So sánh hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi cá Lóc trong ao đất và mô hình nuôi trong vèo ở huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp - 2

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 3.1 Địa điểm và số hộ phỏng vấn 14

Bảng 4.1 Diện tích và sản lượng cá lóc trong 3 năm (2014-2016) ở huyện Hồng Ngự - Đồng Tháp 16

Bảng 4.2 Tuổi của hộ nuôi cá lóc 17

Bảng 4.3 Số năm kinh nghiệm nuôi của các hộ nuôi đã được khảo sát 19

Bảng 4.4 Tổng diện tích nuôi cá lóc 21

Bảng 4.5 Số lượng ao, vèo nuôi cá lóc 22

Bảng 4.6 Nguồn gốc giống cá lóc 24

Bảng 4.7 Kích cỡ cá giống 25

Bảng 4.8 Mật độ thả giống trung bình của các hộ nuôi cá lóc trong ao đất và vèo 25

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 76 trang tài liệu này.

Bảng 4.9 Tần suất và tỷ lệ thay nước của mô hình nuôi cá lóc 27

Bảng 4.10 Khẩu phần ăn của cá lóc 29

Bảng 4.11 Sản lượng và hệ số thức ăn của 2 mô hình nuôi cá lóc ao đất và vèo 29

Bảng 4.12 Thời gian nuôi, tỷ lệ sống và năng suất và kích cỡ thu hoạch 32

Bảng 4.13 Các khoản chi phí trong mô hình nuôi cá lóc 33

Bảng 4.14 Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá lóc 36

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Hình dạng cá Lóc 4

Hình 3.1 Bản đồ vị trí thu mẫu tại huyện Hồng Ngự 13

Hình 4.1 Cơ cấu nhóm tuổi của hộ nuôi cá lóc ở huyện Hồng Ngự 17

Hình 4.2 Nguồn tiếp cận thông tin NTTS của các hộ nuôi cá lóc 18

Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện kinh nghiệm nuôi cá lóc của các nông hộ 19

Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện trình độ văn hóa của các hộ nuôi cá lóc 20

Hình 4.5 Tổng diện tích nuôi cá lóc 21

Hình 4.6 Hóa chất được sử dụng để cải tạo trong ao nuôi cá lóc 22

Hình 4.7 Thời gian thả nuôi cá lóc 23

Hình 4.8 Mật độ nuôi cá lóc của mô hình ao đất và vèo 26

Hình 4.9 Thức ăn công nghiệp được sử dụng trong nuôi cá lóc 28

Hình 4.10 Một số bệnh thường gặp trên cá lóc 30

Hình 4.11 Thuốc và hóa chất điều trị bệnh cho cá lóc 31

Hình 4.12 Tương quan giữa mật độ thả nuôi với năng suất và lợi nhuận của mô hình nuôi cá lóc trong ao đất 37

Hình 4.13 Tương quan giữa mật độ thả nuôi với năng suất và lợi nhuận của mô hình nuôi cá lóc trong vèo 38

Hình 4.14 Tương quan giữa sản lượng thức ăn với năng suất và lợi nhuận của mô hình nuôi cá lóc trong ao đất 39

Hình 4.15 Tương quan giữa sản lượng thức ăn với năng suất và lợi nhuận của mô hình nuôi cá lóc trong vèo 40

Hình 4.16 Mối tương quan giữa thời gian nuôi với năng suất thu hoạch của mô hình nuôi cá lóc trong ao đất 41

Hình 4.17 Mối tương quan giữa thời gian nuôi với năng suất thu hoạch của mô hình nuôi cá lóc trong vèo 42

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


CP Chi phí

ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long

NTTS Nuôi trồng thủy sản

T - HC Thuốc - hóa chất

TTB Trang thiết bị


1.1 Giới thiệu

CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Từ lâu con người đã hướng tới việc khai thác và nuôi trồng thủy sản (NTTS), nhất là khi dân số tăng nhanh và nhu cầu dinh dưỡng của con người tăng cao. Tuy nhiên cần phải nói đến nguồn lợi thủy sản không phải là vô tận nếu khai thác không đi đôi với bảo vệ, tái tạo và phát triển thì nguồn lợi sẽ cạn kiệt. Việt Nam là quốc gia có tiềm năng phát triển thủy sản trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Với mạng lưới sông ngòi chằng chịt từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau, Việt Nam có tiềm năng lớn cho phát triển NTTS với diện tích NTTS năm 2015 là 1,28 triệu ha, tổng sản lượng thủy sản năm 2015 đạt hơn 6,56 triệu tấn tăng 3,4% so với năm 2014, kim ngạch xuất khẩu khoảng 6,72 tỷ USD, đó NTTS nước ngọt là 450.000 ha với nhiều đối tượng nuôi và mô hình nuôi khác nhau (Tổng cục Thủy sản 2015).

Trong những năm qua, NTTS đã trở thành thế mạnh kinh tế rất quan trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Năm 2005, diện tích NTTS toàn khu vực là 680.200 ha với sản lượng thủy sản khoảng 983.384 tấn. Năm 2007 là 1.100.000 ha với sản lượng đạt 1.268.000 tấn, bằng khoảng 70% sản lượng NTTS của cả nước. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 3,792 tỷ USD, trong đó ĐBSCL đạt trên 60,52% giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước.

Bên cạnh các loài cá nuôi truyền thống như cá tra, cá basa, cá rô đồng … thì cá lóc đang là đối tượng được nuôi nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long. Cá lóc là loài cá có kích thước lớn, phân bố rộng trong tự nhiên. Cá có thể thích nghi cao với điều kiện môi trường, tăng trưởng nhanh và nhất là thịt cá thơm ngon, ít xương.

Để phát huy những ưu thế đó, một số tỉnh ở ĐBSCL như: Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang,… đã đẩy mạnh nghề nuôi cá lóc với nhiều mô hình khác nhau như: nuôi lồng/bè trên sông, vèo trên sông, nuôi trong ao đất, nuôi trong bể lót bạt,…

Tuy nhiên, các mô hình nuôi cá lóc nêu trên chưa thật sự đạt hiệu quả tối ưu, các yếu tố kinh tế - kỹ thuật có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình nuôi cũng như sản lượng thu hoạch, lợi nhuận.

Từ những lý do đã nêu nên đề tài “So sánh hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi cá Lóc trong ao đất và mô hình nuôi trong vèo ở huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp” được thực hiện.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Nhằm đánh giá được hiện trạng kỹ thuật cũng như hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá lóc hiện đang được áp dụng tại huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp, từ đó cung cấp thông tin góp phần làm cơ sở cho việc phát triển nghề nuôi cá lóc ở tỉnh Đồng Tháp cũng như Đồng bằng sông Cửu Long.

1.3 Nội dung nghiên cứu

Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi cá Lóc trong ao đất ở huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp.

Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi cá Lóc trong vèo ở huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp.

So sánh hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của 2 mô hình khảo sát.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của 2 mô hình nuôi cá Lóc ở địa bàn nghiên cứu.

CHƯƠNG 2

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 Đặc điểm sinh học của cá lóc nói chung

2.1.1 Hệ thống phân loại


Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), cá lóc có đặc điểm phân loại như sau:

Lớp: Osteichthyes

Bộ: Perciformes

Họ: Ophiocephalidae

Giống: Channa

Cá lóc trong tiếng Anh được gọi là cá “đầu rắn” (Snakehead) ám chỉ đến cái đầu thuôn và tròn trông giống như đầu rắn. Họ cá lóc Channidae bao gồm 2 chi là Channa phấn bố chủ yếu ở châu Á và chi Parachanna phân bố chủ yếu ở châu Phi. Chi Channa có 26 loài và chi Parachanna có 3 loài.

Cá lóc ở Việt Nam chỉ có chi Channa gồm 8 loài như: cá trèo đồi (Channa ariatica), cá lóc bông (Channa micropellets), cá chuối (Channa maculata), cá lóc đen (Channa striata), cá dày (Channa lucius), cá quả (Channa melaroma), cá chành dục (Channa gachua), cá trầu mắt (Channa marullus) (Nguyễn Văn Hảo, 2005).

Ở Đồng bằng sông Cửu Long cá lóc có 4 loài thuộc chi Channa được nhận biết là cá lóc bông (Channa micropellets), cá lóc đen (Channa striata), cá dày (Channa lucius), cá chành dục (Channa gachua). Vào những năm 80 của thế kỉ 20 ở ĐBSCL có xuất hiện thêm giống cá lóc môi trề, cá lóc đầu vuông, cá lóc đầu nhím phân bố ở các tỉnh thượng nguồn như Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ… (Nguyễn Văn Hảo, 2005).

2.1.2 Đặc điểm hình thái

Cá lóc có đầu lớn, đỉnh đầu rất rộng, dẹp bằng, mòm ngắn, miệng to, hướng lên, rạch miệng xiên và kéo dài qua đường thẳng đứng kể từ bờ sau của mắt. Răng bén nhọn, cá không có râu, mắt lớn, lỗ mang lớn. Thân dài, hình trụ, tròn ở phần trước và dẹp bên ở phần sau. Vảy lược lớn, phủ khắp thân và đầu. Đường bên hoàn toàn gãy khúc ở hai nơi khoảng vảy 15-20 và thụt xuống 2 hàng vảy, phần sau của đường bên chạy liên tục khoảng giữa thân (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993).

Cũng theo tác giả trên lúc cá sống có màu xanh đen, nâu đen đến đen ở phần lưng và nhạt dần xuống bụng, bụng cá có màu trắng sữa. Ở cá nhỏ hai bên hông có từ 10-14 sọc đen lợt vắt xéo ngang thân, các sọc này lợt dần và mất hẳn ở cá lớn. Vi lưng, vi hậu môn, vi đuôi có các đốm đen vắt ngang qua các tia vi.



Hình 2 1 Hình dạng cá Lóc Nguồn cagiongthiennham com 2 1 3 Đặc điểm phân bố và 1

Hình 2.1 Hình dạng cá Lóc

(Nguồn: cagiongthiennham.com)

2.1.3 Đặc điểm phân bố và sự thích nghi

Vùng phân bố của cá lóc khá rộng từ Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Ấn Độ, Campuchia và vùng ĐBSCL Việt Nam. Cá có thể sống trong các loại hình thủy vực trên sông, kênh rạch, đồng ruộng, lung, trũng… Nhiệt độ thích hợp từ 20-35oC. Cá cũng có thể sống được trong điều kiện kiềm tính hoặc đất phèn. Tuy cá là loài sống chủ yếu ở nước ngọt nhưng có khả năng sống và phát triển ở vùng nhiễm mặn (Dương Nhựt Long, 2003).

Cá lóc thích sống ở vùng nước đục có nhiều rong cỏ, thường nằm phục ở dưới đáy vùng nước nông có nhiều cỏ. Tính thích nghi với môi trường xung quanh rất mạnh, nhờ có cơ quan hô hấp phụ nên cá vẫn sống được ở thủy vực có hàm lượng ôxy hòa tan thấp và có thể hít thở được ôxy trong không khí.

Đôi khi, cá có thể sống trong điều kiện môi trường bất lợi như nguồn nước bị cạn kiệt chỉ cần da và mang cá có độ ẩm nhất định vẫn có thể sống được thời gian khá lâu (Tạp chí khoa học và công nghệ thủy sản, 2001).

2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng

Cá lóc là loài cá dữ có kích thước tròn dài. Lược mang dạng hình núm. Thực quản ngắn, vách dầy, bên trong thực quản có nhiều nếp nhăn. Dạ dày to hình chữ Y (Dương Nhựt Long, 2003).

Cá có tính ăn rộng, giai đoạn ấu trùng mới nở, cá dinh dưỡng bằng noãn hoàng trong khoảng 3 - 4 ngày. Sau khi hết noãn hoàng, cá bắt mồi xung quanh như các loài động vật phù du (luân trùng, giáp xác chân chèo…) vừa cỡ miệng. Cỡ cá dài 3cm ăn giáp

xác, ấu trùng…Cỡ cá dài 3 - 8 cm ăn ấu trùng côn trùng, tôm non, nòng nọc, các loại cá nhỏ khác, thân dài hơn 20cm ăn cá tạp, ếch,... (Ngô Trọng Lư; Thái Bá Hồ, 2003). Ngoài ra cá lóc có thể ăn được thức ăn chế biến (Huỳnh Thu Hòa, 2004). Trong giai đoạn ương cá bột thì Moina là thức ăn tốt trong 3 tuần lễ đầu, đối với cá giống thức ăn ưa thích là sâu gạo và dòi (Dương Nhựt Long, 2003).

2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng

Cá lóc là loài có tốc độ tăng trưởng nhanh. Giai đoạn nhỏ, cá lóc chủ yếu tăng trưởng về chiều dài, cá càng lớn thì sự tăng trọng ngày càng nhanh. Trong tự nhiên, sức lớn của cá không đều, phụ thuộc vào điều kiện thức ăn sẵn có trong thuỷ vực.

Trong điều kiện nuôi có thức ăn và chăm sóc tốt cá có thể lớn từ 0,5 đến 0,8 kg/năm, đạt tỷ lệ sống cao và ổn định (Phạm Văn Khánh, 2000). Sau 6 tháng nuôi cá có thể đạt khối lượng từ 0,8-1,2 kg/con, tỷ lệ sống từ 75-85% và năng suất cá nuôi có thể đạt từ 30-60 tấn/ha. Cá lớn nhanh từ tháng nuôi thứ tư, thứ năm (khi cá đạt trọng lượng trên 100 g/con) lúc này cá ăn rất mạnh. Cá ăn nhiều, hoạt động mạnh và lớn nhanh vào mùa xuân - hè. Và đây cũng là giai đoạn cá béo nhất trước khi bước vào mùa sinh sản vào đầu mùa mưa.

Trong cùng giai đoạn phát triển của cá lóc thì cá đực có chiều dài dài hơn so với cá cái nhưng ngược lại cá cái lại có khối lượng nặng hơn cá đực (Dương Nhựt Long, 2003).

2.1.6 Đặc điểm sinh sản

Cá lóc 1 - 2 năm tuổi bắt đầu đẻ trứng, mùa vụ sinh sản từ tháng 4-8, tập trung chủ yếu vào tháng 4 - 5. Cá đạt một tuổi có thể tham gia sinh sản. Số lượng trứng cá đẻ phụ thuộc vào kích cỡ cá cái. Sức sinh sản tương đối của cá cái từ 8.000-10.000 trứng/lần đẻ đối với cá cái nặng 0,5 kg. Sau khi đẻ xong, cá cái không rời khỏi ổ mà cùng với cá đực nằm phục dưới đáy bảo vệ trứng cho đến khi nở thành con mới rời ổ và dẫn đàn con tìm thức ăn (Tạp chí khoa học và công nghệ thủy sản, 2001).

2.2 Sơ lược về tình hình nuôi cá lóc ở ĐBSCL

Từ xưa đến nay nghề nuôi cá nước ngọt ở ĐBSCL đã phát triển với nhiều mô hình nuôi như nuôi trong ao hay lồng bè. Vào những năm 1960 nghề nuôi cá lóc lồng bè đã xuất hiện ở Châu Đốc (An Giang) và Hồng Ngự (Đồng Tháp). Từ năm 1990 đến nay, nghề nuôi cá lóc ở vùng ảnh hưởng lũ trở nên phổ biến. Cá lóc nuôi tương đối dễ có thể nuôi ở dạng bán thâm canh, thâm canh với nhiều hình thức như: nuôi trong ao đất, nuôi trong bể lót bạc, trong lồng bè, nuôi vèo, trên mương hay trên ruộng lúa.

Hiện nay tuy đã chủ động hơn trong sản xuất giống nhưng còn lệ thuộc rất nhiều vào nguồn cung cấp cá tạp (cá mồi), do vậy nhiều hộ nuôi đã chuyển sang sử dụng thức ăn viên. Hai kênh thị trường chính tiêu thụ cá lóc nhiều nhất là kênh Hộ nuôi - Vựa thu mua - Bán lẻ - Tiêu dùng tại ĐBSCL và kênh Hộ nuôi - Vựa thu mua - Đại lý/vựa ở Tp.Hồ Chí Minh. Lợi nhuận phân phối cho các tác nhân tham gia là không đều, tập


5

Xem tất cả 76 trang.

Ngày đăng: 01/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí