Các Quy Định Về Điều Kiện Hành Nghề

Examination). Pháp luật không quy định ứng viên phải học ở đâu, tổ chức nào đào tạo nghề mà quan trọng là phải thi đỗ kỳ thi vào Đoàn luật sư. Pháp luật về luật sư của Nhật Bản, Thái Lan, Vương quốc Anh có quy định về khóa đào tạo nghề luật sư nhưng không bắt buộc phải qua thời gian tập sự hành nghề luật sư. Một số nước quy định người muốn trở thành luật sư vừa phải qua thời gian đào tạo nghề, vừa phải qua thời gian tập sự hành nghề luật sư như Singapore, Pháp, bang New South Wales của Úc. Một số quốc gia lại quy định được lựa chọn giữa đào tạo nghề và tập sự hành nghề như Bang Victoria của Úc.

Theo quy định pháp luật của nhiều nước, hình thức tổ chức hành nghề luật sư phổ biến là: Văn phòng luật sư cá nhân/hành nghề độc lập và Công ty hợp danh. Ngoài 2 hình thức phổ biến nêu trên thì ở Mỹ, Pháp, Canada, Bỉ, Singapore, Thái Lan, Đức và nhiều nước khác còn cho phép luật sư thành lập công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Bên cạnh đó, một số nước như Hy Lạp, Arhentina, Italia, Mexico, Đài Loan, Brazil, Thuỵ Sỹ, Nhật Bản, hình thức công ty luật trách nhiệm hữu hạn không được chấp nhận vì không phù hợp với chế độ trách nhiệm vô hạn đối với luật sư trong hoạt động nghề nghiệp. Đối với nghề luật sư ở Anh, Mỹ thì hình thức công ty luật hợp danh lại rất phổ biến. Một số nước còn quy định hình thức luật sư hành nghề độc lập mà không cần thành lập tổ chức hành nghề (Mỹ, Anh, Singapore, Canada) hoặc cho phép hai hay nhiều luật sư biện hộ có chung văn phòng, chia sẻ một số chi phí văn phòng nhưng không tham gia hợp danh với nhau (Italia, Đài Loan, Anh, Pháp, Thuỵ Sỹ, Nhật). Ngoài ra, ở một số nước (Arhentina, Mỹ, Anh, Singapore), luật sư có thể làm thuê cho khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức khác (lay client) với tư cách luật sư riêng (in-house lawyer) hoặc làm thuê cho Chính phủ thông qua hợp đồng với tư cách là người làm thuê. Một đặc điểm khác biệt là người chủ thuê luật sư đồng thời cũng là khách hàng duy nhất của luật sư đó. Ở một số nước như Italia, Thái Lan, Đài Loan thì trong Chính phủ và các tổ chức doanh nghiệp tồn tại một đội ngũ tư vấn pháp luật. Những người này không đòi hỏi phải có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như luật sư.

Đối với các nước theo hệ thống luật án lệ, quyền của luật sư trong tố tụng được mở rộng hơn so với các nước theo hệ thống luật thành văn. Ở Anh, Úc, Mỹ, luật sư được quyền tham gia vào bất kỳ giai đoạn nào của quá trình tố tụng, kể từ

khi bắt giữ người bị tình nghi phạm tội. Luật sư có vai trò rất quan trọng từ quá trình điều tra cho đến khi buộc tội và xét xử. Bị can không bị hỏi cung khi chưa có luật sư bảo vệ trừ khi bị can từ chối thuê luật sư. Đối với một số nước khác thì luật sư thường được tham gia từ giai đoạn điều tra (Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan). Columbia cho phép luật sư được sử dụng các biện pháp luật định để tiến hành điều tra độc lập, tìm ra các chứng cứ trong các vụ án hình sự. Nước Ý cũng cho phép luật sư được quyền điều tra và thu thập chứng cứ. Luật sư được quyền: liên lạc với bất kỳ nhân chứng nào để lấy thông tin; yêu cầu có xác nhận bằng văn bản của nhân chứng đó; được thu thập thông tin. Trong quá trình tố tụng, luật sư được tham gia vào các hoạt động điều tra như khám nhà, giám định và quá trình định tội. Trong quá trình điều tra của mình, luật sư được quyền can thiệp vào việc chuẩn y hay không chuẩn y và không được công bố nếu chưa được sự đồng ý của thẩm phán. Nếu được chấp nhận, luật sư có thể được hỏi, đề xuất hoặc yêu cầu ghi nhận lại bất kỳ những điều không bình thường nào. Điều 30 của Luật về luật sư của Trung Quốc quy định khi tham gia tố tụng luật sư được quyền thu thập và đọc hồ sơ liên quan đến vụ án, được gặp và trao đổi thư từ với thân chủ người đang bị giam giữ theo các quy định của luật tố tụng. Ngoài ra, điều 31 còn quy định thêm rằng trong khi xử lý vụ việc cho khách hàng, luật sư được quyền gặp gỡ với các cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan với sự đồng ý của họ để tiến hành điều tra chi tiết về vụ án. Điều 32 Luật về luật sư còn quy định rằng trong khi hành nghề, quyền nhân thân của luật sư không thể bị xâm phạm. Tuy nhiên luật sư phải có trách nhiệm tuyệt đối giữ bí mật của nhà nước, bí mật thương mại của khách hàng và các thông tin về đời tư mà luật sư biết được trong quá trình hành nghề.

Ở Thái Lan, quyền và trách nhiệm của luật sư được quy định trong Luật về luật sư, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự. Trong quá trình điều tra, luật sư được quyền gặp gỡ bị can, được tư vấn cho bị can về quyền và trách nhiệm. Tuy nhiên, luật sư không được đại diện cho bị can trong quá trình điều tra và cũng không được thay mặt bị can trả lời các câu hỏi của nhân viên điều tra. Khi xét xử, luật sư được quyền đại diện cho khách hàng bào chữa và bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng. Được đưa ra chứng cứ và được thẩm định chứng cứ do công tố viên đưa ra trước tòa án.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ Ở VIỆT NAM


Có lẽ, từ trong suy nghĩ và hành động, các nhà lập pháp luôn mong muốn định hướng xây dựng một hệ thống pháp luật đảm bảo tính thống nhất, logic, không quá trừu tượng và phù hợp với nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân... Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy, cũng như người họa sĩ vẽ một bức tranh, công nhân xây dựng công trình hoặc sản xuất ô tô, chỉ khi vẽ xong, xây xong và đưa ô tô vào sử dụng, người ta mới có thể nhìn thấy các khiếm khuyết mà trước đó người thiết kế và người sản xuất chưa hoặc không lường trước được. Trong lĩnh vực lập pháp, mặc dù quy trình thực hiện phải tuân theo bao điều kiện, thủ tục chặt chẽ cũng khó có thể tránh được những khiếm khuyết xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về hành nghề luật sư đang được áp dụng trong cuộc sống, và đang nhận được những phản hồi từ cuộc sống hàng ngày về những ưu và khuyết điểm của chúng. Các nghiên cứu sau nói rõ về những điểm đó.

2.1. Các quy định về điều kiện hành nghề

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

2.1.1 Điều kiện vào nghề luật sư

Muốn trở thành luật sư theo quy định tại điều 10 Luật luật sư năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2012 của pháp luật Việt Nam thì tiêu chuẩn đầu tiên là phải có quốc tịch Việt Nam. Tư tưởng này đã tồn tại từ những văn bản pháp quy trước đó như: Pháp lệnh luật sư 1987 được Hội đồng nhà nước thông qua ngày 18/12/1987; “Quy chế Đoàn luật sư” kèm theo Nghị định số 15/HĐBT ngày 21/2/1989 do Hội đồng Bộ trưởng ban hành, cụ thể hoá và hướng dẫn thi hành pháp lệnh tổ chức luật sư; Thông tư số 313/TT/LS ngày 15/4/1989 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện Quy chế Đoàn luật sư; Pháp lệnh luật sư 2001. Các điều kiện khác để trở thành luật sư là“trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt”,“có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư”. Ngoài các tiêu chuẩn mang tính chất chung như trên, nghề luật sư còn đòi hỏi những tiêu chuẩn riêng, đặc trưng cho nghề luật sư, đó là “có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư”.

Pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt Nam - 5

Về nghiệp vụ, luật sư phải trải qua một khoá học đào tạo nghề luật sư. Ngày nay chúng ta đã có Học viện Tư pháp là nơi đào tạo nghề Luật sư một cách bài bản theo khung đào tạo của Bộ Tư pháp. Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai muốn trở thành luật sư cũng phải tham gia khoá đào tạo này mà có một số trường hợp được miễn đào tạo nghề luật sư (điều 13 Luật luật sư), đó là những người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên; Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sỹ luật; đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Toà án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật; đã là thẩm tra viên chính ngành Toà án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát; chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật.

Về kỹ năng, muốn trở thành luật sư phải trải qua một thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định. Những trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3 điều 13 được miễn tập sự hành nghề luật sư. Thời gian tập sự giúp bổ sung những kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết để mang những điều đã được học trong trường đại học và trong khoá đào tạo luật sư vận dụng vào thực tế. Do đó thời gian tập sự hành nghề là thực sự cần thiết. Tuy nhiên Điều 13 dẫn đến một sai sót trong quá trình soạn thảo văn bản pháp luật của điều 10. Điều 10 quy định tất cả những trường hợp muốn trở thành luật sư đều phải tham gia khoá học đào tạo nghề luật sư và phải trải qua thời gian tập sự hành nghề luật sư mà không dự liệu đến những trường hợp được miễn đào tạo và tập sự tại điều 13.

Trên đây là những tiêu chuẩn cơ bản để trở thành một luật sư, hay nói cách khác đây là điều kiện cần, còn các điều kiện đủ lại được bổ sung bởi điều 11 Luật luật sư “Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư”.

Sau khi kết thúc thời gian tập sự, người tập sự phải trải qua một kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề luật sư. Chỉ những người đạt yêu cầu của kỳ kiểm tra này mới được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư. Sau đó, người có chứng chỉ hành nghề luật sư phải đăng ký gia nhập một Đoàn luật sư, được Đoàn luật sư cấp thẻ luật sư, lúc đó mới chính thức trở thành một luật sư có đủ điều kiện hành nghề. Những điều

kiện quy định tại điều 11 này là phù hợp với lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên cách thực hiện nó ở Việt Nam lại phát sinh nhiều tiêu cực như: tiêu cực trong thi cử của kỳ kiểm tra hết tập sự, nhiều thủ tục trong việc gia nhập Đoàn luật sư, phí gia nhập đoàn cao, khiến nhiều người được cấp chứng chỉ hành nghề nhưng không gia nhập Đoàn luật sư nào, nhiều người thì gia nhập Đoàn luật sư nhưng không hành nghề luật sư, không thực hiện chế độ báo cáo với Đoàn luật sư nên Đoàn không quản lý được hoạt động của những người này.

So với các nước trên thế giới thì vấn đề đào tạo luật sư của nước ta vẫn còn yếu kém, thời gian đào tạo ngắn, chất lượng đào tạo không cao dẫn đến tình trạng luật sư ra trường có chứng chỉ hành nghề trong tay nhưng kỹ năng hành nghề không thành thạo. Điều này sẽ được phân tích cụ thể ở những phần sau.

2.1.2 Đào tạo nghề luật sư

Luật sư là một nghề đòi hỏi kiến thức sâu rộng về mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực pháp luật. Để có lượng kiến thức đó, người hành nghề phải được đào tạo cơ bản tại những cơ sở đào tạo có chất lượng đồng thời phải không ngừng học hỏi trong sách vở, trong thực tế để tích luỹ kinh nghiệm, kỹ năng phục vụ cho quá trình hành nghề.

Đào tạo nghề luật được bắt đầu bằng việc giảng dạy tại một trường đại học chuyên ngành luật ở Việt Nam hoặc nước ngoài. Hầu hết các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam thiên về lý thuyết, sinh viên ít được đào tạo về vấn đề thực hành nghề luật, ít có cơ hội tiếp cận thực tế nên chất lượng đào tạo chưa cao hầu hết sinh viên ra trường phải mất một thời gian dài mới đáp ứng được nhu cầu của công việc.

Sau khi có bằng cử nhân luật, muốn trở thành luật sư thì phải tham gia một khoá đào tạo nghiệp vụ luật sư mười hai tháng tại Học viện Tư pháp. Khoá đào tạo này chủ yếu cho học viên rèn luyện trên lớp các kỹ năng hành nghề luật sư như: kỹ năng gặp gỡ đàm phán với khách hàng, kỹ năng tư vấn pháp luật, kỹ năng tranh tụng tại phiên toà.... Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư được cơ sở đào tạo nghề luật sư cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư.

So sánh với một số nước phát triển trên thế giới thì quá trình đào tạo nghề luật nói chung và nghề luật sư nói riêng ở Việt Nam còn nhiều yếu kém. Yếu từ chất lượng đầu vào, yếu trong quá trình đào tạo và yếu cả về chất lượng khi ra trường,

khi hành nghề. Quá trình đào tạo nghề luật ở Việt Nam còn quá nặng về lý thuyết và phương pháp thuyết trình, ít tạo điều kiện cho sinh viên chủ động nghiên cứu và thực hành nghề luật. Các cơ sở đào tạo luật cũng còn yếu kém trong việc đào tạo các kỹ năng mềm cần có của luật sư như: kỹ năng phân tích vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hùng biện.... và một vấn đề quan trọng còn thiếu trong các trường đào tạo luật là việc truyền tải cho sinh viên tầm quan trọng của nghề luật trong xã hội và đạo đức hành nghề luật.

Khoản 3 điều 12 Luật luật sư và điều 1 Thông tư 17/2011/TT-BTP ngày 14/10/2010 của Bộ tư pháp Hướng dẫn một số quy định của Luật Luật sư, Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư, Nghị định hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Luật sư về tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Luật sư quy định về việc công nhận giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài. Người có giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài nộp hồ sơ tới Bộ Tư pháp để được xem xét và Bộ trưởng Bộ Tư pháp là người có thẩm quyền ra quyết định công nhận.

Một số trường hợp được miễn đào tạo nghề luật sư (điều 13 Luật luật sư) đó là những người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên; Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sỹ luật; đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Toà án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật; đã là thẩm tra viên chính ngành Toà án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát; chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật. Quy định này là chưa phù hợp bởi những người nêu tại điều 13 đã có kiến thức chuyên sâu về pháp luật và có thời gian được áp dụng những kiến thức đó vào thực tế. Tuy nhiên họ áp dụng kiến thức đó trong một vai trò khác với luật sư, đôi khi còn đối lập. Có những đối tượng quy định tại điều luật này có khi chưa một lần nhìn thấy luật sư hành nghề. Họ sẽ hành nghề luật sư như thế nào khi không có kinh nghiệm, kỹ năng liên quan đến nghề? Nên chăng vẫn buộc họ phải tham gia khoá đào tạo kỹ năng hành nghề nhưng giảm thời gian đào tạo?

2.1.3 Tập sự hành nghề luật sư

Sau khi tốt nghiệp khoá đào tạo luật sư tại học viện Tư pháp, được cấp Giấy chứng nhận đào tạo nghề luật sư, những người mong muốn trở thành luật sư phải tập sự hành nghề luật sư tại văn phòng hoặc công ty Luật. Tập sự hành nghề luật sư được quy định tại điều 14 Luật luật sư và Quy chế tập sự hành nghề luật sư Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2010/TT-BTP ngày 01/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp (sau đây gọi tắt là Thông tư 21). Người tập sự hành nghề luật sư đăng ký việc tập sự tại Đoàn luật sư ở địa phương nơi có trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư mà mình tập sự. Đoàn luật sư có trách nhiệm giám sát việc tuân theo Quy chế tập sự hành nghề luật sư. Thời gian tập sự là mười hai tháng tính từ ngày đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư.

Điều 16 Luật luật sư và điều 6 Thông tư số 21/2010/TT-BTP quy định các trường hợp sau được miễn tập sự hành nghề Luật sư: đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên; Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật; đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Toà án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật. Tuy nhiên quy định này là chưa hợp lý. Bởi lẽ những người này đã có kiến thức sâu về pháp luật, họ có thời gian làm thực tế trong lĩnh vực pháp luật nhưng chưa chắc họ đã có kỹ năng của một luật sư. Hoạt động hành nghề của luật sư khác với việc xử án của thẩm phán hay việc giảng bài của các giáo sư... Thực tế có những người đã là thẩm phán khi về hưu, đã được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, đã gia nhập đoàn luật sư, khi ra tranh tụng lại vẫn nghĩ mình là thẩm phán, không nắm được các kỹ năng của luật sư tại phiên toà. Ví dụ: Trong giai đoạn đầu của phiên toà khi chủ toạ yêu cầu luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn trình bày các căn cứ khởi kiện, luật sư lại đọc nguyên bản luận cứ của mình. Đến giai đoạn tranh luận, luật sư không còn gì để nói vì tất cả đã đọc hết ở giai đoạn trước.

Khoản 3 điều 14 Luật luật sư quy định “Người tập sự hành nghề luật sư được giúp luật sư hướng dẫn trong hoạt động nghề nghiệp nhưng không được đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại phiên tòa, không được ký văn bản tư vấn pháp luật”. Như nhiều tài liệu nói “người tập sự hành nghề

luật sư là người đang tập bơi trên cạn”. Như vậy là người tập sự hành nghề luật sư bị cấm làm tất cả mọi hoạt động thuộc phạm vi nghề nghiệp của luật sư, thậm chí không được làm những việc mà mọi công dân bình thường đều được làm (như đại diện theo uỷ quyền, thay thế các đương sự tham gia tố tụng tại phiên toà; giúp thảo đơn, nộp đơn; dịch tài liệu; đại diện theo uỷ quyền để tham gia khiếu nại, tố cáo; giúp giải thích, hướng dẫn luật lệ cho người khác)… Những việc này, mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự đều được làm nhưng người tập sự hành nghề luật sư không được làm. Trong một bài viết trên báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, Luật sư, tiến sỹ Phan Đăng Thanh còn cho rằng “về tư cách pháp lý, người tập sự hành nghề luật sư cũng được liệt vào như loại người … mất năng lực hành vi dân sự”.

Tất cả nhưng việc người tập sự hành nghề luật sư được làm là nghe luật sư hướng dẫn nói, nhìn luật sư hướng dẫn làm, được thực hiện một số công việc “bên cạnh” hoạt động nghề nghiệp của luật sư đó là “giúp luật sư hướng dẫn”. Những công việc này được quy định tại khoản 3 điều 14 luật luật sư được cụ thể hoá trong điều 10 của thông tư 21.

Điều 27 Luật luật sư quy định: Trong trường hợp người tập sự hành nghề luật sư đi cùng với luật sư hướng dẫn trong các vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật luật sư “thì khi liên hệ với cá nhân, cơ quan, tổ chức, luật sư hướng dẫn xuất trình Giấy chứng nhận người tập sự hành nghề luật sư và giấy tờ xác nhận có sự đồng ý của khách hàng”. [35, điều 27]

Nếu người tập sự hành nghề luật sư đi cùng với luật sư hướng dẫn trong vụ án hình sự “thì khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận người bào chữa, luật sư hướng dẫn gửi kèm theo Giấy chứng nhận người tập sự hành nghề luật sư và giấy tờ xác nhận có sự đồng ý của khách hàng đến cơ quan tiến hành tố tụng để đề nghị cho phép người tập sự được đi cùng luật sư hướng dẫn” [35, điều 27]. Đây là một số quy định bổ sung của Luật luật sư 2012. Quy định này tạo cơ sở pháp lý cho người tập sự hành nghề luật sư có thể học hỏi được cách làm việc của luật sư hướng dẫn khi tham gia các hoạt động tố tụng. Tuy nhiên những thủ tục quy định trong đó, chỉ mới đọc lên đã thấy khó có thể thực hiện được. Luật sư chính thức khi tham gia hoạt

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 18/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí