Bảng 3.9: Hiệu quả kinh tế và hiệu suất đầu tư phân bón khi bón tăng lượng đạm và kali cho cà phê vối
Chỉ tiêu theo dõi
GTSL | TCP | CPPB | LN | LN | |
(1.000đ) | (1.000đ) | (1.000đ) | (1.000đ) | /CPPB | |
N1K1(đ/c) | 110.250 | 64.500 | 18.000 | 45.750 | 2,54 |
N1K2 | 111.300 | 65.020 | 18.520 | 46.280 | 2,50 |
N1K3 | 113.050 | 65.540 | 19.040 | 47.510 | 2,50 |
N1K4 | 114.800 | 66.060 | 19.560 | 48.740 | 2,49 |
N1K5 | 116.900 | 66.580 | 20.080 | 50.320 | 2,51 |
N2K1 | 112.700 | 65.020 | 18.520 | 47.680 | 2,57 |
N2K2 | 114.450 | 65.540 | 19.040 | 48.910 | 2,57 |
N2K3 | 114.800 | 66.060 | 19.560 | 48.740 | 2,49 |
N2K4 | 116.550 | 66.580 | 20.080 | 49.970 | 2,49 |
N2K5 | 117.250 | 67.100 | 20.600 | 50.150 | 2,43 |
N3K1 | 113.050 | 65.540 | 19.040 | 47.510 | 2,50 |
N3K2 | 113.750 | 66.060 | 19.560 | 47.690 | 2,44 |
N3K3 | 114.450 | 66.580 | 20.080 | 47.870 | 2,38 |
N3K4 | 120.400 | 67.100 | 20.600 | 53.300 | 2,59 |
N3K5 | 122.500 | 67.620 | 21.120 | 54.880 | 2,60 |
N4K1 | 113.750 | 66.160 | 19.660 | 47.590 | 2,42 |
N4K2 | 115.850 | 66.680 | 20.180 | 49.170 | 2,44 |
N4K3 | 124.600 | 67.200 | 20.700 | 57.400 | 2,77 |
N4K4 | 127.400 | 67.720 | 21.220 | 59.680 | 2,81 |
N4K5 | 130.550 | 68.240 | 21.740 | 62.310 | 2,87 |
N5K1 | 116.200 | 66.630 | 20.130 | 49.570 | 2,46 |
N5K2 | 121.100 | 67.060 | 20.560 | 54.040 | 2,63 |
N5K3 | 127.400 | 67.670 | 21.170 | 59.730 | 2,82 |
N5K4 | 129.850 | 68.190 | 21.690 | 61.660 | 2,84 |
N5K5 | 130.900 | 68.710 | 22.210 | 62.190 | 2,80 |
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh Hưởng Của Liều Lượng Đạm Và Kali Đến Hàm Lượng Một Số Chất Trong Lá Cà Phê
- Ảnh Hưởng Của Liều Lượng Bón Đạm Và Kali Đến Cường Độ Quang Hợp, Cường
- Ảnh Hưởng Của Liều Lượng Bón Đạm Và Kali Đến Năng Suất, Tỉ Lệ Hạt Cà Phê Nhân Xuất Khẩu
- Ảnh Hưởng Của Số Lần Và Tỉ Lệ Bón Đạm, Lân Và Kali Đến Hàm Lượng Các Sắc Tố Quang Hợp, Sinh Trưởng Phát Triển Của Cây Cà Phê
- Ảnh Hưởng Của Số Lần Và Tỉ Lệ Bón Đạm, Lân Và Kali Đến Tỉ Lệ Hạt Cà Phê Nhân Xuất Khẩu
- Ảnh Hưởng Nồng Độ Của Znso4 Và Rosabor Đến Hàm Lượng Một Số Chất Trong Lá Cà Phê
Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.
Ghi chú: giá bán cà phê nhân trung bình năm 2012 và 2013: 35.000 đ/kg
- Tổng chi phí và chi phí phân bón: Tổng chi phí cho sản xuất 1 ha cà phê ngoài lượng phân đạm, lân, kali và phân chuồng theo quy trình của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn còn có các chi phí khác như thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới, công lao động, chi phí khấu hao tài sản… được tính theo giá trung bình năm 2012 và 2013 theo khảo sát của tác giả (phụ biểu 4). Theo kết quả điều tra khảo sát của chúng tôi tổng chi phí sản xuất 1 ha cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại Đắk Lắk trung bình năm 2012 và 2013 tổng cộng 64,5 triệu đồng (với lượng phân đạm và kali theo đúng quy trình của Bộ NN&PTNT). Các công thức bón phân với liều lượng tăng đạm và kali (mọi chi chi phí khác ngoài yếu tố đạm, kali và công lao động không đổi) có sự khác nhau về tổng chi phí do tăng lượng phân đạm, kali tăng từ 1% đến 7% và công lao động tăng thêm do thu hái sản phẩm nhiều hơn. Nếu tính riêng với chi phí phân bón (CPPB) tăng từ 3% (N1K2 và N2K1
- 18,52 triệu) đến 23% (N5K5 - 22,21 triệu) so với đối chứng.
- Lợi nhuận: Các công thức bón phân với liều lượng tăng đạm và kali cho lợi nhuận (LN) khác nhau, thấp nhất là công thức N1K2 cho lợi nhuận cao hơn đối chứng 530.000 đồng/ha và cao nhất là công thức N4K5 (3,73 tấn/ha) đạt 16,56 triệu đồng/ha, cao hơn công thức bón phân N5K5 (3,74 tấn/ha) đạt lợi nhuận 16,44 triệu đồng/ha. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Văn Minh, (2013)
[40] trong năm 2012 với liều lượng phân bón và công thức bón tương đương cho lợi nhuận cao hơn đối chứng thấp nhất đạt 1,38 triệu đồng/ha do giá cà phê bình quân năm 2012 cao đạt 38.000 đ/kg, trong khi đó giá bình quân năm 2012 và 2013 chỉ còn lại 35.000 đ/kg. Kết quả này phù hợp với kết luận của Tôn Nữ Tuấn Nam và cộng sự, (2003) [49] cho rằng khi bón phân cho cà phê vối cao hơn mức (350 kg N
+ 100 Kg P2O5 + 350 kg K2O kg/ha/năm) trong điều kiện có bón 14 - 15 tấn phân chuồng/ha 2 năm bón 1 lần có thể cho năng suất cao hơn 4,5 tấn nhưng không có hiệu quả kinh tế; Nhưng lại không phù hợp với kết luận của tác giả Y Kanin H’Dơk và Trình Công Tư, (2007) [29] khi nghiên cứu hiệu quả của phân đạm, lân và kali đối với cà phê vối kinh doanh trên đất bazan Đắk Lắk tại xã Hòa Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột cho rằng: Không phải cứ bón tăng liều lượng đạm, lân và kali cho cà phê vối là sẽ tăng được năng suất và lợi nhuận. Mức bón đạt hiệu quả kinh tế kỹ
thuật tối ưu cho 1 ha/năm là 379,8 kg N + 172,7 kg K2O + 415,2 kg K2O, bón nhiều hay ít hơn mức đề nghị này đều làm giảm thu nhập.
- Lợi nhuận/chi phí phân bón: Các công thức bón phân với liều lượng tăng đạm và kali cho kết quả khác nhau về lợi nhuận/chi phí phân bón dao động từ 2,38 (N3K3) đến 2,87 (N4K5). Tỉ lệ này càng cao thể hiện hiệu quả đầu tư phân bón càng cao, cao nhất là công thức bón phân N4K5 cho giá trị lợi nhuận/chi phí phân bón tăng 12% so với công thức đối chứng.
3.1.5. Tóm tắt kết quả thí nghiệm 1
- Công thức bón phân N5K5 với liều lượng (364 kg N + 95 kg P2O5 + 336 kg K2O/năm/ha) có ảnh hưởng trực tiếp đến hấp thu dinh dưỡng khoáng làm tăng khả năng hấp thu N, K, Mg, Ca trong đất và lá cà phê; Có ảnh hưởng tích cực đến quá trình sinh trưởng phát triển, đặc biệt làm gia tăng hàm lượng diệp lục a lên 37%, cường độ quang hợp tăng 66%, tăng 19% chiều dài cành dự trữ và giảm 28% số cành khô/cây so với đối chứng có ý nghĩa thống kê mức 95%.
- Công thức bón phân N4K5 với liều lượng (338 kg N + 95 kg P2O5 + 336 kg K2O/năm/ha) có hiệu quả nhất, tăng tỉ lệ cà phê nhân xuất khẩu lên 14%, giảm tỉ lệ tươi/nhân 7%, làm tăng 18% năng suất cà phê nhân so với đối chứng mức ý nghĩa 95%. Công thức N4K5 cũng là công thức bón phân cho lợi nhuận cao nhất 62,31 triệu đồng/ha/năm và hiệu suất đầu tư phân bón tốt nhất với giá trị lợi nhuận/chi phí phân bón đạt 2,87 lần.
3.2. Ảnh hưởng cách bón (số lần và tỉ lệ bón) đạm, lân và kali đến cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan
3.2.1. Ảnh hưởng của số lần và tỉ lệ bón đạm, lân và kali đến hàm lượng một số chất trong đất và lá cà phê
3.2.1.1. Ảnh hưởng số lần và tỉ lệ bón đạm, lân và kali đến một số chỉ tiêu hóa tính
đất trồng cà phê
- Đạm tổng số, lân và kali dễ tiêu: Nhìn chung hàm lượng đạm tổng số, lân và kali dễ tiêu trong đất của các công thức bón phân với số lần và tỉ lệ bón khác nhau có sự khác nhau rõ rệt. Sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê giữa CT3 so với CT1 ở mức 95%. Với hàm lượng đạm tổng số trong đất dao động từ 0,18% (trước thí nghiệm) đến 0,23% (CT3). Trong đó CT3 có hàm lượng đạm tổng số, lân và kali dễ tiêu cao nhất, cao hơn đối chứng tương ứng 21%, 16% và 12%. Sở dĩ có kết quả trên là do ở CT3 phân đạm, kali được bón 5 lần/năm và phân lân được bón 2 lần/năm, nhiều hơn CT1 đạm được bón 4 lần, kali được bón 3 lần và lân bón 1 lần/năm. Kết quả này tương đương với nghiên cứu của Phạm Thế Trịnh, (2012) [74] khi nghiên cứu đặc điểm sử dụng đất đỏ bazan tỉnh Đắk Lắk kết luận hàm lượng đạm trong đất đỏ bazan là 0,20%. Đối với hàm lượng kali dễ tiêu trong đất các công thức thí nghiệm dao động từ 14,76 đến 16,57 mg/100g đất tương đương với kết quả của các tác giả Nguyễn Anh Dũng, Trần Trung Dũng, Võ Thị Phương Khanh, (2013) [92] nghiên cứu ảnh hưởng của phân vi sinh làm từ vỏ cà phê trên nền phân bón (220 kg N + 80 kg P2O5 + 240 kg K2O/ha/năm) và bón từ 2 đến 3 kg phân hữu cơ vi sinh/cây/năm cho hàm lượng kali dễ tiêu trong đất dao động từ 14,70 đến 17,50 mg/100g đất.
- Các chỉ tiêu khác như: pHKCL, hữu cơ, lân tổng số, Ca2+, Mg2+ và CEC:
Giữa các công thức thí nghiệm có sự khác nhau, cao nhất là CT3 và thấp nhất là công thức đối chứng nhưng sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê. Với hàm lượng hữu cơ trong đất của các công thức thí nghiệm qua 2 năm 2012 và 2013 dao động từ 3,32% (trước thí nghiệm) đến 3,52% (CT3). Canxi và magie là hai nguyên tố trung lượng rất cần thiết cho cây cà phê, đặc biệt đối với hàm lượng canxi trên đất đỏ bazan mặc dù là loại đất rất phù hợp cho cây cà phê sinh trưởng nhưng nhiều
nghiên cứu cho thấy hiện tượng thiếu canxi vẫn thường xảy ra. Phân tích số liệu hàm lượng Ca2+ và Mg2+ trong đất của các công thức thí nghiệm chúng tôi đặc biệt quan tâm đến tỉ lệ Ca2+/Mg2+, tỉ lệ này giữa các công thức bón phân CT1, CT2 và CT3 tương ứng 1,29; 1,36 và 1,32. So sánh với kết luận của tác giả Boyer, (1982)
[88] thì cấu trúc đất tại địa điểm thí nghiệm vẫn giữ được sự ổn định.
Bảng 3.10: Ảnh hưởng số lần và tỉ lệ bón đạm, lân và kali đến một số chỉ tiêu hóa tính đất (tầng 0-30 cm)
Trước | Các công thức | |||||
theo dõi | thí nghiệm | CT1 | CT2 | CT3 | CV (%) | LSD0,05 |
pHKCL | 4,40 | 4,26 | 4,45 | 4,47 | 4,39 | NS |
Hữu cơ (%) | 3,32 | 3,37 | 3,53 | 3,52 | 6,26 | NS |
N (%) | 0,18 | 0,19b | 0,22ab | 0,23a | 8,09 | 0,02 |
P2O5 tổng số (%) | 0,19 | 0,20 | 0,22 | 0,21 | 4,76 | NS |
K2O tổng số (%) | 0,11 | 0,12 | 0,13 | 0,14 | 8,18 | NS |
P2O5dt (mg/100g đất) | 6,81 | 7,00b | 7,86ab | 8,10a | 6,77 | 0,33 |
K2Odt (mg/100g đất) | 14,42 | 14,76b | 15,26ab | 16,57a | 5,72 | 0,86 |
Ca2+ (lđl/100g đất) | 2,65 | 2,77 | 2,89 | 2,92 | 2,85 | NS |
Mg2+(lđl/100g đất) | 2,12 | 2,14 | 2,13 | 2,22 | 2,69 | NS |
CEC (lđl/100g đất) | 14,54 | 14,99 | 16,01 | 16,32 | 4,20 | NS |
Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong hàng biểu thị sự sai khác có ý nghĩa thống kê với p<0,05; NS: Sai khác không có ý nghĩa.
- Đối với hàm lượng Ca2+ và Mg2+ trong các công thức bón phân với số lần
và tỉ lệ bón khác nhau dao động từ 2,65 mg/100g đến 2,92 mg/100g đất (đối với canxi) và 2,12 mg/100g đến 2,22 mg/100g đất (đối với magie) thấp hơn khá nhiều so với nghiên cứu về ảnh hưởng của phân vi sinh làm từ vỏ cà phê trên nền phân bón (220 kg N + 80 kg P2O5 + 240 kg K2O/ha/năm) đến một số chất trong đất bazan trồng cà phê vối tại Đắk Lắk của các tác giả Nguyễn Anh Dũng, Trần Trung Dũng, Võ Thị Phương Khanh, (2013) [92] dao động từ 2,40 đến 3,40 mg/100g đất (đối với canxi) và 2,00 đến 2,80 mg/100g đất (đối với magie).
Như vậy, sau 2 năm thí nghiệm 2012 và 2013 bón đạm và kali 5 lần/năm (30% mùa khô và 70% mùa mưa) và bón lân 2 lần/năm (50% mùa khô và 50% mùa mưa) - CT3 cho cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại Đắk Lắk trên nền phân theo quy trình của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho thấy sự khác biệt về hàm lượng đạm, lân dễ tiêu và kali dễ tiêu trong đất trồng cà phê.
3.2.1.2. Ảnh hưởng số lần và tỉ lệ bón đạm, lân và kali đến một số chất trong lá cà phê
Phân tích hàm lượng một số chất trong lá cà phê, kết quả được ghi nhận ở bảng 3.11 cho thấy: Bón đạm, lân, kali theo số lần và tỉ lệ khác nhau với một lượng nhất định trên một đơn vị diện tích sau 2 năm 2012 và 2013 có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây và hàm lượng chất khoáng trong lá của cây cà phê. Một số nguyên tố dinh dưỡng khoáng chủ yếu trong lá như: N, K, CaO và MgO của các công thức cao hơn trước thí nghiệm và cao hơn công thức đối chứng bón theo quy trình khuyến cáo của Bộ NN&PTNT có ý nghĩa thống kê ở mức 95%.
Bảng 3.11: Ảnh hưởng số lần và tỉ lệ bón đạm, lân và kali đến hàm lượng một số chất trong lá cà phê
Chỉ tiêu
Trước thí
Các công thức
N | 3,37 | 3,42b | 3,46ab | 3,58a | 4,29 | 0,15 |
P | 0,14 | 0,15 | 0,17 | 0,17 | 8,08 | NS |
K | 1,64 | 1,71b | 1,83ab | 1,95a | 6,01 | 0,19 |
CaO | 1,29 | 1,35b | 1,39ab | 1,52a | 6,14 | 0,09 |
MgO | 0,32 | 0,32b | 0,34ab | 0,37a | 6,79 | 0,03 |
theo dõi
nghiệm (%) CT1 (%) CT2 (%) CT3 (%) CV (%) LSD0,05
Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong hàng biểu thị sự sai khác có ý nghĩa thống kê với p<0,05; NS: Sai khác không có ý nghĩa.
- Hàm lượng đạm: Trong lá cà phê của các công thức thí nghiệm có sự khác nhau thấp nhất là công thức đối chứng (3,42%), cao nhất là CT3 (3,58%). Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê ở mức 95% giữa CT1 và CT3, giữa các cặp công thức còn lại sự sai khác không có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Sanh, (2009) [59] xây dựng thang dinh dưỡng khoáng trên lá cà phê vối giai đoạn kinh doanh tại Đắk Lắk vào đầu mùa mưa hướng tới dinh dưỡng tối ưu để đạt năng suất
từ 3 - 4 tấn nhân/ha/năm cho rằng hàm lượng trong lá tối ưu là 3,05 đến 3,28% và trên 3,28% sẽ xảy ra hiện tượng thừa đạm. Kết quả phân tích về hàm lượng đạm trong lá cà phê của chúng tôi cao hơn so với tác giả Nguyễn Văn Sanh có thể được giải thích: Khi chuẩn đoán dinh dưỡng trên lá cà phê vào giai đoạn đầu mùa mưa, thời điểm này bón phân theo quy trình của Bộ NN&PTNT thì cà phê được bón duy nhất 20% phân SA, trong khi đó thí nghiệm của chúng tôi ở CT3 bón 2 lần đạm trong mùa khô, chắc chắn hàm lượng đạm trong lá sẽ cao hơn.
- Hàm lượng lân: Khi phân tích hàm lượng lân trong lá cà phê của các công thức thí nghiệm tại bảng 3.11 cho thấy: Thấp nhất đạt 0,15% và cao nhất đạt 0,17%, có sự sai khác giữa các công thức nhưng không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu về liều lượng bón phân lân cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại tỉnh Đắk Lắk của Lê Hồng Lịch, (2008) [32] bón lân ở mức từ 100 đến 150 kg/ha trên nền bón (300 kg N + 300 kg K2O/ha/năm) có hàm lượng lân trong lá từ 0,13% đến 0,15% do thí nghiệm của chúng tôi bón lân 2 lần/năm vào giữa mùa khô và đầu mùa mưa, còn tác giả Lê Hồng Lịch bón theo quy trình của Bộ NN&PTNT lân được bón duy nhất một lần vào đầu mùa mưa.
- Hàm lượng kali: Hàm lượng kali trong lá cà phê của các công thức thí nghiệm có sự sai khác rõ rệt, thấp nhất là công thức đối chứng (1,71%), cao nhất là CT3 (1,95%). Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê ở mức 95% giữa CT1 và CT3, giữa các cặp công thức còn lại sự sai khác không có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu về liều lượng và thời điểm bón kali cho cà phê vối tại Tây Nguyên của Nguyễn Thị Thúy, (2007) [71] cho rằng nếu bón cho cà phê vối 300 kg K2O/ha/năm chia làm 3 lần vào giữa tháng 5, 7 và 10 thì hàm lượng kali trong lá cà phê đạt cao nhất vào tháng 5 (2,49%), thấp nhất vào tháng 9 (2,05%) và hàm lượng kali trong lá vừa đủ; Nếu bón đến 400 kg K2O/ha/năm chia làm hai lần bón vào giữa tháng 5 và tháng 10 thì hàm lượng kali trong lá cũng đạt cao nhất vào tháng 5 (2,66%), thấp nhất vào tháng 8 và tháng 9 tương ứng 1,85% và 1,73% nên nguy cơ thiếu kali đối với cà phê trong 3 tháng 7, 8, 9 là không tránh khỏi. Như vậy, theo nhận định của tác giả Nguyễn Thị Thúy thì hàm lượng kali trong lá cà phê các công thức thí nghiệm của chúng tôi khi bón 240 kg K2O/ha/năm cho cà phê vối chỉ đạt mức trung bình, vừa
đủ cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Vì vậy, mong muốn năng suất cà phê giữ vững và ổn định về năng suất, chất lượng thì việc tăng thêm số lần bón kali cho cây cà phê vối kinh doanh theo từng giai đoạn cụ thể trên một lượng cố định trong thí nghiệm của chúng tôi là hoàn toàn có cơ sở.
- Hàm lượng CaO: Có sự khác nhau giữa các công thức thí nghiệm, ở CT2 hàm lượng CaO trong lá tăng 3% và CT3 tăng 13% so với đối chứng, sự sai khác này có ý nghĩa thống kê ở mức 95% giữa CT3 với công thức đối chứng. Đối với cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh tại khu vực CưMgar, Đắk Lắk thường bị một số hiện tượng nứt gốc hoặc thân cây tạo điều kiện để nấm, tuyến trùng xâm nhập dễ dàng hơn và gây bệnh. Canxi là nguyên tố có thể làm giảm tỉ lệ nứt thân và gốc cây cà phê, đặc biệt là cây cà phê già cỗi. Kết quả phân tích của chúng tôi về hàm lượng CaO trong lá cao hơn khá nhiều so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy, (2007)
[70] về hiệu lực của vôi đối với cà phê trên đất bazan trong 3 năm 1994 đến 1996 cho rằng nếu bón vôi ở 2 mức 800 và 1.000 kg vôi/ha/năm thì hàm lượng CaO trong lá tương ứng 0,84 và 0,88%. Rất tiếc, tác giả không nói rõ là bón vôi với các liều lượng như vậy trên nền phân bón như thế nào nên rất khó so sánh.
- Hàm lượng MgO: Hàm lượng MgO trong lá cà phê có liên quan chặt chẽ tới hàm lượng diệp lục, đặc biệt là diệp lục a và các sắc tố quang hợp, các sắc tố này sẽ ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của cây trồng. Sự hấp thu MgO trong lá cà phê của các công thức thí nghiệm là rất khác nhau, cao nhất là CT3 (0,37%) tăng 16% và CT2 (0,34%) tăng 6% so với đối chứng. Sự sai khác về hàm MgO trong lá cà phê chỉ có ý nghĩa giữa công thức bón đạm, kail 5 lần/năm và lân 2 lần/năm so với đối chứng mức 95%, giữa các công thức khác có sự gia tăng nhưng không có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy, (2007) [70] về hiệu lực của vôi đối với cà phê trên đất bazan trong 3 năm 1994 đến 1996 cho rằng nếu bón vôi ở 6 mức, mỗi lần tăng 200 kg vôi từ 0 kg đến 1.000 kg vôi/ha/năm thì hàm lượng MgO trong lá giảm tương ứng 0,43% xuống còn 0,29%. Như vậy, vôi có thể là nguyên tố đối kháng với magie đối với cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh nếu bón không cân đối hai nguyên tố trên.