hợp sẽ là những cơ sở để các bộ phận thực thi tiến hành các hoạt động ALM đúng quy định, hiệu lực và hiệu quả.
Một chính sách ALM bao gồm các quy định chặt chẽ về các tiêu chuẩn của tài sản và nợ, đa dạng về thời gian, lãi suất, đối tượng, sử dụng đa dạng các công cụ phái sinh sẽ có tác động tích cực đến hoạt động ALM.
Đối với RRTK, các nhà quản trị cần thiết kế được hạn mức với các tỷ lệ hợp lý về thanh khoản, có các hướng dẫn cụ thể về phương pháp ước lượng dòng tiền ra vào của ngân hàng.
c. Trình độ công nghệ thông tin
Nội dung thực hiện ALM, nhất là trong quá trình triển khai Basel II, vấn đề nâng cao trình độ công nghệ thông tin thực sự đang rất cấp thiết, bởi nó giúp mỗi NHTM có thể gia tăng thu nhập cũng như nâng cao kỹ năng quản trị rủi ro. Các mô hình dự báo đòi hỏi phải có nguồn cơ sở dữ liệu đủ tốt, đủ dài (thường từ 05 năm đến 07 năm) và các dữ liệu này phải được cập nhật hàng ngày. Các NHTM ở Việt Nam hiện nay đang dùng core banking là hệ thống phần mềm lõi hiện đại, tuy nhiên thực tế vận hành cho thấy hệ thống này còn nhiều lỗi đến các báo cáo được chiết xuất còn thiếu thông tin, thiếu tính cập nhật. Do đó, yêu cầu về một hệ thống phần mềm cũng như quản trị dữ liệu mới với hàm lượng công nghệ cao là rất cấp thiết đối với các NHTM.
d. Chất lượng nguồn nhân lực
Con người bao giờ cũng là nhân tố giữ vai trò trung tâm của bất kỳ nội dung nào và càng quan trọng hơn với các nội dung ALM đang trong quá trình triển khai Basel II. Hiện nay, yếu tố con người trong các bộ phận ALM để thực hiện Basel II tại các ngân hàng ở Việt Nam nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu. Thực hiện Basel II, yêu cầu phải có một lực lượng nhân lực ALM chuyên nghiệp, giỏi chuyên môn, tâm huyết với Basel II, phối hợp công tác được với các chuyên gia nước ngoài, có tinh thần cầu thị và kiên trì trong
nhiều năm. Kinh nghiệm của cán bộ ALM trong triển khai Basel II tại các NHTM là không có, do đó việc thuê chuyên gia nước ngoài là một xu thế tất yếu nhưng không phải là hướng đi trong dài hạn. Bởi vậy áp lực rất lớn đối với các NHTM là phải tự đào tạo được một lực lượng nhân lực xứng tầm với quá trình triển khai Basel II.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản Trị Rủi Ro Lãi Suất Trên Sổ Ngân Hàng
- Tác Động Của Lãi Suất Đến Thu Nhập Lãi Ròng
- Quy Trình Đo Lường Thanh Khoản Theo Phương Pháp Tiếp Cận Nguồn Và Sử Dụng Thanh Khoản
- Bài Học Kinh Nghiệm Đối Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội
- Một Số Chỉ Tiêu Tài Chính Nổi Bật Giai Đoạn 2015-2020
- Nội Dung Quản Trị Tài Sản – Nợ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội
Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.
1.3. KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ TÀI SẢN – NỢ TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI
1.3.1. Kinh nghiệm quản trị Tài sản – Nợ tại một số ngân hàng thương mại trên thế giới
1.3.1.1. Các ngân hàng thương mại ở Ấn Độ
Nền kinh tế ở Ấn Độ trải qua quá trình phát triển vượt bậc, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và dựa nhiều vào tín dụng từ các NHTM có nhiều nét tương đồng với nền kinh tế của Việt Nam. Hoạt động ALM được các NHTM ở Ấn Độ đặt ở một vị trí rất quan trọng trong chiến lược kinh doanh dài hạn của mỗi ngân hàng nên hoạt động ALM của các NHTM ở Ấn Độ là tương đối hoàn thiện. Do đó, kinh nghiệm tổ chức hoạt động ALM của ác NHTM ở Ấn Độ sẽ là bài học quý báu cho các NHTM ở Việt Nam. Xét trên góc độ quản lý ngân hàng ở Ấn Độ từ những năm 1970 đến đầu những năm 1990, khái niệm và nội dung về ALM và đặc biệt là RRLS gần như không tồn tại bởi vì lãi suất được quản lý bắt buộc và ấn định bởi RBI (Ngân hàng Trung ương Ấn Độ). Do đó, chênh lệch lãi suất cơ bản tại các NHTM là rất lớn. Vào thời gian này, nội dung bảng tổng kết tài sản của các ngân hàng ở Ấn Độ không được quản lý bởi chính ngân hàng mà được quản lý bởi các cơ quan chuyên trách thuộc RBI và chính phủ Ấn Độ. Sau khi lãi suất được quản lý linh hoạt hơn, các ngân hàng Ấn Độ được tự do quyết định đến nội dung bảng cân đối kế toán của mình. Sự chuyển hướng của chính sách quản lý này đã đặt ra nhu cầu
cần thiết phải ban hành hướng dẫn về nội dung ALM để các NHTM ở Ấn Độ làm kim chỉ nam đối phó với các rủi ro trong phạm vi hoạt động ALM.
Ngân hàng Trung ương Ấn độ (RBI) đã ban hành hướng dẫn về hoạt động ALM lần đầu tiên vào tháng 02 năm 1999, bắt đầu thực hiện từ 01 tháng 04 năm 1999. Theo đó, ALM được định nghĩa là hoạt động quản trị rủi ro và cung cấp các khuôn khổ toàn diện cho việc thực thi hoạt động quản trị RRTK, rủi ro thị trường, rủi ro kinh doanh, các kế hoạch tài trợ vốn nợ, vốn chủ sở hữu để đạt được các mục tiêu về tăng trưởng doanh thu cũng như lợi nhuận của ngân hàng.
Hoạt động ALM của các ngân hàng thương mại ở Ấn Độ phải dựa trên 03 trụ cột:
Thứ nhất, hệ thống thông tin ALM
Đây là chìa khóa hoạt động của ALM. Tuy nhiên, với một hệ thống các chi nhánh lớn cùng với việc chưa có được trình độ công nghệ phát triển để thu thập và lưu trữ dữ liệu cho quá trình phân tích của ALM sẽ gây ra khó khăn đáng kể cho các ngân hàng ở Ấn Độ. Khó khăn này được các NHTM giải quyết bằng cách phân tích hoạt động ALM tại các chi nhánh lớn, quan trọng nhất trong toàn bộ hệ thống của ngân hàng, sau đó đề xuất các giả thuyết hợp lý về cách thức tổ chức ALM tại các chi nhánh còn lại. Đối với kinh doanh ngoại hối, đầu tư tài sản và hoạt động trên thị trường tiền tệ, việc thu thập thông tin sẽ dễ dàng hơn bởi sự hoạt động một cách tập trung của các thị trường này.
Thứ hai, cấu trúc ALM
- Bộ phận ALM phải có vai trò tổng thể cho việc quản trị các loại rủi ro, nên quyết định các chính sách về quản trị rủi ro trong phạm vi phù hợp và đưa ra mức độ chấp nhận các loại rủi ro: RRTK, RRLS, rủi ro hối đoái và chi phí vốn cho ngân hàng. Bộ phận này cũng phải thường xuyên báo cáo các loại
rủi ro thuộc ALM đến Ủy ban ALCO; phải dự báo được các nhân tố của thị trường và ảnh hưởng của nó đến bảng cân đối kế toán, kết hợp với việc đưa ra các đề xuất hợp lý lên Ủy ban ALCO để xử lý kịp thời.
- ALCO phải đóng vai trò quyết định về các kế hoạch liên quan đến bảng cân đối dựa trên cơ sở mức độ chấp nhận rủi ro trong mỗi ngân hàng, bao gồm cả nội dung quản lý chiến lược liên quan đến RRLS và RRTK. Mỗi ngân hàng tự quyết định vai trò của ALCO cũng như cơ cấu tổ chức của Ủy ban này. Hoạt động kinh doanh cần tuân thủ chặt chẽ những hạn mức rủi ro đã đưa ra. Trong mỗi lần họp, Ủy ban ALCO cần đánh giá được kết quả và quá trình áp dụng những quyết định đã được đưa ra từ những cuộc họp lần trước. Bên cạnh đó, Ủy ban ALCO cũng phải dự báo về lãi suất cũng như các chiến lược kinh doanh dựa trên những sự tính toán về sự thay đổi của lãi suất trong tương lai. Ví dụ như về chính sách tài trợ vốn, ALCO cần có trách nhiệm quyết định về chính sách tài trợ vốn bằng cách huy động, bán tài sản hay kết hợp cả hai.
Ủy ban ALCO cần thiết phải bao gồm các vị trí lãnh đạo cấp cao nhất của ngân hàng bao gồm CEO để tập trung quyền lực hoạt động của ALCO cũng như việc quyết định các mục tiêu nói chung của ngân hàng (xét trên góc độ tài sản và nợ). Số lượng thành viên của Ủy ban ALCO phụ thuộc tính chất của ngân hàng. Tổng giám đốc (CEO) thường có vai trò đứng đầu Ủy ban ALCO tại mỗi NHTM ở Ấn Độ, lãnh đạo các bộ phận đầu tư, tín dụng, ngân quỹ, nghiên cứu chiến lược có thể là các thành viên của Ủy ban.
Thứ ba, quy trình ALM
Phạm vi chức năng của ALM được mô tả trên các nội dung sau:
- Quản trị rủi ro thanh khoản:
Quản trị RRTK là một nội dung quan trọng của ALM. Bằng việc đáp ứng thanh khoản của NHTM trong bất cứ hoàn cảnh kinh doanh nào, quản trị
RRTK giúp ngân hàng tránh được các tình huống phát sinh thanh khoản bất lợi, tăng tính cạnh trạnh. Quản trị thanh khoản không chỉ là đo lường thanh khoản trong hoàn cảnh thông thường mà phải ước lượng được nhu cầu thanh khoản phát sinh trong những tình huống khủng hoảng. Các ngân hàng Ấn Độ thường đo lường dòng tiền ra và vào ngân hàng dựa trên các khung thời gian khác nhau: 01-14 ngày, 15-28 ngày, 29 ngày đến 03 tháng, 03 - 06 tháng, 06
tháng đến 01 năm, 01 - 02 năm, 02 - 05 năm và trên 05 năm.
- Quản trị rủi ro lãi suất:
Sự chuyển đổi cơ chế quản lý lãi suất gắn với thị trường của RBI đã có tác động lớn đến thu nhập lãi cũng như giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu tại các NHTM ở Ấn Độ. Phương pháp truyền thống tại các NHTM là tính toán GAP. Các ngân hàng tích cực sử dụng các kỹ thuật mới trong quản trị RRLS như: kỹ thuật đo lường thời lượng (Duration Gap), đo lường VaR (Value at risk). Đối với kỹ thuật đo lường khe hở nhạy cảm lãi suất (GAP), danh mục tài sản và nợ trong bảng cân đối được chia thành 02 nhóm: nhạy cảm và không nhạy cảm trên các khung thời gian khác nhau. Các khung thời gian được RBI khuyến nghị gồm: đến 01 tháng, từ 01 - 03 tháng, 03 - 06 tháng, 06 tháng đến 01 năm, 01 - 03 năm, 03 - 05 năm và trên 05 năm. Mỗi ngân hàng phải thiết lập một hạn mức thận trọng về khe hở nhạy cảm với lãi suất (GAP). Hạn mức này được xác định dựa vào tổng danh mục tài sản hoặc tổng nguồn vốn tự có của mỗi NHTM.
1.3.1.2. Kinh nghiệm của ngân hàng China Construction Bank (CCB)
Trung Quốc cũng có nền kinh tế thị trường hoạt động theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phụ thuộc nhiều vào hoạt động xuất nhập khẩu và vai trò của các doanh nghiệp Nhà nước. Hệ thống ngân hàng ở Trung Quốc với trụ cột là các NHTM Nhà nước có nhiều điểm tương đồng đối với hoạt động của hệ thống các NHTM ở Việt Nam. Do đó, kinh nghiệm hoạt động ALM của
các NHTM ở Trung Quốc cũng là những bài học quý cho các NHTM ở Việt nam học tập.
Kể từ năm 1994, NHTW Trung Quốc đã bắt đầu áp dụng các tiêu chuẩn chặt chẽ về quản trị rủi ro, trong đó đã đặt ra các tiêu chuẩn về chất lượng của danh mục tài sản, chất lượng của nguồn vốn nợ và VCSH phù hợp với Hiệp ước quốc tế về vốn và đo lường vốn, được ban hành bởi Ủy ban Basel tháng 7 năm 1988. Đặc biệt, sự ra đời của Luật NHTM năm 1995 cho ra hành lang pháp lý rõ ràng cho sự bùng nổ của các NHTM. Luật NHTM sửa đổi năm 2003 tiếp tục hoàn thiện các quy chuẩn trong quá hình kinh doanh của các NHTM theo hướng đáp ứng mạnh mẽ hơn các tiêu chuẩn quốc tế. Tháng 02 năm 2004, căn cứ trên các quy định pháp luận hiện hành và kinh nghiệm quốc tế, Ủy ban Giám sát ngân hàng Trung Quốc (CBRC) đã đưa ra quy định “Quản lý mức đầy đủ vốn của các NHTM”. Quy định này đề ra phương pháp đo lường hệ số CAR dựa trên Hiệp ước vốn 1988, và áp dụng trụ cột II và III trong Hiệp ước vốn Basel II. Bước ra từ khủng khoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, các NHTM Trung Quốc đứng trước những thách thức vô cùng lớn trong công cuộc tái cấu trúc, đặc biệt là tái cấu trúc về tài sản và nợ.
Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB) là một trong các NHTM mà Nhà nước nắm giữ lớn nhất tại Trung Quốc, luôn chú trọng quan tâm tới chất lượng tài sản và nợ, đề cao các kỹ thuật quản trị rủi ro hiện đại trong đó có kỹ thuật ALM. Quản trị Tài sản – Nợ tại CCB chú trọng vào những hoạt động cơ bản như sau:
a. Cơ cấu tổ chức ALM
Cơ cấu ALM của CCB gồm Ban giám đốc, các Ủy ban đặc biệt, nhân sự cấp cao và các Ủy ban chuyên trách, các Khối quản trị rủi ro…
Ban Giám đốc phụ trách các loại rủi ro (trong đó có rủi ro trong phạm vi ALM).
Ủy ban quản lý rủi ro chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc, chịu trách nhiệm quyết định các chiến lược về quản trị rủi ro, thực hiện điều chỉnh bổ sung, đánh giá danh mục rủi ro một cách tổng thể. Ban giám đốc tiến hành phân tích kỹ lưỡng những báo cáo về rủi ro để đạt hiệu quả về mặt lợi nhuận.
Sơ đồ 1.6. Cơ cấu tổ chức ALM ngân hàng CCB
Ban Giám đốc
Ủy ban Quản lý rủi ro
Ban Kiểm soát
Ủy ban Kiểm soát nội bộ và Quản lý rủi ro
Tổng Giám đốc
Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh, Trưởng bộ phận rủi ro, Trưởng bộ phận tài chính …
Bộ phận Quản trị rủi ro
(Rủi ro hỗn hợp
và rủi ro thị trường)
Bộ phận quản trị rủi ro tín dụng (Rủi ro tín dụng và rủi ro nợ quốc gia)
Bộ phận quản trị Tài sản – Nợ (RRTK và
RRLS trong sổ ngân hàng)
Bộ phận kiểm soát tuân thủ (Rủi ro hoạt động và rủi ro công nghệ)
Bộ phận văn hóa doanh nghiệp và quan hệ công chúng (Rủi ro danh tiếng)
Bộ phận kế hoạch chiến lược (Rủi ro chiến lược)
Quản lý của các chi nhánh và công ty con
Bộ phận quản trị rủi ro của các chi nhánh và công ty con
(Nguồn: Báo cáo thường niên CCB năm 2018)
Trưởng bộ phận rủi ro thực hiện chức năng quản lý rủi ro trong thẩm quyền. Bộ phận này là cơ quan quản lý đứng đầu, chịu trách nhiệm quản trị
rủi ro một cách tổng thể trong ngân hàng và phụ trách các bộ phận cấp dưới thuộc quyền.
Bộ phận quản trị Tài sản – Nợ (ALM) có trách nhiệm quản trị RRLS và RRTK trong sổ ngân hàng. Điều chỉnh về quy mô, cơ cấu, kỳ hạn của tài sản và nợ để đạt được mục tiêu kinh doanh. Định kỳ và đột xuất lập và gửi các báo cáo về ALM lên Tổng giám đốc.
Về chất lượng nguồn nhân lực ALM: CCB luôn có một quy trình tuyển chọn nhân sự cho bộ phận ALM rất khắt khe. Các nhân sự thuộc biên chế ALM được lấy trực tiếp từ các chi nhánh lớn đều là những cá nhân xuất sắc, làm việc trong môi trường áp lực lớn và đã được thực tiễn tôi luyện qua nhiều năm. Đối với các nhân sự được tuyển mới đều được yêu cầu có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ALM tại các ngân hàng có uy tín tối thiểu là 03 năm. Quá trình công tác, nhân sự ALM liên tục được đào tạo định kỳ hàng năm, được cử đi học tập tại các tổ chức tín dụng có uy tín trong và ngoài nước về các nghiệp vụ ALM. CCB luôn có những chính sách khen thưởng và xử phạt đối với cá nhân và bộ phận để tạo động lực làm việc cho các nhân sự ALM.
b. Quản trị rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất
- Quản trị rủi ro thanh khoản
Ban giám đốc chịu trách nhiệm cuối cùng cho việc quản trị RRTK, ủy quyền cho các Ủy ban đặc biệt điều hành các nhiệm vụ có liên quan, rà soát và quyết định khẩu vị và chiến lược về quản trị RRTK. Bộ phận ALM được đặt tại Hội sở chính, có trách nhiệm quản lý RRTK hàng ngày, và thiết lập một mối quan hệ công tác chặt chẽ với bộ phận có liên quan để đảm bảo quản trị RRTK được liên tục.
Bắt đầu từ năm 2018, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) liên tục hạ tỷ lệ DTBB để cung ứng thanh khoản cho hệ thống các NHTM. CCB đã theo đuổi phương pháp quản trị RRTK thận trọng và hợp lý, liên tục cập