đào vào thời Lê Trung hưng và sau đó được san lấp ở thời Nguyễn khi các ao hồ không được sử dụng nữa.

Trong lớp văn hóa này xuất lộ nhiều loại hình hiện vật có niên đại từ thời Đại La (thế kỷ VII - IX) đến thời Nguyễn (thế kỷ XIX - XX), chứng tỏ địa tầng của tầng văn hóa này bị xáo trộn nghiêm trọng. Đôi chỗ còn nhiều hiện vật thời cận hiện đại xáo trộn xuống.

+ Lớp văn hóa 2 (TV02): có độ dày 0,8m - 1m. Đây là lớp đất tương đối dày và phân bố rộng khắp trên các hố khai quật. Trong tầng văn hóa này phần lớn khu vực các hố là hệ thống ao hồ trải rộng như các dấu tích ao hồ khu vực các hố G01, G02, G03; ao hồ khu vực các hố G05, G06, G07, G08, G09; khu vực ao hồ

các hố G10, G11, G12, G15, G19,...

Lớp văn hóa 2 gồm 2 phụ lớp nhỏ: Phụ lớp văn hoá TV.02.A (Thời Lê Trung hưng) và phụ lớp TV.02.B (thời Lê sơ).

Phụ Lớp TV02.A là lớp đất màu nâu đỏ hoặc nâu xám, lẫn nhiều mảnh vỡ của các loại hình vật liệu kiến trúc và đồ sành sứ sinh hoạt niên đại thời Lê Trung hưng, bị lớp đất san lấp thời Nguyễn phủ trực tiếp trên bề mặt. Đây là tầng văn hoá bắt đầu xuất lộ các vết tích bờ triền của các di tích ao hồ cũng như xuất lộ hệ thống các di tích móng cột thuộc các kiến trúc thời Lê Trung hưng. Khu vực các hố G12, G13, G14 xuất lộ các di tích móng cột gạch/ngói được gia cố vững chắc chứng tỏ ở đây đã từng tồn tại những kiến trúc có quy mô lớn và kiên cố.

Phụ lớp TV.02 – B dày trung bình 0,4m - 0,6m. Đây là tầng đất màu nâu đen xốp có hoặc không lẫn than tro màu đen, nhiều hiện vật đặc trưng thời Lê sơ như gạch vồ màu xám và màu đỏ, đồ gốm sứ men trắng, đồ sành. Trong tầng văn hóa này các di tích móng cột đã xuất lộ trong tầng văn hóa thời Lê Trung hưng tiếp tục ăn sâu xuống.

+ Lớp văn hóa 3 (TV03): là tầng văn hoá thuộc giai đoạn thời Trần, tuy nhiên trong phạm vi các hố khai quật tầng văn hoá này đã bị phá huỷ gần như toàn bộ. Phạm vi hố G03, dấu tích tầng văn hoá thời Trần được nhận diện rò nét nhất với lớp nền đầm

kết cấu bằng các lớp đất sét màu nâu sẫm hoặc màu vàng xen kẽ lớp cát mỏng đầm chặt, có lẫn một số mảnh gạch, ngói màu đỏ tươi.

+ Lớp văn hóa 4 (TV04): dày trung bình 0,4m đến 0,6m, chứa di tồn văn hóa thời Lý, được tạo nên bằng các lớp đất sét đắp nền xen lẫn các lớp cát màu xám hoặc màu vàng. Đất sét cứng, màu vàng, màu nâu hồng hoặc màu xám xanh. Mỗi lớp đất đắp này có độ dày không đều và trung bình dao động trong khoảng

5cm - 30cm. Đất sét thuần, được đầm chặt chắc, thường là đất mang về Thăng Long từ nhiều nơi khác nhau nên chất đất cũng như màu sắc không đồng đều và

trên bình diện các lớp đào thường xuất lộ những ô đất sét không đồng màu có dạng hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông hoặc không xác định.

+ Lớp văn hoá 5 (TV05): dày trung bình 0,5m đến 1,50m, là lớp văn hoá dưới cùng, được nhận diện rò trên gần như toàn bộ bề mặt các hố khai quật.

Khác hẳn với toàn bộ tầng đất sét đắp nền phía trên, cấu tạo của tầng văn hoá này đều thuộc tầng đất nguyên sinh có nguồn gốc đất phù sa sét pha cát của sông Hồng, đồng nhất có màu nâu hồng và xám đen do pha lẫn với tro than và các di tích thực vật do hoạt động của con người để lại.

Hiện vật xuất lộ không nhiều và phân bố không đồng đều trên toàn bộ mặt bằng hố mà tập trung chủ yếu thành từng cụm trong các hố đất đen, nhưng đều là những di vật đặc trưng thời Đại La như gạch hình chữ nhật, chất liệu đất sét mịn màu xám, một số trên bề mặt có in nổi khung chữ “Giang Tây quân” hoặc có văn thừng, ngói ống và ngói lòng máng màu xám chất liệu tương tự gạch hình chữ nhật, một số mảnh bát đĩa, bình vò men ngọc kiểu lò Tuần Châu… Đây là tầng văn hóa còn gần như nguyên trạng, tuy nhiên một số di tích thời Lê đã đào cắt phá xuống.

Lớp văn hóa 5 thời Đại La trong toàn bộ khu vực khai quật tương đối thống nhất, gồm 2 phụ lớp: TV.05 – 1 là lớp đất phù sa màu nâu hồng ít hiện vật; TV.05 – 2 là lớp đất dạng bùn đen, hiện vật tập trung trong những phạm vi đất bùn màu đen sẫm hơn.

+ Sinh thổ: sinh thổ trong phạm vi khu vực các hố G01 - G04 là đất màu nâu đỏ, lẫn laterite, đôi chỗ màu xám xanh, thuần mịn. Phạm vi các hố còn lại là đất sét màu vàng lác đác vân đỏ rất cứng như dạng đất đồi. Theo phân tích của các chuyên gia địa chất, đây là dấu vết của đồi gò còn sót lại có tuổi vào cuối Pleistocene.

1.2.2.3. Di tích: Cuộc khai quật đã làm xuất lộ hệ thống các di tích phong phú về loại hình, độc đáo về bố cục, có niên đại được xác định từ thế kỷ III - VI đến thế kỷ XVII - XVIII:

- Di tích thời Bắc thuộc (thế kỷ III - VI): Thời kỳ này đã xác định được một số di tích mộ táng minh chứng cho sự có mặt, định cư từ rất sớm trong khu vực Thăng Long. Các di tích này được phát hiện đều phân bố tập trung ở khu vực hố G18, G14, và G21 trên phạm vi sườn của quả đồi có niên đại khoảng 11.000 năm cách ngày nay.

- Di tích thời Đại La (thế kỷ VII - IX): Tổng số phát hiện được hơn 10 di tích nằm trong lớp văn hóa của giai đoạn từ thế kỷ VII đến thế kỷ IX, trong đó có một số di tích quan trọng như: 2 di tích kiến trúc ở hố G01 - G02, di tích móng nền của tường thành phía Nam thành Đại La hố G03 - G04, khoảng 10 di tích giếng nước phân bố tập trung tại các hố G17 - G18, và 1 di tích nền móng tại hố G21. Ngoài ra, là các loại hình khác như: hố đất đen, mộ táng,…

- Di tích thời Lý (thế kỷ XI - XIII): Phát hiện được 5 di tích nền móng kiến trúc, trong đó có 3 di tích kiến trúc ở các hố G01 - G03, 1 di tích mặt bằng hình tròn ở hố G7 - G8, và di tích có thể là tường thành gỗ thời Lý ở hố G21, ngoài ra còn có một số lượng lớn các loại hình di tích khác, như: hố đất đen, nền đất đắp, cống nước,… Mặt bằng các di tích nền móng kiến trúc của thời kỳ này đã cho thấy có nhiều đặc điểm mới, bổ sung cho các hiểu biết về kiến trúc thời Lý tại 18 Hoàng Diệu (như mặt bằng kiến trúc hình tròn ở hố G07 - G08, hệ thống móng bó nền kiến trúc bằng gỗ ở các kiến trúc hố G01 - G02), đặc biệt hơn, mặt bằng các di tích ở đây nằm trên một trục thẳng hàng theo chiều Bắc - Nam và là một bộ phận quan trọng trong tổng thể Cấm thành Thăng Long thời Lý.

- Di tích thời Trần: Ngoài các di tích như: ao hồ, hố đất đen,... đã phát hiện được mặt bằng nền móng của 1 kiến trúc thời Trần tại hố G03, rộng 297m2, chiều Đông - Tây là 9m, chiều Bắc - Nam là 33m. Kiến trúc gồm 16 móng cột đã xuất lộ phân bố đăng đối xếp thành 2 hàng. Theo chiều Bắc - Nam gồm 8 hàng tạo thành 7 khoảng cách: gian chái phía Bắc rộng 2,9m, khoảng cách các gian còn lại rộng trung bình từ 3,9m đến 4,2m. Lòng kiến trúc rộng 8,5m. Các móng cột hình vuông, kích thước trung bình 0,8m, được gia cố bằng gạch chữ nhật và đá lót ở đáy hố móng.

- Di tích thời Lê (thế kỷ XV - XVIII): Xác định được 18 di tích có niên đại từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18, gồm: 05 di tích giếng nước, 02 di tích móng tường thành, 07 di tích

kiến trúc móng cột, và 03 di tích hồ ao. Đáng lưu ý, tại khu vực hố G7 - G8 đã xuất lộ hệ thống móng tường của Cấm thành Thăng Long thời Lê sơ (thế kỷ XV - XVI) và thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII - XVIII), nằm cách nhau 3m. Theo hệ trục tọa độ Hoàng thành Thăng Long, móng tường thời Lê sơ thẳng hàng theo chiều Đông - Tây với cửa Đoan Môn hiện nay. Việc tìm được di tích móng tường thành, đặc biệt ở thời Lê sơ là minh chứng rò ràng cho các ghi chép của sử liệu, quy mô của di tích có thể trùng khớp với Cấm thành mà hệ thống các tư liệu bản đồ thời Hồng Đức đã đề cập.

1.2.2.4. Di vật: Cuộc khai quật đã thu được hệ thống số lượng đồ sộ, loại hình phong phú, trong đó có một số di vật lần đầu tiên phát hiện được trong tổng thể của khu di tích Hoàng thành Thăng Long:

Ngoài các di tích, số lượng di vật thu được trong khu vực khai quật là rất lớn, với đủ các loại hình: vật liệu kiến trúc, đồ dùng sinh hoạt và có niên đại từ thời Bắc thuộc (thế kỷ III - VI), thời Đại La (thế kỷ VII - IX) đến thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII - XVIII). Hiện nay, toàn bộ các di vật đang được bảo quản tại kho tạm số 2 Nguyễn Tri Phương với số lượng trên 21.000 két và khoảng trên 1.160 hiện vật mẫu tiêu biểu được lưu trữ, bảo quản riêng. Đáng chú ý, có một số di vật rất đặc trưng, tiêu biểu lần đầu tiên tìm được tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, như: mũ sắt của Cấm quân thời Lý, ấn gỗ có chữ “Sắc mệnh chi bảo”, thành bậc bằng đá sa thạch chạm rồng của thời Lý (thế kỷ XI), ván gỗ chạm ổ rồng thế kỷ 14, các mảnh lá đề bằng gỗ sơn son tìm được trong khu vực kiến trúc tâm linh [27]… Ngoài các di vật phản ánh các nét đặc trưng của văn hóa Thăng Long qua các thời kỳ lịch sử, một số lượng lớn các di vật có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Á đã minh chứng lịch sử giao lưu, thương mại giữa Việt Nam với thế giới. Bước đầu nghiên cứu cho thấy hệ thống di tích, các di vật có mối liên hệ hữu cơ với tổng thể khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu. và chính là một bộ phận trong phần Hoàng thành Thăng Long với nhiều đặc điểm chung nhưng cũng có đặc điểm riêng.

Tiểu kết chương 1

Như vậy, trải qua suốt một thời gian dài nghiên cứu về Hoàng thành Thăng Long, giá trị về khu Trung tâm di sản Hoàng thành Thăng Long trên các mặt vị trí, quy mô, kiến trúc dần được làm sáng tỏ qua những phát hiện từ các nguồn tư liệu khác nhau, trong đó đặc biệt quan trọng là nguồn tư liệu khảo cổ học. Trong giai đoạn trước khi miền Bắc chưa được giải phóng (1954), các nghiên cứu về Hoàng thành Thăng Long mới chỉ được biết đến qua phân tích các di vật thì đến giai đoạn sau năm 1954, đặc biệt

từ năm 2002 trở lại đây, trên cơ sở từ kết quả các cuộc khai quật khảo cổ học tại khu vực Hoàng thành Thăng Long các vấn đề khoa học dần được cởi nút thắt và có những nhận thức mới về Hoàng thành Thăng Long mà trước đây chưa được làm sáng tỏ.

Từ cuộc khai quật địa điểm Vườn Hồng đã phát lộ ra một hệ thống di tích kiến trúc trải dài liên tục qua hàng nghìn năm lịch sử từ thời Tiền Thăng Long đến thời Lê Trung hưng, đã minh chứng cho sự kế thừa và phát triển liên tục theo thời gian lịch sử dân tộc. Qua kết quả khai quật có thể nhận thấy đây là phần mở rộng Hoàng thành Thăng Long về phía Tây Nam và có mối quan khăng khít với khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022