Hóa Chất Được Sử Dụng Để Cải Tạo Trong Ao Nuôi Cá Lóc

Nhìn chung, diện tích nuôi cá lóc của mô hình ao đất lớn hơn so với mô hình vèo. Nguyên nhân có sự khác biệt trên là do mô hình nuôi cá lóc trong ao đất đã được phát triển ở địa phương từ lâu nên các hộ nuôi mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô, diện tích nuôi. Mặt khác, các hộ nuôi vèo có diện tích đất sản xuất ít nên thường tận dụng một số diện tích mặt nước trong ao để làm vèo nuôi nên mô hình nuôi cá lóc vèo không cần diện tích lớn. Số lượng ao và vèo nuôi cá lóc được thể hiện qua bảng 4.5

Diễn giải




TB ± ĐLC (cái)

1,10 ± 0,31

2,37 ± 0,67

Dao động (cái)

1,0 – 2,0

1,0 – 3,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 76 trang tài liệu này.

Bảng 4.5 Số lượng ao, vèo nuôi cá lóc


Ao đất

Mô hình nuôi


Vèo


Qua bảng 4.5 cho thấy đa số mỗi hộ nuôi cá lóc ao đất chỉ nuôi trung bình 1,10 ± 0,31 ao. Số lượng ao nuôi cao nhất là 2 cái/hộ và ít nhất là mỗi hộ nuôi 1 ao. Đối với hộ nuôi vèo có số lượng vèo nuôi trung bình là 2,37 ± 0,67 cái, cao nhất là 3 vèo và thấp nhất là 1 vèo. Do các hộ nuôi chủ yếu nuôi với quy mô vừa và nhỏ nên số lượng ao và vèo nuôi của các hộ không nhiều và tận dụng diện tích đất trống để sản xuất tăng thu nhập gia đình.

4.3.2 Chuẩn bị và cải tạo ao nuôi

Việc cải tạo ao nuôi sau mỗi vụ nuôi sẽ giúp loại bỏ mùn bã hữu cơ và mầm bệnh từ vụ nuôi trước. Các bước thực hiện công tác cải tạo của các hộ nuôi hầu như giống nhau. Cách cải tạo ao khô được nông dân áp dụng rộng rãi và hiệu quả. Trước hết rút cạn nước trong ao ra hết kế đó là hút bùn ở đáy ao và rải vôi hoặc rải muối, sau đó tiến hành phơi đáy ao, tốt nhất là nên phơi đáy ao từ 1 - 2 tuần. Thời gian cải tạo ao tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và diện tích ao nuôi dao động từ 5 đến 14 ngày. Hóa chất cải tạo ao thường được nông dân sử dụng là vôi và muối.

70

%

60

50

40

30

20

10

0

66,67

60,00

23,33

23,33

10,00

16,67

Vôi

Muối

Vèo

Vôi và muối

Ao đất

Kết quả khảo sát các loại hóa chất cải tạo ao được thể hiện qua hình 4.6











Hình 4.6 Hóa chất được sử dụng để cải tạo trong ao nuôi cá lóc

Hình 4.6 cho thấy hóa chất được sử dụng để cải tạo ao nuôi cá lóc chiếm tỷ lệ cao nhất là vôi và muối, giữa 2 mô hình tỷ lệ hộ nuôi sử dụng vôi và muối để cải tạo ao không chênh lệch nhau nhiều, trong đó mô hình ao đất chiếm 60% và mô hình vèo chiếm 66,67%. Mô hình ao đất sử dụng vôi cải tạo ao chiếm 23,33%, sử dụng muối cải tạo chiếm 16,67%. Mô hình vèo sử dụng vôi cải tạo ao chiếm 10%, sử dụng muối cải tạo chiếm 23,33%.

4.3.3 Mùa vụ và thời gian thả nuôi

Qua khảo sát các hộ nuôi cá lóc chủ yếu là 2 vụ/năm (chiếm 90%), do cá lóc có thời gian nuôi ngắn. Tùy theo thị trường và giá cả mà thời gian nuôi cũng như số vụ nuôi của các hộ có thể thay đổi. Theo các nông hộ cho biết, nếu thị trường cá lóc đang hút, giá cá tăng cao thì các hộ có thể thu hoạch sớm hơn dự định và có thể nuôi 3 vụ/năm (chiếm 5%). Ngược lại nếu đến thời điểm thu hoạch mà giá cá giảm mạnh thì một số hộ neo đợi giá cao để bán, cũng có thể do thời tiết hay dịch bệnh, nên một số hộ chỉ nuôi được 1 vụ/năm (chiếm 5%).

Cá lóc có thể nuôi quanh năm nếu có thể chủ động được nguồn thức ăn. Mùa vụ thả nuôi/năm có thể chia làm 3 vụ: Vụ 1 từ tháng 4 - 5 âm lịch, vụ 2 từ tháng 8 - 9, vụ 3 thả từ tháng 12 đến tháng giêng năm sau. Khi thả giống nuôi vào mùa vụ thích hợp sẽ hạn chế tổn thất do điều kiện môi trường và thời tiết gây ra.

Thời gian thả giống của các hộ nuôi cá lóc theo mô hình ao đất và vèo được thể hiện ở hình 4.7


Hình 4 7 Thời gian thả nuôi cá lóc Qua khảo sát cho thấy các hộ nuôi cả 2 mô 1

Hình 4.7 Thời gian thả nuôi cá lóc

Qua khảo sát cho thấy các hộ nuôi cả 2 mô hình đều thả giống chủ yếu vào vụ 1, ở mô hình ao đất chiếm 80%, mô hình vèo chiếm 86,67% vì thời gian này thời tiết ổn định

thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển và hạn chế dịch bệnh cho cá. Theo kinh nghiệm của các hộ nuôi cho biết không nên thả nuôi vào vụ 3 vì thời gian này cá nuôi chậm lớn, do nguồn nước bị ô nhiễm, giá cá thương phẩm thấp người nuôi không có lãi.

Theo khảo sát của Lê Thanh Hoàng (2013) mùa vụ nuôi cá lóc ở huyện Hồng Ngự thường tập trung phổ biến vào tháng 2 - 4 (ÂL) và thu hoạch vào tháng 8 - 10 (ÂL). Bởi vì trong thời gian này ở ĐBSCL vào thời điểm mùa lũ nên người nuôi tận dụng nguồn thức ăn từ khai thác thủy sản tự nhiên để nuôi cá lóc. Mặc dù mùa vụ nuôi cá lóc rải rác quanh năm nên vào những tháng không có nguồn cá tạp khai thác tự nhiên thì người nuôi sử dụng cá biển và thức ăn viên cho cá lóc. Bên cạnh đó, mùa vụ nuôi cá lóc thường là mùa mưa nên rất thuận lợi cho cá lóc sinh trưởng và phát triển. Vì vậy người nuôi cá lóc thường thả giống vào thời điểm này là phổ biến nhất.

Như vậy, thời gian thả giống cá lóc của mô hình ao đất và vèo trong khoảng thời gian thích hợp.

4.3.4 Con giống Nguồn gốc con giống

Nguồn con giống cá lóc của các hộ nuôi được khảo sát hoàn toàn là tự mua, không có hộ nuôi nào tự sản xuất, con giống chủ yếu mua tại địa phương (Hồng Ngự - Đồng Tháp) và một số ít mua tại An Giang. Nguồn giống được người nuôi mua từ những cơ sở ương uy tín hoặc những mối quen từ trước và một số ít hộ nuôi mua giống từ thương lái. Kết quả khảo sát nguồn giống cá lóc thả nuôi của 2 mô hình nuôi ao đất và vèo thể hiện ở bảng 4.6

Nguồn gốc




Mua tại địa phương (%)

90

100

Mua tại An Giang (%)

10

0

Bảng 4.6 Nguồn gốc giống cá lóc


Ao đất

Mô hình nuôi


Vèo


Bảng 4.6 cho thấy 100% các hộ nuôi vèo đều mua con giống tại địa phương. Trong khi đó, ở mô hình nuôi ao đất có 90% hộ nuôi mua giống tại địa phương và 10% hộ nuôi mua giống tại An Giang. Đây cũng là một trong những thuận lợi cho các hộ nuôi trong việc vận chuyển con giống, giảm tỷ lệ hao hụt trong quá trình vận chuyển giống.

Cách chọn con giống

Lựa chọn con giống thả nuôi là khâu rất quan trọng quyết định đến hiệu quả của mô hình nuôi, người nuôi có kinh nghiệm thường quan tâm nhất về chất lượng con giống qua cách chọn giống như là cá bơi lội nhanh, mạnh kèm theo những biểu hiện như con giống phải đồng màu trong đàn cá giống là màu của cá giống khỏe mạnh, kích cỡ đồng đều. Nếu cá giống không đều cỡ chỉ cần chênh lệch kích cỡ từ 6 - 9 cm là con cỡ 9 cm


24

sẽ ăn con cỡ 6 cm, cá lớn rượt đuổi cá nhỏ không vào ăn được, hoặc cá lớn cắn cá nhỏ làm xây xát sẽ dẫn đến bệnh, tỷ lệ hao hụt cao, mặc dù khi nhập giống cá vẫn khỏe và tốt. Kinh nghiệm của các hộ nuôi cho biết khi mua giống nên chọn những con cái do có kích thước lớn và tăng trọng nhanh, bằng cách lượt cá trên rỗ do đa phần cá cái có kích thước lớn hơn cá đực. Vì vậy, để có đàn cá cái như mong muốn ta phải chọn những trại giống có kỹ thuật và uy tín cao.

Kích cỡ con giống

Kích cỡ con giống thả nuôi ở mô hình nuôi cá lóc ao đất và vèo được thể hiện qua bảng 4.7

Diễn giải




TB ± ĐLC (cm)

6,0 ± 0,78

6,0 ± 0,73

Dao động (cm)

5 – 8

5 – 8

Bảng 4.7 Kích cỡ cá giống


Ao đất

Mô hình nuôi


Vèo


Nhìn chung, kích cỡ cá giống thả nuôi giữa 2 mô hình có sự chênh lệch không đáng kể, kích cỡ cá giống trung bình là 6,0 ± 0,78 cm ở mô hình ao đất và mô hình vèo kích cỡ cá giống trung bình là 6,0 ± 0,73 cm, cả 2 mô hình đều có kích cỡ giống dao động từ 5 - 8 cm tương đương lồng 5 đến lồng 8. Kinh nghiệm của người nuôi cho biết khoảng chiều dài là 5 - 10 cm là phù hợp vì: Cá nhỏ (L < 5cm) hoặc lớn (L > 10cm) rất dễ bị bệnh và xay sát trong quá trình nuôi và vận chuyển. Tùy theo địa điểm mua và chất lượng cá giống mà mức giá có sự khác nhau, thông thường cá có kích thước lớn thì có giá cao hơn kích thước nhỏ.

Mật độ thả nuôi

Mật độ nuôi thường được các hộ nuôi rất quan tâm, vì nó phụ thuộc nhiều vào điều kiện mô hình nuôi, khả năng tài chính, quản lý của người nuôi và có ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận thu được. Người nuôi có xu hướng thường gia tăng mật độ thả giống ban đầu để trừ hao hụt nhất là giai đoạn đầu thả giống, với mong muốn tăng năng suất và lợi nhuận. Qua khảo sát thì các hộ nuôi cá lóc trong ao đất và nuôi cá lóc trong vèo thả giống ở nhiều mật độ khác nhau và được thể hiện ở bảng 4.8

Diễn giải




TB ± ĐLC (con/m2)

54 ± 17,38

96 ± 28,82

Dao động (con/m2)

30 – 110

63 – 200

Bảng 4.8 Mật độ thả giống trung bình của các hộ nuôi cá lóc trong ao đất và vèo


Ao đất

Mô hình nuôi


Vèo



Bảng 4.8 cho thấy mô hình nuôi cá lóc trong ao đất thường có mật độ thưa hơn so với mô hình nuôi cá lóc trong vèo. Mật độ nuôi trung bình của mô hình nuôi cá lóc trong ao đất là 54 ± 17,38 con/m2, thấp nhất là 30 con/m2 và cao nhất là 110 con/m2, trong khi đó mô hình nuôi vèo mật độ thả nuôi dày hơn nuôi ao đất. Mật độ thả trung bình của mô hình nuôi cá lóc trong vèo là 96 ± 28,22 con/m2, mật độ thấp nhất là 63 con/m2

25

và cao nhất là 200 con/m2. Kết quả này cao hơn so với khảo sát của Vò Minh Quân (2015) mật độ trung bình trong nuôi ao đất là 37,3 ± 28,5 con/m2 và nuôi vèo là 78,6 ± 32,8 con/m2

Kết quả khảo sát mật độ nuôi cá lóc của mô hình ao đất và vèo được thể hiện qua hình 4.8


%

70

60

50

40

30

20

10

0

60,00

53,33

33,33

30,00

16,67

6,67

0

30 - 50

51 - 80

Ao đất

81 - 110

Vèo

0

> 110 Con/m²


Hình 4.8 Mật độ nuôi cá lóc của mô hình ao đất và vèo

Qua hình 4.8 cho thấy mật độ nuôi cá lóc của mô hình ao đất và vèo có sự chênh lệch khá lớn. Ở mô hình ao đất nhóm mật độ nuôi chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm 30 - 50 con/m2 (chiếm 60%) trong khi đó ở mô hình vèo không có hộ nuôi nào nuôi ở nhóm mật độ này. Nhóm mật độ nuôi 81 - 110 con/m2 chiếm tỷ lệ cao nhất ở mô hình vèo (chiếm 53,33%) cao hơn so với mô hình ao đất (chiếm 6,67%). Mô hình nuôi cá lóc ao đất không có hộ nuôi nào nuôi ở nhóm mật độ trên 110 con/m2 trong khi đó ở mô hình nuôi cá lóc vèo nhóm mật độ này chiếm 16,67%. Nguyên nhân là do ở mô hình ao đất nuôi với diện tích lớn nên mật độ nuôi thưa hơn so với mô hình vèo.

4.3.5 Chăm sóc và quản lý

Chăm sóc đối tượng nuôi và quản lý môi trường nuôi là khâu quan trọng trong nghề nuôi thủy sản. Đối với nghề nuôi cá lóc việc chăm sóc và quản lý tương đối đơn giản không đòi hỏi nhiều nhân công. Tuy nhiên, người nuôi cần phải có kinh nghiệm và kiến thức về đối tượng nuôi thì mới đạt hiệu quả cao.

Nguồn nước cấp

Để có một vụ nuôi thành công thì nguồn nước là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cá nuôi. Qua khảo sát 2 mô hình nuôi đều có nguồn nước cấp khá dễ dàng là từ sông chính do khi nuôi cá lóc đa số các hộ chọn lựa nơi chủ động được nguồn nước cấp, nước từ sông thông qua máy bơm được đưa trực tiếp vào ao

nuôi không qua ao xử lý nước hay ao lắng, nước thải của ao, vèo nuôi sẽ được thải trực tiếp ra kênh, rạch. Việc người nuôi dùng nước trực tiếp từ sông không qua ao lắng hay ao xử lý nước sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh và gây khó khăn cho việc quản lý dịch bệnh.

Tần suất thay nước và tỷ lệ thay nước

Thay nước là yếu tố cần thiết để tạo môi trường nước mới, sạch giúp cá phát triển tốt. Qua khảo sát kết quả tần suất và tỉ lệ thay nước được thể hiện qua bảng 4.9

Bảng 4.9 Tần suất và tỷ lệ thay nước của mô hình nuôi cá lóc


Diễn giải

Ao đất

Vèo

Tần suất thay nước



TB ± ĐLC (ngày)

2,0 ± 0,92

5,0 ± 1,37

Dao động (ngày)

1 – 4

2 – 7

Tỷ lệ thay nước/lần



TB ± ĐLC (%)

40 ± 7,65

31 ± 3,05

Dao động (%)

30 - 50

30 - 40

Qua bảng 4.9 cho thấy ở mô hình nuôi cá lóc trong ao đất tần suất thay nước trung bình là 2,0 ± 0,92 ngày/lần, dao động từ 1 - 4 ngày/lần, trong khi đó mô hình nuôi cá lóc trong vèo tần suất thay nước thưa hơn trung bình là 5,0 ± 1,37 ngày/lần, dao động từ 2 - 7 ngày/lần. Vì các hộ nuôi vèo thường nuôi ghép thêm các loài cá khác như: cá tra, trê lai, rô phi,…nhằm hạn chế lượng thức ăn dư thừa và góp phần tăng thêm lợi nhuận cho người nuôi vì vậy môi trường ao nuôi được quản lý tốt hơn nên tần suất thay nước thưa hơn mô hình ao đất.

Mô hình nuôi cá lóc trong ao đất có tỷ lệ thay nước cao hơn mô hình nuôi cá lóc trong vèo, lượng nước thay trung bình chiếm 40 ± 7,65 %/lần, trong khi đó mô hình vèo lượng nước thay chiếm tỷ lệ trung bình là 31 ± 3,05 %/lần. Nguyên nhân là do các hộ nuôi cá lóc trong vèo nuôi với diện tích nhỏ và có thể quản lý tốt lượng thức ăn giúp hạn chế lượng thức ăn dư thừa nên tỷ lệ thay nước thấp hơn so với mô hình nuôi cá lóc trong ao đất.

Thức ăn

Trong mô hình nuôi cá lóc, thức ăn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng chi phí sản xuất và mang tính chất quyết định đến lợi nhuận sau cùng của vụ nuôi, nguyên liệu dùng làm thức ăn ở hầu hết các hộ nuôi cá lóc ở địa bàn khảo sát đều sử dụng thức ăn công nghiệp (chiếm 100%). Người nuôi cho biết nuôi cá lóc bằng thức ăn viên công nghiệp có hiệu quả kinh tế và rút ngắn được thời gian nuôi ít nhất 1 tháng. Qua đó cho thấy được mức độ đa dạng hóa nguồn thức ăn nuôi cá lóc, giảm áp lực lên khai thác nguồn lợi thủy sản làm thức ăn cho cá lóc nuôi. Kết quả khảo sát thức ăn cá lóc của mô hình nuôi ao đất và vèo được thể hiện qua hình 4.9

%

70

60

50

40

30

20

10

0

63,33

53,33

26,67

20,00 20,00

16,67

NUBOSS

EWOS

Ao đất

Việt Thắng Tên thức ăn

Vèo

Hình 4.9 Thức ăn công nghiệp được sử dụng trong nuôi cá lóc

Qua hình 4.9 cho thấy thức ăn được sử dụng nhiều nhất trong nuôi cá lóc trong ao đất là thức ăn NUBOSS chiếm 63,33% và thấp nhất là thức ăn Việt Thắng chiếm 16,67%. Ở mô hình nuôi cá lóc trong vèo thức ăn Việt Thắng lại chiếm tỷ lệ cao nhất là 53,33% và thấp nhất là thức ăn EWOS chiếm 20%. Nguyên nhân có sự khác biệt về sử dụng thức ăn là do các hộ nuôi thường mua thức ăn từ những đại lý thức ăn đã quen biết hay mua từ những đại lý thức ăn gần nhà. Hàm lượng protein của các loại thức ăn chiếm 40%, thức ăn khác nhau thì có giá tiền khác nhau, giá thức ăn dao động từ 17.800 - 20.800 đồng/kg.

Khẩu phần và cách cho ăn

Để quản lý được lượng thức ăn hàng ngày của cá, người nuôi chọn cách cho cá ăn tập trung bằng sàn ăn là chính. Ở mô hình ao đất các hộ sử dụng sàn ăn chiếm 73,3% và chiếm 90% ở các hộ nuôi nuôi vèo. Thức ăn được để lên sàn ăn đặt xâm xấp mặt nước, sàn ăn được làm bằng tre đan có diện tích khoảng 1m2, đặt trung bình từ 1 - 2 sàn ăn, như vậy các hộ nuôi sẽ biết được lượng thức ăn cung cấp cho cá là đủ hay thiếu mà có cách điều chỉnh cho thích hợp. Việc điều chỉnh lượng thức ăn kịp thời sẽ cung cấp đủ

lượng thức ăn đáp ứng nhu cầu của đối tượng nuôi, giúp tăng trưởng nhanh, đạt năng suất cao, giảm chi phí thức ăn giúp tăng lợi nhuận cho người nuôi, ngoài ra hạn chế việc dư thừa thức ăn giúp môi trường nuôi ít bị ô nhiễm. Một số ít hộ nuôi sử dụng phương thức cho ăn là rãi đều ao chiếm 26,7% ở mô hình ao đất và chiếm 10% ở mô hình vèo. Khi cho cá lóc ăn, hầu hết các hộ nuôi đều trộn thêm men tiêu hóa (Vime - Compozyme, Prozyme, Bio - Zyme for fish,…) và các loại vitamin (Vitamin C, B1, B6, 12, Calcium ADE, Antistress,… ) vào thức ăn giúp tăng cường sức đề kháng và

ngừa bệnh cho cá. Khẩu phần ăn của cá lóc nuôi theo mô hình ao đất và vèo khá giống nhau và được thể hiện ở bảng 4.10

Bảng 4.10 Khẩu phần ăn của cá lóc



Thời gian nuôi

Số lần cho ăn (lần/ngày)

Khẩu phần ăn/ngày (% khối lượng thân)

Tháng thứ 1

3 – 4

8 – 10

Tháng thứ 2 - 3

2 – 3

5 – 8

Tháng thứ 4 - 5

1

3 – 5

Qua bảng 4.10 cho thấy trong suốt thời gian nuôi cá lóc thì ở những tháng nuôi đầu, khẩu phần cho cá ăn là cao nhất chiếm 8 - 10% khối lượng thân và được chia làm nhiều lần ăn từ 3 - 4 lần trong ngày vì lúc này cá chưa chủ động bắt được mồi. Vào những tháng nuôi cuối, khi cá lóc đã đạt đến kích cỡ thu hoạch, đang chờ thương lái đến mua hoặc chờ giá cá tăng cao thì trong khoảng thời gian này các hộ nuôi có thể cung cấp thức ăn cho cá lóc ăn 1 lần trong ngày với khẩu phần chiếm 3 - 5% khối lượng thân.

Hiệu quả sử dụng thức ăn

Sản lượng thức ăn sử dụng tùy thuộc vào thời gian nuôi/vụ, diện tích nuôi và khâu quản lý của từng hộ nuôi. Kết quả khảo sát sản lượng và hệ số thức ăn của 2 mô hình nuôi cá lóc ao đất và vèo được thể hiện qua bảng 4.11

Bảng 4.11 Sản lượng và hệ số thức ăn của 2 mô hình nuôi cá lóc ao đất và vèo


Diễn giải

TB ± ĐLC

Dao động

Ao đất

Vèo

Ao đất

Vèo

Tổng lượng thức ăn (tấn/vụ)

34,18 ± 9,66

29,10 ± 8,69

13 – 52

10,5 – 43

Hệ số FCR

1,30 ± 0,03

1,25 ± 0,04

1,25 – 1,40

1,15 – 1,30

Qua bảng 4.11 cho thấy sản lượng thức ăn trung bình của mô hình nuôi cá lóc trong ao đất là 34,18 ± 9,66 tấn/vụ cao hơn so với sản lượng thức ăn của mô hình nuôi vèo (29,10 ± 8,69 tấn/vụ), kết quả này thấp hơn so với kết quả khảo sát của Lê Xuân Sinh và Đỗ Minh Chung (2009) sản lượng thức ăn trung bình của mô hình ao đất là 43,2 tấn/vụ, nuôi vèo là 9,1 tấn/vụ. Do mô hình ao đất có diện tích nuôi lớn hơn nên lượng thức ăn sử dụng cũng nhiều hơn mô hình vèo. Về hiệu quả sử dụng thức ăn thì mô hình nuôi cá lóc trong vèo có hệ số sử dụng thức hiệu quả hơn (FCR= 1,25) so với mô hình nuôi ao đất (FCR = 1,30). Kết quả này thấp hơn so với kết quả khảo sát của Lê Thanh Hoàng (2013), hiệu quả sử dụng thức ăn của mô hình ao đất FCR = 2,1, mô hình vèo FCR = 1,5.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/07/2022