Nhu Cầu Và Định Hướng Hoàn Thiện Pháp Luật Về Đại Diện Giữa Vợ Chồng Trong Quan Hệ Kinh Doanh

Trên thực tế, vợ chồng sử dụng tài sản chung để kinh doanh diễn ra rất nhiều và phần tài sản chung sử dụng để kinh doanh có thể tăng lên hoặc giảm đi dựa vào tình hình sản xuất kinh doanh. Đối với việc góp vốn vào doanh nghiệp thì tài sản chung đó trở thành tài sản của Công ty, người góp vốn có các quyền đối với phần tài sản đó. Vậy nếu doanh nghiệp hoạt động tốt và giá trị tăng lên thì khi chia tài sản này sẽ được tính như thế nào hay chỉ chia mỗi phần vốn góp. Thiết nghĩ ngoài phần vốn góp đã góp thì cần nên chia cho bên người còn lại một phần lợi tức tương ứng với giá trị vốn góp trong một khoảng thời gian nhất định, nó đảm bảo cho quyền lợi của hai bên được cân bằng.

Trong khi đó, theo pháp luật của Pháp thì họ thừa nhận hình thức doanh nghiệp tư nhân chung của vợ chồng. Trong một doanh nghiệp tư nhân của vợ chồng, một bên vợ hoặc chồng kia tham dự một cách ngang bằng hoặc thứ yếu và tùy từng trường hợp mà có thể chịu hoặc không chịu trách nhiệm liên đới.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Trên cơ sở các quy định của luật HN & GĐ và các luật chuyên ngành về đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh , trong khuôn khổ chương 2, tác giả nêu lên thực trạng pháp luật hiện hành. Nội dung chương 3 tiếp tục tập trung vào việc làm rõ các quy định của pháp luật về đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh, chỉ ra những điểm mới, những điểm phù hợp với thực tế hiện nay và có sự liên hệ với các luật chuyên ngành. Đồng thời, phân tích những điểm chưa hợp lý, cần bổ sung và hoàn thiện trong các quy định của pháp luật về đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh.

CHƯƠNG 3

NHU CẦU, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẠI DIỆN GIỮA VỢ CHỒNG

TRONG QUAN HỆ KINH DOANH

3.1. Nhu cầu và định hướng hoàn thiện pháp luật về đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

3.1.1. Nhu cầu hoàn thiện quy định của pháp luật về đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh

Hội nhập kinh tế quốc tế đi liền với sự phát triển ngày càng sâu rộng của các quan hệ xã hội

Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam hiện hành - 8

So với thời kỳ trước thì thế kỷ XXI là thế kỷ của hội nhập quốc tế và giao lưu thương mại. Quyền con người được bảo đảm và đưa lên một tầm cao mới. Đất nước hội nhập và giao lưu vào các Diễn đàn lớn trên thế giới như Cộng đồng kinh tế ASEAN, Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do (FTA), Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM)…. Đó là điều kiện và cũng là thách thức cho cơ hội phát triển của nước ta. Điều kiện kinh tế ngày càng phát triển kéo theo đó cần có sự hoàn thiện về khung pháp lý trong các quan hệ xã hội. Vợ chồng càng có nhiều điều kiện chăm sóc gia đình cũng như chăm sóc lẫn nhau. Bên cạnh đó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế gia đình phát triển dựa vào việc kinh doanh nhưng vẫn thực hiện được quyền và nghĩa vụ chăm sóc nhau và chăm sóc gia đình nói chung.

Theo quan niệm truyền thống của xã hội Việt Nam thường “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, do đó chủ thể đứng ra gánh vác kinh tế cho gia đình nhiều khi mặc định cho người chồng, còn vợ chỉ lo công việc nội trợ và chăm sóc gia đình. Mặc dù xã hội ngày càng phát triển và quan niệm đó vẫn còn tồn tại nhưng đã có những chuyển biến tích cực. Ngày nay vợ chồng đều bình đẳng

trong việc tham gia vào hoạt động kinh doanh và mang lại những giá trị vật chất cho gia đình và xã hội. Nhưng để cân bằng lợi ích, vấn đề đại diện cũng được đặt lên cao trong việc vợ chồng sử dụng tài sản dù chung hay riêng để tham gia vào quan hệ kinh doanh. Đại diện không chỉ bảo đảm quyền lợi cho người có tài sản không trực tiếp tham gia được các quan hệ kinh doanh mà nó còn làm gia tăng thu nhập cho gia đình, đảm bảo cuộc sống được đầy đủ hơn và tạo điều kiện cho vợ chồng có điều kiện chăm lo cho gia đình.

Với yêu cầu, cơ sở hoàn thiện pháp luật về đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh thì những quy định của pháp luật cần được xây dựng trên cơ sở: Quy định về đại diện giữa vợ và chồng nói chung và đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh nói riêng cần được thống nhất và đồng bộ, tránh sự chồng chéo. Luật chuyên ngành quy định chi tiết các nội dung liên quan đến ngành luật đang điều chỉnh nhưng phải phù hợp với luật chung cũng như các luật chuyên ngành khác.

Đảm bảo và tôn trọng nguyên tắc bình đẳng, tự do của cá nhân mà Nhà nước đã xây dựng và pháp luật quy định.

Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền

làm chủ của Nhân dân ; công nhân , tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con

người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện” [30, Điều 3].

Luật HN & GĐ 2014 quy định: “Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng” [31, Khoản 1 Điều 2].

Mỗi công dân đều có quyền và nghĩa vụ như nhau, tự do trong việc tạo lập công việc và bảo đảm lợi ích của mỗi cá nhân khi không trực tiếp tham gia vào các quan hệ kinh doanh nhưng lại sử dụng tài sản của mình thông qua người đại

diện. Do đó việc hoàn thiện chế định pháp luật về đại diện càng cần được quan tâm.

Hội nhập và xã hội phát triển thì vấn đề đại diện là một chế định rất quan trọng và không thể thiếu trong giao lưu kinh tế, thương mại, dân sự. Việc quy định càng cụ thể, chặt chẽ thì quyền lợi các bên được đảm bảo, tránh việc lợi dụng những kẻ hở của pháp luật để áp trục lợi.

Mỗi cá nhân là một thực thể tạo nên xã hội, có đầy đủ quyền năng mà pháp luật cho phép. Quan hệ vợ, chồng hình thành dựa trên tình cảm hai bên dành cho nhau và tạo lập bằng chế định kết hôn. Ngoài việc có trách nhiệm xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc thì vợ hoặc chồng cũng là những chủ thể trong đời sống xã hội, họ được thực hiện những quyền năng mà pháp luật cho phép bằng những hình thức nhất định. Các lợi ích này cần được phải được cân bằng để vừa tạo điều kiện phát triển kinh tế cho gia đình, vừa đảm bảo được việc chăm sóc gia đình đẩy đủ, ổn định sự phát triển chung của xã hội.

Đối với những tài sản chung, vợ chồng có quyền bình đẳng với nhau trong việc thực hiện quyền sở hữu với tài sản đó. Nó thể hiện ở ba quyền năng: Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt phù hợp với quy định của pháp luật. Vợ chồng có quyền nắm giữ, quản lý tài sản thuộc sở hữu chung, được quyền khai thác công dụng, hưởng lợi ích từ tài sản cũng như có quyền định đoạt đối với tài sản đó. Vợ, chồng phải có sự bàn bạc, thỏa thuận trong việc sử dụng tài sản chung nhằm đảm bảo sao cho việc sử dụng, định đoạt nó mang lại nhiều lợi ích nhất cho cuộc sống chung của vợ chồng, đảm bảo nghĩa vụ nuôi dưỡng, giáo dục con cái cũng như quyền lợi của các thành viên khác trong gia đình.

Thực tế ở nước ta hiện nay vẫn tồn tại khá phổ biến những tàn dư tư tưởng mang nặng định kiến trọng nam, khinh nữ, đề cai vai trò của người chồng, nhất là khu vực miền núi, nông thôn, người chồng quyết định tất cả các vấn đề trong

gia đình, trong đó có quyền định đoạt tài sản. Do vậy việc thỏa thuận, bàn bạc trước khi xác lập giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là điều cần thiết để đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ hôn nhân. Quy định khẳng định vai trò, vị trí của người phụ nữ trong gia đình và xã hội, được tự do lên tiếng và được bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

Đối với những nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản chung của vợ chồng, trong đó có việc sử dụng để kinh doanh thì vợ chồng cũng phải có trách nhiệm liên đới thực hiện nghĩa vụ phát sinh.

Tài sản chung của vợ chồng được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng. Do vậy, trong việc duy trì, phát triển khối tài sản chung không cần căn cứ vào sự đóng góp của vợ, chồng.

Thực trạng thiếu sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật hiện hành, gây những khó khăn trong việc áp dụng vào thực tế.

Nhận thức sâu sắc về vai trò của pháp luật trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tạo nền tảng cho Việt Nam hội nhập với thế giới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”. [5]

Luật HN & GĐ 2014 mới đi vào thi hành thời gian chưa lâu, BLDS 2015 cũng sắp có hiệu lực thi hành. Nhiều quy định mới đã được ban hành, tuy nhiên trong quá trình áp dụng thực tiễn hiện nay vẫn còn có nhiều bất cập, ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người dân cũng như phản ánh những lỗ hổng pháp lý hiện nay.

Một là: Tính hệ thống của pháp luật còn hạn chế, đặc biệt là quy định của pháp luật dân sự. Những mâu thuẫn, chồng chéo hay khả năng áp dụng vào trong

thực tế là một thực trạng xảy ra phổ biến. Theo thống kê của Bộ Tư pháp, “qua kiểm tra 1.506 văn bản pháp luật đã ban hành của cấp bộ và địa phương trong năm 2007, phát hiện 320 văn bản có dấu hiệu trái pháp luật. Năm 2008, kiểm tra 1.968 văn bản thì phát hiện 490 văn bản có dấu hiệu trái pháp luật (trong đó có 93 văn bản cấp bộ và 397 văn bản của địa phương). Như vậy, khoảng từ 20-25% số văn bản được kiểm tra có dấu hiệu vi phạm” [16].

Luật Hôn nhân và gia đình được xem là luật chuyên ngành, điều chỉnh các vấn đề liên quan đến nhân thân và tài sản trong quan hệ hôn nhân, gia đình.

Chế độ tài sản được quy định trong luật Hôn nhân và gia đình là một vấn đề quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến vợ chồng cũng như những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Việc điều chỉnh chế độ tài sản chung, tài sản riêng vào các giao dịch dân sự trong đời sống hàng ngày còn có nhiều hạn chế và chưa rõ ràng. Vì vậy mà khi có tranh chấp xảy ra giữa vợ và chồng đối với các giao dịch dân sự, thương mại thì luật chuyên ngành không giải quyết được và cần phải sử dụng các luật khác để giải quyết.

Mặc dù Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã có nhiều quy định mới phù hợp với xu thế phát triển chung, tuy nhiên về cơ bản những điểm mới này vẫn ở mức độ quy định “chung chung”, mang tính chất khung mà chưa quy định được cụ thể và dẫn đến việc có những điều luật người đọc sẽ có những cách hiểu khác nhau và như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc áp dụng vào trong thực tiễn.

Hai là: Đại diện là một chế định quan trọng trong BLDS, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng có quy định về vấn đề đại diện giữa vợ và chồng, trong đó có đại diện trong quan hệ kinh doanh. Tuy nhiên việc quy định chỉ mới dừng ở mức khái quát, còn để đi sâu vào áp dụng khi có phát sinh tranh chấp đối với vấn đề đại diện trong quan hệ kinh doanh giữa vợ chồng và bên thứ ba thì Luật HN & GĐ chưa giải quyết được.

Đây cũng là hạn chế lớn không chỉ riêng ở Luật HN & GĐ mà còn là tình trạng chung của hệ thống pháp luật Việt Nam.

Nhiều lĩnh vực quan hệ xã hội đòi hỏi phải được điều chỉnh cụ thể, chi tiết thì pháp luật lại là văn bản pháp luật “khung”. Phần lớn các văn bản luật như vậy được giao cho Chính phủ ban hành nghị định để cụ thể hoá. Nhiều nghị định của Chính phủ lại giao cho bộ, ngành, địa phương hướng dẫn thực hiện. Thực tế này đã dẫn đến tình trạng nảy sinh không ít mâu thuẫn giữa luật và văn bản hướng dẫn thi hành.

Nếu như Luật HN & GĐ năm 2000 chưa có quy định về vấn đề đại diện giữa vợ trong quan hệ hôn nhân thì trong Luật HN & GĐ 2014 đã dự liệu được quy định đó. Tuy nhiên việc áp dụng văn bản để giải quyết các vấn đề liên quan đến quan hệ này nếu có tranh chấp xảy ra lại là các luật chuyên ngành khác hoặc BLDS. Là quan hệ được điều chỉnh trực tiếp bởi Luật HN&GĐ, tuy nhiên đại diện giữa vợ và chồng nói chung và đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh nói chung lại còn nằm rải rác trong quy định của một số luật chuyên ngành và thực tế là có những mâu thuẫn mà khi áp dụng vào thực tiễn thì không biết là sẽ áp dụng quy định nào cho phù hợp. Là quy định mới nên có thể các tranh chấp phát sinh chưa có hoặc còn ít, tuy nhiên nếu chỉ quy định khung và không có hướng dẫn cụ thể trong việc áp dụng thì quy định cũng chỉ mới ở ngưỡng “đẹp” chứ “thực chất” đi vào chiều sâu thì lại chưa có.

Ba là: Tính dự báo của pháp luật hiện hành còn hạn chế, chưa dự liệu được những phát sinh có thể xảy ra trong tương lai. Đây là một thực trạng đáng buồn và cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân khách quan đó là việc chuyển đổi cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường dẫn tới việc các quan hệ xã hội thay đổi nhanh, và pháp luật bị tụt hậu so với thực tiễn.

Nguyên nhân chủ quan xuất phát từ việc thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Trong một số trường hợp, lợi ích ngành, lợi ích địa phương hay lợi ích nhóm,…. được đặt lên trên, dẫn đến hệ quả đau lòng là các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành không đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội. Ngoài ra một nguyên nhân quan trọng nữa đó là việc e ngại, né tránh những vấn đề mới, thiếu tầm nhìn và quan điểm chiến lược cho sự phát triển chung của kinh tế xã hội đất nước cũng như hệ thống pháp luật của đất nước. Nó chính là những căn cơ dẫn đến tình trạng sửa đổi, thay đổi luật liên tục.

Ví dụ đơn cử đó là đối với Bộ luật dân sự. Bộ luật dân sự là một bộ luật quan trọng, điều chỉnh rất nhiều quan hệ xã hội, là nguồn của các luật chuyên ngành. Tuy nhiên trong một thời gian ngắn, Bộ luật dân sự liên tục bị thay đổi, bổ sung. Và mới đây nhất là BLDS 2015 đã được Quốc hội thứ 13 thông qua ngày 24/11/2015 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017 và thay thế cho BLDS 2005. Một bộ luật quan trọng như vậy nhưng tuổi đời chưa quá 15 năm và đã được thay đổi. Đây cũng là một trong những lực cản cho sự phát triển của kinh tế

- xã hội.

Trong khi đó nhìn rộng ra thế giới có thể thấy việc thay đổi các văn bản luật là không nhiều. Có chăng là việc sửa đổi một số điều luật cho phù hợp với từng thời kỳ. Ví dụ Bộ luật dân sự Pháp (hay còn gọi là Bộ luật Napoléon) ra đời từ năm 1804 và nhiều phần cơ bản của bộ luật này vẫn còn hiệu lực cho đến ngày nay.

Bốn là: Vợ chồng trong quan hệ hôn nhân ngoài những tài sản hữu hình mà có thể nhìn thấy được thì có những loại tài sản vô hình mà BLDS, Luật doanh nghiệp, Luật Sở hữu trí tuệ đã thừa nhận đó là các sản phẩm về sở hữu trí tuệ như tác phẩm nghệ thuật, điêu khắc, biểu tượng, hình ảnh, thiết kế dùng

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 26/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí