Định Hướng Hoàn Thiện Ccsptn Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Tế, Khả Năng Cạnh Tranh Và Phát Triển Ngành Hàng Tôm Nuôi Bền Vững Ở Tỉnh Quảng Nam

Ba là, hoàn thiện CCSPTN theo hướng phát triển ngành hàng tôm nuôi đảm bảo chất lượng, bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Phát triển ngành hàng tôm nuôi bền vững là quá trình phát triển theo hướng tới thay đổi về thể chế và công nghệ thân thiện với môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế, được xã hội chấp nhận, nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu cầu SPTN an toàn của con người cho thế hệ hôm nay và thế hệ mai sau [4]. Quản lý CCSPTN là một hình thức tổ chức dựa trên các mối liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi từ người cung ứng các yếu tố đầu vào đến việc phân phối SPTN tới người tiêu dùng một cách có hiệu quả. Một chuỗi cung hoàn thiện sẽ đảm bảo thông tin thông suốt, sản phẩm đáp ứng đầy đủ về mặt số lượng, chất lượng và VSATTP cho người tiêu dùng, các lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi được bảo đảm. Vì vậy, hoàn thiện CCSPTN phải bảo đảm đạt được 3 mục tiêu chính: bền vững về môi trường sinh thái; bền vững về lợi ích kinh tế; bền vững về lợi ích xã hội đối với các tác nhân tham gia CCSPTN và với toàn xã hội. Đây là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt quá trình đề ra các giải pháp hoàn thiện CCSPTN cũng như phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi trong giai đoạn hiện nay ở tỉnh Quảng Nam [46] [47] [48].

4.1.2.2. Định hướng hoàn thiện CCSPTN nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh và phát triển ngành hàng tôm nuôi bền vững ở tỉnh Quảng Nam

Xuất phát từ quan điểm trên, định hướng cho việc hoàn thiện chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi đến năm 2020.

- Phát huy những lợi thế cạnh tranh từ nguồn lực tự nhiên như đất đai, mặt nước và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phát triển ngành hàng tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái ven biển. Yêu cầu về bảo vệ môi trường sinh thái là mối quan tâm của toàn thể nhân loại, đòi hỏi việc tổ chức ngành hàng tôm nuôi theo hướng đảm bảo chất lượng, VSATTP, sản phẩm “xanh” và không bị ô nhiễm môi trường. Bên cạnh khai thác có hiệu quả các nguồn lực tự nhiên, cần phải có hệ thống truy suất nguồn gốc về chất lượng dựa trên các tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng của thế giới và Việt Nam. Vùng nuôi tôm phải quy hoạch tập trung, áp dụng công nghệ nuôi trồng, bảo quản, chế biến tiên tiến và hiện đại để giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái nói chung và môi trường sinh thái ven biển nói riêng.

- Quy hoạch vùng nuôi tôm tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế của của ngành hàng tôm nuôi. Để đảm bảo CCSPTN của tỉnh Quảng Nam thực hiện có hiệu quả, trước hết quy hoạch vùng nuôi tôm tập trung, tránh tình trạng manh mún, tạo điều kiện cho công tác kiểm tra, giám sát dịch bệnh, đầu tư ứng dụng khoa học kỹ thuật thuận lợi, từ đó mở rộng quy mô và nâng cao NS, chất lượng sản phẩm với hình thức nuôi TC. Khai thác tốt các lợi thế về tài nguyên, tiến bộ khoa học - công nghệ, cắt giảm các chi phí không cần thiết để nâng cao hiệu quả kinh tế ngành hàng tôm nuôi.

- Thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vốn, khoa học - công nghệ vào các công đoạn trong CCSPTN, đẩy mạnh phát triển theo chiều sâu và đa dạng hóa sản phẩm chế biến từ tôm, tăng tỷ lệ giá trị gia tăng cho sản phẩm. Trên thực tế các tác nhân tham gia trong CCSPTN đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có quy mô và năng lực SXKD hạn chế, nhất là hộ nuôi tôm có quy vốn SX và trình độ kỹ thuật, quản ly kinh doanh thấp. Vì vậy, tỉnh Quảng Nam muốn phát triển ngành hàng tôm nuôi đỏi hỏi phải có chính sách thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào các công đoạn (mắt xích) trong CCSPTN nhằm nâng cao năng lực SXKD để khai thác các nguồn lực có hiệu quả, đa dạng hóa sản phẩm chế biến để nâng cao giá trị gia tăng cho SPTN [47].

- Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm theo quy hoạch gắn với các chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Quảng Nam. Cơ sở hạ tầng là giá đỡ để quá trình hoạt động của chuỗi cung thông suốt, nếu cơ sở hạ tầng yếu kém thì toàn bộ các dịch vụ hậu cần hỗ trợ cho chuỗi gặp khó khăn. Trong chuỗi CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam, các tác nhân nằm trên địa bàn tỉnh, và các vùng nuôi tôm gắn kết với các khu vực dân cư ở nông thôn, Vì vậy, trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phải chú ý gắn kết với công tác xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới hiện nay ở các địa phương nhằm sử dụng các công trình vừa đảm bảo phục vụ tốt cho quá trình hoạt động của CCSPTN, vừa tạo điều kiện vững chắc để phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng nông thôn [46].

- Xây dựng hệ thống chính sách hỗ trợ vốn, khoa học kỹ thuật cho các tác nhân tham gia chuỗi cung, đặc biệt là các hộ nuôi tôm. Năng lực hoạt động của chuỗi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó năng lực của từng tác nhân tham gia là yếu tố quan trọng cần phải được quan tâm. Khâu yếu của chuỗi cung đầu vào và đầu ra tập trung vào hai đối tượng đó

là cơ sở SXTG và hộ nuôi tôm, quy mô SX nhỏ và hạn chế về khoa học công nghệ trong tạo giống, nuôi tôm. Xây dựng chính sách hỗ trợ theo hướng miễn giảm thuế đất và đào tạo, bồi dưỡng kiến thức khoa học kỹ thuật, hỗ trợ vốn với các hinh thức cho vay ưu đãi.

4.1.3. Mục tiêu phát triển ngành hàng tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam đến năm 2020

Trên cơ sở tham khảo các báo cáo điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển ngành NTTS, ngành chế biến thủy sản đến năm 2020, có xét đến năm 2025 của tỉnh Quảng Nam. Mục tiêu về diện tích nuôi tôm đến năm 2020 là 1.872 ha, năng suất tôm nuôi phấn đấu đạt 8,5 tấn/ha, sản lượng chế biến đến năm 2020 là 8.550 tấn tôm, kim ngạch xuất khẩu đạt 28,5 triệu USD.


Chỉ tiêu


ĐVT


2010


2012


2015


2020

Tốc độ phát

triển BQ năm (%)

2010 -

2015

2015 -

2020

1. Nuôi tôm








- Diện tích nuôi tôm

ha

1.750

1.639

1.872

1.872

1,03

1,02

- Năng suất

tấn/ha

4,72

7,53

8,5

8.5

1,34

1,22

- Sản lượng tôm nuôi

tấn

8.260

12.342

15.912

15.912

1,39

1,24

- Giá trị sản xuất tôm

tr.đồng

489

941

1.909

2.387

1,98

1,70

2. Chế biến và xuất khẩu








Sản lượng chế biến

tấn

759

730

4.275

8.550

2,37

2,24

3. Giá trị xuất khẩu

tr.USD

1,86

1,79

10,5

28,5

2,38

2,48

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

Nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam - 18

Bảng 4.1. Dự kiến chỉ tiêu phát triển ngành hàng tôm ở Quảng Nam đến năm 2020



Nguồn: Báo cáo điều chỉnh quy tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Nam năm 2015 và định hướng đến năm 2020; Báo cáo điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, có xét đến năm 2025 và tính toán của tác giả.

Để hoàn thành các mục tiêu trên tỉnh phải thực hiện những chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn tạo điều kiện môi trường kinh doanh thuận lợi cho các tác nhân tham gia ngành hàng tôm nuôi phấn đấu nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh,

tăng cường các mối quan hệ hợp tác giữa các tác nhân nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi; cụ thể thực hiện các mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế phải gắn với hiệu quả về mặt xã hội và môi trường, đồng thời gắn với sự phát triển kinh tê- xã hội chung của tỉnh Quảng Nam.

4.1.4. Dựa trên kết quả phân tích ma trận SWOT về CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam

Qua kết quả điều tra, phân tích thực trạng ngành hàng tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam có thể rút ra một số điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam như sau:

- Điểm mạnh (Strengths): Nuôi tôm ở Quảng Nam đã trở thành một ngành hàng sản phẩm chủ lực trong ngành NTTS. Hộ nuôi tôm nhận thức được hoạt động nuôi tôm của họ là sản xuất hàng hóa, chứ không phải là sản xuất để tự cung và tự cấp. Vì vậy, mọi hoạt động nuôi tôm của họ đều hướng đến chất lượng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, đặc biệt đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Các tác nhân trong CCSPTN có nhiều kinh nghiệm trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào và phân phối SPTN đến các mảng thị trường trong nước và xuất khẩu. Việc nuôi tôm đã được chuyên môn hóa rất cao. Đối tượng tôm nuôi đa dạng, nhưng nuôi tôm thẻ chân trắng đã khẳng định là con tôm nuôi có hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua.

- Điểm yếu (Weaknesses): Thương hiệu tôm nuôi của tỉnh Quảng Nam chưa phát triển; Hiện tại tỉnh Quảng Nam chưa sản xuất được tôm giống cho loài tôm thẻ chân trắng; Chất lượng sản phẩm tôm nuôi xuất khẩu của Việt Nam cũng như tỉnh Quảng Nam thấp và sản lượng xuất khẩu thiếu ổn định, chưa thật sự đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm; Các mối liên kết theo chiều dọc, cũng như liên kết ngang giữa các tác nhân rất hạn chế, phân phối lợi ích chưa công bằng giữa hộ nuôi với các tác nhân khác trong chuỗi; dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động CCSPTN như: dịch vụ hậu cần, tài chính, kỹ thuật và công nghệ nuôi, chế biến còn yếu; CCSPTN xuất khẩu của Việt Nam nói chung, Quảng Nam nói riêng chưa thể kết nối với chuỗi cung tôm toàn cầu, chưa nắm bắt khuy hướng tiêu dùng của thị trường [21]. Chủng loại mặt hàng đơn điệu, chủ yếu là xuất khẩu tôm đông lạnh; Tỷ lệ SPTN tiêu thụ trong nước thấp nên khi thị trường tôm thế giới biến động theo chiều hướng bất lợi, ngành hàng tôm nuôi Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng khó xử lý những thiệt hại xảy ra.

- Cơ hội (Opportunities): Nuôi tôm theo tiêu chuẩn GAP và các tiêu chuẩn kỹ thuật (HACCP, GMP, BRC, ACC, IFS) đối với nuôi tôm đã và đang phổ biến ở Việt Nam và Quảng Nam tạo tiền đề cho việc áp dụng để nâng cao chất lượng tôm nuôi; Vùng ven biển của tỉnh Quảng Nam có lợi thế về điều kiện tự nhiên phù hợp nuôi tôm thẻ chân trắng đạt năng suất cao, chất lượng tốt; Các chương trình lai tạo tôm giống, nội địa hóa tôm giống bố mẹ thẻ chân trắng, sẽ giảm bớt sự lệ thuộc tôm giống bố mẹ từ nước ngoài, giảm chi phí đầu vào nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi tôm và nâng cao giá trị cho SPTN.

- Nguy cơ (Threats):Trong nuôi tôm, dịch bệnh ở tôm, môi trường nuôi ô nhiễm đang là thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm ở Quảng Nam. Giá thức ăn, TTYTS, các chế phẩm xử lý môi trường luôn tăng, không được kiểm soát. Chất lượng giống kém, quản lý dịch bệnh, môi trường chưa hiệu quả. Nuôi tôm phát triển không theo quy hoạch, một số diện tích nuôi chịu sự cạnh tranh của các loài thủy sản khác; hình thức tổ chức nuôi tôm chủ yếu ở nông hộ nhỏ lẻ nên việc áp dụng các quy phạm quản lý tiên tiến, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong nuôi, chế biến sản phẩm để nâng cao chất lượng, kích cỡ, phẩm cấp gặp khó khăn; để đảm bảo năng suất và sản lượng tôm nuôi, hộ nuôi tôm sử dụng nhiều loại thuốc, hóa chất không đảm bảo VSATTP.

Trong thu gom, chế biến và xuất khẩu, tôm nguyên liệu thu gom từ nhiều hộ sản xuất nhỏ lẻ manh mún, chất lượng không đồng nhất, khó kiểm soát dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm. Cơ sở chế biến thủy sản có quy mô nhỏ, chủ yếu tham gia chế biến gia công cho các công tỷ chế biến thủy sản ngoài tỉnh; hầu hết, các cơ sở chế biến tôm ngoài tỉnh không chủ động được vùng nguyên liệu, chưa liên kết với hộ nuôi cho việc tạo nguồn nguyên liệu bền vững, chủ yếu lệ thuộc vào người thu gom, không thể truy xuất được nguồn gốc, khó sử dụng để chế biến mặt hàng xuất khẩu cao cấp, nên hiệu quả chế biến xuất khẩu không cao.

Tích hợp các yếu tố S - O, W - T, S - T, W - O đưa ra các gợi ý giải pháp hoàn thiện CCSPTN ở Quảng Nam (xem phụ lục 4 - Các chiến lược ma trận SWOT).

4.2. Những giải pháp hoàn thiện chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam

4.2.1. Giải pháp cho từng tác nhân trong chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi

4.2.1.1. Nâng cao năng suất và hiệu quả nuôi tôm của hộ

Hộ nuôi tôm là tác nhân trung tâm, duy nhất tạo ra SPTN đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Năng suất và hiệu quả kinh tế nuôi tôm ảnh hưởng đến thông lượng dòng SPTN trong CCSPTN ở Quảng Nam. Để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế; đồng thời, nâng cao giá trị gia tăng hộ nuôi tôm phải thực hiện các giải pháp sau đây:

- Trước hết phải đầu tư xây dựng ao nuôi theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, ao nuôi phải có ao lắng để xử lý nước trước khi cho vào ao và xây dựng hệ thống kênh cấp thoát nước riêng. Đây là giải pháp quan trọng nhằm hạn chế dịch bệnh, tạo môi trường nước luôn đảm bảo điều kiện phát triển của con tôm. Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến NS tôm nuôi cho thấy những hộ có đầu tư hệ thống kênh cấp thoát nước thì NS tôm nuôi cao hơn so với những hộ không đầu tư. Qua khảo sát thực tế cho thấy tỷ lệ số hộ chưa đầu tư xây dựng ao lắng, hệ thống kênh cấp thoát nước còn chiếm tỷ lệ cao. Vì vậy, hộ muốn nâng cao NS tôm nuôi một cách bền vững đòi hỏi phải đầu tư vào các hạn mục này theo đúng bài bản.

- Về môi trường xung quanh ao nuôi, hộ nuôi phải phối hợp với người nuôi xung quanh để xử lý ô nhiễm môi trường, tiêu diệt các con trùng là thân chủ lây lan mầm bệnh cho tôm. Trước khi thả nuôi phải tuân thủ quy trình làm vệ sinh ao nuôi, nạo vét, bốn vôi, khử trùng tiêu độc. Hiện tại, môi trường xung quanh ao nuôi ở các vùng nuôi tôm được các chuyên gia NTTS cảnh báo mức độ ô nhiễm cao do mật độ nuôi lớn và thiếu hệ thống thủy lợi nội đồng, tốc độ dòng chảy của các con sông chậm nên hầu hết nước thải ra từ các ao nuôi sẽ được sử dụng lại cho các ao nuôi khác. Đây là yếu tố tác động chung không thể một hộ nuôi tự xử lý được. Vì vậy, hộ nuôi cần chủ động phối hợp với các hộ nuôi xung quanh để cùng xử lý môi trường trên cơ sở hướng dẫn của cán bộ khuyến nông hay cán bộ kỹ thuật NTTS ở địa phương. Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến NS tôm nuôi cho thấy những khu vực được xử lý, môi trường không ao nhiễm thì NS tôm cao và ngược lại, những hộ mà môi trường không được xử lý thì năng suất thấp. Thực hiện tốt giải pháp này sẽ có tác dụng làm tăng NS và hiệu quả kinh tế nuôi tôm một cách bền vững.

- Trong NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng, khâu chọn giống hết sức quan trong, nếu chọn đúng giống tốt thì tỷ lệ sống sẽ cao và tốc độ phát triển của con tôm sẽ tốt hơn. Do đó, tôm giống phải được chọn lựa đảm bảo chất lượng, mua ở các cơ sở SXTG có uy

tín, không nên mua tôm giống giá rẻ kém chất lượng, không rõ nguồn gốc. Tôm giống mua phải qua kiểm dịch của cơ quan chức năng. Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật nuôi tôm, tích cực tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật do Trung tâm Khuyến nông - lâm - ngư, Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam tổ chức. Cần đẩy mạnh việc áp dụng quy trình nuôi tôm theo tiêu chuẩn Vietgap trên diện rộng nhằm đáp ứng yêu cầu về VSATTP của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Đây là cơ sở để xác nhận chất lượng và dán nhãn sinh thái cho sản phẩm.

- Về thức ăn, hộ mua thức ăn phải đảm bảo chất lượng, thức ăn phải rõ nguồn gốc xuất xứ, không nên mua thức ăn giá rẻ, kém chất lượng khi cho tôm ăn không hết sẽ lắng đọng dưới đáy ao gây ô nhiễm môi trường, gây dịch bệnh cho tôm. Điểm khác biệt của nuôi tôm thẻ chân trắng khác với nuôi tôm sú là thức ăn sử dụng chủ yếu là thức ăn công nghiệp. Tuy nhiên, do khó khăn về vốn nên còn một số hộ nuôi mua thức ăn công nghiệp với giá rẽ để tiết kiệm chi phí, đã ảnh hưởng xấu đến NS và hiệu quả kinh tế nuôi tôm của hộ. Do đó, hộ nuôi cần phải xem xét kỹ để lựa chọn những loại thức ăn tốt; đáp ứng nhu cầu thức ăn cho từng giai đoạn phát triển của con tôm.

- Trong công tác điều trị bệnh cần phải mời các chuyên gia nuôi trồng thủy sản, cán bộ kỹ thuật của Chi cục thủy sản đến để xác định bệnh, mua thuốc phòng và điều trị đúng thuốc, đúng liều lượng, đảm bảo chất lượng mới xử lý có hiệu quả. Hạn chế trình trạng điều trị và phòng dịch sai thuốc vừa gây lãng phí, vừa ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của con tôm. Đối với nuôi TC vụ 1 cần tăng cường mật độ nuôi hợp lý, tăng thời gian sục khí và theo dõi màu nước, cũng như quá trình lột xác của tôm để có biện pháp chăm sóc thích hợp, đảm bảo quá trình phát triển của tôm. Hộ nuôi nên nuôi một vụ ăn chắc đối với vùng hạ triều, chỉ nuôi tôm vụ 2 ở vùng cao triều.

Tóm lại, để nâng cao NS và hiệu quả kinh tế nuôi tôm, đòi hỏi hộ nuôi cần phải kết hợp đồng bộ các giải pháp nêu trên. Trong đó, cần phải khắc phục và xử lý ô nhiễm môi trường xung quanh, xử lý dịch bệnh, tăng cường công tác quản lý môi trường nước trong ao nuôi và cho tôm ăn đúng định mức kinh tế kỹ thuật.

4.2.1.2. Tăng cường mối quan hệ hợp tác, trao đổi thông tin để nâng cao gía trị gia tăng cho từng tác nhân trong chuỗi

- Đối với hộ nuôi tôm

Qua nghiên cứu cho thấy, dù hộ nuôi có lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên chi phí đầu tư cao hơn các tác nhân khác, chí phí hoạt động tạo giá trị chiếm tỷ trọng từ 39,94% đến 45,3%, nhưng lợi nhuận tính trên 1 đơn vị SPTN thu được chỉ 28,4% đến 36,9% chưa tương xứng với vị thế tài chính của mình, hơn nữa xét theo chu kỳ kinh doanh thì tổng thu nhập hỗn hợp và mức thu nhập hỗn hợp bình quân trên một lao động của hộ nuôi thấp hơn các tác nhân khác trong chuỗi (80 triệu đồng/người/năm). Như vậy, lợi ích của người nuôi luôn thua thiệt. Nguyên nhân là do hộ nuôi thiếu thông tin về giá cả các yếu tố đầu vào và giá cả sản phẩm đầu ra, các quy định về tiêu chuẩn kích cỡ, phẩm cấp của SPTN đối với người tiêu dùng cuối cùng. Vì vậy, đòi hỏi hộ nuôi phải chủ động tăng cường các mối quan hệ với các tác nhân trong chuỗi, nâng cao khả năng tiếp cận thông tin từ nhiều nguồn để có được thông tin đầy đủ về giá cả thị trường các yếu tố sản xuất đầu vào và sản phẩm đầu ra. Chủ động thương lượng với thu gom lớn ràng buộc trách nhiệm giữa hộ nuôi với thu gom lớn. Cụ thể, hộ nuôi có trách nhiệm cung cấp SPTN đúng sản lượng, đúng thời điểm, đúng kích cỡ, chất lượng sản phẩm. Thu gom lớn có trách nhiệm tiêu thụ SPTN kịp thời đúng giá cả và thời điểm như thỏa thuận. Tất cả những thỏa thuận về trách nhiệm giữa các bên phải thể hiện trong hợp đồng mua bán bằng văn bản. Muốn làm được điều này, đòi hỏi người nuôi phải nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong nuôi trồng và hoạt động marketing. Mặt khác, để nâng cao thu nhập và năng suất lao động, hộ nuôi phải mở rộng quy mô DT, tăng cường đầu tư thâm canh để tăng NS, huy động mọi nguồn vốn từ các tác nhân khác trong chuỗi, đặc biệt tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng và ngân hàng để bổ sung nhu cầu vốn cho đầu tư nuôi tôm.

- Đối với các tác nhân dòng thượng nguồn của CCSPTN

+ Đối với cơ sở sản xuất tôm giống

Trong nuôi trồng thủy sản nói chung, nuôi tôm nói riêng giống là khâu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến NS và hiệu quả kinh tế nuôi trồng. Chính vì vậy, hộ nuôi tôm luôn quan tâm đến chất lượng và uy tín của cơ sở SXTG, thực tế lượng tôm giống mua từ cơ sở SXTG bán trực tiếp cho hộ nuôi tôm chiếm 63,8%. Qua nghiên cứu cho thấy chất lượng con giống ở các kênh cung cấp còn nhiều hạn chế. Đối với các cơ sở SXTG bán trực tiếp có uy tín tỷ lệ sống cao nhưng không ổn định, giá bán tôm giống cao, còn các cơ sở tôm giống bán qua các trại lưu giữ tôm giống ở địa phương thì giá cả thấp nhưng chất lượng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/11/2022