Nông dân vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư - 14

101


chi phí trả cho tổ chức chứng nhận VietGAP khá lớn.... Có thể thấy, việc triển khai các mô hình VietGAP không chỉ là khó khăn của Hà Nội mà còn là tình hình chung của nhiều địa phương khác trong vùng [175].

Trong bối cảnh CMCN 4.0, sự phát triển mô hình nông nghiệp công nghệ cao chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của vùng. Nhiều dự án nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao được đầu tư hàng chục thậm chí hàng trăm tỷ đồng nhưng không đem lại hiệu quả kinh tế, thậm chí còn bị phá sản, gây lãng phí nghiêm trọng và ảnh hưởng lớn đến đời sống của nông dân các địa phương. Điển hình như Dự án xây dựng trang trại nhà vườn và thâm canh nuôi trồng thủy sản tại xã Đồng Quang (huyện Quốc Oai) với tổng quy mô khoảng hơn 116 ha đất đã được Ủy ban nhân dân huyện Quốc Oai phê duyệt từ năm 2007 nhưng đến nay, dự án này vẫn chỉ là một khu vực đất hoang hóa. Khu đất này toàn là đất “bờ xôi ruộng mật” của nông dân bị thu hồi rồi bỏ hoang suốt hơn chục năm trong khi dân thì không có đất trồng cấy. Ngoài ra, Dự án sản xuất bảo quản và tiêu thụ rau an toàn tại huyện Đan Phượng được ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt từ năm 2009, nhưng đến nay, đây vẫn là dự án treo trong khi người dân Hà Nội đang ngày ngày ngóng chờ rau sạch. Dự án này được giao cho HADICO làm chủ đầu tư, có quy mô khoảng 84,2 ha trên địa bàn xã Đồng Tháp, Phương Đình, Song Phượng (huyện Đan Phượng), tổng đầu tư hơn 103 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách hơn 52 tỷ đồng, còn lại là của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng toàn bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật cho vùng sản xuất với diện tích hơn 5,4 nghìn m2 tại xã Song Phượng. Mục tiêu của dự án là xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật và quy trình công nghệ tiên tiến trong bảo quản, tiêu thụ, hình thành vùng sản xuất rau tập trung. Từ đó, đây sẽ là nơi cung cấp khoảng 6.000 tấn rau quả an toàn/năm cho Thủ đô và các tỉnh lân cận. Đường đã làm xong, nhưng đến giờ phút này dự án cũng không được người dân chào đón bởi lẽ, đầu ra cho rau an toàn vẫn là bài toán đầy thách đố và người nông dân không theo nổi bởi lẽ đầu tư cho rau an toàn nhiều nhưng bán ra lại rẻ như rau thường [187]. Một ví dụ khác là Dự án nông nghiệp công nghệ cao tại xã Khánh Hồng (Yên Khánh - Ninh Bình) được khởi động từ đầu năm 2017 nhưng đến nay đã thất bại hoàn toàn. Hiện khu vực dự án rộng 10.000 m2 này chỉ còn trơ trọi những cột bê tông, dây thép và đường ống dẫn nước hư hỏng. Mô hình này được xây dựng nhà lưới trên diện tích 10.000 m2, có hệ thống phun mưa tự động cùng lối chuyên canh riêng biệt. Tuy nhiên, chỉ sau gần 1 năm đi vào hoạt động, mô hình này đã bộc lộ những điểm yếu kém, bất cập. Theo người dân địa phương thì đó là việc quản lý không tốt từ phía chủ dự án

102


cũng như có một số điểm thổ nhưỡng, khí hậu tại địa phương không thích hợp trồng một số loại rau củ dẫn đến tình trạng năng suất kém hiệu quả [109].

Mặc dù bước vào thời đại số nhưng hiện nay phần lớn nông dân trong vùng vẫn gặp nhiều khó khăn trong cập nhật thông tin thị trường và tiêu thụ nông sản trực tuyến. Đa số các hộ nông dân trong vùng không có khả năng trang bị máy tính và chi trả phí dịch vụ internet tốc độ cao. Nhiều nông dân chưa biết sử dụng máy tính và không biết khai thác thông tin trên mạng. Trong khi đó, không phải mọi điểm bưu điện văn hóa xã đều được trang bị đường truyền internet tốc độ cao ADSL, đa số vẫn còn dùng kết nối qua hình thức quay số (dial-up), thậm chí có nơi không kết nối được internet. Thực tế, ở một số nơi, người dân phải bỏ ra từ 4.000 - 6.000 đồng để đổi lấy một giờ truy cập internet ở các máy tính công cộng, ngay cả các điểm bưu điện văn hóa xã cũng thu tiền người dân. Đa số nông dân chưa quen với việc tiêu thụ nông sản qua các sàn thương mại điện tử và sử dụng hình thức thanh toán điện tử. Chính vì thế, các hộ nông dân tham gia kênh tiêu thụ này chưa nhiều. Một số hộ nhưng số lượng nhỏ lẻ, chất lượng chưa đồng đều, đóng gói, bảo quản còn hạn chế....

- Quá trình tích tụ, tập trung đất nông nghiệp vùng ĐBSH diễn ra chậm và kém hiệu quả.

Quy mô và tốc độ tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao của vùng còn chậm và thấp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 214 trang tài liệu này.

Hiện nay, ở nhiều địa phương trong vùng ĐBSH, thời gian thực hiện đồn điền, đổi thửa còn kéo dài, có địa phương tổ chức thực hiện thành nhiều đợt, qua nhiều năm chưa xong, có nơi không thực hiện được do không có sự đồng thuận của người sử dụng đất với phương án chuyển đổi; số lượng thửa đất sau dồn điền, đổi thửa vẫn còn nhiều; việc đo đạc lại, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau dồn điền đổi thửa còn gặp khó khăn.

Bên cạnh đó, thị trường cho thuê đất nông nghiệp hoạt động còn kém hiệu quả do việc thoả thuận thuê còn khó khăn, nhiều trường hợp chưa có sự đồng thuận của đa số các chủ sử dụng đất. Mặt khác, do ruộng đất manh mún và bình quân diện tích đất của hộ thấp nên doanh nghiệp, hộ gia đình có nhu cầu sử dụng đất ngại thỏa thuận với chủ sử dụng đất; cá nhân, hộ gia đình cho thuê đất phần lớn chỉ giới hạn trong gia đình, họ hàng.

Nông dân vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư - 14

Với mô hình góp vốn bằng quyền sử dụng đất, nhiều nông dân vùng ĐBSH gặp những khó khăn và rủi ro khi các doanh nghiệp quản trị không minh bạch, nông dân không được tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh; phía doanh nghiệp tăng vốn điều lệ làm tỷ lệ góp vốn của nông dân giảm xuống. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp làm ăn

103


kém hiệu quả, dẫn đến phá sản thì nông dân có nguy cơ mất hết tài sản. Cho nên, trên thực tế nông dân vùng ĐBSH chưa mặn mà với mô hình này. Trong khi nếu góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, thì giá trị đất đó được các doanh nghiệp định giá rất thấp. Nhiều doanh nghiệp khi nhận đất góp của nông dân nhiều năm báo lỗ và khoản lỗ này nông dân phải cùng gánh chịu. Hậu quả là chỉ sau vài năm, nhiều nông dân đã mất hết quyền sử dụng đất vào tay doanh nghiệp. Bởi vậy, hầu hết nông dân sợ góp vốn bằng quyền sử dụng đất vì sợ mất đất vĩnh viễn nếu phải làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng sang công. Khi trở thành cổ đông, nông dân không thể tham gia vào quản lý công ty vì họ không có kỹ năng, lượng vốn nhỏ không có đáp ứng tỷ lệ vốn của đại cổ đông. Trong khi đó, trên 80% các nhà đầu tư vào sản xuất nông nghiệp lựa chọn hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn thay vì lập công ty cổ phần. Bởi vì, nếu nông dân góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất cũng sẽ không giải quyết được tình trạng thiếu vốn của doanh nghiệp nhưng lại có quá nhiều cổ đông là nông dân tham gia vào doanh nghiệp, tạo ra sự phức tạp trong sản xuất kinh doanh.

Hình thức chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở nông thôn vùng ĐBSH. Đây là hình thức sẽ có tác động rất lớn về mặt kinh tế, xã hội và việc đảm bảo lợi ích lâu dài của người nông dân vì thực hiện theo hình thức này mà không giải quyết tốt được vấn đề việc làm và thu nhập ổn định cho người nông dân sẽ dẫn đến tình trạng bất ổn xã hội do người nông dân không còn đất sản xuất, không có việc làm. Tình trạng mất đất sản xuất, mất kế sinh nhai, không có việc làm dẫn đến tệ nạn xã hội ở nông thôn gia tăng.

- Hạn chế trong liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao:

Trong mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của vùng ĐBSH, hiện tượng nông dân vi phạm hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản khá phổ biến. Nhiều hộ nông dân mặc dù đã ký hợp đồng nhận đầu tư ứng trước của doanh nghiệp, nhưng khi giá nông sản trên thị trường lên cao thì sẵn sàng bán cho tư thương hoặc doanh nghiệp khác để hưởng giá cao hơn.

Hiện nay, một bộ phận lớn nông dân vùng ĐBSH vẫn quen với phương thức sản xuất truyền thống, chưa có thói quen sản xuất theo chuỗi, việc liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp thiếu tính bền vững, nhiều hợp đồng bị phá vỡ nên chưa tạo được niềm tin giữa doanh nghiệp với nông dân. Trong khi đó, trong lĩnh vực nông nghiệp, nhu cầu sản phẩm an toàn, chất lượng theo các tiêu chuẩn đã được công bố như VietGAP, GlobalGAP, AseanGAP, tiêu chuẩn Organic... ngày càng gia tăng đòi hỏi các hộ nông

104


dân cần thiết phải hợp tác, liên kết để thành lập nên các tổ chức hợp tác giúp tăng khả năng đầu tư phục vụ sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường.

Thứ hai, hạn chế trong việc phát huy vai trò chủ thể của nông dân vùng ĐBSH trong thực hiện dân chủ cơ sở, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh và giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở nông thôn trong bối cảnh CMCN 4.0.

i) Hạn chế trong thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở

Trong tổ chức công khai cho nhân dân được biết những nội dung trong xây dựng nông thôn mới, một số cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội chưa thực hiện tốt công tác tuyên truyền, công khai nội dung của Pháp lệnh dân chủ cơ sở trong xây dựng nông thôn mới; chưa hiệu quả việc công khai nội dung các nhóm tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới. Công tác tuyên truyền, phổ biến chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục, thiếu chiều sâu; phương pháp tuyên truyền chưa đa dạng, chưa sát với điều kiện thực tế, chưa phù hợp với đặc điểm tâm lý, trình độ nhận thức của người dân ở khu vực nông thôn dẫn tới nhiều người dân không nắm được các quyền dân chủ được quy định trong Pháp lệnh dân chủ và nội dung của chương trình xây dựng nông thôn mới.

Trong tổ chức cho nhân dân “bàn” trong xây dựng nông thôn mới, ở một số địa phương trong vùng, một số cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội chưa tổ chức tốt cho nhân dân tham gia thảo luận, bàn bạc, đóng góp các ý kiến trong xây dựng nông thôn mới. Một số nội dung tổ chức thảo luận, bàn bạc, đóng góp ý kiến không thu hút được sự quan tâm của người dân, chất lượng các ý kiến đóng góp của nhân dân thấp như trong quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng các công trình công cộng; việc hướng dẫn nhân dân và gợi ý những vấn đề cần thảo luận chưa được chuẩn bị nghiêm túc, khoa học và chu đáo. Các dự thảo, nội dung, kế hoạch, phương án, quy trình, biện pháp của chính quyền trong xây dựng nông thôn mới chưa thu hút được nhiều các ý kiến góp ý, phản biện của người dân, nhất là việc thảo luận, bàn bạc, đóng góp các ý kiến để thực hiện tiêu chí giáo dục, môi trường, xây dựng hệ thống chính trị. Một bộ phận cán bộ, công chức có biểu hiện mất dân chủ, dân chủ hình thức, độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, lợi ích nhóm, không tôn trọng, lắng nghe các ý kiến đóng góp của nhân dân; suy thoái phẩm chất đạo đức, lạm dụng chức quyền tham ô, tham nhũng, thông đồng với nhau bưng bít thông tin, không thực hiện công khai, thảo luận, bàn bạc. Các vấn đề “nhạy cảm” liên quan đến quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch sử dụng đất, các công trình, dự án... các khoản huy

105


động nguồn vốn đầu tư xây dựng giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa...việc thanh quyết toán, thu - chi trong xây dựng nông thôn mới, chưa được công khai để người dân tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến, tham gia kiểm tra, giám sát

Trong tổ chức cho nhân dân tham gia giám sát các hoạt động xây dựng nông thôn mới, một số địa phương trong vùng chưa thực hiện tốt việc tổ chức cho nhân dân tham gia kiểm tra, giám sát các nhóm tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới như: Quy hoạch xây dựng; hạ tầng kinh tế - xã hội; văn hóa, xã hội, môi trường và hệ thống chính trị, dẫn đến quy hoạch xây dựng nông thôn mới, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội... chưa có chất lượng, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế và nguyện vọng của nhân dân. Một số địa phương việc huy động nguồn vốn xây dựng đường giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa, các dự án, các công trình công cộng... không được công khai, giám sát chặt chẽ, xuất hiện tình trạng tham ô, tham nhũng dẫn tới các dự án, công trình công cộng chất lượng kém, gây bức xúc trong nhân dân. Ví dụ như, việc giám sát các dự toán, quyết toán ngân sách đòi hỏi phải am hiểu sâu chuyên môn nghiệp vụ về kế toán, tài chính. Việc giám sát các công trình xây dựng đòi hỏi phải có kiến thức về kỹ thuật xây dựng, đọc và hiểu các bản thiết kế, nắm được quy trĩnh kỹ thuật thi công. Thiếu kinh nghiệm, ít hiểu biết về lĩnh vực kiểm tra, giám sát là nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong hoạt động kiểm tra, giám sát. Từ đó, làm giảm hiệu quả giám sát, kiểm tra của các ban này, tạo điều kiện cho những hoạt động tư lợi, tham nhũng của cán bộ cơ sở có điều kiện tồn tại.

ii) Hạn chế trong xây dựng chính quyền điện tử nông thôn

Trong bối cảnh CMCN 4.0, ở các địa phương vùng ĐBSH đã tích cực triển khai xây dựng chính quyền điện tử. Tuy nhiên, phần lớn người dân nông thôn chưa có thói quen giao dịch trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử các cấp hay Cổng dịch vụ công trực tuyến mà thường giao dịch trực tiếp tại các cơ quan nhà nước, một số ứng dụng còn khó sử dụng đối với người dân, tổ chức và doanh nghiệp, đồng thời do có sự lo ngại về vấn đề bảo đảm an toàn thông tin. Mặc dù giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến đem lại nhiều lợi ích thiết thực (hạn chế đi lại, thực hiện mọi lúc mọi nơi, tiết kiệm thời gian) nhưng hiện nay, tỷ lệ người dân nông thôn vùng ĐBSH truy cập cổng thông tin điện tử hay cổng dịch vụ công còn hạn chế.

Hiện nay, quản trị điện tử là 1 trong 8 trục nội dung của Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), được đưa vào đánh giá từ năm 2018. Trục nội dung này đo lường các khía cạnh mang tính tương tác của chính quyền điện tử gồm: Sử dụng

106


cổng thông tin điện tử của chính quyền địa phương; tiếp cận và sử dụng Internet tại địa phương; phúc đáp của chính quyền qua cổng thông tin điện tử. Trong thời đại số, cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử các cấp có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay, tra cứu một số trang thông tin điện tử cấp xã cho thấy: phần lớn các trang hoạt động riêng lẻ, chưa được tích hợp vào trang thông tin điện tử cấp huyện. Thông tin trong trang thiếu sự cập nhật. Một số trang chỉ có một số thông tin ít ỏi về bộ máy, tổ chức, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, còn lại hầu hết chưa có tin, bài, ảnh về các hoạt động trên địa bàn xã. Điều đó cho thấy công tác vận hành, sử dụng trang thông tin điện tử chưa thực sự được quan tâm, thông tin đăng tải chưa đáp ứng được nhu cầu của người đọc. Tuy nhiên, hiện nhiều bộ, ngành, địa phương vẫn chưa thực sự quan tâm, bảo đảm kinh phí, nhân lực để phát huy tốt vai trò của cổng thông tin trong việc cung cấp thông tin chính thống, định hướng dư luận. Thực trạng này dẫn đến việc không ít cổng thông tin tồn tại như một món “đồ trang sức”, gây lãng phí. Ví dụ cổng thông tin của Thanh tra tỉnh Bắc Ninh tại địa chỉ ttt.bacninh.gov.vn thông tin rất nghèo nàn, không cập nhật từ nhiều tháng nay; thậm chí, nhiều tin tức không thể xem được; khi bấm vào “Trang chủ” hoặc “Phiên bản cũ” ở phía cuối trang web thì lại được dẫn đến cổng thông tin của thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh [174]. Bên cạnh đó, nhiều trang tin hoạt động không có giấy phép, không công khai tên cơ quan chủ quản, tên người chịu trách nhiệm chính, số điện thoại liên hệ. Một số trang tin của cơ quan nhà nước không cung cấp dịch vụ hành chính công cũng như không cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản chỉ đạo điều hành, mà theo quy định của Thông tư số 26 của Bộ Thông tin và Truyền thông thì đây là thông tin bắt buộc. Một thực trạng nữa tồn tại khá phổ biến trên môi trường mạng vấn đề sao chép thông tin. Trong tháng 6, tháng 7/2021, Sở Thông tin và Truyền thông Vĩnh Phúc đã tiến hành kiểm tra 15 trang thông tin điện tử trên địa bàn tỉnh, trong đó có 11 trang của các cơ quan nhà nước và 4 trang của doanh nghiệp. Kết quả kiểm tra cho thấy, trong tổng số 7 đơn vị đã có giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, thì có 2 đơn vị sử dụng giấy phép đã hết hạn và 5 trang hoạt động như trang thông tin điện tử tổng hợp nhưng không có giấy phép; 11 trang trích dẫn tin, bài từ các nguồn khác nhưng chưa có văn bản đồng ý của đơn vị sở hữu thông tin và không ghi rõ tên tác giả trong nguồn trích dẫn [117].

- Vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở nông thôn còn nhiều hạn chế. Trong các chủ thể tham gia giám sát

107


và phản biện xã hội thì Hội Nông dân các cấp có vai trò rất quan trọng. Hội Nông dân Việt Nam là tổ chức chính trị xã hội của giai cấp nông dân Việt Nam, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của giai cấp nông dân. Tuy nhiên, công tác giám sát, phản biện xã hội của Hội Nông dân các cấp ở nông thôn vùng ĐBSH còn nhiều khó khăn, bất cập; chất lượng, hiệu quả giám sát, phản biện xã hội chưa cao, chưa huy động đông đảo nông dân tham gia vào quá trình giám sát, phản biện xã hội. Việc phối hợp với các chủ thể giám sát, phản biện xã hội khác và tranh thủ ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học chưa được phát huy mạnh mẽ nên việc giám sát, phản biện xã hội đôi khi còn phiến diện, kém hiệu quả. Công tác giám sát, phản biện xã hội của Hội thông qua phương tiện báo, tạp chí và dư luận xã hội của Hội chưa được làm thường xuyên và quan tâm đúng mức. Việc giám sát, phản biện xã hội của các cấp Hội còn bị động, chưa góp phần ngăn chặn ngay từ đầu những hành vi vi phạm của các đối tượng, chưa chủ động xác định nội dung giám sát, phản biện, phần lớn khi vụ việc xảy ra, các cấp Hội mới vào cuộc do vậy hiệu quả chưa cao; nhiều kiến nghị của Hội còn mang tính sự vụ, vụ việc nhỏ lẻ; việc góp ý, phản biện các chủ trương, chính sách còn chung chung, hình thức, góp ý chủ yếu là câu chữ, chưa có tầm chiến lược; việc theo dõi thực hiện sau giám sát và phản biện chưa được quan tâm. Nhận thức của cán bộ Hội và thậm chí là của không ít cán bộ lãnh đạo Hội về chức năng, vai trò giám sát, phản biện xã hội của tổ chức Hội chưa đầy đủ, nhiều nơi lúng túng trong lựa chọn nội dung giám sát và phản biện xã hội; chưa đưa ra được tiêu chí để lựa chọn nội dung phù hợp; một số nơi làm hình thức, thụ động; chưa quan tâm tập hợp ý kiến phản ánh, kiến nghị của nông dân, do vậy khả năng phát hiện vấn đề, năng lực phản biện, tỏ rõ chính kiến đối với hoạt động của các cơ quan Đảng, chính quyền còn yếu kém hoặc thể hiện chưa rõ ràng.

iii) Hạn chế trong giữ gìn an ninh chính trị và trật tự toàn xã hội nông thôn.

- Hiện nay, tình trạng lừa đảo trên không gian mạng diễn ra rất phổ biến, đặc biệt có xu hướng tăng mạnh trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Các thủ đoạn lừa đảo truyền thống thường được các đối tượng thực hiện như: giả danh cán bộ cơ quan Nhà nước, nhà lãnh đạo cấp cao để lừa xin việc làm, “chạy chức”, “chạy án”, xin dự án, vay vốn tổ chức, cá nhân nước ngoài; kêu gọi đầu tư, tài trợ vào các công ty, dự án, chương trình, các quỹ, lừa làm các thủ tục đưa người đi du lịch, du học hoặc đi làm việc ở nước ngoài… để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ngoài ra, chúng còn sử dụng

108


những thủ đoạn hết sức tinh vi trên không gian mạng như: sử dụng mạng xã hội để kết bạn, thông báo gửi quà, sau đó giả danh là nhân viên sân bay, hải quan, thuế... yêu cầu bị hại nộp tiền cước vận chuyển, thuế, phí, tiền phạt... vào các tài khoản ngân hàng do các đối tượng chỉ định rồi chiếm đoạt; giả danh cán bộ cơ quan nhà nước, công an, viện Kiểm sát, tòa án gọi điện thông báo chủ thuê bao có liên quan đến các vụ án, vụ việc đang giải quyết, đe dọa, yêu cầu bị hại chuyển tiền hoặc khai thác thông tin tài khoản ngân hàng của bị hại, từ đó đăng nhập vào tài khoản của bị hại, chuyển tiền vào các tài khoản ngân hàng của đối tượng để chiếm đoạt; chiếm quyền quản trị (hack) hoặc giả lập các tài khoản mạng xã hội của người dân rồi nhắn tin, lừa gạt người thân quen của chủ tài khoản chuyển tiền sau đó chiếm đoạt. Bên cạnh đó, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản lợi dụng không gian mạng để tạo lập các website, sàn giao dịch, ứng dụng kiếm tiền, sử dụng “mồi nhử” là các khoản lợi nhuận cao để kêu gọi, lôi kéo đầu tư, kinh doanh tiền ảo, ngoại hối (Forex), sàn giao dịch quyền chọn nhị phân (Binary Option)... theo mô hình đa cấp, sau đó can thiệp vào hệ thống kỹ thuật làm cho nhà đầu tư thua lỗ hoặc đánh sập để chiếm đoạt tài sản. Hay phương thức khác, các đối tượng lợi dụng việc mua bán hàng hóa trên các website bán hàng trực tuyến, trên mạng xã hội, nhất là mua bán các mặt hàng như khẩu trang, thiết bị y tế trong thời điểm dịch Covid-19 đang diễn ra... để lừa đảo chiếm đoạt tiền của đối tác mua, bán hàng hoặc giả danh nhân viên y tế mời gọi người dân mua thuốc phòng dịch hoặc cung cấp dịch vụ xét nghiệm, tiêm vaccine, cung ứng vật tư phòng, chống dịch Covid-19 yêu cầu người dân đóng tiền rồi chiếm đoạt; hoặc thủ đoạn đăng thông tin giả mạo về các hoàn cảnh khó khăn để vận động quyên góp từ thiện và chiếm đoạt số tiền huy động được. Vừa qua, vào ngày 18/4/2021, công an tỉnh Hà Nam triệt phá chuyên án về lừa đảo từ thiện, bắt Trần Văn Lâm (sinh năm 1998, trú tại Đồng Hóa, Kim Bảng, Hà Nam). Đối tượng lên mạng internet tìm kiếm và sao chép các bài viết liên quan đến các trường hợp trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, thương tâm rồi chỉnh sửa mục thông tin tài khoản người nhận thành tài khoản ngân hàng của đối tượng. Sau đó, đối tượng sử dụng các tài khoản mạng xã hội Facebook khác nhau chia sẻ nội dung bài viết để kêu gọi ủng hộ, giúp đỡ, và chiếm đoạt số tiền do các nhà hảo tâm chuyển đến. Từ năm 2019 đến tháng 4/2021, đối tượng đã chiếm đoạt số tiền của hơn 1.000 bị hại với số tiền trên 6 tỷ đồng.

- Trong bối cảnh mới, tác động tiêu cực của dịch Covid-19, nạn tín dụng đen đã biến tướng dưới nhiều hình thức khác nhau, có xu hướng gia tăng ở nông thôn vùng ĐBSH. Để đối phó với cơ quan chức năng, đối tượng hoạt động tín dụng đen lập

Xem tất cả 214 trang.

Ngày đăng: 27/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí