Tăng Trưởng Kinh Tế Gắn Với Chất Lượng Đáp Ứng Nhu Cầu Của Khách Du Lịch Tại Đảo Yến

sát là “Cơ sở kinh doanh của quý vị sử dụng các phần mềm, công nghệ thông tin phục vụ cho quá trình kinh doanh như thế nào?” thì có 32 doanh nghiệp trả lời “rất thường xuyên” (chiếm tỷ lệ 64%), 10 doanh nghiệp sử dụng ở mức độ “khá thường xuyên” chiếm tỷ lệ 20%) và 8 doanh nghiệp sử dụng ở mức “trung bình” chiếm tỷ lệ 16%) (Phụ lục 03).

Trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ quản lý du lịch thể hiện tập trung ở việc từng bước đầu tư và sử dụng trang bị, nâng cao chất lượng công nghệ thông tin phục vụ quản lý tổ chức, liên kết thông tin, truyền thông, kết nối quan hệ, xây dựng phát triển các trang thông tin mạng phục vụ quảng bá, xúc tiến đầu tư, giới thiệu hình ảnh, sản phẩm du lịch ra thị trường. Cho đến nay, tỉnh Khánh Hòa đã xây dựng 2 trang thông tin điện tử chuyên đề về du lịch, các trang tin điện tử của cơ quan chức năng khác trong tỉnh, của cấp huyện đều có chuyên mục về du lịch. Một số hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch, liên kết đầu tư đạt được hiệu ứng lan tỏa tốt nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ.

Tuy nhiên, nhận thức và sự chủ động ứng dụng khoa học công nghệ cho phát triển du lịch của các cơ sở kinh doanh du lịch Đảo Yến chưa cao. Số cơ sở kinh doanh du lịch ứng dụng công nghệ thân thiện với môi trường trong đầu tư dự án du lịch còn rất ít và chưa mang tính chủ động. Chưa có cơ sở nào quan tâm sử dụng các trang thiết bị điện, điện tử thân thiện với môi trường (các cơ sở hiện nay vẫn sử dụng thiết bị điện bình thường). Chưa có đơn vị nào ứng dụng công nghệ cho việc xử lý chất thải mà đều thải trực tiếp ra môi trường hoặc xử lý bằng biện pháp thủ công vẫn gây ô nhiễm (như đốt, chôn lấp rác...). Mặt khác, trong thời gian gần đây, tại Đảo Yến – Hòn Tằm có một số công trình xây dựng trái phép phá vỡ cảnh quan môi trường của biển đảo như: Công ty CP Hòn Tằm Biển Nha Trang đã tự ý san ủi mặt bằng và xây dựng các hạng mục công trình bê tông cốt thép tại dự án KDL đảo Hòn Tằm không có giấy phép xây dựng và không có trong Quy hoạch chi tiết 1/500 của KDL đảo Hòn Tằm được UBND tỉnh Khánh Hoà cho phép điều chỉnh năm 2018. Đất đá trong quá trình san lấp cũng tràn xuống biển, ảnh hưởng nghiêm trọng

đến hệ sinh thái vùng biển khu vực này. “Qua lặn kiểm tra dưới đáy biển, Ban Quản lý vịnh Nha Trang phát hiện đất, đá trong quá trình san lấp đã tràn xuống biển ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái khu vực này; đặc biệt là hệ sinh thái rạn san hô bị hủy hoại, khó có khả năng phục hồi nguyên trạng ban đầu.

Một lượng bùn đất không nhỏ theo dòng chảy tràn ra các khu vực xung quanh có nguy cơ ô nhiễm cục bộ tại khu vực vùng nước sát bờ phía tây nam đảo Hòn Tằm", Báo cáo của Ban Quản lý vịnh Nha Trang năm 2019 nêu rõ.

+ Đóng góp từ tăng trưởng kinh tế ngành du lịch cho kinh tế, xã hội và cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương:

Việc phát triển du lịch Đảo Yến nói riêng và của tỉnh Khánh Hòa nói chung trong thời gian qua đã có những đóng góp nhất định vào sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa. Năm 2014, tổng doanh thu hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh đạt 6.049 tỷ đồng, đóng góp vào sự tăng trưởng khối dịch vụ - du lịch của tỉnh là 11,51%. Đến năm 2018 vừa qua, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh đạt được 54.071,66 tỷ đồng, trong đó tổng doanh thu hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh đạt

22.000 tỷ đồng, tăng 20,73% so với năm 2017. Tăng trưởng du lịch bình quân trong toàn tỉnh Khánh hòa giai đoạn 2014-2018 đạt 26,15%, đóng góp rất đáng kể vào sự tăng trưởng chung của tỉnh.Tuy nhiên, thực tế cho thấy, sự đóng góp của ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa nói chung và Đảo Yến nói riêng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng và chủ trương xác định phát triển du lịch là khâu đột phá.

2.2.1.3. Tăng trưởng kinh tế gắn với chất lượng đáp ứng nhu cầu của khách du lịch tại Đảo Yến

- Số lượng và cơ cấu khách du lịch:

Với lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của mình, tỉnh Khánh Hòa nói chung và Đảo Yến nói riêng đã thu hút được nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan. Về cơ cấu khách du lịch, khách du lịch bao gồm hai loại là khách quốc tế và khách trong nước.

Bảng 2.7. Cơ cấu khách du lịch trong giai đoạn 2014-2018


TT

Chỉ tiêu

Năm

2014

Năm

2015

Năm

2016

Năm

2017

Năm

2018


1

Tổng lượt khách DL đến với tỉnh Khánh

Hòa


3.600.000


4.100.000


4.537.000


5.450.000


6.300.000

1.1

Khách nội địa

2.744.000

3.126.000

3.137.000

3.420.000

3.500.000


Tỷ lệ %

76,2

76,2

69,1

62,8

55,6

1.2

Khách Quốc tế

856.000

974.000

1.400.000

2.030.000

2.800.000


Tỷ lệ %

23,8

23,8

30,9

37,2

44,4

2

Tổng lượt khách DL

đến với Đảo Yến

3.120

3.744

4.942

6.474

8.287

2.1

Khách nội địa

2.128

2.449

3.044

3.710

4.690


Tỷ lệ %

68,2

65,4

61,6

57,3

56,6

2.2

Khách Quốc tế

992

1.295

1.898

2.764

3.597


Tỷ lệ %

31,8

34,6

38,4

42,7

43,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

(Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2014-2018)


Biểu 2 5 Khách du lịch tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn 2014 2018 Nguồn Sở Du lịch 1

Biểu 2.5. Khách du lịch tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn 2014-2018

(Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2014-2018)

Theo báo cáo của Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa, năm 2014, các chỉ tiêu về du lịch của tỉnh đều tăng so với năm 2013 (tăng bình quân từ 20% - 25%). Trong năm 2014, ngành Du lịch Khánh Hòa đã đón 3,6 triệu lượt khách, đạt 105,84% kế hoạch và tăng 19,95% so với cùng kỳ năm trước (trong đó, khách quốc tế là 856 nghìn lượt, tăng 20,22%). Trong số 3,6 triệu lượt khách đến với Khánh Hòa, có 3.120 lượt khách đến du lịch Đảo Yến, trong đó 2.128 lượt khách nội địa (chiếm tỷ lệ 68,2%) và 992 lượt khách quốc tế (chiếm tỷ lệ 31,8%).

Năm 2018, Khánh Hòa đã đón hơn 6,3 triệu lượt khách lưu trú, tăng 16,7% so với năm 2017; trong đó có 2,8 triệu lượt khách quốc tế, tăng hơn 37,8%. Trong đó, có 8.287 lượt khách đi du lịch Đảo Yến với 4.690 khách nội địa (chiếm tỷ lệ 56,6%) và 3.597 khách quốc tế (chiếm tỷ lệ 43,4%).

Nhìn vào bảng số liệu 2.5 và biểu đồ 2.4 có thể thấy, lượng khách quốc tế đến du lịch Đảo Yến tăng nhanh hơn lượng khách nội địa trong giai đoạn 2014-2018. Năm 2014, số lượt khách quốc tế đến Đảo Yến là 992 lượt khách; năm 2015, số khách này tăng lên 1.295 lượt, năm 2016 là 1.898 lượt, năm 2017 là 2.764 lượt và đạt 3.597 lượt khách trong năm 2018. Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng bình quân khách du lịch quốc tế đến Đảo Yến là 38,2%, trong khi đó khách du lịch nội địa có tốc độ tăng trưởng là 21,9%. Điều này cho thấy, tour du lịch Đảo Yến ngày càng thu hút khách du lịch quốc tế.

Biểu 2 6 Cơ cấu khách du lịch đến với Đảo Yến trong giai đoạn 2014 2018 2

Biểu 2.6. Cơ cấu khách du lịch đến với Đảo Yến trong giai đoạn 2014-2018

(Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2014-2018)

Tuy nhiên, theo báo cáo của Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa, cơ cấu lượng khách quốc tế theo thị trường cũng thay đổi trong thời gian qua.

Giai đoạn 2014-2016, lượng khách quốc tế đến với tỉnh Khánh Hòa nói chung và Đảo Yến nói riêng chủ yếu là khách Nga (chiếm tỷ lệ trên 50%), tiếp theo là khách Trung Quốc (38%) và còn lại là khách từ Malaysia, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Nhật…

Đến giai đoạn 2016-2018, lượng khách Trung Quốc tăng lên đột biến đi theo các “tour không đồng”, “tour giá rẻ” nên tỷ lệ khách Trung Quốc trong giai đoạn này chiếm trên 65% tổng lượng khách quốc tế đến Khánh Hòa nói chung và Đảo Yến nói riêng. Đây là một vấn đề khá lớn đối với tỉnh Khánh Hòa, bời vì khách Trung Quốc áp đảo, làm cho lượng khách Nga và khách từ các nước khác “bỏ đi” ngày càng nhiều. Phó giám đốc Sở Du lịch Khánh Hòa cho biết, 6 tháng đầu năm 2018 ghi nhận sự sụt giảm mạnh khách của những thị trường truyền thống như châu Âu (giảm 28%), Hàn Quốc (giảm 13%), Australia (giảm 20%), Mỹ (giảm 10%)...

Khách Trung Quốc tăng đột biến, các cơ sở kinh doanh du lịch phải giảm giá và chất lượng dịch vụ xuống thấp nhất có thể, khiến cho du lịch Nha Trang có nguy cơ mất điểm trên bản đồ du lịch quốc tế. Ông Lâm Duy Anh Cường, Chủ tịch Hiệp hội du lịch tỉnh Khánh Hòa cho biết, tổng lượng khách đến Khánh Hòa vẫn tăng, nhờ số lượng khách Trung Quốc ồ ạt sang thời gian qua. “Khách từ những thị trường truyền thống đang giảm dần. Những thị trường này liên tục giảm sút khiến mục tiêu Khánh Hòa hướng đến phát triển du lịch chất lượng cao bị thách thức”. Cũng theo ông Lâm Duy Anh Cường, hiện thị trường khách Trung Quốc chiếm thị phần rất lớn ở Khánh Hòa, nhưng kéo theo đó nhiều hệ lụy phát sinh. Khách đến đông kéo theo tình trạng hạ giá tour, tour chui, tour giá rẻ tràn lan, khiến các cơ sở, đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch phải hạ chất lượng dịch vụ xuống mức thấp nhất mới có lời. Hậu quả là, Khánh Hòa không giữ được hình ảnh về thiên dường du lịch nữa. "Không hạ giá thì không bán được dịch vụ. Khánh Hòa giờ chỉ còn khách Trung Quốc nên họ độc quyền, họ ép giá. Một giám đốc khách sạn 4 sao than với tôi rằng phòng hạng sang cũng chỉ bán với giá 700.000 đồng một đêm. Bán như vậy không thể lấy lại vốn, chưa nói đến có lời". Bên cạnh đó, hiện nhiều trang web du

lịch quốc tế liệt Nha Trang vào danh sách không nên đến, hoặc không còn hấp dẫn như trước đây nữa. “Cái này rất nguy hiểm, vì hình ảnh của du lịch Nha Trang đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Môi trường ô nhiễm, dịch vụ cấp thấp, giảm giá, phá giá tour tràn lan khiến những thị trường truyền thống và tiềm năng mất dần” và theo ông Nguyễn Văn Dần, Phó giám đốc Sở GTVT Khánh Hòa, thành viên Ban chỉ đạo phát triển du lịch Khánh Hòa: “Thực tế đã chứng minh ở đâu có khách Trung Quốc, ở đó không có khách châu Âu. Nếu chúng ta không có những biện pháp kịp thời, khi khách Trung Quốc rút đi, Nha Trang sẽ biến mất trên bản đồ những điểm đến hấp dẫn nhất thế giới”.

Đây là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến phát triển du lịch bền vững của tỉnh Khánh Hòa nói chung và Đảo Yến nói riêng trong thời gian tới cần được các cơ quan chức năng giải quyết triệt để, nhằm phát triển du lịch bền vững hơn.

- Thời gian lưu trú bình quân của du khách:

Tuy trên Đảo Yến chưa xây dựng các khách sạn, nhà nghỉ…phục vụ khách lưu trú qua đêm, nhưng sau khi tham quan một phần Đảo Yên, khách du lịch lại quy về đất liền nghỉ ngơi, lưu trú, ngày mai lại tiếp tục hành trình tham quan những phần còn lại của Đảo Yên. Chính vì vậy, các thông tin về số ngày lưu trú bình quân của khách du lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa cũng có thể đưa vào tính toán cho khách du lịch tham quan Đảo Yên, Khánh Hòa.

Theo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, năm 2014 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có 572 cơ sở lưu trú du lịch với 16.146 phòng, tăng 69 cơ sở (với 4.098 phòng) so với năm 2013. Trong đó, có 8 khách sạn 5 sao với 1.329 phòng, 9 khách sạn 4 sao với 1.719 phòng, 40 khách sạn 3 sao với 2.990 phòng...trong năm, tỉnh Khánh hòa đón 3,6 triệu khách lưu trú với số ngày lưu trú bình quân của khách là 2,11 ngày.

Năm 2015, cơ sở lưu trú cao cấp trên địa bàn tỉnh tăng trưởng mạnh với

20.018 buồng với 8 khách sạn quy mô từ 3 đến 5 sao với 1.747 phòng mới chính thức đi vào hoạt động. Với 4,1 triệu khách lưu trú trong năm và số ngày lưu trú bình quân của khách là 2,24 ngày.

Năm 2016, tỉnh Khánh Hòa đón hơn 4,5 triệu lượt khách lưu trú với số ngày lưu trú bình quân tăng lên 2,52 ngày.

Năm 2017, tổng số khách lưu trú tại tỉnh Khánh Hòa là 5,4 triệu lượt khách với gần 15 triệu ngày phòng, nâng số ngày lưu trú bình quân của tỉnh lên 2,73 ngày.

Đến năm 2018, Khánh Hòa đón 6,3 triệu lượt khách với 17,76 triệu ngày phòng, nâng số ngày lưu trú bình quân của khách du lịch lên 2,82 ngày.

Bảng 2.8. Thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch tại Khánh Hòa


TT

Chỉ tiêu

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

1

Tổng số buồng ngủ

16.146

20.018

23.693

28.353

39.400


2

Tổng số lượt khách

lưu trú

3.600.000

4.100.000

4.537.000

5.450.000

6.300.000


3

Tổng số ngày khách

lưu trú

7.596.000

9.184.000

11.433.240

14.878.500

17.766.000


4

Số ngày lưu trú bình quân của

khách


2,11


2,24


2,52


2,73


2,82


5

Số ngày khách quốc

tế lưu trú bình quân

2,68

3,04

3,5

3,7

3,75


6

Số ngày nội địa tế

lưu trú bình quân

2,02

2,15

2,28

2,32

2,41

(Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2014-2018)

Bảng thống kê cũng cho thấy, số ngày lưu trú bình quân của khách quốc tế luôn cao hơn số ngày lưu trú bình quân của khách du lịch. Lý do của sự chênh lệch này là khách nội địa hiểu biết rõ hơn về vị trí địa lý, mặt khác nhu cầu du lịch của khách nội địa chủ yếu là ngắm cảnh quan thiên nhiên ít chú trọng đến các sản phẩm du lịch khác. Trong khi đó nhu cầu của khách quốc tế là ngoài ngắm cảnh quan thiên nhiên ra, họ còn chú trọng vào việc hưởng thụ các sản phẩm du lịch khác như tìm hiểu phong tục tập quán, mua các loại sản phẩm truyền thống, ...

- Chi tiêu bình quân của khách du lịch:

Bảng 2.9. Mức chi tiêu bình quân của khách du lịch tại Khánh Hòa


TT

Chỉ tiêu

Năm

2014

Năm

2015

Năm

2016

Năm

2017

Năm

2018


1

Tổng doanh

thu của tỉnh (Triệu đồng)


6.049.000


7.200.000


12.930.000


17.300.000


22.000.000


2

Tổng lượt khách DL đến với tỉnh

(Lượt)


3.600.000


4.100.000


4.537.000


5.450.000


6.300.000


3

Chi tiêu bình quân của khách trong tỉnh (Triệu

đồng)


1,680


1,756


2,850


3,174


3,492

(Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2014-2018)

Có thể thấy rằng, chi tiêu bình quân của khách du lịch khi đến với tỉnh Khánh Hòa có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2014, mỗi khách chi tiêu cho một đợt đi du lịch Khánh Hòa là 1,68 triệu đồng thì đến năm 2018, số tiền này đã tăng lên gấp đôi với 3,492 triệu đồng/người.

Theo một báo cáo từ Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa mới đây, khách Nga chi tiêu bình quân trong chuyến du lịch Nha Trang – Khánh Hòa là hơn 1.500 USD (bình quân là hơn 110 USD/ngày/khách).

Trong đó, tiền thuê phòng chiếm 30%, ăn uống chiếm 22%, mua hàng hóa, quà lưu niệm chiếm 15%, tham quan chiếm 11%, còn lại là chi tiêu khác.

Khách Trung Quốc chi tiêu bình quân chuyến đi là hơn 583 USD (bình quân hơn 117 USD/ngày/khách). Trong đó, tiền thuê phòng chiếm 20%, ăn uống chiếm 14%, mua hàng hóa, quà lưu niệm chiếm 19%, tham quan chiếm 16%, còn lại là chi tiêu khác.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 09/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí