nuôi 160 con/m2 giảm nhẹ (từ 1,10 g/con xuống 1,04 g/con ) so với ngày nuôi D37 (do tôm bị bệnh đường tiêu hóa), vì vậy ở giai đoạn nuôi này, tốc độ tăng trưởng khối lượng của tôm ở hệ thống 120 con/m2 (1,83 ± 0,07 g/con) gấp 1,7 lần khối lượng của tôm nuôi 160 con/m2 (1,04 ± 0,05 g/con). Ở ngày nuôi thứ D65, tốc độ tăng trưởng khối lượng (WG) của tôm nuôi mật độ 120 con/m2 đạt 2,43 ± 0,07 g/con, lớn hơn 1,3
lần so với hệ thống nuôi 160 con/m2 (1,85 ± 0,04 g/con) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Nhìn chung tốc độ tăng trưởng khối lượng của tôm ở các giai đoạn trong suốt vụ nuôi trong hệ thống mật độ 120 con/m2 luôn nhanh hơn so với tôm nuôi 160 con/m2.
DWG của tôm hệ thống nuôi 120 con/m2 lớn nhất ở ngày nuôi D58 - D65 đạt 0,35 ± 0,01 g/con/ngày, lớn gấp1,3 lần so với tôm nuôi ở hệ thống nuôi mật độ 160 con/m2 (0,29 ± 0,05 g/con/ngày) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
DWG của tôm nuôi ở 2 hệ thống thấp nhất vào ngày nuôi D37 - D44. Riêng DWG của tôm ở hệ thống nuôi 160 con/m2có khuynh hướng giảm từ ngày nuôi D37 đến ngày nuôi D44 (từ 0,16 g/con/ngày xuống 0,15 g/con/ngày) và tăng nhe ̣ đến ngày nuôi thứ D51 (0,15 g/con/ngày), tuy nhiên, DWG của tôm nuôi hệ thống mật độ 120 con/m2ở
ngày D30 - D37 đat 0,19 ± 0,02 g/con/ngày, lớn gấp 1,9 lần tôm nuôi hệ thống mật
độ160 con/m2 (0,16 ± 0,01 g/con/ngày) và tăng dần về cuối vu ̣nuôi.
Nguyên nhân là do hệ thống tôm nuôi mật độ 160 con/m2 cao nên ảnh tới tốc độ tăng trưởng khối lượng (WG) và khối lượng tuyệt đối (DWG) của tôm, môi trường biến đổi, đáy ao tích tụ nhiều chất thải làm cho tôm nuôi bị bệnh về đường tiêu hóa không sử dụng tốt thức ăn làm tốc độ tăng trưởng chậm ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của tôm nuôi.
Như vậy tốc độ tăng trưởng khối lượng (WG) và khối lượng tuyệt đối (DWG) của tôm ở hệ thống mật độ nuôi 120 con/m2 luôn lớn hơn tôm nuôi ở hệ thống mật độ 160 con/m2. Điều này cho thấy mật độ nuôi có ảnh hưởng tới sức tăng trưởng của tôm trong quá trình nuôi.
4.3 Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR)
Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn là một tham số quan trọng trong nuôi trồng thủy sản vì chi phí thức ăn thường chiếm tới 60% tổng số chi phí sản xuất (Cuzon et al., 2004; Tacon et al., 2002). Tuy nhiên hệ số chuyển hóa thức ăn phụ thuộc vào loài, cách quản lý thức ăn, cho ăn và chất lượng thức ăn.
Hình 4.5 Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR)
Hệ số chuyển hóa thức ăn của hệ thống nuôi mật độ 120 con/m2 là 1,34 ± 0,01 thấp hơn so với hệ thống nuôi mật độ 160 con/m2 (1,42 ± 0,05) và khác biêṭ có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Hệ số chuyển hóa ở hệ thống 1 thấp hơn 1,05 lần so với hệ thống 2.
Nguyên nhân FCR của hệ thống nuôi mật độ 160 con/m2 cao là do mật độ nuôi cao, việc quản lý thức ăn gặp nhiều khó khăn dẫn đến sự hao hụt nhiều trong quá trình nuôi, ngoài ra do ảnh hưởng của dịch bệnh làm sự phát triển của tôm bị chậm lại và tỷ lệ sống thấp vào những ngày nuôi cuối.
Vì vậy nuôi tôm ở mật độ 120 con/m2 sẽ mang lại nhiều ưu thế hơn là giảm được hao hụt thức ăn, hệ số chuyển thức ăn thấp từ đó giảm được chi phí và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với nuôi ở mật độ 160 con/m2.
4.4 Tỷ lệ sống
Để đạt được năng suất cao, hiệu quả kinh tế cao ngoài tốc độ tăng trưởng nhanh thì đảm bảo tỷ lệ sống cao cũng là một nhân tố quyết định đến sự thành công của vụ nuôi.
Tỷ lệ sống ở hai hệ thống nuôi trong những ngày nuôi đầu tuy có sự chênh lệch nhưng không lớn, nhưng từ ngày nuôi D37 trở về sau thì có sự chênh lệch lớn giữa hệ thống 1 và 2.(Hình 4.6)
Hình 4.6 Tỷ lệ sống của tôm nuôi
Tỷ lệ sống của tôm nuôi ở mật độ 120 con/m2luôn lớn hơn so với tôm nuôi mâṭ đô ̣160 con/m2trong tất cả các giai đoạn của vu ̣ nuôi. Tỷ lệ sống của tôm ở hệ thống nuôi mật độ 120 con/m2cao nhất ở D30 đạt 92,64 ± 0,32%, cao hơn 1 lần so với hệ thống mật độ nuôi 160 con/m2( 89,41 ± 0,66%) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05), tỷ lệ sống thấp nhất ở D65 của hệ thống nuôi 120 con/m2đạt 85,03 ± 4,42%, lớn gấp 1,4 lần tỷ lệ sống của tôm nuôi 160 con/m2(62,52 ± 3,97%). Càng về cuối vụ nuôi, tỷ lệ sống của tôm ở hê ̣thống 160 con/m2giảm mạnh, cụ thể ở D65 là 62,52 ± 3,97%, giảm 1,2 lần so với tỷ lệ sống ở D58 (75,85 ± 1,33%) (nguyên nhân do bệnh phân trắng). Tuy nhiên ở các ao nuôi mật độ 120 con/m2thì tỷ lệ sống của tôm ở D65 khá cao, đạt 85,03 ± 4,42% và không chênh lệch lớn so với tỷ lệ sống ở D58 (86,68 ± 0,63%).
Như vậy tôm nuôi ở hệ thống mật độ 120 con/m2 sẽ có tỷ lệ sống cao hơn khi nuôi tôm ở hệ thống mật độ 160 con/m2.
4.5 So sá nh hiêu quả kinh tế giữa cá c mô hinh nuôi tôm
Năng suất, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của vụ nuôi ở các ao nuôi mật độ 120 con/m2 và 160 con/m2 được thể hiện ở Bảng 4.4.
Bảng 4.4 Chi phí và lơi
nhuân
củ a hai mật độ tôm nuôi
Ao nuôi mật độ 120 con/m2 | Ao nuôi mật độ 160 con/m2 | |
Chi phí biến đổi | Đơn vị: VND | |
Thức ăn (triệu đồng/ha/vụ) | 448 ± 5,28b | 332 ± 3,83a |
Con giống (triệu đồng/ha/vụ) | 114 ± 0,00a | 152 ± 0,0b |
Thuốc và hóa chất (triệu đồng/ha/vụ) | 33,8 ± 0,25b | 39 ± 0,20a |
Nhân công ( triệu đồng ha/vụ) | 69 ± 0,54b | 50,5 ± 0,27a |
Nguyên, nhiên liệu (triệu đồng/ha/vụ) | 26,15 ± 0,25b | 31 ± 0,20a |
Tổng chi phí biến đổi (triệu đồng/ha/vụ) | 690 ± 5,81b | 600 ± 4, 0a |
Tổng chi phí cố định (triệu đồng/ha/vụ) | 89,5 ± 0,36b | 101± 0,26a |
Tổng chi phí (triệu đồng/ha/vụ) | 780 ± 5,80b | 700 ± 4,0a |
Giá bán (đ/kg) | 109,7 ± 2,52 b | 91,6 ± 2,51 a |
Năng suất (tấn/ha/vụ) | 11,95 ± 0,12b | 9,34 ± 0,09a |
Tổng doanh thu (triệu đồng/ha/vụ) | 1.310 ± 17,4b | 855 ± 13,1a |
Lợi nhuận (triệu đồng/ha/vụ) | 525 ± 12,0b | 150 ± 9,97a |
Tỷ suất lơị nhuâṇ (LN/TC) | 0,67 ± 0,55b | 0,21 ± 0,65a |
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng, tỷ lệ sống và lợi nhuận trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại Thạnh Phú - Bến Tre - 2
- Diện Tích Và Sản Lượng Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Qua Các Năm
- Biến Động Độ Kiềm Và Độ Mặn Trong Thực Nghiệm
- Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng, tỷ lệ sống và lợi nhuận trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại Thạnh Phú - Bến Tre - 6
- Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng, tỷ lệ sống và lợi nhuận trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại Thạnh Phú - Bến Tre - 7
- Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng, tỷ lệ sống và lợi nhuận trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại Thạnh Phú - Bến Tre - 8
Xem toàn bộ 82 trang tài liệu này.
Ghi chú: Các giá trị có các ký tự khác nhau trong cùng một hàng thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
4.5.1 Tổng chi phí
Tổng chi phí ở hệ thống nuôi mật độ 120 con/m2là 780 ± 5,81 triệu đồng/ha, cao hơn 1,1 lần so với hê ̣ thống nuôi mật độ 160 con/m2(700 ± 4,00 triệu đồng/ ha) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,05). Nguyên nhân do tôm nuôi ở hệ thống mật độ 120 con/m2có tốc độ tăng trưởng nhanh (2,43 ± 0,07 g/con), kích cỡ tôm lớn, tỷ lệ sống luôn cao hơn nên đòi hỏi nhu cầu về thức ăn cao để đáp ứng cho sự phát triển của tôm dẫn đến chi phí thức ăn cao. Tuy nhiên các chi phí như: con giống, hóa chất, nguyên nhiên liệu đều nhỏ hơn hệ thống nuôi mật độ 160 con/m2.
Ở mật độ nuôi 160 con/m2 có số lượng con giống thả cao (320.000 con giống) nhưng chi phí thức ăn lại thấp và chi phí thuốc, hóa chất lại cao là vì mật độ nuôi cao nên tốc
độ tôm phát triển chậm, tỷ lệ sống thấp, kích cỡ tôm nhỏ dẫn đến lượng thức ăn sử dụng thấp. Ngoài ra do nuôi ở mật độ 160 con/m2 nên việc quản lý môi trường ao nuôi
gặp nhiều khó khăn, đăc
biêt
ở cuối vu ̣ nuôi, vì vậy việc sử dụng thuốc và hóa chất
trong khâu phòng và trị bệnh ở các giai đoạn này là thường xuyên và tương đối nhiều. Chi phí cố định ở hệ thống nuôi mật độ 120 con/m2 là 89,5 ± 0,36 triệu đồng/ha, thấp hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nuôi mật độ 160 con/m2 (101 ± 0,26 triệu đông/ha). Nguyên nhân phần lớn do chi phí đàu ao và đầu tư hệ thống quạt nước nhằm
đảm bảo cung cấp đầy đủ O2 trong hệ thống nuôi tôm.
Chi phí biến đổi của các nghiệm thức trong hệ thống nuôi mật độ 120 con/m2 là 690 ± 5,81triệu đồng/ha, cao hơn 1,2 lần và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với chi phí biến đổi của hệ thống nuôi mật độ 160 con/m2 (600 ± 4,00 triệu đồng/ha) (Bảng 4.4).
a: Mật độ nuôi 120 con/m2 b: Mật độ nuôi 160 con /m2
Hình 4.7: Tổng chi phí biến đổi ở hai hê ̣thố ng nuôi
Tỷ lệ các khoảng chi phí biến đổi như: thứ c ăn, thuốc hóa chất, con giống, nguyên nhiên liêu, nhân công ở 2 hệ thống nuôi tương đối cao (Hình 4.7). Trong các khoảng chi phí biến đổi thì chi phí về thứ c ăn chiếm tỷ lê ̣cao nhất (chiếm 64,9%). Chi phí thức ăn ở hệ thống nuôi 120 con/m2, cao hơn khoảng 10% so với hệ thống nuôi mật độ 160
con/m2 (55%). Chi phí về con giống cũng chiếm tỷ lê ̣cao thứ 2 trong chi phí biến đổi là 16,5% ở hệ thống nuôi 120 con/m2 thấp hơn hệ thống nuôi 160 con/m2 (25,33%).
Nguyên nhân do hệ thống nuôi 160 con/m2 có mât
đô ̣ cao nên chi phí về con giống lúc
đầu thả vào ao cao hơn so với mật độ nuôi 120 con/m2.
4.5.2 Năng suất
Năng suất của tôm nuôi trong hệ thống mật độ 120 con/m2 cao hơn so với tôm nuôi ở hệ thống mật độ 160 con/m2. Năng suất tôm nuôi của các nghiệm thức nuôi mật độ 120
con/m2 đat
11,95 ± 0,12 tấn/ha/vụ, cao hơn và khác biêt
có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
so với hê ̣ thống nuôi ở mật độ 160 con/m2là 9,34 ± 0,09 tấn/ha/vụ (Bảng 4.4). Năng suất bình quân ở các ao trong hệ thống nuôi 120 con/m2cao gấp 1,2 lần năng suất tôm nuôi ở hệ thống nuôi 160 con/m2. Tuy lượng giống thả lúc đầu cao hơn (80,000 con giống) so với hệ thống nuôi 120 con/m2nhưng do mật độ nuôi cao nên quản lý không tốt về thức ăn dẫn tới xảy ra dịch bệnh (bệnh phân trắng) làm tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng cả về chiều dài lẫn khối lượng của tôm giảm. Ngoài ra do mật độ nuôi cao nên kích cỡ thu hoạch cuối vụ nhỏ (7,79 g/con) nên giá bán thấp (91,700 đ/kg).
4.5.3 Tổng doanh thu, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
Doanh thu, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận ở hệ thống nuôi mật độ 120 con/m2 đều cao hơn so với các khoảng trên ở hệ thống nuôi mật độ 160 con/m2.
Cuối vụ nuôi, tổng doanh thu của hệ thống nuôi mật độ 120 con/m2 là 1.310 ± 17,4 triệu đồng/ha, cao hơn 1,5 lần và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với hệ thống nuôi mật độ 160 con/m2 ( 855 ± 13,1 triệu đồng/ha).
Lợi nhuận thu về từ hệ thống nuôi mật độ 120 con/m2 là 525 ± 12,0 triệu đồng/ha, cao gấp 3,5 lần (tương đương 375 triệu đồng/ha) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với lợi nhuận từ hệ thống nuôi mật độ 160 con/m2 (150 ± 9,97 triệu đồng/ha). Do tôm nuôi ở hệ thống mật độ 160 con/m2 cao nên quản lý môi trường nuôi không tốt dẫn đến xảy ra dịch bệnh làm tỷ lệ sống của tôm bị hao hụt, tốc độ tăng trưởng chậm, kích cỡ thu hoạch nhỏ (128 con/kg) nên giá bán thấp 1,2 lần so với giá bán của mật độ nuôi 120 con/m2 (90 con/kg).
Lợi nhuận và doanh thu cao dẫn đến tỷ suất lơi
nhuân
ở hệ thống nuôi mật độ 120
con/m2 là 0,67 ± 0,55%, cao hơn 3,1 lần và khác biệt có ý nghia
thống kê (p<0,05) so
với tỷ suất lợi nhuận của hệ thống nuôi mật độ 160 con/m2 (0,21 ± 0,65).
Nhìn chung, tôm ở hệ thống nuôi mật độ 160 con/m2 cao nên sức tăng trưởng chậm, tỷ lệ sống thấp, kích cỡ tôm thu hoạch nhỏ nên lợi nhuận thu về sau vụ nuôi chỉ đạt 150 ±
9,97 triêu đồng/ha, thấp hơn 3,5 lần lợi nhuận ở hệ thống nuôi mật độ 120 con/m2 (525
± 12,0 triêu đồng/ha). Như vậy nuôi tôm mật độ 120 con/m2 sẽ mang lại hiệu quả kinh
tế cao hơn so với nuôi mật độ 160 con/m2.
5.1 Kết luận
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Trong suốt quá trình thực nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng với hai mật độ khác nhau thì các yếu tố môi trường như pH, nhiệt độ, độ kiềm, độ mặn có biến động những vẫn nằm trong khoảng chấp nhận.
Sau 65 ngày nuôi, chiều dài tôm nuôi mật độ 120 con/m2 là 12,13 ± 0,13 cm/con cao hơn 1,7 lần và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05); khối lượng tôm đạt 11,07 ± 0,10 g/con cao gấp 1,4 lần tôm nuôi mật độ160 con/m2 (7,22 ± 0,40 cm/con về chiều dài) và (7,79 ± 0,13 g/con về khối lượng).
Năng suất ở hệ thống nuôi mật độ 120 con/m2 là 11,95 ± 0,12 tấn /ha/vụ cao hơn 1,2 lần hệ thống nuôi mật độ 160 con/m2 (9,34 ± 0,09 tấn /ha/vụ). Lợi nhuận thu được của hệ thống nuôi mật độ 120 con/m2 là 525 ± 12,0 triệu đồng/ha cao hơn 3,5 lần hê ̣thống nuôi mật độ 160 con/m2 (150 ± 9,97 triệu đồng/ha).
Như vậy, nuôi tôm thẻ chân trắng ở mật độ 120 con/m2 sẽ có tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả kinh tế cao hơn đối với nuôi mật độ 160 con/m2.
5.2 Đề xuất
Trong điều kiện nuôi tôm thẻ thâm canh như hiện nay ở Thạnh Phú – Bến Tre nên áp dụng nuôi mật độ từ 120 con/m2 trở xuống để giảm để giảm dịch bệnh, thoái hóa môi trường nuôi sau này.
Cần có thêm nhiều đề tài thực nghiệm với các mật độ nuôi thấp hơn để đánh giá, so sánh và đưa ra kết luận thiết thực nhất về mật độ nuôi thích hợp cho vùng Thạnh Phú – Bến Tre.
Tiếng Việt
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bùi Quang Tề, 2006. Bệnh học thủy sản. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1.
Nguyễn Đình Trung, 2004. “Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản”. Nhà xuất bản nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Minh Niên, 2006. Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật dự án. Điều tra các yếu tố môi trường sinh thái, hiện trạng sản xuất và kinh tế xã hội để xác định quy mô và cơ cấu nuôi trồng thuỷ sản bền vững cho vùng đồng bằng Nam Bộ. Tổng số trang 201.
Nguyễn Trọng Nho, Tạ khắc Thường, Lục Minh Diệp, 2003. Kỹ thuật nuôi giáp xác. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Tp.HCM.
Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004. Giáo trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi giáp xác. NXB Đại học Cần Thơ, trang 102-162.
Nguyễn Văn Phước, 2007. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Giáo trình chuyên ngành môi trường.
Nguyên
Văn Thường, 2006. Câp
nhâṭ về hê ̣thống đinh danh tôm biển và nguồn lơi
tôm ho
Penaeidae ở vùng Đồng bằng Sông Cử u Long. Tap Cần Thơ, trang 134-143
trí nghiên cứ u Khoa hoc
2006, Đai
hoc
Nguyễn Việt Thắng, 1996. Báo cáo tổng hợp"xác định nguyên nhân chính gây bệnh cho tôm ở ĐBSCL và các giải pháp tổng hợp để phòng trị bệnh. Tổng số trang 19.
Thái Bá Hồ và Ngô Troṇ g Lư, 2011. Kỹ thuâṭ nuôi tôm he chân trắng. Nhà xuất bản Nông nghiêp. Tổng số trang 187.
Trần Viết Mỹ, 2009. Cẩm nang nuôi tôm chân trắng (Liotpenaeus vannamei). Sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn TP.Hồ Chí Minh. Trung tâm khuyến nông.
Vũ Thế Trụ, 1993, Cải tiến kỹ thuật nuôi tôm tại Việt Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.
Tiếng Anh
Briggs, M., Funge- Smith, S., Subasinghe, R. and Phillips, M., 2004. Introduction and movement of Penaeus vannameii and Penaeus stylirotris in Asia and the Pacific. FAO Regional Office for Asia and the Pacific. RAP Publication 2004/10: 1-32 pp.
Tacon, AGJ; Cody, JJ; Conquesst, LD; Divakaran, S .; Forster, IP . and Decamp, OE, 2002
: Effect of cuiture system on the nutrition and growth performance of Pacific white shrimp
Litopenaeus vannamei (Boone) fed diets. Aquaculture Nutrition, 8 (2): 121-137.
Shiau, S.Y . and Peng, C.Y. Utilization of different carbohydrates at different dietary Protein levels in grass prawn, Penaeus monodon. Reared inseawater. Aquaculture. 1992; 101: 241-250.