Thời Gian Nuôi, Tỷ Lệ Sống Và Năng Suất Và Kích Cỡ Thu Hoạch

4.3.6 Phòng và trị bệnh

Động vật thủy sản sống trong nước nên quá trình phòng bệnh không giống gia súc trên cạn. Mỗi khi cá trong ao bị bệnh không thể chữa từng con mà phải chữa theo quần đàn. Thuốc dùng phải tính cho tổng số cá sống trong ao nên tốn kém nhiều, các loại thuốc chữa bệnh bên trong cơ thể động vật thủy sản thường phải trộn vào thức ăn, nhưng những con bị bệnh thường không ăn, những con khỏe lại ăn nhiều, nên dù có sử dụng loại thuốc đúng nhưng hiệu quả sẽ không cao và những con khỏe mạnh cũng phải dùng thuốc làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của chúng (Hứa Thị Phượng Liên,2004). Vì vậy, việc phòng bệnh cho động vật thủy sản được đặt lên hàng đầu “Phòng bệnh là chính, chữa bệnh khi cần”. Kết quả khảo sát tình hình dịch bệnh của mô hình nuôi cá lóc trong ao đất và vèo ở Hồng Ngự được thể hiện ở hình 4.10


Hình 4 10 Một số bệnh thường gặp trên cá lóc Qua khảo sát về các bệnh cá 1

Hình 4.10 Một số bệnh thường gặp trên cá lóc

Qua khảo sát về các bệnh cá lóc nuôi, các bệnh phổ biến xảy ra là bệnh xuất huyết, bệnh lở loét và bệnh gan thận mũ. Tỷ lệ xuất hiện bệnh lở loét chiếm cao nhất (86,67%) xảy ra ở mô hình nuôi cá lóc trong ao đất. Bệnh xuất huyết thì xảy ra cao nhất ở mô hình vèo (66,67%). Mức độ thiệt hại tùy thuộc vào loại bệnh và thời gian phát hiện bệnh. Nếu phát hiện bệnh sớm có cách trị bệnh kịp thời mức thiệt hại dưới 20%. Theo chia sẻ của các hộ nuôi thì bệnh gan thận mũ là bệnh khó trị nhất và gây hao hụt rất lớn. Các bệnh xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau như mật độ thả nuôi dày, cạnh tranh về thức ăn, thiếu oxy, thức ăn dư thừa sẽ làm ô nhiễm môi trường và nguồn nước, tạo điều kiện cho dịch bệnh xảy ra.

Bệnh xuất huyết: Cá lóc bị xuất huyết có một số dấu hiệu bệnh lý như bơi lờ đờ, xuất huyết trên thân và các vi, xuất huyết ở các nội quan (gan, thận và tỳ tạng), tỳ tạng sưng to.

Bệnh lở loét: Cá có triệu chứng ít ăn hoặc bỏ ăn, bơi nhô đầu khỏi mặt nước, da sậm, xuất hiện những vết loét màu đỏ. Những vết loét lan rộng, vẩy rụng, xuất huyết và viêm. Vết loét ăn sâu vào đến xương, thịt thối rữa và cá bị chết.

Bệnh gan thận mũ: Biểu hiện của cá lóc khi mắc bệnh gan thận mủ là bơi lờ đờ và kém linh hoạt. Quan sát bên ngoài cơ thể có nhiều điểm xuất huyết, giải phẫu xoang nội quan thấy có nhiều đốm trắng đục đường kính từ 1 - 2 mm trên gan, thận và tỳ tạng. Kết quả khảo sát thuốc và hóa chất điều trị bệnh cá lóc trong ao đất và vèo ở Hồng Ngự được thể hiện ở hình 4.11

Hình 4 11 Thuốc và hóa chất điều trị bệnh cho cá lóc 4 3 7 Thu hoạch Do đặc 2

Hình 4.11 Thuốc và hóa chất điều trị bệnh cho cá lóc

4.3.7 Thu hoạch

Do đặc thù riêng của mỗi mô hình nuôi, nên có cách thức thu hoạch khác nhau. Đối với mô hình nuôi ao đất thường tốn nhiều công sức và nhân lực cho khâu thu hoạch, cách truyền thống là rút bớt nước rồi kéo lưới. Nhưng hình thức này thường không phù hợp ở mô hình nuôi vèo, đa số là dùng vợt.

Cách thức thu hoạch rất ít ảnh hưởng tới năng suất, lợi nhuận của mô hình nuôi, chỉ cần dùng dụng cụ hay cách nào tiện lợi, nhanh chóng, ít tốn nhân công là được. Nhưng số lần thu hoạch thì ảnh hưởng rất nhiều tới năng suất, lợi nhuận của mô hình. Cả 2 mô hình nuôi các hộ nuôi đều thu hoạch toàn bộ 1 lần (chiếm 100%). Kết quả khảo sát thu hoạch cá lóc của 2 mô hình nuôi ao đất và vèo được thể hiện ở bảng 4.12


Bảng 4.12 Thời gian nuôi, tỷ lệ sống và năng suất và kích cỡ thu hoạch


Diễn giải

TB ± ĐLC

Dao động

Ao dất

Vèo

Ao đất

Vèo

Thời gian nuôi (tháng)

6,50 ± 0,97

6,13 ± 0,73

5 – 8

5 – 8

Tỷ lệ sống (%)

64,37 ± 8,81

74,00 ± 8,99

50 – 80

53,13 – 87,50

Năng suất (kg/m2)

24,33 ± 6,93

54,35 ± 13,81

12,50 – 42,86

35,00 – 85,00

Kích cỡ thu hoạch (kg/con)

0,80 ± 0,15

0,80 ± 0,06

0,50 – 1,00

0,70 – 1,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 76 trang tài liệu này.

Thời gian nuôi

Bảng 4.12 cho thấy thời gian nuôi trung bình của mô hình nuôi cá lóc trong ao đất là 6,5 ± 0,97 tháng dài hơn thời gian nuôi của mô hình nuôi cá lóc trong vèo là 6,13 ± 0,73 tháng. Khoảng dao động thời gian nuôi của 2 mô hình nuôi cá lóc từ 5 - 8 tháng. Nhìn chung thời gian nuôi giữa 2 mô hình ao đất và vèo có sự chênh lệch nhưng không cao, mô hình nuôi cá lóc trong ao đất có thời gian nuôi dài hơn mô hình nuôi cá lóc trong vèo. Thời gian nuôi dài hay ngắn phụ thuộc vào kỹ thuật của người nuôi và giá cả thị trường.

Tỷ lệ sống

Tỷ lệ sống là một chỉ tiêu có thể phản ánh được sản lượng, năng suất của vụ nuôi hay nói đúng hơn nó phản ánh chính xác hiệu quả của mô hình nuôi. Mô hình nuôi có tác động rất lớn đến tỷ lệ sống của cá nuôi. Mô hình nuôi cá lóc trong vèo có tỷ lệ sống là 74% cao hơn tỷ lệ sống của mô hình nuôi cá lóc trong ao đất là 64,37% và cao hơn kết quả khảo sát của Lê Xuân Sinh và Đỗ Minh Chung (2009), tỷ lệ sống của mô hình ao đất là 47,8%, vèo 47,6%.

Mật độ thả nuôi cũng ảnh hưởng khá lớn đến tỷ lệ sống của cá, ở mô hình nuôi vèo tỷ lệ sống cao nhất là 87,5% do mật độ thả nuôi thưa 67 con/m², thấp nhất là 53,1% do hộ nuôi nuôi với mật độ dày 200 con/m².

Năng suất:

Bảng 4.12 cho thấy năng suất bình quân của mô hình nuôi cá lóc trong vèo là 54,35

± 13,81 kg/m2 lớn hơn gấp 2,2 lần mô hình ao đất là 24,33 ± 6,93 kg/m2. Năng suất cao nhất là 85 kg/m2 ở mô hình nuôi vèo và thấp nhất là 12,5 kg/m2 ở mô hình ao đất. Kết quả này thấp hơn so với kết quả khảo sát của Lê Thanh Hoàng (2013) năng suất bình quân của mô hình nuôi ao đất là 33,3 kg/m2, nuôi vèo 102,1 kg/m2. Điều này cho thấy rằng, mật độ đã ảnh hưởng đến năng suất cá nuôi, mật độ nuôi cao thì năng suất cá cao và ngược lại mật độ thấp thì năng suất thấp.

Kích cỡ thu hoạch

Qua khảo sát kích cỡ bình quân khi thu hoạch của mô hình ao đất dao động từ 0,5 - 1,0 kg/con và mô hình vèo dao động từ 0,7 - 1,0 kg/con. Kích cỡ thu hoạch trung bình của

mô hình ao đất là 0,8 ± 0,15 kg/con, mô hình vèo là 0,8 ± 0,06 kg/con. Tuy nhiên, ở mô hình vèo kích cỡ đồng đều hơn so với mô hình ao đất. Theo Dương Nhật Long (2003), chu kỳ nuôi cá lóc kéo dài ít nhất là 6 tháng, trọng lượng trung bình 0,8 - 1 kg/con. Như vậy, so sánh kết quả nuôi của 2 mô hình trên đạt yêu cầu.

Tiêu thụ sản phẩm và giá bán cá lóc

Qua khảo sát cho thấy, nguồn tiêu thụ cá lóc của các mô hình không có sự khác biệt, hầu hết qua thương lái, người thu gom ở địa phương. Vì số lượng lớn nên thương lái, người thu gom phải xuống tận ao nuôi để mua. Do người nuôi không có nguồn đầu ra ổn định nên đa phần thường bán theo giá thỏa thuận tại chỗ, không có hợp đồng trước, tình trạng mua ép giá vẫn xảy ra thường xuyên.

Giá bán cá lóc tùy thuộc rất nhiều vào kích cỡ, chất lượng cá lúc thu hoạch và chủ yếu là thời điểm thu hoạch, nên các hộ khi thả giống nuôi thường dự tính thời điểm thu hoạch lúc thị trường có giá cao để tăng lợi nhuận mô hình nuôi. Giá bán cá lóc bình quân là 33.000 đồng/kg.

4.4 Khía cạnh kinh tế của mô hình nuôi cá lóc

4.4.1 Các khoản chi phí trong mô hình nuôi cá lóc

Kết quả khảo sát các khoản chi phí đầu tư cho mô hình nuôi cá lóc ao đất và vèo được thể hiện ở bảng 4.13

Bảng 4.13 Các khoản chi phí trong mô hình nuôi cá lóc


TB ± ĐLC (triệu đồng/vụ)

Tỷ lệ (%)


Ao đất

Vèo

Ao đất

Vèo

CP thức ăn

658,61 ± 187,48

549,23 ± 160,18

90,77

92,47

CP con giống

13,99 ± 6,18

9,51 ± 3,04

1,93

1,43

CP T - HC

25,26 ± 7,12

17,39 ± 5,37

3,48

2,68

CP nhiên liệu

13,97 ± 3,82

13,30 ± 3,98

1,93

2,05

CP sên vét ao

4,53 ± 1,99

2,01 ± 0,81

0,62

0,31

CP cải tạo ao

0,23 ± 0,08

0,25 ± 0,09

0,03

0,04

CP TTB

1,00 ± 0,23

0,50 ± 0,25

0,06

0,08

CP máy móc

0,73 ± 0,30

0,63 ± 0,29

0,10

0,10

CP cống

0,56 ± 0,17

0,58 ± 0,24

0,08

0,09

CP quản lí

0,50 ± 1,94

0,17 ± 0,91

0,07

0,03

CP nhân công

5,82 ± 2,06

4,00 ± 1,75

0,80

0,62

CP khác

0,91 ± 0,31

0,75 ± 0,38

0,13

0,11

Tổng chi phí

725,54 ± 198,75

598,32 ± 165,23

100

100

Chi phí thức ăn

Quản lý thức ăn là khâu quan trọng do chi phí thức ăn thường chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi phí đầu tư của mô hình nuôi cá lóc. Từ kết quả ở bảng 4.13 cho thấy chi phí thức ăn trung bình của mô hình cá lóc trong ao đất là 658,61 ± 187,48 triệu đồng/vụ

cao hơn so với chi phí thức ăn trung bình của mô hình nuôi cá lóc trong vèo là 549,23

± 160,18 triệu đồng/vụ.

Chi phí thức ăn ở cả 2 mô hình đều chiếm tỷ lệ cao nhất, ở mô hình nuôi cá lóc ao đất chiếm 90,77% tổng chi phí và mô hình nuôi cá lóc vèo chiếm 92,47% tổng chi phí. Nguyên nhân chính dẫn đến chi phí thức ăn cao là do các hộ nuôi cá lóc ở hai mô hình chủ yếu sử dụng thức ăn công nghiệp trong khi giá thức ăn công nghiệp khá cao dao động từ 17.800 - 20.800 đồng/kg. Thời gian nuôi của mô hình ao đất kéo dài hơn so với mô hình vèo nên lượng thức ăn sử dụng nhiều hơn dẫn đến chi phí thức ăn cao hơn.

Chi phí con giống

Chi phí con giống phụ thuộc vào chất lượng con giống và mật độ thả nuôi. Kết quả bảng 4.13 cho thấy chi phí con giống trung bình của mô hình nuôi cá lóc trong ao đất là 13,99 ± 6,18 triệu đồng/vụ cao hơn so với mô hình nuôi cá lóc trong vèo (9,51 ± 3,04 triệu đồng/vụ). Ở mô hình nuôi cá lóc trong ao đất chi phí con giống chiếm tỷ lệ 1,93% tổng chi phí, mô hình nuôi cá lóc vèo chi phí con giống chiếm 1,43% tổng chi phí. Do mô hình ao đất nuôi với diện tích lớn hơn mô hình vèo, số giống thả trung bình của mô hình ao đất là 59.667 ± 23.116 con cao hơn mô hình vèo (40.133 ± 10.247 con) nên chi phí con giống của mô hình nuôi cá lóc trong ao đất cao hơn mô hình nuôi cá lóc trong vèo.

Chi phí thuốc hóa chất

Chi phí thuốc cao hay thấp phụ thuộc cách chăm sóc quản lý của người nuôi, khi người nuôi chăm sóc quản lý tốt sẽ giảm được chi phí thuốc hóa chất. Qua kết quả bảng 4.13 cho thấy chi phí thuốc hóa chất ở mô hình nuôi cá lóc trong ao đất là 25,26

± 7,12 triệu đồng/vụ cao hơn nhiều so với mô hình nuôi cá lóc trong vèo (17,39 ± 5,37 triệu đồng/vụ). Chi phí thuốc hóa chất của mô nuôi cá lóc ao đất chiếm 3,48% tổng chi phí, chiếm tỷ lệ cao chỉ đứng sau chi phí thức ăn, ở mô hình nuôi cá lóc vèo chi phí này chiếm 2,68% tổng chi phí. Qua đó cho thấy ở mô hình nuôi cá lóc trong vèo quản lý dịch bệnh tốt hơn mô hình nuôi trong ao đất do mô hình nuôi vèo có nuôi ghép thêm các đối tượng nuôi khác góp phần làm giảm thiểu lượng thức ăn dư thừa, mùn bã hữu cơ nên hạn chế phát sinh mầm bệnh ngoài ra còn giúp giảm chi phí sên vét ao.

Chi phí sên vét ao

Từ kết quả ở bảng 4.13 cho thấy chi phí sên vét ao của mô hình nuôi cá lóc ao đất là 4,53 ± 1,99 triệu đồng/vụ, chiếm tỷ lệ 0,62% tổng chi phí cao hơn so với mô hình nuôi cá lóc vèo 2,01 ± 0,81 triệu đồng/vụ, chiếm tỷ lệ 0,31% tổng chi phi. Do mô hình ao đất nuôi với diện tích lớn và sản lượng thức ăn cao hơn mô hình vèo nên lượng thức ăn, mùn bã hữu cơ tích tụ dưới đáy ao nhiều hơn nên phải sên vét đáy thường xuyên nhằm loại bỏ mầm bệnh.

Các chi phí khác

Nhiên liệu sử dụng cho hai mô hình là nguồn điện dùng để phục vụ cho việc thay nước. Như vậy, chi phí nhiên liệu phụ thuộc vào chế độ cấp thoát nước vào ao, vèo nuôi. Từ kết quả ở bảng 4.13 cho thấy chi phí nhiên liệu của mô hình ao đất là 13,97 ± 3,82 triệu đồng/vụ chênh lệch không đáng kể so với mô hình vèo là 13,30 ± 3,98 triệu đồng/vụ.

Chi phí cải tạo ao trung bình của mô hình cá lóc ao đất là 0,23 ± 0,08 triệu đồng/vụ thấp hơn so với chi phí cải tạo ao của mô hình nuôi cá lóc vèo là 0,25 ± 0,09 triệu đồng/vụ. Chi phí cải tạo ao của 2 mô hình nuôi chiếm tỷ lệ thấp nhất trong tổng chi phí với mô hình ao đất chiếm 0,03% và vèo chiếm 0,04% vì các hộ nuôi chỉ sử dụng các loại hóa chất thông thường cho cải tạo ao là vôi và muối để tiết kiệm khoản chi phí cải tạo ao

Chi phí trang thiết bị trung bình của mô hình cá lóc trong ao đất là 1,00 ± 0,23 triệu đồng/vụ cao hơn so với chi phí trang thiết bị của mô hình nuôi cá lóc trong vèo là 0,50

± 0,25 triệu đồng/vụ.

Chi phí máy móc trung bình của mô hình cá lóc trong ao đất là 0,73 ± 0,30 triệu đồng/vụ cao hơn so với chi phí máy móc của mô hình nuôi cá lóc trong vèo là 0,63 ± 0,29 triệu đồng/vụ.

Chi phí xây dựng cống trung bình của mô hình cá lóc trong ao đất là 0,56 ± 0,17 triệu đồng/vụ không có sự khác biệt so với chi phí xây dựng cống của mô hình nuôi cá lóc trong vèo là 0,58 ± 0,24 triệu đồng/vụ.

Chi phí quản lý trung bình của mô hình cá lóc ao đất là 0,50 ± 1,94 triệu đồng/vụ cao hơn so với chi phí quản lý của mô hình nuôi cá lóc vèo là 0,17 ± 0,91 triệu đồng/vụ. Để tiết kiệm chi phí quản lý đa phần các hộ nuôi tự quản lý (chiếm 95%), chỉ một số ít hộ nuôi thuê quản lý ao, vèo nuôi (chiếm 5%)

Chi phí thuê nhân công lúc thu hoạch của mô hình cá lóc ao đất là 5,82 ± 2,06 triệu đồng/vụ cao hơn so với chi phí thuê mướn nhân công của mô hình nuôi cá lóc vèo là 4,00 ± 1,75 triệu đồng/vụ. Do sản lượng thu hoạch của mô hình ao đất cao hơn mô hình vèo nên chi phí thuê mướn nhân công thu hoạch cao hơn.

Tổng chi phí

Từ kết quả ở 4.13 cho thấy tổng chi phí trung bình của mô hình nuôi cá lóc trong ao đất là 725,54 ± 198,75 triệu đồng/vụ lớn hơn so với mô hình nuôi cá lóc trong vèo là. 598,32 ± 165,23 triệu đồng/vụ

Do thời gian nuôi trung bình của mô hình nuôi ao đất dài hơn nên tốn nhiều chi phí thức ăn hơn, bên cạnh đó các chi phí về con giống, thuốc và hóa chất, nhiên liệu, sên vét ao cao...nên tổng chi phí của mô hình ao đất cao hơn mô hình vèo .

Như vậy, nếu như cùng một giá trị tổng doanh thu thì sau khi trừ tổng chi phí mô hình nuôi cá lóc vèo sẽ cho lợi nhuận cao hơn mô hình nuôi cá lóc ao đất.

4.4.2 Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá lóc

Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi được thể hiện ở bảng 4.14

Bảng 4.14 Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá lóc


Diễn giải

Mô hình nuôi


Ao đất (TB ± ĐLC)

Vèo (TB ± ĐLC)

Doanh thu (triệu đồng/vụ)

865,07 ± 246,15

820,02 ± 246,76

Tổng chi phí (triệu đồng/vụ)

725,54 ± 198,75

598,32 ± 165,23

Lợi nhuận (triệu đồng/vụ)

139,53 ± 103,88

221,70 ± 93,45

Tỷ lệ số hộ lỗ (%)

6,67

0

Tỷ lệ số hộ lời (%)

93,33

100

Tỷ suất lợi nhuận (%)

0,20

0,36

Bảng 4.14 cho thấy doanh thu trung bình của mô hình nuôi cá lóc trong ao đất là 865,07 ± 246,15 triệu đồng/vụ cao hơn so với doanh thu trung bình của mô hình nuôi cá lóc trong vèo là 820,02 ± 246,76 triệu đồng/vụ. Doanh thu phụ thuộc vào năng suất và giá cá lóc thương phẩm, chất lượng thịt, đầu ra của sản phẩm, thời điểm thu hoạch.

Đa số các hộ nuôi cá lóc trong vèo không những thu được nguồn lợi nhuận từ việc bán cá lóc mà còn thu được lợi nhuận từ việc nuôi ghép các loại cá tạp giúp tăng thêm thu nhập cho các hộ nuôi. Lợi nhuận trung bình của mô hình nuôi cá lóc trong ao đất là 139,53 ± 103,88 triệu đồng/vụ thấp hơn so với lợi nhuận của mô hình nuôi cá lóc trong vèo (221,70 ± 93,45 triệu đồng/vụ). Tỷ lệ số hộ lời ở hai mô hình tương đối cao, mô hình nuôi cá lóc ao đất (93,33%) thấp hơn mô hình nuôi cá lóc vèo (100%). Tỷ suất lợi nhuận thu được của hộ nuôi cá lóc trong vèo là 0,36 cao hơn so với tỷ suất lợi nhuận của mô hình nuôi cá lóc trong ao đất là 0,2. Như vậy, có nghĩa là khi bỏ ra một đồng để đầu tư nuôi cá lóc ao đất sẽ thu được lại được 0,2 đồng lợi nhuận và hộ nuôi cá lóc trong vèo sẽ thu là 0,36 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân dẫn đến hộ nuôi cá lóc trong vèo đạt lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận cao hơn hộ nuôi cá lóc trong ao đất là do mô hình nuôi cá lóc trong vèo có chi phí đầu vào thấp hơn mô hình ao đất.

4.5 Các yếu tố trong mô hình nuôi ảnh hưởng đến năng suất nuôi

4.5.1 Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến năng suất thu hoạch

Kết quả phân tích mối quan hệ giữa mật độ thả nuôi với năng suất và lợi nhuận của mô hình nuôi cá lóc trong ao đất được thể hiện ở hình 4.12



30


25

21,43

27,25

134,57

24,33

20

97,82

99,57

15


10


5


0

160

140

120

100

80

60

40

20

0

20 - 50

50 - 80

năng suất

lợi nhuận

80 - 110 Con/m²

Năng suất (kg/m²)

Lợi nhuận (triệu đồng/vụ)

Hình 4.12 Tương quan giữa mật độ thả nuôi với năng suất và lợi nhuận của mô hình nuôi cá lóc trong ao đất

Hình 4.12 cho thấy ở mô hình nuôi cá lóc trong ao đất có sự dao động giữa năng suất, lợi nhuận với mật độ thả nuôi. Mật độ nuôi từ 50 - 80 con/m2 là phù hợp nhất sẽ thu được năng suất trung bình cao nhất là 27,25 kg/m2 và lợi nhuận trung bình cao nhất là 134,57 triệu đồng/vụ. Khi thả nuôi cá lóc ở mật độ 20 - 50 con/m2 thì năng suất thu hoạch trung bình thấp nhất là 21,43 kg/m2, lợi nhuận thu được là 97,82 triệu đồng/vụ.

Khi mật độ thả nuôi tăng lên 80 - 110 con/m2 lúc này năng suất và lợi nhuận bắt đầu giảm, nguyên nhân là do khi nuôi với mật độ cao sẽ làm mầm bệnh dễ lây lan, cá dễ bị nhiễm bệnh, quá trình chăm sóc và quản lý khó khăn làm giảm tỷ lệ sống của cá nên năng suất thu hoạch giảm (24,33 kg/m2). Bên cạnh đó mật độ thả nuôi cao lượng thức ăn sử dụng nhiều sẽ làm môi trường nước nuôi dễ bị ô nhiễm và tốn nhiều chi phí thức ăn, chi phí thuốc và hóa chất nên lợi nhuận trung bình giảm (99,57 triệu đồng/vụ).

Kết quả phân tích mối quan hệ giữa mật độ thả nuôi với năng suất và lợi nhuận của mô hình nuôi cá lóc trong vèo được thể hiện ở hình 4.13

Xem tất cả 76 trang.

Ngày đăng: 01/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí