Những Dấu Hiệu Phát Triển Không Bền Vững Của Du Lịch Tỉnh Cà Mau

Mũi đã phần nào cho thấy ngành du lịch Cà Mau đã có cái nhìn sâu sắc hơn trong việc lựa chọn sản phẩm du lịch ưu thế để đẩy mạnh phát triển.

Lượng khách du lịch Cà Mau (bao gồm cả khách quốc tế và nội địa) đến Cà Mau nhìn chung trong những năm qua luôn có sự tăng trưởng, thị trường khách du lịch luôn được mở rộng. Tỷ trọng thị trường khách quốc tế ở các nước Đông Bắc Á, Tây Âu, Đông Âu, châu Đại Dương ngày càng tăng và nhiều nhất vẫn là thị trường ASEAN. Mặc dù số lượng khách du lịch quốc tế tăng lên nhưng không xảy ra những vấn đề tội phạm, cướp giật hay lợi dụng du lịch để thực hiện những hành vi trái pháp luật. Vấn đề an ninh trật tự tại Cà Mau vẫn đảm bảo trong quá trình phát triển du lịch.

Số lượng lao động nhìn chung có tăng lên hàng năm tuy chất lượng chuyên môn chưa được cải thiện nhiều. Công tác đào tạo nhân lực du lịch được sự quan tâm đầu tư thông qua con số về lao động có trình độ đại học, cao đẳng tăng qua các năm. Lao động du lịch tại địa phương có tài nguyên ngày nhiều, đời sống người dân tại các khu, điểm du lịch phần nào được cải thiện. Người dân có ý thức hơn trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường.

Doanh thu ngành du lịch đóng góp vào ngân sách của tỉnh thời gian qua liên tục tăng. Các địa phương có hoạt động du lịch như Ngọc Hiển, Năm Căn,… được thay đổi diện mạo về kinh tế một cách đáng kể nhờ các dịch vụ đi kèm như: giữ xe, ăn uống, giải trí,….

Công tác tiếp thị, xúc tiến quảng bá, điều tra phỏng vấn của ngành du lịch Cà Mau thời gian qua đã có nhiều cố gắng, hoạt động xúc tiến đã được triển khai toàn diện, thường xuyên. Vấn đề kêu gọi đầu tư, quản lý trong du lịch được đẩy mạnh. Môi trường du lịch luôn được quan tâm trong quá trình khai thác tài nguyên.

Bên cạnh những thành quả đạt được của ngành du lịch Cà Mau, sự nổ lực của các cấp chính quyền trong quá trình đưa du lịch Cà Mau phát triển theo xu hướng bền vững. Tuy nhiên, ngành vẫn còn nhiều biểu hiện chưa bền vững. Vì thế du lịch Cà Mau cần nghiêm túc nhìn lại những gì đạt được và những mặt còn tồn động để đưa ra những giải pháp và định hướng mang tính chiến lược hơn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.

2.7. Những dấu hiệu phát triển không bền vững của du lịch tỉnh Cà Mau‌


2.7.1. Vấn đề khai thác tài nguyên‌


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Theo đánh giá khách quan của các cấp quản lý thì du lịch Cà Mau phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và vị thế về du lịch của tỉnh. Trong đó vấn đề khai thác tài nguyên để phục vụ du lịch còn rất nhiều hạn chế. Việc đầu tư khai thác du lịch sinh thái ở

Cà Mau mới ở bước đầu, chủ yếu dựa vào thiên nhiên, chưa cải tiến chất lượng. Dịch vụ du lịch thiếu đầu tư nên cơ sở hạ tầng, vật chất, kỹ thuật còn yếu kém.

Phát triển du lịch tỉnh Cà Mau theo hướng bền vững - 10

Điển hình như huyện Trần Văn Thời hiện có 3 điểm tham quan, du lịch được nhiều du khách trong và ngoài tỉnh biết đến gồm: Khu du lịch Hòn Đá Bạc, xã Khánh Bình Tây; Khu du lịch Vườn Quốc gia U Minh Hạ, xã Trần Hợi và cửa biển thị trấn Sông Đốc. Hiện tại, cả 3 điểm du lịch này đều có đường ôtô về đến, rất thuận lợi cho du khách đến tham quan. Dù là huyện có nhiều tiềm năng du lịch, nhưng doanh thu từ lĩnh vực này của huyện Trần Văn Thời trong thời gian qua đạt thấp. Nguyên nhân là do các loại hình dịch vụ du lịch chưa phát triển, đa số du khách đến là để tham quan, chưa phải gọi là du lịch đúng nghĩa. Dọc theo các tuyến đường đến các điểm du lịch chưa có chỗ để du khách dừng chân vui chơi giải trí, chỉ dừng lại ở một số điểm phục vụ ăn uống và giải khát.

Nghĩ đến Cà Mau ấn tượng đầu tiên của du khách đó sẽ là một nơi thật xa xôi với rất nhiều rừng rậm và sông nước mênh mông, ấy vậy mà chính tiềm năng này lại chưa được khai thác một cách thật hiệu quả. Tuy ngành du lịch đã đưa nhiều hoạt động vào loại hình du lịch chèo thuyền, tham quan rừng,… nhưng việc thu hút đông đảo du khách khi đến Cà Mau thì ngành du lịch của tỉnh vẫn chưa làm được.

Việc khai thác tài nguyên chưa hợp lý có thể làm mất đi vĩnh viễn tính hoang sơ mà chính điều ấy mới tạo được sự thu hút khách du lịch. Điển hình là sân chim trong công viên văn hóa thành phố Cà Mau đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ bởi UBND tỉnh đã giao công viên này cho tư nhân xây dựng nhà hàng, khách sạn,…. Được mệnh danh là “lá phổi xanh” giữa lòng thành phố nhưng không được duy tu bảo dưỡng thường xuyên nên xuống cấp trầm trọng.

2.7.2. Vấn đề môi trường và các sự cố trong hoạt động du lịch‌


Muốn phát triển bền vững trong du lịch thì điều đầu tiên mà các cấp lãnh đạo, quản lý ngành cần quan tâm đó là vấn đề môi trường du lịch, trong đó nhấn mạnh yếu tố ô nhiễm môi trường do khai thác du lịch quá mức và những hoạt động kinh tế khác làm ảnh hưởng đến du lịch. Một minh chứng cho thấy chính sự ô nhiễm môi trường đã làm cho doanh thu du lịch mất đi rất nhiều ở tại khu vườn chim ở Công viên văn hóa phường 1, thành phố Cà Mau do bị ô nhiễm nặng do không có đường thoát nước, ảnh hưởng bất lợi đến sự sinh sôi phát triển của các loài chim và làm phiền lòng du khách.

Trong những năm gần đây, không chỉ riêng vì ô nhiễm môi trường đã ảnh hưởng đến


72

số lượng và chất lượng các bầy chim mà biến đổi khí hậu với tính thất thường của thời tiết là nguyên nhân gây ảnh hưởng không nhỏ đến nơi cư trú, hướng bay về làm tổ, chủng loài,… cũng giảm đáng kể.

Tương tự như tình trạng sân chim, Hồ Vân Thủy ở phường 5 thành phố Cà Mau xảy ra tình trạng ô nhiễm tương tự. Mục đích sử dụng là để điều hòa môi trường và góp phần thoát nước cho đường phố trong mùa mưa đồng thời cũng là một trong những điểm đã từng thu hút khách đến với nhà hàng nổi ăn uống và hóng mát. Có thời điểm hồ bị ô nhiễm nghiêm trọng. Có nhiều nguyên nhân làm ảnh hưởng như: Do dân cư ở khu vực quanh bờ hồ phát triển. Một bộ phận người dân vứt rác xuống lòng hồ. Đã có lúc mùi hôi thối bốc lên rất dữ dội vào những ngày trời nắng nóng.

Nhiều công trình ngang nhiên xây dựng nhà ở lấn vào các khu du lịch sinh thái, tiếng ồn của hoạt động sống dân cư, khai thác du lịch không hợp lý đã làm hạn chế số lượng các loài chim chóc, thú,… về cư trú. Điều này làm hạn chế đi tính đa dạng về chủng loại động vật như sân chim trong công viên văn hóa Cà Mau.

Cháy rừng ở Cà Mau luôn là nỗi lo không chỉ cho ngành du lịch mà còn là nỗi lo chung vì chỉ riêng trong năm 2012, rừng tràm U Minh Hạ đã xảy ra 12 vụ cháy gây thiệt hại hơn 3,3 ha rừng, đầu mùa khô năm 2013 đã có 14 vụ cháy, tổng diện tích cháy hơn 60 ha. Trước những thiệt hại ấy đã có thời gian rừng U Minh Hạ đã chính thức đóng cửa rừng, nghiêm cấm mọi hành vi tác động vào rừng, cấm người dân vào rừng ngoại trừ các đoàn du khách được hướng dẫn kỹ về những nguyên tắc cần thiết trước khi vào tham quan rừng. Khi ngành du lịch Cà Mau đã khai thác loại hình du lịch sinh thái tham quan rừng tràm điều cần thiết là phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho chính du khách biết những tác hại khi rừng bị tàn phá, cảnh báo những rủi ro có thể xảy ra nếu du khách không tuân thủ những quy định của ban điều hành du lịch. Bên cạnh việc trang bị những kiến thức, phương pháp, khả năng giải quyết các vấn đề xảy ra cho đội ngũ hướng dẫn viên, nhà quản lý để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho du khách.

Tránh sự việc xảy ra như thời điểm 30/4/2004, chiếc tàu Viễn Tín chở khoảng 200 du khách ra tham quan đảo Hòn Khoai nhân dịp lễ 30/4 đã bị chìm tại địa phận xã Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển), cách đất liền gần 10 km. Hành khách trên tàu phần lớn là học sinh, thanh niên, nhân dân của huyện Ngọc Hiển, Năm Căn và TP Cà Mau. Sự cố xảy ra đã làm 14 trường hợp chết đuối. Nguyên nhân được điều tra là do tàu chở khách là phương tiện của cá nhân đã cũ ngưng đi biển khai thác cá từ nhiều. Một phần do phao cứu hộ không được

trang bị đầy đủ nên nhiều người đã bị chìm xuống biển nếu không biết bơi cầm cự chờ tàu cứu hộ.

Một trường hợp nữa của ngành du lịch Cà Mau mà các cấp quản lý cần nghiêm túc nhìn lại đó là sự cố sập cầu dẫn tại khu du lịch Hòn Đá Bạc vào ngày 30/1/2006. Sự việc xảy ra vào dịp tết Nguyên Đán do lượng du khách chen lên cầu quá đông có trên 25.000 du khách đến Hòn Đá Bạc trong khi khả năng chịu lực của chân cầu yếu nên đã dẫn đến sự cố trên. Cầu dẫn rồi sẽ được dựng lại, hoạt động du lịch lại được tiếp tục nhưng trong số những du khách đã từng là nạn nhân của sự cố trên chắc gì họ lại dám đặt chân lên cây cầu ấy lần nữa.

Bên cạnh những tác nhân từ con người thì tác nhân từ thiên nhiên cũng gây ảnh hưởng không nhỏ cho sự phát triển ngành du lịch Cà Mau. Theo nhận định của các chuyên gia, biến đổi khí hậu là nguy cơ lớn nhất ảnh hưởng tới Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau. Dự báo, vùng Nam Bộ đến năm 2020, mực nước biển sẽ dâng thêm 0,3m. Theo tính toán, nếu nước biển dâng đến 0,7m thì diện tích tỉnh Cà Mau sẽ bị ngập tới 28%, tập trung tại các vùng trũng thuộc khu dự trữ sinh quyển này. Không chỉ riêng Khu dự trữ bị suy giảm sự đa dạng mà biến đổi khí hậu còn tác động đến các hệ thủy sinh, nguồn lợi thủy sản sẽ bị giảm đi do hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển bị hủy hoại không còn nơi cư trú do tác động của nước biển dâng.

2.7.3. Vấn đề sản phẩm du lịch‌


Thiếu chuyên nghiệp, rời rạc, yếu,... là nhận xét của nhiều lãnh đạo ngành du lịch khi nói về hoạt động tại vùng sông nước Nam bộ nói chung và ở Cà Mau nói riêng. Lượng khách quốc tế và trong nước đến tham quan du lịch Cà Mau còn rất ít và hầu như họ không hề biết đến thế mạnh của tỉnh là gì. Các tour chồng chéo, lặp đi lặp lại,... Thậm chí, một nơi nào đang hút khách thì nơi khác “nhái” ý tưởng kinh doanh, gây nhàm chán với du khách. Nguyên nhân chính là do lực lượng kinh doanh lữ hành của tỉnh còn quá ít, thiếu chuyên nghiệp, chưa chủ động, thương hiệu du lịch của tỉnh cũng chưa vững,... Do đó, khả năng thu hút khách trực tiếp còn rất yếu.

Các làng nghề tuy có khai thác đưa vào phục vụ du lịch nhưng tính hiệu quả chưa cao. Làng nghề gác kèo ong, một trong những loại hình du lịch sinh thái được du khách quan tâm thì vẫn chưa được đầu tư đúng mức. Nhưng ngày nay, vì nhiều lý do, các làng nghề dệt chiếu của Cà Mau ngày càng teo tóp lại. Chính vì vậy, hoạt động dẫn khách đến

tham quan các làng nghề cũng phần nào bị hạn chế bởi hoạt động của các làng nghề dần thu hẹp.

Một thế mạnh nữa của du lịch Cà Mau chính là “sản phẩm” du lịch sinh thái mang đậm nét đặc trưng của vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, có tính cạnh tranh cao để phát triển lâu dài. Tuy nhiên thời gian qua, tỉnh tập trung mọi nguồn lực nhằm xây dựng thương hiệu du lịch sinh thái đặc trưng nổi trội. Thế nhưng, cho đến nay vẫn chưa được khai thác hiệu quả và ngành du lịch vẫn đang tìm những hướng phát triển mang tính đột phá. Hoạt động đích thực với bản chất du lịch sinh thái còn hạn chế. Các hoạt động khai thác sản phẩm du lịch, tiếp thị, đầu tư hầu như không được đẩy mạnh nên chưa thu hút, hấp dẫn du khách như các địa phương: Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang,… Bên cạnh đó, việc khai thác còn thiếu tầm nhìn tổng thể nên sản phẩm du lịch còn đơn điệu, kém hấp dẫn, chưa tương xứng với tiềm năng du lịch mà vùng đất Cà Mau có được.

2.7.4. Vấn đề tổ chức, quản lý du lịch‌


Với doanh nghiệp du lịch ở Cà Mau, bên cạnh nhiều doanh nghiệp có đội ngũ quản lý với trình độ chuyên môn cao thì ở nhiều doanh nghiệp đội ngũ quản lý còn thiếu kiến thức về quản trị kinh doanh du lịch, thậm chí không hề có chuyên môn, nghiệp vụ về du lịch. Điều này cũng khá phổ biến ở nhiều doanh nghiệp du lịch thuộc sở hữu Nhà nước và đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân ở nhiều địa phương. Trình độ, tay nghề của một bộ phận lớn lực lượng lao động trực tiếp còn hạn chế, tính chuyên nghiệp chưa cao, phục vụ du lịch còn theo thói quen, theo kinh nghiệm và chủ yếu theo bản năng tự nhiên.

Những năm gần đây, du lịch Cà Mau có bước phát triển vượt bậc, khách du lịch tìm đến tham quan ngày càng nhiều. Tuy nhiên, công tác quản lý của các cấp trong hoạt động này còn hạn chế. Tình trạng chặt chém, chèo kéo, đeo bám khách du lịch, giá cước vận tải tăng giảm tùy ý ở một số điểm du lịch vào những ngày lễ, tết, chủ nhật,… khiến nhiều khách du lịch thiếu lòng tin. Tình trạng này đã và đang diễn ra ở nhiều điểm du lịch đối với một số công ty lữ hành tại Cà Mau. Tuy nhiên việc quản lý, siết chặt về giá cước vẫn chưa được các nhà quản lý, điều hành du lịch tỉnh quan tâm.

Bên cạnh đó, việc các phương tiện không bảo đảm an toàn cũng khiến du khách nhiều phen phải “mất hồn”. Những người điều khiển ca-nô thiếu ý thức chạy lạng lách làm cho tâm lý du khách hoang man, lo sợ. Mặt khác, số phao cứu sinh trên ca-nô rất ít, nếu có sự cố xảy ra thì thiệt hại về tính mạng con người là điều chắc chắn. Các chủ phương tiện đôi


75

khi cũng không qua một khóa học về giao thông thủy hay chưa được cấp phép mà vẫn thản nhiên điều khiển phương tiện vì không có một đội ngũ nào thường xuyên kiểm tra, xử lý việc này.

Vấn đề tổ chức các tour du lịch vẫn còn nhiều hạn chế đặc biệt là tour đến thăm Mũi Cà Mau còn khá đơn điệu, tẻ nhạt. Nhưng với lượng khách đến Mũi Cà Mau hằng năm cho thấy những ưu thế trên đang bị lãng phí từng ngày. Những sản phẩm du lịch nơi đây quá đơn điệu. Đó là nguyên nhân làm cho cái tên Mũi Cà Mau thật khiêm tốn được nằm trong danh sách các điểm đến hấp dẫn của khách du lịch trong những dịp lễ, ngày nghỉ.

2.8. Những nguyên nhân cơ bản của sự phát triển không bền vững‌


Tiềm năng du lịch Cà Mau tuy phong phú, nhưng vẫn còn một số tiềm năng còn bỏ ngõ chưa được khai thác đúng mức, sản phẩm du lịch còn khá đơn điệu chưa thấy một đặc trưng riêng của Cà Mau. Sức hấp dẫn đối với khách du lịch vẫn còn kém. Thu nhập du lịch còn thấp so với mục tiêu phát triển ngành kinh tế mũi nhọn, tác động của ngành đến đời sống xã hội chưa nhiều, đời sống nhân dân vùng có tài nguyên phục vụ du lịch vẫn chưa được cải thiện nhiều.

Chất lượng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật và các các dịch vụ du lịch đi kèm còn thiếu động bộ, có một số nơi bị xuống cấp, có nơi chưa được đầu tư. Trong đó giao thông là yếu tố rất quan trọng đối với phát triển du lịch. Tuy vậy, hiện trạng hệ thống hạ tầng vẫn chưa thật sự là đòn bẩy cho ngành.

Công tác tổ chức nhân sự và bộ máy chuyên môn về du lịch còn nhiều mặt hạn chế, chậm thay đổi so với yêu cầu trong tình hình mới. Việc cử người sang nước ngoài để học tập kinh nghiệm quản lý, tổ chức tour du lịch còn ít. Vấn đề đào tạo đội ngũ nhân viên ngành du lịch trong nước ở các trường đại học, cao đẳng cũng chưa thật đảm bảo về chất lượng khi điểm tuyển đầu vào ở một số trường còn thấp và đôi khi cũng không phải là niềm đam mê của các thí sinh dự tuyển. Một số trường vẫn chưa có một khoa du lịch riêng, học lý thuyết suông nhiều hơn ứng dụng thực tế.

Sản phẩm du lịch còn nghèo, chưa đặc sắc, trùng lắp với các tỉnh trong vùng, thiếu các dịch vụ vui chơi, giải trí, mua sắm đi kèm nên thời gian lưu trú của khách du lịch thường không lâu. Khi đến Cà Mau đa số du khách sẽ chọn loại hình du lịch sinh thái, chèo thuyền men theo các rặng đước nhưng do khâu tổ chức tour còn đơn điệu nên du khách có cảm giác nhàm chán hơn so với việc chọn tour bơi xuồng theo các con mương để ngắm và


76

thưởng thức trái cây ở Vĩnh Long hay Tiền Giang. Cũng cùng là phát triển loại hình du lịch sinh thái, tỉnh Tiền Giang còn khai thác thêm loại hình du lịch ngắm đom đóm về chiều dọc theo các rặng bần ở cù lao Thới Sơn. Từ khi loại hình này được đưa vào hoạt động đã thu hút một lượng lớn du khách ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh như Bến Tre, Vĩnh Long vì đây là một loại hình mới làm cho du khách nghe có vẻ thú vị và cảm thấy tò mò.

Do vậy, vấn đề liên kết phát triển du lịch trong khu vực cũng như với cả nước, các điều kiện cho liên kết, hợp tác còn thiếu. Hoạt động xã hội hóa du lịch chưa được phát huy đúng mức, chưa có cơ chế và giải pháp để kích thích và thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia vào kinh doanh du lịch đặc biệt trong xây dựng sản phẩm du lịch và đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật du lịch. Thực hiện liên kết với các tỉnh khác trong vùng để tránh xảy ra hiện tượng trùng lắp về loại hình du lịch gây cảm giác nhàm chán cho du khách. Du khách không thể vừa đi Vĩnh Long tham quan vườn cây trái, đi xuồng trên sông, thì đến Cần Thơ lại tiếp tục đi xuồng và vào vườn cây trái, xuống Cà Mau lại chèo thuyền vào rừng.

Thiếu quan tâm tiếp cận thị trường du lịch, đầu tư quá mức trong lĩnh vực xây dựng khách sạn, phát triển tự phát, không có quy hoạch của các cơ sở lưu trú, đặc biệt là các khách sạn mini, đã nâng tổng số phòng khách sạn lên cao, tạo ra sự khủng hoảng thừa, dẫn đến tình trạng “dư phòng, đói khách”, hạ thấp công suất sử dụng phòng trung bình năm.

Một hạn chế mà các cấp quản lý ngành du lịch Cà Mau cần xem xét là công tác xúc tiến, quảng bá còn sơ sài và chưa tạo được sự hấp dẫn. Một việc làm thiết nghĩ rất cần thiết là ngành du lịch thường xuyên thăm dò ý kiến du khách về mức độ hài lòng, cảm nhận về một loại hình nào mới, trưng cầu những ý kiến đóng góp của du khách,…. Thông qua các phiếu điều tra ngắn vào thời điểm du khách trở về khách sạn nghĩ ngơi sau chuyến đi. Tuy nhiên, công việc này đã không được tiến hành thường xuyên nên ngành du lịch Cà Mau cứ vẫn giữ nguyên mẫu cũ, chậm thay đổi. Từ thực tế cho thấy, các khu, điểm du lịch, hay cơ sở phục vụ du lịch chỉ có ở vị trí cố định, chúng không tự dịch chuyển để tìm đến với khách tham quan được. Nếu không có những thông tin, tuyên truyền, quảng cáo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc qua các tập gấp, sách giới thiệu về du lịch, các băng, đĩa hình ảnh;… hay những cuộc xúc tiến quảng bá về du lịch, thì không dễ gì con người biết đến các khu, điểm, cơ sở du lịch của địa phương mình với các dịch vụ kèm theo của chúng. Việc quảng bá du lịch cần thiết có nhiều loại phương tiện tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến khác nhau thông qua các hình thức nghe, nhìn, đọc và cảm quan. Tuy nhiên, du lịch Cà Mau chỉ dừng lại ở các tập gấp, các trang báo Đất Mũi là chủ yếu. Thông qua phim, truyền hình để biết đến du lịch Cà Mau thì rất ít. Trên mạng xã hội và trang web của tỉnh cũng

không nhiều các thông tin về du lịch Cà Mau.

Một bộ phận dân cư với trình độ dân trí chưa cao, không hiểu được những gì là lợi ích lâu dài cho cả cộng đồng và cho bản thân mình. Họ cũng ít quan tâm đến những điều mà du khách suy nghĩ và tìm kiếm. Do vậy, họ lại chính là những người có thể phá huỷ những tài sản quý giá, những nét đẹp văn hoá của mình để mong thu được chút lợi từ du lịch. Mọi vấn đề về ô nhiễm môi trường cũng một phần xuất phát từ đó. Đây cũng là một trong những yếu tố đánh mất tính bền vững của du lịch Cà Mau.


Tóm tắt chương 2


Đặc điểm tự nhiên cùng với những điều kiện kinh tế xã hội đã tạo điều kiện cho Cà Mau có một tiềm năng du lịch với sự đa dạng về loại hình, sản phẩm du lịch. Các tài nguyên phục vụ cho việc khai thác du lịch nằm trãi đều khắp tỉnh tạo điều kiện cho hoạt động khai thác du lịch được thông thoáng hơn về không gian. Du khách có thể trải nghiệm nhiều hệ sinh thái khác nhau với những phong cảnh mỗi nơi mỗi vẻ bởi Cà Mau trong suy nghĩ của khách thập phương đó là một vùng đất tiềm ẩn với đầy vẻ hoang sơ của vùng đất mới được khai hoang mở cõi.

Hoạt động du lịch Cà Mau trong những năm qua đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế tỉnh nhà, góp phần không nhỏ vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tích cức, đưa ngành công nghiệp không khói này trở thành ngành mũi nhọn của tỉnh trong một tương lai gần.

Là một trong 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với hệ thống sông ngòi chằng chịt, cây cối xum xuê. Cà Mau ngoài những khả năng khai thác các loại hình du lịch như tham quan các di tích, cảnh quan, công trình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội,… thì du lịch sinh thái luôn là thế mạnh hàng đầu của tỉnh. Nhưng cũng chính vì lẽ đó mà sản phẩm du lịch Cà Mau có phần trùng lắp với một số tỉnh trong vùng như: Cần Thơ, Hậu Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long. Sản phẩm du lịch đặc trưng vẫn mờ nhạt và còn là một dấu chấm hỏi.

Hoạt động ngành du lịch còn nhiều biểu hiện chưa bền vững đặc biệt là vấn đề khai thác, bảo vệ tài nguyên du lịch và vấn đề môi trường du lịch. Vì vậy cần có những giải pháp thật hữu hiệu từ các cấp quản lý để ngành du lịch Cà Mau có vị thế thật vững vàng trong xu thế hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 21/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí