trung nhiều cho các vựa thu mua (chiếm từ 87,9 - 93,4% lợi nhuận của toàn chuỗi) trong khi tỷ lệ số hộ nuôi cá lóc bị lỗ là khá cao. Khó khăn cơ bản là cá tạp khai thác bị giảm mạnh nhưng giá ngày càng tăng cao do khan hiếm. Tuy vậy, nguồn thức ăn viên vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu. Mạng lưới tiêu thụ cá lóc còn hạn chế, bấp bênh và hầu hết chỉ được tiêu thụ nội địa (Lê Xuân Sinh và Đỗ Minh Chung, 2012).
Đồng Tháp, Hậu Giang, An Giang là những tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL có nghề nuôi cá lóc phát triển. Người dân nuôi cá lóc bằng những mô hình khác nhau, cụ thể là tỉnh Đồng Tháp các mô hình nuôi cá lóc như: bể lót bạt chiếm 25,4%; lồng bè 20,3%; ao đất 23,7%; vèo ao 30,5%. Trong đó nuôi cá lóc thương phẩm đạt 78%, ương và nuôi giống 16,1%, sản xuất giống và ương giống 3,6% (Nguyễn Đặng Thùy, 2009).
2.2.1 Một số hình thức nuôi cá lóc ở ĐBSCL
2.2.1.1 Nuôi trong ao đất
Ao nuôi có diện tích trung bình từ 400 - 500m2, độ sâu nước 2,5 - 3m. Bờ ao cao và chắc chắn có cống cấp và thoát nước. Mật độ dao động từ 15-50 con/m2 (Phạm Văn Khánh, Lý Thị Thanh Loan, 2004) có thể ghép thêm một số loài cá khác để tận dụng thức ăn dư thừa như trê phi, rô đồng.... Thức ăn cho cá lóc là tép, cá tạp, cá biển, cua, ốc… Trong 4 tháng đầu thức ăn được xay nhuyễn và trộn thêm chất kết dính, vitamin, các chất khoáng và được cho ăn trong sàn ăn. Từ tháng thứ 5 trở đi cá ăn được thức ăn cắt nhỏ. Hàng ngày bơm nước mới bổ sung vào ao cứ 5 - 10 ngày thay nước một lần
mỗi lần thay 1/3 - 1/2 thể tích nước trong ao. Sau 6 - 8 tháng cá đạt khối lượng 0,7 - 0,8 kg/con. Cá thường thu hoạch 1 lần bằng cách kéo lưới. Với mô hình nuôi này thì ĐBSCL là nơi nuôi đạt hiệu quả nhất trung bình 300-400 tấn/ha/vụ, đặc biệt có thể lên đến 500 - 550 tấn/ha/vụ. Tuy nhiên với phương pháp này cá nuôi chậm lớn, kích cỡ cá khi thu hoạch không đồng đều, tốn nhiều công lao động trong thu hoạch và cải tạo ao, tỷ lệ hao hụt lớn. Trong nhiều trường hợp nếu thu hoạch không đúng cách cá có thể chết nhiều do ngạt sình. Ngoài ra, các chi phí thức ăn, thuốc hóa chất, chi phí thay nước khá cao trong mỗi vụ nuôi.
2.2.1.2 Nuôi cá lóc trong vèo (mùng lưới)
Hàng năm khi lũ về với nguồn nước dồi dào và thức ăn tự nhiên rất đa dạng như: các loài phiêu sinh vật, động vật đáy, các loài tôm, cá, cua, ốc…rất thuận lợi cho mô hình nuôi cá lóc trong vèo. Bên cạnh đó trong những năm trở lại đây nghề nuôi cá lóc trong vèo cũng phát triển mạnh ở các tỉnh như: Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang. Người dân nuôi cá lóc đã nghĩ đến dùng lưới thưa để tiện cho việc quản lý, dễ quan sát khi cho cá ăn, giảm chi phí đầu tư và thu hoạch.
Vèo nuôi có diện tích trung bình khoảng 6 - 10m2, chiều cao khoảng 2m. Vèo nuôi cá lóc có thể đặt trong ao hoặc trên sông mức nước cao hơn 2m. Nếu vèo đặt trên sông thì đặt nơi có dòng chảy nhẹ 0,3 - 0,4 m/s, có ánh sáng và gió nhẹ, tránh nơi sóng to gió lớn, xa khu công nghiệp vị trí đặt vèo thuận lợi cho chăm sóc cá. Loài cá phổ biến cho
6
Có thể bạn quan tâm!
- So sánh hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi cá Lóc trong ao đất và mô hình nuôi trong vèo ở huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp - 1
- So sánh hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi cá Lóc trong ao đất và mô hình nuôi trong vèo ở huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp - 2
- Diện Tích Và Sản Lượng Cá Lóc Trong 3 Năm (2014-2016) Ở Huyện Hồng Ngự - Đồng Tháp
- Hóa Chất Được Sử Dụng Để Cải Tạo Trong Ao Nuôi Cá Lóc
- Thời Gian Nuôi, Tỷ Lệ Sống Và Năng Suất Và Kích Cỡ Thu Hoạch
Xem toàn bộ 76 trang tài liệu này.
nuôi vèo là cá lóc đầu vuông hoặc cá lóc đầu nhím. Thức ăn là những loài cá tạp, cua, ốc, thức ăn công nghiệp. Ngày cho ăn 2 - 3 lần, thức ăn được đặt trên sàn ăn để tránh thất thoát, kích thước thức ăn phù hợp với cỡ miệng của cá để cá dễ bắt mồi. Mô hình này có thể nuôi quanh năm nhưng phù hợp nhất là vào tháng 5 - 9. Tuy nhiên cần xem xét nhu cầu thị trường và nguồn cung cấp thức ăn để bố trí thời gian nuôi thích hợp.
Việc nuôi cá lóc trong vèo giảm được chi phí đầu tư ban đầu và dễ áp dụng cho những nông hộ nghèo ít đất. Ngoài ra vèo nuôi ít ảnh hưởng bởi nước lũ, nước dâng đến đâu có thể nâng vèo lên đến đó. Nếu nuôi trong ao thì có thể tận dụng khoảng không còn lại để nuôi các loài cá khác, tận dụng được thức ăn, giảm ô nhiễm môi trường, tăng thêm thu nhập.
Sau 5 - 6 tháng nuôi thì thu hoạch trọng lượng trung bình 0,7 - 0,8 kg/con nếu nuôi tốt, nhìn chung đây là mô hình nuôi đã mang lại rất nhiều thu nhập cho người dân tạo công ăn việc làm trong mùa lũ. Theo Nguyễn Văn Dính (2004) thì nuôi cá lóc trong mùng lưới là giải pháp xóa đói giảm nghèo nhanh nhất cho nông dân.
Tuy nhiên hình thức nuôi này vẫn gặp không ít khó khăn trong khâu quản lý chất lượng nước, kỹ thuật nuôi, nguồn thức ăn và giá cả trên thị trường. Mặt khác ảnh hưởng của hình thức nuôi này lên môi trường xung quanh như: ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng nguồn lợi tự nhiên cũng chưa được đánh giá.
2.2.1.3 Nuôi cá lóc trên ruộng lúa
Diện tích ruộng nuôi cá lóc từ 0,5 - 3ha phải có mương và bờ bao xung quanh. Mương rộng từ 1,5 - 2m, sâu 0,8 - 1m. Phải có hệ thống cống cấp thoát nước khi cần thiết. Mật độ thả nuôi từ 0,5 - 1 con/m2 và thời gian nuôi 6 - 7 tháng. Trong mô hình này thường không cần cho cá ăn nhưng để cá phát triển nhanh hơn người ta thường thả kết hợp một số loài cá khác như: cá mè vinh, cá rô phi để nâng cao năng suất của ruộng nuôi.
Nhìn chung cách nuôi này đòi hỏi diện tích ruộng khá lớn, tốn nhiều chi phí thiết kế vuông ruộng và khâu thu hoạch, khó quản lý và chăm sóc cá nuôi, cá chậm lớn.
2.2.1.4 Nuôi cá lóc trong rừng
Từ việc làm đìa nhử cá tự nhiên, nay con người đã biết đưa những diện tích rừng vào nuôi cá gần 4.000 ha, tập trung nhiều ở rừng U minh, khu Tràm Chim, các rừng nước ngọt, sông cụt, nước kém lưu thông là nơi nuôi và dưỡng cá lóc tự nhiên. Nơi đây có điều kiện sống thích hợp cho cá lóc, thức ăn tự nhiên rất phong phú có tại chỗ. Có thể nuôi cá 2 - 3 năm, cá đạt vài kg mỗi con (Dương Tấn Lộc, 2001).
Rừng thích hợp để nuôi cá lóc là rừng có nhiều lung bào trũng, cây thưa vừa phải hoặc đất có khoảng trống và cây dày đặc, có nơi ngập từ 0,3m trở lên trong suốt thời gian 5- 7 tháng hay quanh năm. Diện tích rừng 50 - 5.000 ha có thể thiết kế cho một vuông nuôi. Cỡ cá giống thả có chiều dài 8 - 10cm và mật độ 0,5 - 1 con/m2 mặt nước. Nguồn thức ăn của cá lóc chủ yếu có từ tự nhiên như: cá sặc, cá rô đồng, cá tạp nhỏ, ốc nhái,
động vật phù du, ấu trùng muỗi… Để tăng sinh khối lúc thu hoạch cá lóc người ta thường thả nuôi thêm cá sặc, cá rô đồng… Thu hoạch cá bằng lưới chụp đìa, mỗi năm thu 1 - 2 lần (Dương Tấn Lộc, 2001).
Với cách nuôi này có thể tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có trong thời gian nuôi, tuy nhiên mô hình này cũng gặp một số trở ngại như: tỷ lệ hao hụt cao, năng suất cá không ổn định, diện tích nuôi quá rộng nên khó khăn trong khâu quản lý, dễ xảy ra trộm cắp và các động vật ăn thịt cá lóc nuôi.
2.2.1.5 Nuôi cá lóc trong lồng bè
Năng suất và tỷ lệ mắc bệnh của cá lóc nuôi trong lồng bè phụ thuộc rất nhiều vào vị trí đặt bè. Bè nuôi nên đặt những nơi có dòng nước tốt, không bị ô nhiễm, dòng nước chảy chậm, có mực nước sâu, giao thông thuận tiện, đồng thời gần nơi tiêu thụ sản phẩm. Kích cở bè nuôi thường là 4x3, 5x2,5m. Cỡ cá từ 6 - 10 cm/con, mật độ thả trung bình là 120 - 130 con/m3 (Đại học An Giang, 2003). Thức ăn chính là cá cắt nhỏ,
phế phẩm ở các chợ như đầu cá, ruột cá… xay nhuyễn đặt lên sàn ăn cho cá ăn. Thường sau 5 tháng nuôi cá đạt trọng lượng 1 kg/con (Ngô Trọng Lư, 2003).
Ưu điểm của phương pháp này là cá lớn nhanh, nhưng nhược điểm là tốn chi phí đầu tư ban đầu cho việc đóng bè, tìm vị trí đặt bè thích hợp, chịu ảnh hưởng nhiều bởi các điều kiện tự nhiên, khó quản lý dịch bệnh và nguồn nước, dễ thất thoát nếu bè có hư hỏng.
2.3 Tổng quan về tỉnh Đồng Tháp
2.3.1 Vị trí địa lý
Đồng Tháp là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên là 3375,4 km2, phía Bắc giáp tỉnh Prây Veng (Cam pu chia) trên chiều dài biên giới 48,7 km với 4 cửa khẩu: Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường Phước, phía Nam giáp Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ, phía Tây giáp An Giang, phía Đông giáp Long An và Tiền Giang. Tỉnh lỵ của Đồng Tháp hiện nay là thành phố Cao Lãnh, cách thành phố Hồ Chí Minh 165 km về phía Tây Nam.
2.3.2 Đặc điểm địa hình
Địa hình Đồng Tháp được chia thành 2 vùng lớn: vùng phía Bắc sông Tiền có diện tích tự nhiên 250.731 ha, thuộc khu vực Đồng Tháp Mười, địa hình tương đối bằng phẳng, hướng dốc Tây Bắc - Đông Nam, vùng phía Nam sông Tiền có diện tích tự nhiên
73.074 ha, nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu, địa hình có dạng lòng máng, hướng dốc từ hai bên sông vào giữa.
2.3.3 Đất đai
Đồng Tháp có 4 nhóm đất chính: nhóm đất phù sa (có diện tích 191.769 ha, chiếm 59,06% diện tích đất tự nhiên), nhóm đất phèn (có diện tích 84.382 ha, chiếm 25,99%
diện tích tự nhiên), nhóm đất xám (có diện tích 28.150 ha, chiếm 8,67% diện tích tự nhiên), nhóm đất cát (có diện tích 120 ha, chiếm 0,04% diện tích tự nhiên).
Ở Đồng Tháp đất đai có kết cấu mặt bằng kém bền vững lại tương đối thấp, nên làm mặt bằng xây dựng đòi hỏi kinh phí cao, nhưng rất phù hợp cho sản xuất lượng thực.
2.3.4 Sông ngòi
Đồng Tháp ở đầu nguồn sông Cửu Long, có nguồn nước mặt khá dồi dào, nguồn nước ngọt quanh năm không bị nhiễm mặn. Ngoài ra còn có hai nhánh sông Sở Hạ và sông Sở Thượng bắt nguồn từ Campuchia đổ ra sông Tiền ở Hồng Ngự. Phía Nam còn có sông Cái Tàu Hạ, Cái Tàu Thượng, sông Sa Đéc… hệ thống kênh rạch chằng chịt. Đồng Tháp có nhiều vỉa nước ngầm ở các độ sâu khác nhau, nguồn nước này hết sức dồi dào, mới chỉ khai thác, sử dụng phục vụ sinh hoạt đô thị và nông thôn, chưa đưa vào dùng cho công nghiệp.
2.3.5 Khí hậu
Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, đồng nhất trên địa giới toàn tỉnh, có 2 mùa rò rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 82,5%, số giờ nắng trung bình 6,8 giờ/ngày. Lượng mưa trung bình từ 1.170 - 1.520 mm, tập trung vào mùa mưa, chiếm 90 - 95% lượng mưa cả năm. Đặc điểm khí hậu này tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện.
2.3.6 Dân số
Đồng Tháp có dân số năm 2008 là 1.682,7 ngàn người với mật độ dân số là 499 người/km2 với dân tộc Kinh chiếm 99,3% dân số, các dân tộc còn lại như dân tộc Hoa, Khơme chiếm 0,7% dân số.
2.3.7 Kinh tế
Là một tỉnh nông nghiệp, Đồng Tháp sản xuất nhiều lương thực và các loại nông, thủy sản có giá trị xuất khẩu. Đất đai Đồng Tháp màu mỡ bởi phù sa do hai con sông Tiền và sông Hậu cung cấp hàng năm, xóm làng trù phú giữa bốn bề cây cối xanh tươi. Vì thế Đồng Tháp được biết đến như một vựa lúa của cả nước.
2.3.8 Văn hóa - xã hội
Giáo dục và đào tạo phát triển đa dạng về quy mô, loại hình trường lớp: Các nhiệm vụ trọng tâm của ngành đã được quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng quy chế. Hoạt động khoa học, công nghệ và môi trường được quan tâm. Công tác dân số, chăm sóc sức khỏe nhân dân được đẩy mạnh. Văn hóa, thể dục thể thao tiếp tục phát triển. Việc làm, giảm nghèo và công tác chính sách xã hội luôn được quan tâm thực hiện tốt.
2.4 Sơ lược về huyện Hồng Ngự
2.4.1 Vị trí địa lý
Huyện Hồng Ngự nằm ven Sông Tiền (thuộc hệ thống sông Mê Kông) theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, có đường biên giới quốc gia Campuchia dài 18km, có vị trí địa lý thuận lợi về mặt giao thông đường thủy cũng như đường bộ. Nằm trong một tỉnh thuần nông nên huyện Hồng Ngự mang nét đặc trưng của một đô thị nông nghiệp. Tuy nhiên huyện có đường biên giới với Campuchia nên có nhiều tiềm năng phát triển hàng hoá với thế mạnh là nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và kinh doanh - dịch vụ, có địa giới hành chính được giới hạn như sau:
+ Phía Bắc giáp Campuchia.
+ Phía Nam giáp huyện Thanh Bình và tỉnh An Giang
+ Phía Đông giáp thị xã Hồng Ngự, huyện Tam Nông
+ Phía Tây giáp tỉnh An Giang.
Huyện Hồng Ngự được chia làm 11 xã: Thường Phước 1, Thường Phước 2, Thường Thới Tiền, Thường Lạc, Thường Thới Hậu A, Thường Thới Hậu B, Long Thuận, Phú Thuận A, Phú Thuận B, Long Khánh A, Long Khánh B.
2.4.2 Điều kiện tự nhiên
Hồng Ngự là huyện biên giới phía Bắc tỉnh Đồng Tháp, có diện tích 20.973,70 ha đất tự nhiên, chiếm 6,21% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Dân số năm 2010 là
145.431 người, mật độ trung bình 693 người/km2, chiếm 3,78% dân số toàn tỉnh.
Huyện Hồng Ngự cách trung tâm tỉnh khoảng 68 km, có tỉnh lộ ĐT 841 đi qua nối liền huyện Hồng Ngự với các huyện, thị, thành phố trong tỉnh, cùng với mạng lưới sông rạch phong phú tạo điều kiện thuận lợi trong quan hệ đối ngoại, vận chuyển hàng hoá và giao lưu phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội với các huyện, thị trong và ngoài tỉnh.
2.4.3 Điều kiện kinh tế - xã hội
Hồng Ngự là huyện biên giới đầu nguồn sông Tiền của tỉnh Đồng Tháp. Đây là huyện thuần nông, kinh tế chủ yếu phát triển nhờ sản xuất nông nghiệp, trong đó chủ lực là cây lúa và con cá. Tận dụng diện tích mặt nước trên sông Tiền, người dân Hồng Ngự tiến hành nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao. Lĩnh vực xây dựng, thương mại - dịch vụ và công nghiệp có nhiều khởi sắc, văn hoá xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân được cải thiện rò nét, an ninh chính trị và trật tự xã hội được đảm bảo.
2.4.4 Địa hình
Huyện Hồng Ngự có địa hình tương đối bằng phẳng, có những nét đặc thù do điều kiện tự nhiên, nhìn chung huyện Hồng Ngự được chia thành 2 vùng:
+ Vùng chiều cao ven sông Tiền: địa hình có cao độ phổ biến từ 0,1m- 2,5m, cao nhất trên 4m, thấp nhất 0,7m. Riêng khu vực ven sông Tiền ở các xã cù lao có địa hình tương đối cao hơn. Hiện trạng chủ yếu là dân cư, cây lâu năm, cây ăn quả và rau màu.
+ Vùng địa hình đồng bằng thấp trũng: bao gồm khu vực thấp, bằng đến trũng nằm bên đất liền và khu vực nằm giữa các cù lao (địa hình dạng lòng chảo, hướng dốc từ sông vào) cao độ phổ biến từ 1,8 - 2,5m, khu vực cù lao cao hơn 2 - 2,5m. Hiện trạng chủ yếu là cây lúa và nuôi trồng thuỷ sản. Ngoài ra, sông Tiền thuộc khu vực huyện Hồng Ngự xuất hiện nhiều cồn với diện tích không ổn định do bồi mới và sạt lở hàng năm.
Nhìn chung, đặc điểm địa hình của huyện Hồng Ngự tương đối đồng nhất, mang đặc điểm chung của địa hình đồng bằng nên có thế mạnh trong việc phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, đây là huyện đầu nguồn ven sông Tiền nên thường xuyên bị sạt lở đã gây không ít khó khăn trong sản xuất và sinh hoạt của người dân.
2.4.5 Khí hậu
Đồng Tháp nói chung huyện Hồng Ngự nói riêng nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, quanh năm nóng ấm, lượng mưa phong phú, các yếu tố khí tượng có sự phân hoá rò rệt theo mùa.
+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 trùng với hướng gió thịnh hành là gió mùa Tây - Nam.
+ Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau trùng với hướng gió mùa Đông - Bắc.
2.4.6 Thủy văn
Nằm ở hạ lưu châu thổ sông Mê Kông, huyện Hồng Ngự chịu ảnh hưởng của chế độ dòng chảy sông Mê Kông, thủy triều biển Đông và chế độ mưa trong khu vực. Sông Tiền là một nhánh sông Mê Kông ở phía hạ lưu, chế độ thủy văn sông Tiền chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thuỷ văn thượng nguồn, chế độ thủy triều biển Đông và chế độ mưa nội vùng, chế độ thủy văn sông Tiền chia thành 2 mùa: mùa cạn và mùa lũ.
2.5 Tình hình nuôi trồng thủy sản tỉnh Đồng Tháp
Tỉnh Đồng Tháp ở đầu nguồn sông Cửu Long, nằm xa biển nên không bị nước biển xâm nhập, có nguồn nước ngọt dồi dào, hệ thống kênh rạch chằng chịt, thủy lợi tương đối hoàn chỉnh, thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp đặc biệt là phát triển ngành nuôi trồng thủy sản. Diện tích mặt nước có khả năng NTTS là 70.000 ha (chiếm 21% diện tích đất tự nhiên), trong đó diện tích sông và kênh gạch lớn là 20.000 ha là nơi thích hợp cho nghề nuôi trồng thủy sản (Lê Văn Liêm, 2007). Sản lượng thủy sản Đồng Tháp năm 2008 là 297.794 tấn tăng gấp hơn 5 lần so với sản lượng năm 2000 là
58.236 tấn. Trong đó sản lượng tăng chủ yếu là từ NTTS đạt 34.723 tấn năm 2000 (chiếm 59,3%) đến 281.366 tấn năm 2008 (chiếm 94,5%), riêng sản lượng khai thác từ 23.871 tấn năm 2000 (chiếm 40,7%) xuống còn 16.428 tấn năm 2008 (chiếm 5,5%)
so với tổng sản lượng thủy sản toàn tỉnh, do đồng thời sản lượng khai thác giảm và sản lượng từ NTTS tăng rất nhanh. Tổng diện tích mặt nước NTTS năm 2008 đạt 5,8 nghìn ha tăng 3,9 nghìn ha so với năm 2000 (Tổng cục thống kê, 2008), với các đối tượng nuôi chính là cá tra, cá basa, tôm càng xanh và cá lóc.
Từ lâu nghề nuôi cá lóc thương phẩm của tỉnh cũng rất phát triển, tổng sản lượng cá lóc thu hoạch năm 2008 đạt 4,98 nghìn tấn, có 1.975 hộ nuôi, với diện tích nuôi ao là 195,4 ha và 1.392 cái vèo nuôi ao, 160 cái lồng bè với tổng thể tích nuôi là 128,33 nghìn m3. Các hộ nuôi cá lóc tập trung chủ yếu ở 3 huyện Tam Nông, Tân Hồng và Hồng Ngự có đến 1.020 hộ nuôi và riêng sản lượng nuôi của 3 huyện này đạt 3.069 tấn năm 2008
(chiếm 61,2%) so với sản lượng nuôi cá lóc của Tỉnh năm 2008 (Chi cục Thủy sản tỉnh Đồng Tháp, 2008). Năm 2009 có 3.299 hộ nuôi cá lóc, với tổng sản lượng cá thu hoạch được 6.558,7 tấn, trong đó nuôi ao đạt 2.744 tấn, vèo ao đạt 2.561 tấn và lồng bè nuôi được 1.253,7 tấn, với diện tích nuôi ao là 30,4 ha, giảm tới 165 ha so với diện tích nuôi ao năm 2008 và số lượng vèo nuôi ao là 2.714 cái, lồng bè là 207 cái lồng bè tăng cao hơn so với năm 2008 (Sở Nông Nghiệp & PTNT tỉnh Đồng Tháp, 2009).
Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Đồng Tháp, diện tích nuôi trồng thủy sản đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 6,80 %/năm (giai đoạn 2001-2012). Giai đoạn sau năm 2012, diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 1.730ha, trong đó, cá nuôi trong ao chiếm 66,80%, trên ruộng lúa vào mùa lũ chiếm 32,40%, còn lại là các loại thủy sản khác và khoảng 842 vèo nuôi cá. Sản lượng đạt mức tăng trưởng bình quân 3,40 %/năm (giai đoạn 2001-2012). Giai đoạn sau năm 2012, sản lượng đạt 12.146 tấn, trong đó: Cá ao
9.168 tấn, cá nuôi lồng, vèo 2.010 tấn, cá nuôi trên ruộng lúa 924 tấn, các loại thủy sản khác như tôm càng xanh, thủy đặc sản đạt sản lượng khoảng 44 tấn.
2.6 Tình hình nuôi cá lóc ở huyện Hồng Ngự
Hồng Ngự là một huyện thuộc tỉnh Đồng Tháp có diện tích 20.973,7 ha đất tự nhiên, là nơi có điều kiện thiên nhiên ưu đãi, nguồn nước ngọt dồi dào, hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và cũng nằm trong vùng ảnh hưởng lũ rất thích hợp nuôi trồng thủy sản, nhất là các mô hình nuôi cá lóc. Theo thống kê của Trạm thủy sản huyện Hồng Ngự (2012) toàn huyện có 430 hộ nuôi cá lóc với 191 hộ nuôi ao, 239 hộ nuôi vèo, bể bạt... Tổng diện tích mặt nước là 117,96 ha và với tổng sản lượng là 2232,01 tấn.
Trong những năm gần đây, nghề nuôi cá lóc có những bước phát triển vượt bậc cả về diện tích và sản lượng, trở thành một nghề quan trọng góp phần nâng cao mức sống của nông dân như giải quyết vấn đề dinh dưỡng, tăng thu nhập và giải quyết công ăn việc làn cho người nông thôn. Nghề nuôi cá lóc ảnh hưởng vùng lũ rất phổ biến, do tận dụng những ưu thế về điều kiện tự nhiên, nhân lực lao động nông thôn cùng với hệ thống sông ngòi, thủy lợi và nguồn nước dồi dào cung cấp nguồn cá lóc giống, lượng cá tạp làm thức ăn chủ yếu cho cá lóc nên Hồng Ngự trở thành nơi có truyền thống nuôi cá lóc. Ngoài ra, Hồng ngự cũng là một trong 3 huyện tập trung nhiều hộ nuôi cá lóc của tỉnh Đồng Tháp.
CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.1.1 Thời gian
Đề tài được thực hiện từ tháng 01/2017 - 06/2017
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu
Công tác thu số liệu được thực hiện ở các hộ nuôi cá lóc ở huyện huyện Hồng Ngự - Đồng Tháp cụ thể là 3 xã Long Thuận, Phú Thuận A, Phú Thuận B.
XÃ PHÚ THUẬN B
XÃ PHÚ THUẬN A
Hình 3.1 Bản đồ vị trí thu mẫu tại huyện Hồng Ngự
Địa điểm thu mẫu
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Vật liệu nghiên cứu
Phiếu phỏng vấn được soạn sẵn trình bày ở phụ lục A.
3.2.2 Đối tượng nghiên cứu
Cá lóc tại địa bàn huyện Hồng Ngự - Đồng Tháp