Sơ đồ 1.5. Quy trình đo lường thanh khoản theo phương pháp tiếp cận nguồn và sử dụng thanh khoản
Bước 1
• Ước lượng tiền gửi và vay vốn trong kỳ kế hoạch
Bước 2
• Xác định những thay đổi liên quan đến tiền gửi và cho vay trong kỳ kế hoạch
Bước 3
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Cấu Tổ Chức Quản Trị Tài Sản – Nợ Của Ngân Hàng Thương Mại
- Quản Trị Rủi Ro Lãi Suất Trên Sổ Ngân Hàng
- Tác Động Của Lãi Suất Đến Thu Nhập Lãi Ròng
- Kinh Nghiệm Quản Trị Tài Sản – Nợ Tại Một Số Ngân Hàng Thương Mại Và Bài Học Kinh Nghiệm Đối Với Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội
- Bài Học Kinh Nghiệm Đối Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội
- Một Số Chỉ Tiêu Tài Chính Nổi Bật Giai Đoạn 2015-2020
Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.
• Ước tính NLP giai đoạn kế hoạch
- Bước 1: Ước lượng tiền gửi và vay vốn trong kỳ kế hoạch:
+ Cách 1: Sử dụng mô hình:
F(cho vay) = f(tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, mức cung tiền, lãi suất cho vay cơ bản, vốn đầu tư…)
F(tiền gửi) = f(doanh thu bán lẻ, thu nhập khả dụng, mức cung tiền, tỷ lệ lạm phát dự tính, lãi suất huy động …)
+ Cách 2: Phân loại sự gia tăng của dư nợ cho vay:
Phần xu hướng: ngân hàng xây dựng đường xu thế bằng mô hình kinh tế lượng với các dữ liệu theo kỳ hạn cuối tháng, cuối quý và cuối năm.
Phần mùa vụ: tính toán ảnh hưởng của các nhân tố mang tính thời vụ lên sự biến động số dư tiền vay và tiền gửi.
Phần chu kỳ: phần này phụ thuộc vào thực trạng của nền kinh tế cuối mỗi năm, xác định sự khác biệt của số dư tiền gửi và cho vay thực tế so với số ước định.
- Bước 2: Tính toán thay đổi cho vay và tiền gửi giai đoạn kế hoạch Theo phương pháp sử dụng mô hình dự báo:
Δ(cho vay) = f(tốc độ GDP, thu nhập, cung tiền, lãi suất cho vay cơ
bản, tỷ lệ lạm phát dự tính …)
Δ(tiền gửi) = = f(doanh thu bán lẻ, thu nhập khả dụng, mức cung tiền, tỷ lệ lạm phát dự tính, lãi suất huy động …)
Theo phương pháp đường xu hướng:
Mức độ thay đổi tiền gửi và cho vay kỳ kế hoạch = Tổng số dư tiền gửi và dư nợ cho vay trong kỳ kế hoạch - Tổng số dư tiền gửi và dư nợ cho vay trong kỳ trước.
- Bước 3: Tính toán khe hở thanh khoản ròng (NLP) NLP = Tổng cung thanh khoản – Tổng cầu thanh khoản
+ NLP > 0 => NHTM thặng dư thanh khoản, NHTM nên đầu tư sinh lời khoản tiền thặng dư.
+ NLP < 0 => NHTM thâm hụt thanh khoản, NHTM cần thiết phải gia tăng thanh khoản.
+ NLP = 0 => NHTM không gặp RRTK.
Thứ hai, phương pháp chỉ số tài chính:
Phương pháp này tính toán và so sánh các chỉ số tài chính của ngân hàng với các ngân hàng khác có cùng quy mô hoặc mức trung bình của ngành. Các chỉ số này gồm:
- Tỷ lệ tiền mặt
Tỷ lệ tiền mặt =
Ngân hàng dự trữ tiền mặt ở mức độ càng cao thì khả năng thanh khoản càng lớn.
- Chỉ số chứng khoán lỏng
Chỉ số chứng khoán lỏng =
Các giấy tờ có giá cho chính phủ phát hành thường có tín phiếu kho bạc và trái phiếu chính phủ. Đây là loại chứng khoán có mức độ lỏng là cao nhất trong các loại chứng khoán. Do đó, chỉ số này càng cao càng thể hiện năng lực thanh khoản của ngân hàng càng lớn.
- Chỉ số thể hiện khả năng cho vay:
Khả năng cho vay =
Cho thuê tài chính và cho vay là hai nghiệp vụ tín dụng quan hàng đầu của ngân hàng nhưng lại có tính thanh khoản rất kém. Do vậy, kết quả tính toán của chỉ số này càng thấp thể hiện ngân hàng có tính thanh khoản càng cao và ngược lại.
- Chỉ số tài sản nóng:
Chỉ số tài sản nóng =
Tài sản nóng của ngân hàng bao gồm: ngân quỹ, chứng khoán ngắn hạn và cho vay ngắn hạn… Hệ số này càng cao thể hiện khả năng thanh khoản càng cao của ngân hàng.
- Chỉ số cấu trúc tiền gửi:
Chỉ số cấu trúc tiền gửi =
Chỉ số này càng cao thể hiện tính nhu cầu chi trả trong ngắn hạn của ngân hàng là càng lớn.
- Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn
= Tổng nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn/Tổng nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng.
Hệ số này cho thấy mức độ dư nợ cho vay trung và dài hạn cần được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn. Do đó, tỷ lệ này càng thấp thể hiện cơ cấu sử dụng vốn của ngân hàng tốt, khả năng thanh khoản tốt.
- Chỉ số tín dụng/tiền gửi:
Chỉ số tín dụng/tiền gửi =
Chỉ số này càng cao thì thể hiện danh mục tài sản của ngân hàng hàm chứa nhiều rủi ro nên khả năng thanh khoản sẽ kém. Các NHTM được khuyến cáo duy trì tối đa ở mức 75% theo thông lệ quốc tế.
Thứ ba, phương pháp dựa trên cấu trúc nguồn vốn:
Cơ sở của phương pháp này là việc phân loại nguồn vốn dựa vào tiêu chí xác suất bị rút ra khỏi ngân hàng của các loại nguồn vốn:
- Bước 1: Chia nguồn vốn của NHTM thành ba nhóm:
+ Nhóm 1: Nguồn vốn nóng là nguồn vốn dự tính sẽ bị rút ra trong kỳ kế hoạch.
+ Nhóm 2: Nguồn vốn kém ổn định là nguồn tiền gửi của khách hàng dự báo sẽ bi rút ra một phần trong kỳ kế hoạch như vốn đi vay, các loại tiền gửi nhạy cảm với tỷ giá, lãi suất.
+ Nhóm 3: Nguồn vốn ổn định là nguồn vốn mà được cho là rất ít có khả năng bị rút ra trong năm kế hoạch.
- Bước 2: Tính toán nhu cầu thanh khoản.
Ngân hàng tiến hành dự trữ thanh khoản cho mỗi nguồn vốn được phân chia ở trên trong các trường hợp nguồn vốn này bị rút ra. Các tỷ lệ dự trữ thông thường được lựa chọn là: 95% cho nhóm 1; nhóm 2: 30% và 15% cho
nhóm 3.
- Bước 3: Tính toán thanh khoản cần thiết để cho vay:
Ngân hàng phải đáp ứng tất cả các nhu cầu vay vốn thoản mãn các yêu cầu vay vốn mà không được từ chối. Việc này giúp ngân hàng xây dựng được một hệ sinh thái các khách hàng lâu dài, trên cơ sở đó mở rộng doanh thu từ việc bán chéo các sản phẩm khác. Ngân hàng cần tính toán dự trữ thanh khoản để cho vay theo công thức:
Dự trữ nhu cầu thanh khoản cho các khoản mục cho vay = 100%(dư nợ cho vay tối đa – tổng dư nợ hiện tại).
- Bước 4: Tính toán tổng nhu cầu thanh khoản. Nhu cầu thanh khoản cần dự trữ được xác định bằng tổng nhu cầu cần thiết cho nguồn vốn và nhu cầu cho các khoản vay chất lượng:
Tổng dự trữ thanh khoản = 0,95(Nguồn vốn nóng – DTBB) + 0,3(Nguồn vốn kém ổn định – DTBB) + 0,15(Nguồn vốn ổn định – DTBB) + (Quy mô cho vay tối đa – Tổng dư nợ hiện tại).
Thứ tư, phương pháp thang đáo hạn:
Theo BIS (2010), phương pháp thang đáo hạn thực chất là xác định được thanh khoản ròng của ngân hàng trong những khoảng thời gian nhất định. Tính toán cung cầu thanh khoản là xác định các dòng tiền vào và dòng tiền ra trong những khung thời gian nhất định.
Các NHTM cần xác định dòng tiền vào và ra cho các khung kỳ hạn khác nhau. Các luồng tiền vào có thể được phân bổ vào những khung kỳ hạn mà tài sản đó đáo hạn hoặc xác định dựa vào ước tính dòng tiền vào trên cơ sở sử dụng hạn mức tín dụng của ngân hàng khác. Các dòng tiền ra tương tự cũng có thể phân bổ vào những khung kỳ hạn mà các khoản nợ đó đáo hạn, hoặc cho một thời hạn nhất định và ước tính các nhu cầu vay đột xuất cũng như rút tiền gửi trước hạn. Hiệu số giữa tổng dòng tiền vào và tổng dòng tiền ra trong mỗi một khung kỳ hạn là nhân tố để đo lường mức độ thiếu hụt hay thặng dư của mỗi ngân hàng. BIS cũng đề xuất phương pháp ước tính các dòng tiền phát sinh ra và vào trên cơ sở mô phỏng các điều kiện thanh khoản khác nhau: trong hoàn cảnh ngân hàng hoạt động thuận lợi, bình thường hoặc khó khăn.
(4). Kiểm soát, phòng ngừa rủi ro thanh khoản
- Quản trị thanh khoản nợ
Ngân hàng tiếp cận thị trường tiền tệ để tăng nguồn vốn tức thời bằng cách đi vay với kỳ hạn ngắn. Bên cạnh đó, việc tính toán bán các giấy tờ có
giá như các chứng chỉ tiền gửi (CDs) hoặc trái phiếu ngân hàng cũng có thể được cân nhắc. Phương pháp này sẽ phát sinh chi phí vì ngân hàng phải đi vay trong thời gian ngắn nên lãi suất đi vay phải trả thường cao hơn. Việc đáp ứng thanh khoản từ bên nợ không làm thay đổi cấu trúc tài sản của ngân hàng nhưng làm thay đổi quy mô và cấu trúc nợ. Như vậy, mọi sự thay đổi thanh khoản của ngân hàng chỉ diễn ra bên nợ.
- Quản trị thanh khoản tài sản
Ngân hàng bán các tài sản có tính thanh khoản cao như chứng khoán thành tiền mặt để thay thế cho việc phải đi vay. Như vậy, mỗi ngân hàng cần duy trì các tài sản có mức độ thanh khoản tốt như khoản mục ngân quỹ hay các chứng khoán thanh khoản để hỗ trợ cho thanh khoản. Việc các ngân hàng thực hiện duy trì các tài sản thanh khoản cao và bán ra khi cần thiết sẽ tạo tính chủ động cao trong áp lực đối phó với các biến động thanh khoản bởi sẽ không bị phụ thuộc quá nhiều vào việc đi vay trên thị trường tài chính.
- Quản trị thanh khoản kết hợp
Nếu NHTM chỉ dự trữ tài sản để hỗ trợ thanh khoản sẽ chịu chi phí cơ hội. Mặt khác, nếu ngân hàng chỉ quản lý thanh khoản từ nợ thì sẽ bị động và có thể phải trả chi phí trả lãi cao. Do đó, các nhà quản trị kết hợp vừa dự trữ tài sản thanh khoản vừa tìm nguồn thanh khoản bên nợ.
1.2. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TÀI SẢN – NỢ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1. Nhân tố khách quan
a. Các quy định pháp lý của các cơ quan quản lý
Các cơ quan quản lý của chính phủ như NHNN thường kiểm soát rất chặt chẽ toàn bộ hoạt động kinh doanh của NHTM. Do đó, một sự thay đổi đối với chính sách điều hành cơ quan quản lý sẽ có tác động lập tức tới quá trình kinh doanh nói chung của NHTM và công tác ALM nói riêng. Ví dụ:
việc NHNN tăng hoặc giảm lãi suất điều hành, tăng mức độ đáp ứng vốn tối thiểu… sẽ có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động quản trị RRLS, RRTK của các NHTM. Khi các chính sách quản lý thể hiện qua các văn bản như các thông tư hay quy định rõ ràng, minh bạch, công bằng sẽ là động lực thúc đẩy công tác ALM của các NHTM hiệu lực, hiệu quả. Trái lại, khi các quy định trở nên khó hiểu, không sát với thực tiễn có thể gây cản trở, khó khăn cho việc điều hành hoạt động ALM tại các NHTM.
b. Sự phát triển của thị trường tài chính
Sự phong phú, đa dạng và sẵn có của các hàng hóa tài chính được giao dịch chính là nhân tố đánh giá mức độ phát triển cũng như chuyên nghiệp của thị trường tài chính tại mỗi quốc gia. Chiến lược nắm giữ các tài sản có tính lỏng cao trong quản lý RRTK có hạn chế là chi phí cơ hội cao do các tài sản có tính thanh khoản cao thì mức độ sinh lời lại thấp. Do đó, để tối ưu hóa lợi nhuận, các nhà quản trị thường kết hợp việc dự trữ một danh mục có tính thanh khoản cao kết hợp với đi vay trên thị trường vốn và thị trường tiền tệ với điều kiện các thị trường này phải tương đối phát triển. Đối với quản trị RRLS, các nguồn vốn nợ với các kỳ hạn thích hợp có thể được ngân hàng huy động dễ dàng để cân xứng về kỳ hạn giữa danh mục tài sản và các khoản nợ để đối phó với RRLS.
c. Các yếu tố thị trường khác
Kinh doanh ngân hàng phụ thuộc lớn vào các yếu tố thị trường, do đó mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động ALM nói riêng chịu sự ảnh hưởng trực tiếp từ các nhân tố thị trường không chỉ trong nước mà cả trên thế giới như: tỷ giá, lãi suất, giá cả các loại hàng hóa, dịch bệnh… Hoạt động ALM bao gồm việc quản trị RRLS và RRTK. Như vậy các yếu tố vĩ mô mang tính chất thị trường như lãi suất hay tỷ giá có tác động trực tiếp đến hoạt động ALM của mỗi một ngân hàng.
1.2.2. Nhân tố chủ quan
a. Cơ cấu tổ chức ALM
Cơ cấu tổ chức ALM được định nghĩa là một sơ đồ trực quan của một ngân hàng được dùng để xác định vai trò, quyền hạn và trách nhiệm được phân công, sắp xếp theo từng mức độ khác nhau và sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các bộ phận để đạt được mục đích ALM của NHTM.
Mô hình ALM của mỗi NHTM phải quy định cụ thể: sơ đồ cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của các phòng ban tham gia vào hoạt động ALM, quy định chi tiết nhiệm vụ của các vị trí trong cơ cấu tổ chức và quy trình làm việc trong cơ cấu tổ chức đó.
Tổ chức được một cơ cấu các bộ phận chặt chẽ sẽ góp phần thực hiện thành công các hoạt động ALM tại mỗi NHTM. Một ngân hàng có cơ cấu ALM tinh gọn, các bộ phận, từng vị trí được quy định chức năng và nhiệm vụ rõ ràng sẽ vừa duy trì hiệu quả khi đi vào hoạt động, vừa tiết kiệm được chi phí cho ngân hàng.
Để tổ chức ALM chặt chẽ, các NHTM cần chú ý bố trí, sắp xếp và phối hợp một cách hiệu quả của từng bộ phận, từng con người tham gia vào hoạt động ALM. Bên cạnh đó, lãnh đạo các bộ phận ALM phải bao quát được toàn bộ nội dung ALM mà mình phụ trách, làm cho quản trị ALM trở thành một nếp văn hóa trong toàn bộ ngân hàng.
b. Các chính sách ALM
Chính sách ALM là những quy định nội bộ về hoạt động ALM đã được phê duyệt. Do đó, chính sách ALM sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp nhất đến toàn bộ các công tác ALM diễn ra tại mỗi NHTM.
NHTM xây dựng được phương pháp dự báo lãi suất hiện đại, tính toán chính xác được mức độ nhạy cảm của danh mục tài sản và nợ với lãi suất, khe hở nhạy cảm với lãi suất và đặc biệt đưa ra hạn mức khe hở nhạy cảm phù