Dưới chính quyền Việt Nam Cộng hòa (miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954- 1975), trong thời kỳ đầu, pháp luật hình sự và TTHS được áp dụng theo các quy định do triều đình Nguyễn ban hành và từ thời Pháp thuộc. Mô hình tổ chức tư pháp của hệ thống này sử dụng các di sản mà người Pháp để lại, đồng thời du nhập một số yếu tố của pháp luật Mỹ vào trong đời sống xã hội thời kỳ ấy (thể hiện ở án lệ và phân cấp xét xử của tòa án).
Về đại diện nhân dân tham gia vào hoạt động tư pháp, có một số điểm đáng lưu ý, như ở cấp trung ương, ngoài Tối cao pháp viện còn có Đặc biệt pháp viện và Giám sát viện. Ở địa phương, có các tòa án thường (tòa thượng thẩm, tòa đại hình, tòa sơ thẩm, tòa hòa giải, tòa vi cảnh) và các tòa án đặc biệt (hành chính, lao động, điền địa, tòa án cho thiếu nhi (thành lập năm 1958), cấp dưỡng, sắc tộc, quân sự). Cấp thấp nhất là tòa vi cảnh, ở nông thôn có khi do quận trưởng chủ tọa; cao hơn thì có hệ thống tòa sơ thẩm có một chánh thẩm và 3 phụ thẩm.
Hoạt động xét xử sau đó được áp dụng theo Bộ hình luật Tố tụng (ban hành theo Sắc luật số 027-TT/SLU ngày 20 tháng chạp năm 1972 của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa). Theo đó, tại mỗi tòa thượng thẩm có các phòng luận tội (xử án), “Phòng luận tội gồm một chánh thẩm và hai hội thẩm. Chánh thẩm phòng luận tội do một chánh án phòng chuyên biệt đảm nhiệm. Hội thẩm phòng luận tội có thể kiêm nhiệm, nếu cần, chức vụ hội thẩm của các phòng khác” (Điều thứ 195). Cũng theo Điều thứ 203 và Điều thứ 209 của Bộ luật này thì hội thẩm còn có quyền thuyết trình và đảm trách thẩm vấn khi phúc quyết vụ án. Liên quan đến vai trò của hội thẩm, Điều thứ 221 quy định “Phúc quyết phòng luận tội do chánh thẩm, hội thẩm và lục sự ký” và Điều thứ 224 xác định “Chánh thẩm có thể ủy quyền cho một hội thẩm phòng luận tội hành xử những hành vi được ấn định rò trong những trường hợp đặc biệt” [116, tr.503], [130].
Qua đó có thể thấy, việc quy định về hội thẩm trong TTHS dưới thời Pháp thuộc và trong trong chế độ Việt Nam Cộng hòa khá đơn giản, vai trò của hội thẩm tương đối mờ nhạt, không thực sự được coi trọng và chỉ tham gia xét xử đối với các vụ án hình sự nghiêm trọng do tòa đại hình (tòa thượng thẩm) thực hiện. Việc lựa chọn hội thẩm, bồi thẩm được thực hiện theo cách “rút thăm” ngẫu nhiên trong số các kỳ hào
(dưới thời Pháp) và sau đó là các công dân trong địa hạt hành chính dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa với các quy định tương tự như chế độ bồi thẩm đoàn ở Mỹ.
3.1.2. Quy định về hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự dưới chính quyền cách mạng ở Việt Nam từ năm 1945 đến Hiến pháp năm 2013
Giai đoạn 1945 - 1959
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, trước yêu cầu thực tế, Chủ tịch nước đã ban hành Sắc lệnh 33C ngày 13/9/1945 về Tổ chức Tòa án quân sự, quy định việc xét xử của tòa án có phụ thẩm tham gia. Tiếp đó, ngày 24/01/1946, Chủ tịch nước ký Sắc lệnh số 13/SL về tổ chức các tòa án và ngạch thẩm phán. Đây là văn bản pháp luật đầu tiên quy định về việc tổ chức các cơ quan tư pháp và quy định về việc tuyển cử phụ thẩm; quyền, nghĩa vụ của phụ thẩm; sự tham gia của phụ thẩm trong HĐXX việc hình. Tuy nhiên, vẫn có một số nguyên tắc tố tụng cũ được kế thừa thực hiện, do đó về hệ thống xét xử ở giai đoạn này gồm: Tòa sơ cấp, khi xét xử gồm 1 thẩm phán, 1 lục sự và một hay nhiều thư ký giúp việc, không có phụ thẩm; Tòa án đệ nhị cấp, khi xét xử việc tiểu hình (có khung hình phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm) hay phạt bạc (tiền) trên 9 đồng thì ngoài chánh án (chủ tọa) còn có 2 phụ thẩm. Chánh án chỉ hỏi phụ thẩm về tội trạng và hình phạt, rồi tự mình quyết định (vấn đề thủ tục tạm tha hay liên quan đến dân sự, thương sự thì chánh án không phải hỏi phụ thẩm). Khi xét xử việc đại hình thì HĐXX gồm chánh án, 02 thẩm phán làm phụ thẩm chuyên môn và 2 phụ thẩm nhân dân. Khi nghị án, chánh án và các phụ thẩm cùng nghị xử. Tòa thượng thẩm, khi xét xử các việc tiểu hình và đại hình, ngoài chánh án, 2 hội thẩm chuyên môn (thẩm phán) còn có 2 phụ thẩm nhân dân cùng nghị án (trừ các vấn đề liên quan đến thủ tục, tạm tha, đòi bồi thường về dân sự, thương sự do chánh án quyết định) [77].
Hiến pháp 1946 được Quốc hội thông qua ngày 9/11/1946 chính thức ghi nhận: “Trong khi xét xử việc hình phải có phụ thẩm nhân dân để tham gia ý kiến nếu là việc tiểu hình hoặc cùng quyết định với thẩm phán nếu là việc đại hình” (Điều thứ 65 Hiến pháp năm 1946). Những cải cách về hoạt động tư pháp được thể hiện ở Sắc lệnh số 85-SL ngày 22/5/1950. Theo đó, phụ thẩm nhân dân được đổi là HTND, số lượng HTND được tăng lên, quyền hạn và nghĩa vụ được mở rộng. Đặc biệt, lúc này HTND được tham gia xét xử cả việc hình sự và dân sự, được tham gia
quyết định về mọi vấn đề trong xét xử vụ án (xem hồ sơ, biểu quyết về tội trạng và hình phạt,…). Khi xử án, TAND cấp huyện và TAND cấp tỉnh gồm 1 thẩm phán và 2 HTND; TAND cấp phúc thẩm khu hoặc thành phố gồm 2 thẩm phán và 3 HTND; tòa án phải báo cho HTND 7 ngày trước khi mở phiên tòa, HTND phải đến trước phiên tòa ít nhất 1 ngày, trường hợp cần thiết tòa án có thể yêu cầu HTND điều tra thêm trước khi xét xử; trong HĐXX, HTND và thẩm phán thảo luận và cùng quyết định, chánh án và HTND phân công điều khiển phiên tòa. Ngoài ra, lúc này HTND còn là thành viên của Hội đồng Tư pháp (một hình thức phối hợp hai ngành xét xử và công tố), họp mỗi tháng một lần hoặc bất thường, bàn về đường lối xét xử và kế hoạch tư pháp.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Yếu Tố Tác Động Đến Việc Thực Hiện Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Hội Thẩm Nhân Dân Trong Tố Tụng Hình Sự
- Quá Trình Phát Triển Của Chế Định Bồi Thẩm Đoàn
- Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Về Hội Thẩm Nhân Dân Trong Tố Tụng Hình Sự
- Quy Định Về Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Và Trách Nhiệm Của Hội Thẩm Nhân Dân
- Thực Tiễn Thực Hiện Quy Định Về Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Và Trách Nhiệm Của Hội Thẩm Nhân Dân Trong Tố Tụng Hình Sự
- Thực Tiễn Năng Lực, Trình Độ Của Hội Thẩm Nhân Dân Trong Tố Tụng Hình Sự
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
Cũng theo quy định, HĐND cấp xã hàng năm sẽ bầu từ 2 đến 4 HTND cấp huyện và do ủy ban hành chính tỉnh duyệt. HTND tỉnh sẽ gồm từ 3 đến 6 đại biểu lấy từ ban chấp hành đoàn thể tỉnh và 2 đến 4 đại biểu lấy từ ban chấp hành đoàn thể mỗi huyện; cấp thành phố có từ 30 đến 60 HTND. Danh sách HTND các cấp tòa án do ủy ban hành chính cấp tương đương lập và do ủy ban hành chính cấp trên hoặc do Bộ Tư pháp duyệt nếu ủy ban hành chính cấp đó lập trực thuộc trung ương. Nhiệm kỳ của HTND là 01 năm. Trong những trường hợp đặc biệt, HTND tòa án cấp huyện có thể do ủy ban hành chính liên khu chỉ định, HTND cấp liên khu có thể do Bộ trưởng Bộ Tư pháp chỉ định theo đề nghị của ủy ban hành chính liên khu hoặc chọn trong đoàn thể thuộc MTTQ khu hoặc tỉnh [77].
Bằng việc so giữa phụ thẩm nhân dân và HTND (Xem: Bảng 3.1, Phụ lục, tr.2) cho thấy, chế độ HTND có nhiều điểm tiến bộ hơn đối với chế độ phụ thẩm. Cụ thể, phụ thẩm nhân dân do ủy ban hành chính lựa chọn, HĐND chuẩn y, còn HTND do HĐND bầu ra; phụ thẩm nhân dân tham dự từng phiên tòa theo hình thức rút thăm, chỉ có quyền biểu quyết trong những việc đại hình, không được xem hồ sơ trước khi xét xử. Nói cách khác, theo Sắc lệnh số 85/SL thì HTND mang tính chất đại diện cho nhân dân rò ràng hơn, với thành phần đông hơn thẩm phán trong HĐXX và có thẩm quyền ngang thẩm phán khi xét xử, đồng thời được tham gia xét xử các vụ án hình sự, dân sự; chế độ đãi ngộ đối với HTND được chú trọng, lương bổng của HTND được hưởng như các ủy viên ủy ban kháng chiến hành chính cấp tương đương [77], [89].
Giai đoạn 1959 - 1980
Theo Hiến pháp 1959, HTND do HĐND bầu ra theo nhiệm kỳ của HĐND địa phương. HĐND cấp tỉnh 3 năm, HĐND cấp huyện 2 năm. Riêng HTND của TAND tối cao do y ban Thường vụ Quốc hội cử ra (mỗi khi xử chung thẩm) với nhiệm kỳ 2,5 năm. Điều 25 Luật Tổ chức TAND năm 1960 quy định: Công dân từ 23 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử từ hai mươi ba tuổi trở lên có thể được bầu làm thẩm phán hoặc HTND và có đủ tiêu chuẩn như những người ứng cử HĐND. Sau khi được bầu, HTND còn có thủ tục công nhận chính thức (Bộ Tư pháp đối với HTND tỉnh và khu tự trị, ủy ban hành chính các cấp đối với HTND huyện, châu, xã) thì mới được nhậm chức. Số lượng HTND nhiệm kỳ này khá đông, nhất là HTND nằm ở xã. Theo thống kê, cả nước có gần 20.000 HTND, trong đó trên 4.000 người là nữ [77, tr.14].
Luật Tổ chức TAND năm 1960 quy định, khi xét xử sơ thẩm, HĐXX gồm 1 thẩm phán, 2 HTND; trường hợp xử những vụ án nhỏ, đơn giản và không quan trọng thì có thể không có HTND; khi xét xử phúc thẩm gồm 3 thẩm phán, trong trường hợp đặc biệt có thêm HTND (Điều 11, Điều 12). Thông tư 1071-TC ngày 7/9/1965 của TAND tối cao quy định, những vụ án hình sự nhỏ không phải mở phiên tòa (xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm) do 1 thẩm phán xử, không có sự tham gia của HTND. Thông tư 2421-TC ngày 29/12/1961 của TAND tối cao quy định, nhiệm vụ của HTND là tham gia xét xử và tham gia tuyên truyền, hòa giải ở cơ sở.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, ngày 15/3/1976 Hội đồng chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra Sắc lệnh số 01/SL/76 quy định tổ chức TAND, trong đó khẳng định việc xét xử của TAND phải có HTND tham gia. HTND do các đoàn thể nhân dân cử ra, khi xét xử HTND ngang quyền với thẩm phán. Khi xét xử sơ thẩm hoặc sơ thẩm đồng thời chung thẩm, HĐXX gồm 1 thẩm phán và 2 HTND. Riêng TAND xét xử tội phạm đặc biệt nghiêm trọng về trật tự xã hội gồm chánh án, 1 thẩm phán và 1 HTND do y ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam cử ra [77, tr.15-16].
Giai đoạn 1980 - 1992
Hiến pháp 1980 tiếp tục ghi nhận các nguyên tắc HTND ngang quyền với thẩm phán, HĐXX quyết định theo đa số, tính độc lập trong xét xử được thể hiện rò hơn.
Đặc biệt, theo quy định tại Điều 153 BLTTHS năm 1988 thì trong quyết định đưa vụ án ra xét xử phải ghi rò họ tên HTND và sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, TAND phải mở phiên tòa trong thời hạn 15 ngày (Điều 151 BLTTHS); HĐXX sơ thẩm hoặc sơ thẩm đồng thời chung thẩm gồm 1 thẩm phán và 2 HTND. Cũng theo quy định mới, MTTQ Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc giới thiệu nhân sự HTND các cấp.
Cùng với Hiến pháp năm 1980, Luật Tổ chức TAND ban hành ngày 03/7/1981 cũng quy định về chế định HTND. Theo đó, Hội đồng Nhà nước cử và bãi nhiệm HTND TAND tối cao (nhiệm kỳ của HTND TAND tối cao là 2,5 năm), HĐND các cấp bầu và bãi miễn HTND (nhiệm kỳ HTND các cấp là 2 năm) của TAND cùng cấp.
Cũng theo quy định ở giai đoạn này, trách nhiệm của các cơ quan, xí nghiệp, đoàn thể nơi HTND làm việc phải tạo điều kiện làm việc cho HTND tại tòa án. Các HTND được bồi dưỡng về nghiệp vụ và hưởng phụ cấp khi tham gia xét xử, đồng thời phải chịu trách nhiệm về các quyết định của mình khi tham gia xét xử [77, tr.15-17].
Giai đoạn 1992 – 2013
Hiến pháp 1992 ra đời đã xác lập một hệ thống nguyên tắc làm cơ sở cho việc hoàn thiện tổ chức, hoạt động của pháp luật trong giai đoạn đổi mới. Cùng với đó, Luật Tổ chức TAND năm 1992, Pháp lệnh về thẩm phán và hội thẩm TAND năm 1993, BLTTHS năm 2003 đã quy định khá đầy đủ về chế định HTND, như: việc bầu, cử HTND, những bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của HTND.
Cùng với việc làm rò hơn vị trí, vai trò, quyền hạn, trách nhiệm của HTND, pháp luật trong giai đoạn này cũng quy định HTND từ chỗ chỉ tham gia các vụ việc hình sự, dân sự, đã được bổ sung trong lĩnh vực hành chính. Hội thẩm TAND tối cao do y ban Thường vụ Quốc hội cử theo giới thiệu của y ban Trung ương MTTQ Việt Nam và do Uỷ ban thường vụ Quốc hội miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của chánh án TAND tối cao sau khi thống nhất với y ban trung ương MTTQ Việt Nam; HTND TAND địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện) do HĐND cùng cấp bầu theo giới thiệu của y ban MTTQ và do HĐND cùng cấp miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của chánh án TAND sau khi thống nhất với Uỷ ban MTTQ cùng cấp;
hội thẩm nằm trong thành phần quản lý của TAND; số lượng hội thẩm của TAND tối cao do y ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của chánh án TAND tối cao, số lượng HTND của các TAND địa phương do y ban Thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sau khi đã thống nhất ý kiến với chánh án TAND tối cao [73], [124].
Ở những năm cuối của giai đoạn này, một số quy định liên quan đến chế định HTND được pháp luật sửa đổi, điều chỉnh. Theo đó, với vụ án hình sự, HTND được xác định là một trong những “người tiến hành tố tụng”, thành phần HĐXX được quy định cụ thể: HĐXX sơ thẩm gồm 1 thẩm phán và 2 hội thẩm, trong trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì HĐXX có thể gồm 2 thẩm phán và 3 hội thẩm; HĐXX xử phúc thẩm gồm 3 thẩm phán và trong trường hợp cần thiết có thể có thêm 2 hội thẩm [66].
3.1.3. Quy định về hội thẩm nhân dân trong pháp luật tố tụng hình sự hiện hành
3.1.3.1. Quy định về các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự và điều kiện, tổ chức hội thẩm nhân dân
Các nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự về hội thẩm nhân dân
Theo Hiến pháp năm 2013 thì TAND là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, thực hiện chức năng xét xử và là cơ quan duy nhất có quyền ra phán quyết về các vi phạm pháp luật, các tranh chấp theo quy định của pháp luật. Hiến pháp năm 2013 đồng thời cũng khẳng định vị trí trung tâm của tòa án trong hệ thống tư pháp, quy định về nhiệm vụ của TAND, đó là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân. Cùng với đó, các nguyên tắc: “thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”, “TAND xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn” với thành phần hội thẩm cao hơn thẩm phán (2/1 hoặc 3/2) và việc HTND cùng thẩm phán tham gia xét xử từ đầu đến khi kết thúc phiên tòa được ghi nhận và đảm bảo thực hiện. Hiến pháp năm 2013 cũng bổ sung một số nguyên tắc thể hiện tinh thần đổi mới trong cải cách tư pháp, như: nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được đề cao; nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử hai cấp (sơ thẩm, phúc thẩm) được xác định ở tầm hiến định.
Nếu như Sắc lệnh số 33C ngày 13/9/1945 về tổ chức tòa án quân sự được coi là văn bản pháp lý đầu tiên quy định việc xét xử có phụ thẩm và Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/1/1946 lần đầu quy định tương đối đầy đủ về quyền, nghĩa vụ cũng như việc tuyển cử, tham gia của phụ thẩm và hoạt động xét xử của tòa án, thì đến nay chế định này đã được quy định khá đầy đủ. Nếu Hiến pháp năm 1946 ghi nhận “Trong khi xét xử việc hình phải có phụ thẩm nhân dân để tham gia ý kiến nếu là việc tiểu hình, hoặc cùng quyết định với thẩm phán nếu là việc đại hình” [56, tr.8], thì Hiến pháp năm 2013 quy định việc xét xử sơ thẩm của TAND có hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn, HĐXX độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, TAND xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Thậm chí, ở giai đoạn đầu của chính quyền cách mạng, bên cạnh chế độ bầu phụ thẩm (hội thẩm), còn có những trường hợp hội thẩm được cử và có việc hàng năm HĐND xã bầu HTND huyện, y ban hành chính duyệt [56, tr.10], đến nay tiêu chuẩn, thủ tục bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm và cơ cấu hội thẩm đã được luật hóa. Trong thời kỳ đầu, HTND chủ yếu tham gia xét xử các vụ án hình sự, hiện nay HTND tham gia xét xử và tố tụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau (hình sự, dân sự, hành chính). Bên cạnh đó, nếu trước đây hội thẩm tham gia xét xử sơ thẩm và có thể tham gia HĐXX phúc thẩm vụ án hình sự thì hiện tại pháp luật không quy định HTND tham gia HĐXX phúc thẩm.
Các nguyên tắc cơ bản trong TTHS về HTND hiện nay được thể hiện trong Hiến pháp, Pháp lệnh về thẩm phán và hội thẩm TAND năm 2002, Luật Tổ chức TAND năm 2014, BL TTHS năm 2015 và các văn bản pháp luật khác. Luật Tổ chức TAND năm 2014 dành hẳn Chương VIII quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn, nhiệm kỳ của hội thẩm; thủ tục bầu, cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm hội thẩm; chế độ, chính sách, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức đối với hội thẩm. Mặt khác, để đảm bảo của HTND trong xét xử, luật còn quy định rò thành phần HĐXX; sự có mặt của các thành viên HĐXX trong suốt quá trình xét xử vụ án, trong đó có các HTND; quyền tham gia xét hỏi, nêu ý kiến, thảo luận, nghị án, biểu quyết,… của HTND khi tham gia xét xử.
So với trước đó, các quy định về hội thẩm đã có những bổ sung quan trọng nhằm khắc phục những tồn tại, bất cập trong tổ chức và hoạt động của hội thẩm TAND; bảo đảm các điều kiện để hội thẩm tham gia vào công tác xét xử, tố tụng;
đồng thời, thực hiện quyền giám sát của nhân dân đối với hoạt động xét xử. Có thể thấy, Hiến pháp năm 2013 và các văn bản pháp luật hiện nay đã làm rò hơn vị trí, vai trò của tòa án nói chung và HTND trong TTHS nói riêng.
Điều kiện, thủ tục bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm hội thẩm nhân dân
Điều kiện, trình tự bầu hội thẩm nhân dân: Theo quy định hiện hành thì HTND (cấp huyện, cấp tỉnh) do HĐND cùng cấp bầu ra theo nhiệm kỳ của HĐND đã bầu ra (5 năm) và khi HĐND hết nhiệm kỳ, HTND tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Hội đồng nhân dân khóa mới bầu ra Hội thẩm nhân dân mới (Điều 87 Luật Tổ chức TAND năm 2014). Người được lựa chọn để bầu làm HTND hiện nay được quy định tại Pháp lệnh về thẩm phán và hội thẩm TAND năm 2002 và Luật Tổ chức TAND năm 2014. Cụ thể: “1. Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có uy tín trong cộng đồng dân cư, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực; 2. Có kiến thức pháp luật; 3. Có hiểu biết xã hội; 4. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao” (Điều 85 Luật Tổ chức TAND năm 2014).
Cùng với đó, pháp luật cũng quy định, hội thẩm phải là người chưa bao giờ bị kết án (kể cả đã được xóa án tích); những người đang công tác tại các cơ quan tòa án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra, tư vấn pháp lý thì không giới thiệu để bầu làm HTND. Ngoài ra, hội thẩm còn phải là người không có dị tật, dị hình ảnh hưởng đến tư thế hoặc việc thực hiện nhiệm vụ của người hội thẩm; độ tuổi của hội thẩm không quá 70 đối với nam, không quá 65 đối với nữ; chú ý lựa chọn những người thuộc các tổ chức, đoàn thể địa phương như y ban MTTQ Việt Nam, công đoàn, hội nông dân, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên, đại diện hoạt động doanh nghiệp, hoạt động tôn giáo… [101].
Luật Tổ chức TAND năm 2014 cũng quy định: TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện và tương đương đề xuất nhu cầu về số lượng, cơ cấu thành phần hội thẩm đề nghị y ban MTTQ Việt Nam cùng cấp lựa chọn và giới thiệu người đủ tiêu chuẩn theo quy định để HĐND có thẩm quyền theo luật định bầu HTND. Nhiệm kỳ của HTND theo nhiệm kỳ của HĐND cùng cấp (5 năm) và khi HĐND hết nhiệm kỳ HTND tiếp tục làm nhiệm vụ đến khi HĐND khóa bầu được HTND mới [70]. Bên