Tổ Chức Hiệu Quả Buổi Sinh Hoạt Câu Lạc Bộ Lịch Sử Theo Chủ Đề


đó, những hoạt động trải nghiệm thực tế của các em chưa nhiều. Việc triển khai hoạt động trải nghiệm tại Bảo tàng Quân khu IV cho các em là hết sức cần thiết và có ý nghĩa.

Đối với hoạt động dạ hội lịch sử, chúng tôi lựa chọn trường THPT Lê Viết Thuật là nơi tiến hành thực nghiệm và kiểm chứng các biện pháp. Đây là một ngôi trường có bề dày truyền thống của tỉnh Nghệ An và các HĐNK luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Nhà trường.

Đối với thử nghiệm tổ chức sinh hoạt CLB sử học theo chủ đề, chúng tôi lựa chọn trường THPT Cửa Lò 2, đây là một ngôi trường mà phần lớn HS được sinh ra và lớn lên gắn liền với biển, đảo. Do đó, việc lựa chọn vấn đề chủ quyền, biển đảo là phù hợp với các em và đáp ứng những yêu cầu trong nhiệm vụ chính trị địa phương. Góp phần tuyên truyền cho các em hiểu thêm về đường lối, chính sách của Đảng cũng như bồi dưỡng tình yêu với biển đảo quê hương.

4.3. Phương pháp tiến hành và nội dung thực nghiệm

4.3.1. Phương pháp tiến hành

- Để kiểm chứng các biện pháp đổi mới trong tổng thể 01 HĐNK, chúng tôi đã tiến hành TNSP toàn phần ở hai HĐNK tiêu biểu. Mục đích là áp dụng những biện pháp đổi mới vào 01 HĐNK cụ thể để từ đó rút ra những đề xuất, kiến nghị, những bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai HĐNK bộ môn Lịch sử ở trường THPT. Phương pháp tiến hành của chúng tôi gồm:

- Trao đổi với GV bộ môn, với HS về nội dung của HĐNK đã tổ chức, những mặt được và chưa được để bổ sung và tìm cách điều chỉnh tiến trình hướng dẫn HĐNK cho phù hợp hơn

- Hướng dẫn HS thực hiện các nội dung HĐNK theo kế hoạch đã xây dựng.Theo dõi, ghi chép lại diễn biến các hoạt động của HS; thường xuyên trao đổi, gặp gỡ HS để đánh giá mức độ phù hợp của nội dung các HĐNK, phương pháp hướng dẫn HĐNK của GV và để đánh giá mức độ hứng thú, sự tích cực của HS khi tham gia HĐNK được tổ chức.

- Đánh giá kết quả của HĐNK qua kết quả đã theo dõi, quan sát được; qua sản phẩm mà HS đã chế tạo ra; qua buổi tổng kết hoạt động; qua trao đổi ý kiến với HS sau khi tham gia ngoại khóa.


- Việc đánh giá hiệu quả học tập của HS qua các HDNK được tiến hành qua hai kênh thông tin cơ bản:

+ Dựa và việc quan sát thái độ, mức độ tham gia, hiệu quả của việc tham gia và ý thức tham gia của HS vào quá trình học tập để đưa ra những nhận xét

+ Dựa vào kết quả làm bài kiểm tra trắc nghiệm cũng như những nhận xét của GV và HS sau các HĐNK.

4.3.2. Nội dung thực nghiệm

4.3.2.1. Tổ chức hiệu quả buổi sinh hoạt câu lạc bộ lịch sử theo chủ đề

Là một hình thức tổ chức HĐNK không mới, nhưng nếu biết cách tổ chức thì các buổi sinh hoạt CLB lịch sử theo chủ đề sẽ góp phần giúp HS hiểu sâu sắc hơn về một vấn đề lịch sử, rèn luyện cho các em kĩ năng tự học, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình, định hướng thái độ của các em trước những vấn đề chính trị - xã hội. Qua đó, hình thành và phát triển năng lực thực hành bộ môn và năng lực chung, bồi dưỡng tinh thần yêu nước, yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc cho các em HS.

Chúng tôi đã thử nghiệm một khía cạnh nhỏ trong hoạt động của CLB đó chính là tổ chức sinh hoạt chủ đề Chủ quyền biển đảo Việt Nam và cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay (từ sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan HD981 vào lãnh hải Việt Nam) tại trường THPT Cửa Lò 2 (thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An - Hình ảnh minh họa ở phụ lục hình ảnh). Với sự ủng hộ và tham gia của các GV tổ Lịch sử, đặc biệt là Cô Trần Thị Mai Hoa và các em HS của CLB sử học. Cụ thể các bước tiến hành như sau:

Thứ nhất, GV bộ môn cùng Ban chủ nhiệm CLB xây dựng kế hoạch tổ chức sinh hoạt CLB về chủ đề “Chủ quyền biển đảo Việt Nam và cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay” trình Ban Giám hiệu Nhà trường phê duyệt.

Thứ hai, tổ chức phân công các bạn trong CLB thành các nhóm để trình bày theo các chủ đề đã cho trước đó là:

Nhóm 1, trình bày về những tư liệu lịch sử khẳng định chủ quyền biển đảo trên biển Đông.

Nhóm 2, tìm hiểu về những cuộc xung đột trên biển Đông trong lịch sử

Nhóm 3, tìm hiểu về quan điểm, chính sách của Đảng đối với vấn đề biển Đông


Có thể thấy được những nội dung mà chúng tôi lựa chọn để thực nghiệm là những nội dung rất nhạy cảm trong tình hình chính trị hiện nay. Vấn đề biển Đông không chỉ có ảnh hưởng đối với sự phát triển của nước ta mà còn có tác động đến tình hình khu vực và thế giới, đến mối quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực cũng như mối liên kết trong tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Vì vậy, để HS hiểu đúng, hiểu sâu sắc vấn đề biển Đông là một việc làm hết sức cần thiết. Đó không chỉ dừng lại ở mở rộng, đi sâu về kiến thức chủ quyền biên giới quốc gia mà đó còn là những kiến thức về quan hệ quốc tế, về mối quan hệ biện chứng giữa bảo vệ chủ quyền và phát triển….đó còn là sự định hướng nhận thức để các em không rơi vào những âm mưu dụ dỗ, kích động của các thế lực thù địch.

Sau khi phân công các nhóm, điều dễ nhận thấy là các em rất tích cực tìm hiểu tư liệu, cả tham khảo các nhà nghiên cứu, các bài viết trên mạng Internet, các bài viết trên các báo, tạp chí…Những nội dung được trình bày đều đã nhận được sự phản hồi, định hướng của GV, các bài báo cáo được chuẩn bị công phu có minh họa hình ảnh, dẫn chứng cụ thể.

Tại buổi sinh hoạt, nhiều nội dung kiến thức đã được các em khai thác khoa học, logic và đa chiều. Nhóm 1 với những tư liệu lịch sử tìm hiểu được như các bản đồ, sách vở, những cuốn kí sự của các nhà thám hiểm…đã giới thiệu cho mọi người biết sự hình thành và khẳng định chủ quyền biển đảo trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Những dẫn chứng lịch sử đầy sức thuyết phục, đủ các căn cứ theo luật pháp quốc tế về việc xác định chủ quyền biên giới của quốc gia trên biển. Nhóm 2, đã giới thiệu về những cuộc xung đột trên biển Đông trong lịch sử thể hiện quá trình đấu tranh căng thẳng, quyết liệt và nhiều thăng trầm của cha ông ta trên biển Đông. Bất kể là triều đại hay thể chế nào, chúng ta đều kiên quyết khẳng định chủ quyền của mình trên vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. Nhóm 3, tìm hiểu về quan điểm, chính sách của Đảng đối với vấn đề biển Đông. Đây là một nội dung tương đối khó, đòi hỏi các em HS phải có kĩ năng sưu tầm tư liệu, đọc, hiểu, phân tích những nét chính về đường lối đối ngoại của Đảng ta nói chung và đối với vấn đề biển Đông nói riêng. Các em đã trình bày cho CLB thấy được sự mềm dẻo nhưng dứt khoát của Đảng ta trong vấn đề biển Đông.

Qua buổi sinh hoạt, các em sẽ hiểu hơn về Chủ quyền biển đảo của Quốc gia. Đặc biệt, đối với các em ở Thị xã Cửa Lò - là địa phương giáp biển, việc sinh hoạt


về chủ quyền biển đảo sẽ giúp các em thêm yêu quý vùng biển quê hương, thấy được giá trị của biển đảo để chung tay cùng khai thác và tuyên truyền bảo vệ biển đảo của Tổ quốc.

Hình ảnh 3 5 Học sinh trình bày sự chuẩn bị của mình về Chủ quyền biển 1


Hình ảnh 3 5 Học sinh trình bày sự chuẩn bị của mình về Chủ quyền biển 2


Hình ảnh 3 5 Học sinh trình bày sự chuẩn bị của mình về Chủ quyền biển 3

Hình ảnh 3.5. Học sinh trình bày sự chuẩn bị của mình về Chủ quyền biển đảo của Việt Nam


Các em không chỉ nhận thức được biển đảo giúp các em sinh sống hằng ngày, là nguồn sống của gia đình mà còn giúp các em hiểu được để có được bờ biển dài và đẹp, để có được nguồn sống đó là cả một cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ của cha ông ta trước các thế lực ngoại xâm và ngày nay là cuộc đấu tranh với những tham vọng bành trướng của các nước láng giềng, trong đó có Trung Quốc. Nhận thức đúng đắn sẽ giúp các em tuyên truyền cho người thân, gia đình về những chủ trương của Đảng, Nhà nước để có thể ứng phó với mọi tình huống xẩy ra khi tiến hành khai thác trên biển. Kết thúc buổi sinh hoạt, GV cùng với BCN sẽ sinh hoạt CLB, đưa ra những nhận xét về công tác chuẩn bị, công tác triển khai và những định hướng sinh hoạt sắp tới. Chúng tôi cũng có điều tra nhanh về mức độ hài lòng và mức độ thu nhận kiến thức của các em qua buổi sinh hoạt CLB hôm nay, thực tế hình thức sinh hoạt này làm các em rất hào hứng và đem lại hiệu quả giáo dục rất cao cả trên kiến thức, kĩ năng, thái độ, phát triển năng lực, bồi dưỡng đạo đức….100% các em tham gia đều bày tỏ sự hứng thú với buổi sinh hoạt và 92,7% các em đã thể hiện được nhận thức của mình về chủ quyền, biển đảo và những vấn đề đặt ra hiện nay trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Cô giáo Trần Mai Hoa cho rằng: “Việc xây dựng và duy trì hoạt động của CLB sử học sẽ nuôi dưỡng niềm đam mê của các em đối với môn Lịch sử và góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu của môn học cũng như của cả chương trình đào tạo”.

4.3.2.2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm: Em tập làm thuyết minh viên tại Bảo tàng Quân khu IV

(Thực nghiệm cho học sinh khối 11, Trường PT Dân tộc Nội trú THPT số 2, tỉnh Nghệ An).

Để tiến hành hoạt động trải nghiệm tại Bảo tàng Quân khu IV, chúng tôi đã liên hệ với Ban Quản lý Bảo tàng và Ban Giám hiệu của Trường PT Dân tộc Nội trú THPT số 2, Nghệ An để xây dựng kế hoạch, trên cơ sở sự thống nhất giữa Ban Giám hiệu, Ban Quản lý Bảo tàng và sự tham gia của Tổ Lịch sử do Thầy Mai Văn Đạt trực tiếp tham gia, chúng tôi đã xây dựng hai chương trình tham quan:

Chương trình 1 (Chương trình đối chứng). Tổ chức hoạt động tham quan tại Bảo tàng Quân khu IV cho HS lớp 11C và 11A theo như những phương pháp mà trước nay vẫn tiến hành (Phụ lục 6b)


Chương trình 2 (Chương trình thực nghiệm). Tổ chức hoạt động trải nghiệm tại Bảo tàng Quân khu IV cho HS lớp 11B và 11D với nhiệm vụ em tập làm thuyết minh viên tại Bảo tàng mà chúng tôi đã đề cập ở trong chương 3 (Phụ lục 6a)

Điểm khác biệt giữa hai Chương trình này được thể hiện trên những điểm cơ bản sau:

TT

Tiêu chí

Đối chứng

Thực nghiệm


1


Kiến thức

Củng cố những kiến thức về lịch sử lực lượng vũ trang quân khu 4 và nội dung lịch sử Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến và quá trình xây dựng đất nước hiện nay.

Củng cố những kiến thức về quá trình hình thành, phát triển và những đóng góp của lực lượng vũ trang quân khu 4 trong tiến trình lịch sử dân tộc, nắm chắc những kiến thức lịch sử về các cuộc chiến tranh giữ nước giai đoạn 1945-1975. Đồng thời bổ sung kiến thức, làm phong phú thêm hiểu biết của học sinh về những kiến thức về lịch sử các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cũng như quá trình xây dựng đất nước hiện nay.


Kỹ năng

Phát triển kĩ năng nhận thức sự kiện, quan sát và phân tích sự kiện

Phát triển các kĩ năng học tập như kĩ năng lắng nghe, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng đặt câu hỏi, kĩ năng sưu tầm và xử lý tư liệu. Trên cơ sở đó phát triển tư duy cho học sinh như tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật, xác định mối liên hệ giữa các sự kiện lịch sử, kỹ năng phân tích, đánh giá, thực hành bộ môn, kỹ năng tự học cho học sinh. tạo không gian hoạt động học tập vui vẻ, thân thiện, giao lưu giữa các em, phát huy tính tích cực, tự tin, sáng tạo, độc lập, nâng cao

nhận thức, trình độ học tập của học sinh.


Thái độ

Hình thành thái độ khâm phục đối với những mất mát, hi

sinh của thế hệ cha

Hình thành cho học sinh những xúc cảm lịch sử sự khâm phục đối với các thế hệ cha anh đi trước, tạo sự hào hứng cho việc học

tập bộ môn Lịch sử.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.




anh.



Mục đích chung

Góp phần bồi dưỡng tình cảm yêu nước và lòng tự hào dân tộc, trách nhiệm với quê hương và ý thức cá nhân đối với sự phát triển của đất nước

Góp phần phát triển toàn diện HS trên tất cả các mặt: Kiến thức, kĩ năng, thái độ. Từ đó phát triển năng lực môn học: Năng lực tái hiện, tư duy, đánh giá, Vận dụng kiến thức lịch sử để giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra, thực hành bộ môn. Hình thành các năng lực chung cho học sinh: Theo chương trình THPT mới thì 03 năng lực chung cho học sinh đó là: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Bồi dưỡng tư tưởng phẩm chất thái độ. Giúp cho các em thấy được các giai đoạn phát triển của lịch sử Việt Nam qua các thời kì từ dựng nước đến đấu tranh bảo vệ Tổ quốc,hiểu biết thêm về một số lĩnh vực khác trong đời sống. Bồi dưỡng tình cảm yêu nước, lập trường chính trị vững vàng và khơi dậy thái độ trách nhiệm của cá

nhân với quê hương, đất nước.


2


Công tác chuẩn bị

Giáo viên liên hệ với Ban quản lý Bảo tàng và Thuyết minh viên Bảo tàng

để hướng dẫn HS

Giáo viên liên hệ với Ban quản lý Bảo tàng để lên kế hoạch. HS chủ động làm việc nhóm và chủ động chuẩn bị những nội dung thuyết minh


3


Biện pháp tiến hành

Giáo viên tập trung học sinh và dưới sự hướng dẫn của Thuyết minh viên Bảo tàng để tiến hành tham quan

Giáo viên phân chia lớp thành các nhóm và tiến hành chuẩn bị các bài thuyết minh của mình. Giáo viên tập trung HS và dưới sự thuyết minh và hướng dẫn của các nhóm HS, cả lớp cùng GV sẽ tiến hành tham quan. Vừa tham quan, HS có thể trao đổi

với các nhóm và trao đổi với nhau



4


Vai trò của HS

Tham gia theo sự hướng dẫn của GV và thuyết minh

viên

Chủ động tìm kiếm tài liệu, xây dựng nội dung thuyết minh và thuyết minh cho cả đoàn cùng nghe. Chuẩn bị giải đáp các thắc

mắc của các bạn trong đoàn


5


Nội dung

HS được lắng nghe thuyến minh giới thiệu về sự phát triển của lực lượng vũ trang Quân khu IV qua các thời kì

lịch sử

HS chuẩn bị và giới thiệu cho các bạn về sự sự phát triển của lực lượng vũ trang Quân khu IV qua các thời kì lịch sử theo từng nội dung trưng bày tại bảo tàng.


Trên cơ sở hai chương trình, chúng tôi đã tổ chức tiến hành cho HS tham quan và trải nghiệm tại Bảo tàng Quân khu IV. Ở Giáo án 1: Tổ chức hoạt động tham quan tại Bảo tàng Quân khu IV cho học sinh lớp 11C và 11A theo như những phương pháp mà trước nay vẫn tiến hành. Dưới sự hướng dẫn của Thiếu tá Nguyễn Hữu Hoành, các em HS đã được tiến hành tham quan Bảo tàng Quân khu IV, từ các hiện vật trưng bày ở ngoài cho đến các gian trưng bày trong Bảo tàng. Các em HS được cán bộ bảo tàng hướng dẫn, giới thiệu về vị trí chiến lược của Quân khu IV trong sự phát triển của lịch sử dân tộc, những giai đoạn phát triển, những chiến công của lực lượng vũ trang và nhân dân quân khu IV trong thời kì dựng nước, giữ nước của dân tộc, cũng như tình cảm đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.

Ở Chương trình 2: Tổ chức hoạt động trải nghiệm tại Bảo tàng Quân khu IV cho HS lớp 11B và 11D với việc áp dụng những biện pháp đổi mới mà chúng tôi đã đề cập ở trong chương 3. Chúng tôi chia lớp thành 05 nhóm như sau:

Nhóm 1, Với tên gọi là nhóm Con Cuông do bạn Nguyễn Thị Lan Hương làm nhóm trưởng, chủ đề mà các bạn được giao đó là “Tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với quê hương Nghệ An và lực lượng vũ trang Quân khu IV”.

Nhóm 2, Với tên gọi là nhóm: Quỳ Châu do bạn Lang Thị Lan làm nhóm trưởng, chủ đề mà các bạn được giao đó là “Vị trí địa lý, Lịch sử vùng đất Quân khu IV và lực lượng vũ trang Quân khu IV trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp”.

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 02/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí