3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu
3.2.3.1 Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp như diện tích nuôi, sản lượng, hiệu quả kinh tế của mô hình, thuận lợi và khó khăn của mô hình nuôi cá lóc ao đất và vèo ở huyện Hồng Ngự được thu thập từ báo cáo hàng năm của Phòng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Nuôi trồng thủy sản, thu số liệu từ tạp chí, các trang website chuyên ngành có liên quan.
3.2.3.2 Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 60 nông hộ nuôi cá lóc tại địa bàn nghiên cứu gồm 3 xã Long Thuận, Phú Thuận A, Phú Thuận B thông qua phiếu phiếu phỏng vấn đã soạn sẵn (phụ lục A)
STT | Địa điểm | ||
1 | Xã Long Thuận | 15 | 7 |
2 | Xã Phú Thuận A | 6 | 10 |
3 | Xã Phú Thuận B | 9 | 13 |
Có thể bạn quan tâm!
- So sánh hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi cá Lóc trong ao đất và mô hình nuôi trong vèo ở huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp - 1
- So sánh hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi cá Lóc trong ao đất và mô hình nuôi trong vèo ở huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp - 2
- Một Số Hình Thức Nuôi Cá Lóc Ở Đbscl
- Hóa Chất Được Sử Dụng Để Cải Tạo Trong Ao Nuôi Cá Lóc
- Thời Gian Nuôi, Tỷ Lệ Sống Và Năng Suất Và Kích Cỡ Thu Hoạch
- Tương Quan Giữa Mật Độ Thả Nuôi Với Năng Suất Và Lợi Nhuận Của Mô Hình Nuôi Cá Lóc Trong Vèo
Xem toàn bộ 76 trang tài liệu này.
Bảng 3.1 Địa điểm và số hộ phỏng vấn
Ao đất
Số hộ
Vèo
Nội dung của phiếu phỏng vấn gồm các thông tin sau:
Thông tin chung:
Tuổi tác, giới tính, trình độ văn hóa, số năm kinh nghiệm, hình thức tham gia, nguồn kiến thức NTTS.
Thông tin về mô hình nuôi:
Mô hình nuôi, thiết kế ao nuôi, diện tích hoặc thể tích ao nuôi, số lượng ao, kích thước của mô hình nuôi: chiều dài, chiều rộng, độ sâu.
Chi phí ban đầu, lao động tham gia, nhu cầu vốn ban đầu, hình thức nuôi, mật độ nuôi, số vụ nuôi, thời gian thả giống, nguồn cung cấp con giống, bệnh thường gặp, tỷ lệ sống, kích cỡ bình quân khi thu hoạch, cách vận chuyển, khâu tiêu thụ sản phẩm, phương thức thanh toán.
Sử dụng thức ăn nuôi cá lóc:
Loại thức ăn, lượng thức ăn, giá cung cấp.
Hiệu quả kinh tế - kỹ thuật
Sản lượng nuôi trồng, tổng chi phí, tổng thu nhập, lợi nhuận, tỷ lệ lời lỗ, mức lời lỗ trung bình.
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu
Phân tích thông tin chung: Độ tuổi, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nuôi
Phân tích số liệu kỹ thuật: Tổng diện tích nuôi, chuẩn bị và cải tạo ao nuôi, mùa vụ, nguồn giống và kích cỡ giống nuôi, chăm sóc và quản lý, phòng và trị bệnh, thu hoạch,…
Phân tích số liệu kinh tế: Theo Lê Xuân Sinh (2010), các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu được tính theo các công thức sau:
Tổng chi phí (TC): TC = TFC + TVC (3.1)
Trong đó: TFC: Tổng chi phí cố định TVC: Tổng chi phí biến đổi
Tổng chi phí cố định (TFC): TFC = AFC.Q (3.2) Tổng chi phí biến đổi (TVC): TVC = AVC.Q (3.3) Trong đó:
AFC: Chi phí cố định bình quân AVC: Chi phí biến đổi bình quân Q: Tổng sản lượng
Lợi nhuận = Doanh thu – chi phí (triệu đồng). (3.4)
Doanh thu = giá bán * sản lượng thu hoạch. (3.5)
Hiệu quả chi phí = (Tổng thu/ Tổng chi phí)*100. (3.6)
Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận/ Tổng chi phí. (3.7)
Tỉ lệ số hộ nuôi lỗ = số hộ lỗ/ tổng số hộ nuôi (theo số hộ khảo sát)*100. (3.8)
Tỉ lệ số hộ nuôi lời = số hộ lời/ tổng số hộ nuôi (theo số hộ khảo sát)*100. (3.9)
3.2.5 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu sơ cấp sau khi thu thập về được kiểm tra sơ bộ trước khi nhập vào máy tính. Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để xử lý số liệu đã thu thập được qua phiếu điều tra nông hộ.
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Hiện trạng nuôi cá lóc ở huyện Hồng Ngự
Tình hình nuôi cá lóc ở huyện Hồng Ngự trong 3 năm gần đây có dấu hiệu tăng nhanh về diện tích cũng như sản lượng, cụ thể được trình bày qua bảng 4.1
Bảng 4.1 Diện tích và sản lượng cá lóc trong 3 năm (2014-2016) ở huyện Hồng Ngự - Đồng Tháp
2014 | 2015 | 2016 | |
Tổng diện tích nuôi cá lóc (m2) Tổng sản lượng cá lóc (tấn) Diện tích ao đất (m2) | 311.000 6.000 300.000 | 335.000 7.300 320.000 | 430.000 9.790 405.000 |
Diện tích vèo (m2) | 11.000 | 15.000 | 25.000 |
Sản lượng nuôi ao đất (tấn) | 5.400 | 6.351 | 8.322 |
Sản lượng nuôi vèo (tấn) | 600 | 949 | 1.468 |
(Nguồn: Trạm thủy sản huyện Hồng Ngự, 2017)
Bảng 4.1 cho thấy tổng diện tích và sản lượng nuôi cá lóc ở huyện Hồng Ngự có xu hướng tăng liên tục qua các năm. Từ năm 2014 đến năm 2016, diện tích nuôi cá lóc của huyện tăng từ 311.000 m2 lên 430.000 m2 (tăng 38,26%), trong đó diện tích nuôi cá lóc trong ao đất chiếm trên 90%, diện tích nuôi cá lóc trong vèo chiếm khoảng 10% trong tổng diện tích nuôi cá lóc của toàn huyện, sản lượng cá lóc cũng tăng từ 6.000
tấn lên 9.790 tấn (tăng 54,11%), trong đó sản lượng cá lóc nuôi trong ao đất chiếm 85 - 90%, sản lượng nuôi cá lóc trong vèo chiếm 10 - 15% tổng sản lượng cá lóc của toàn huyện.
Từ đó cho thấy nghề nuôi cá lóc tại huyện Hồng Ngự ngày càng phát triển, mô hình nuôi cá lóc trong ao đất cũng như mô hình nuôi cá lóc trong vèo ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, mô hình nuôi cá lóc trong vèo chỉ mới được phát triển trong vài năm trở lại đây nên diện tích và sản lượng nuôi thấp hơn so với mô hình nuôi cá lóc trong ao đất.
4.2 Thông tin chung
4.2.1 Độ tuổi
Độ tuổi của người nuôi phản ánh được kinh nghiệm thực tế trong quá trình sản xuất. Do đó việc tìm hiểu tuổi tác của người nuôi cá lóc là một vấn đề cần thiết. Kết quả khảo sát tuổi trung bình của các hộ nuôi cá lóc được thể hiện ở bảng 4.2
Diễn giải | ||
TB ± ĐLC (tuổi) | 43 ± 10,56 | 47 ± 12,78 |
Dao động (tuổi) | 28 – 64 | 32 – 68 |
Bảng 4.2 Tuổi của hộ nuôi cá lóc
Ao đất
Mô hình nuôi
Vèo
Bảng 4.2 cho thấy, độ tuổi trung bình của các hộ nuôi cá lóc trong ao đất là 43 ± 10,56 tuổi nhỏ hơn so với hộ nuôi cá lóc trong vèo là 47 ± 12,78 tuổi. Khoảng độ tuổi dao động của mô hình nuôi cá lóc trong ao đất là 28 - 64 tuổi, mô hình nuôi cá lóc trong vèo có độ tuổi dao động là 32 - 68 tuổi.
Kết quả khảo sát độ tuổi của các hộ nuôi cá lóc được thể hiện ở hình 4.1
%
45
40
35
30
25
20
15
10
5
0
41,38
40,00
33,33
27,59
17,24
13,79
6,67
13,33
6,67
0
<30
30 - 40
41 - 50
Ao đất
51- 60
Vèo
>60 Độ tuổi
Hình 4.1 Cơ cấu nhóm tuổi của hộ nuôi cá lóc ở huyện Hồng Ngự
Hình 4.1 cho thấy tuổi của các hộ nuôi cá lóc ở huyện Hồng Ngự từ 30 - 40 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả 2 mô hình nuôi với mô hình nuôi ao đất chiếm 40% và mô hình nuôi vèo chiếm 41,38%. Điều này cho thấy tại địa bàn nghiên cứu các mô hình nuôi cá lóc có số người nuôi nằm trong độ tuổi lao động chính là phổ biến, cho thấy nguồn nhân lực để thực hiện 2 mô hình nuôi rất dồi dào. Mô hình nuôi cá lóc vèo không có hộ nuôi nào dưới 30 tuổi. Trong khi đó ở mô hình nuôi cá lóc trong ao đất nhóm tuổi này chiếm 6,67%. Nhóm tuổi trên 60 tuổi ở mô hình nuôi cá lóc trong ao đất chiếm 13,33% thấp hơn so với mô hình nuôi cá lóc vèo (chiếm 27,59%).
4.2.2 Nguồn tiếp cận thông tin NTTS và số năm kinh nghiệm nuôi cá lóc Nguồn tiếp cận thông tin NTTS
Nguồn tiếp cận thông tin về NTTS của các hộ nuôi được khảo sát thông thường là do tự đúc kết kinh nghiệm và học hỏi thêm từ những hộ nuôi lân cận, hội thảo, tập huấn,… được thể hiện ở hình 4.2
Hình 4.2 Nguồn tiếp cận thông tin NTTS của các hộ nuôi cá lóc
Hình 4.2 cho thấy các hộ nuôi cá lóc được khảo sát hầu hết dựa vào kinh nghiệm nuôi và học hỏi kinh nghiệm từ những hộ nuôi lân cận. Trong đó, mô hình nuôi cá lóc trong ao đất chiếm 66,67% thấp hơn so với mô hình nuôi cá lóc trong vèo (chiếm 73,33%).
Mô hình nuôi cá lóc trong ao đất có 20% hộ nuôi tiếp cận thông tin NTTS từ tập huấn và 13,33% hộ nuôi tiếp cận thông tin NTTS từ hội thảo. Trong khi đó mô hình nuôi cá lóc trong vèo có 23,33% hộ nuôi tiếp cận thông tin NTTS từ tập huấn và 3,33% hộ nuôi tiếp cận thông tin từ hội thảo.
Qua đó thấy được các hộ nuôi cá lóc hầu hết chưa được tham dự các lớp tập huấn, hội thảo dành cho người nuôi và việc tiếp nhận các tiến bộ về kỹ thuật nuôi cá còn hạn chế. Nông dân nuôi cá lóc theo tập quán, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau là chủ yếu. Với những nguồn tiếp cận hạn chế như trên cho thấy với các lớp hội thảo, tập huấn về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản của các cán bộ khuyến ngư, khuyến nông trong thời kỳ chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi là rất cần thiết và bổ ích, cũng như việc cung cấp những thông tin về thị trường của các đối tượng thủy sản cho người nuôi. Mặt khác, các nông hộ cũng phải tham gia một cách tích cực từ các buổi tập huấn, các mô hình trình diễn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật và công nghệ để các mô hình nuôi của gia đình mình ngày càng đạt hiệu quả hơn.
Số năm kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản
Kinh nghiệm nuôi cũng là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu quả của nghề nuôi, số năm kinh nghiệm của các hộ nuôi cá lóc được thể hiện ở bảng 4.3
Diễn giải | |||
TB ± ĐLC (năm) | 7,17 ± 3,60 | 4,77 ± 2,45 | |
Dao động (năm) | 2 – 15 | 1 – 11 |
Bảng 4.3 Số năm kinh nghiệm nuôi của các hộ nuôi đã được khảo sát
Ao đất
Mô hình nuôi
Vèo
Qua bảng 4.3 cho thấy số năm kinh nghiệm nuôi của 2 mô hình khảo sát có sự chênh lệch đáng kể cụ thể là số năm kinh nghiệm nuôi trung bình của các hộ nuôi cá lóc trong ao đất là 7,17 ± 3,60 năm cao hơn so với mô hình nuôi cá lóc trong vèo (4,77 ± 2,45 năm). Kinh nghiệm nuôi lâu nhất của hộ nuôi cá lóc trong ao đất là 15 năm, trong khi đó kinh nghiệm nuôi lâu nhất của hộ nuôi cá lóc trong vèo là 11 năm. Kinh nghiệm của các hộ nuôi cá lóc được thể hiện qua hình 4.3
Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện kinh nghiệm nuôi cá lóc của các nông hộ
Qua hình 4.3 cho thấy kinh nghiệm nuôi của các hộ nuôi cá lóc trong ao đất chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhóm kinh nghiệm nuôi 5 - 10 năm (chiếm 63,33%) cao hơn so với mô hình nuôi vèo (chiếm 30%). Nhóm kinh nghiệm nuôi dưới 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất ở mô hình nuôi cá lóc trong vèo (chiếm 66,67%), trong khi đó mô hình ao đất chiếm
20%. Nhưng ở nhóm kinh nghiệm trên 10 năm thì mô hình nuôi cá lóc trong ao đất chiếm 16,67% cao hơn so với mô hình nuôi cá lóc trong vèo (chiếm 3,33%).
Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trên là do mô hình nuôi cá lóc trong ao đất được xem là mô hình nuôi truyền thống của người dân nơi đây và được phát triển sớm hơn so với mô hình nuôi cá lóc trong vèo, nên kinh nghiệm của các hộ nuôi cá lóc trong ao đất lâu hơn so với kinh nghiệm của các hộ nuôi cá lóc trong vèo.
4.2.3 Trình độ văn hóa của các hộ nuôi cá lóc
Trình độ văn hóa của các hộ nuôi cá lóc được thể hiện ở hình 4.4
Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện trình độ văn hóa của các hộ nuôi cá lóc
Từ kết quả điều tra cho thấy, trình độ văn hóa ở các nông hộ còn thấp, đa phần là cấp 1 và cấp 2. Trình độ học vấn thấp của nông dân đã phần nào hạn chế trong việc tiếp nhận các tiến bộ về kỹ thuật nuôi cá.
Ở mô hình nuôi cá lóc trong ao đất, các hộ nuôi có trình độ cấp 1 chiếm 40% cao hơn so với mô hình nuôi cá lóc trong vèo (chiếm 20%). Tuy nhiên, ở mô hình nuôi cá lóc trong vèo các hộ nuôi có trình độ cấp 2 (chiếm 40%), cấp 3 (chiếm 30%), cao đẳng, đại học (chiếm 10%) cao hơn so với trình độ của các hộ nuôi cá lóc theo mô hình ao đất.
Nhìn chung, cả 2 mô hình nuôi đều không có tỷ lệ người mù chữ. Đây cũng là một trong những thuận lợi cho người dân trong quá trình nhận thức, tham khảo sách báo, tài liệu về đối tượng mình nuôi.
4.3 Khía cạnh kỹ thuật nuôi của mô hình nuôi cá lóc
4.3.1 Tổng diện tích nuôi
Tổng diện tích nuôi của mô hình nuôi cá lóc trong ao đất và mô hình nuôi cá lóc trong vèo được thể hiện ở bảng 4.4
Diễn giải | ||
TB ± ĐLC (m2/hộ) | 1.137 ± 394,34 | 463 ± 186,24 |
Dao động (m2/hộ) | 400 – 2.000 | 100 – 800 |
Bảng 4.4 Tổng diện tích nuôi cá lóc
Ao đất
Mô hình nuôi
Vèo
Qua kết quả khảo sát 60 nông hộ nuôi cá lóc thì diện tích nuôi có sự chênh lệch khá lớn giữa 2 mô hình nuôi ao đất và nuôi vèo. Trong khi các hộ nuôi cá lóc trong ao đất có diện tích trung bình là 1.137 ± 394,34 m2/hộ thì các hộ nuôi cá lóc trong vèo lại có diện tích trung bình là 463 ± 186,24 m2/hộ.
Tổng diện tích nuôi của 2 mô hình nuôi cá lóc được thể hiện ở hình 4.5
Hình 4.5 Tổng diện tích nuôi cá lóc
Hình 4.5 cho thấy diện tích nuôi cá lóc của hai mô hình nuôi cá lóc trong ao đất và nuôi cá lóc trong vèo có sự khác biệt nhau. Ở mô hình nuôi cá lóc trong ao đất, diện tích nuôi phổ biến là nhóm diện tích từ 500 - 1000 m2 (chiếm 56,67%) cao hơn so với mô hình nuôi cá lóc trong vèo (chiếm 46,67%), mô hình nuôi cá lóc trong vèo diện tích nuôi phổ biến là nhóm diện tích dưới 500m2 (chiếm 53,33%) trong khi đó mô hình ao đất nhóm diện tích này chỉ chiếm 3,33%, nhưng ở nhóm diện tích trên 1000m2 mô hình ao đất chiếm đến 40% trong khi đó ở mô hình vèo không có hộ nuôi nào có diện tích nuôi trên 1000m2.