Giải pháp Marketing mix tại Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Công đoàn Hồ Núi Cốc - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Lao động và cơ cấu lao động của Công ty 56

Bảng 3.2. Ý kiến đánh giá chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch

HNC 68

Bảng 3.3. Giá các loại dịch vụ du lịch 71

Bảng 3.4. Bảng giá dịch vụ phòng nghỉ khách sạn của Công ty 73

Bảng 3.5. Tài sản và nguồn vốn của Công ty từ năm 2013- 2015 82

Bảng 3.6. Kết quả về du khách đến Khu du lịch Hồ Núi Cốc 84

Bảng 3.7. Kết quả hoạt động kinh doanh 85

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.


DANH MỤC CÁC HÌNH

Giải pháp Marketing mix tại Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Công đoàn Hồ Núi Cốc - 2


Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 50

Hình 3.2. Sơ đồ quy trình đón tiếp và sắp xếp chỗ ở cho khách 63

Hình 3.3. Sơ đồ quy trình phục vụ vui chơi, giải trí của du khách 64

Hình 3.4. Sơ đồ quy trình phục vụ ăn uống của du khách 66

Hình 3.5. Sơ đồ quy trình phục vụ lưu trú của du khách 68

Hình 3.6. Hệ thống kênh phân phối sản phẩm của Công ty 75

Hình 3.7. Logo của Công ty CPKS Hồ Núi Cốc 76

Hình 3.8. Một số hình ảnh về khu du lịch Hồ Núi Cốc 78


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế mạnh mẽ hiện nay, Việt Nam đang dần được bạn bè trên thế giới biết tới như một điểm đến lý tưởng để hợp tác, đầu tư kinh doanh, đặc biệt là để du lịch. Mặt khác, cùng với sự phát triển của đất nước, sau gần 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới thu nhập của người dân trong nước ngày càng tăng đã giúp cho đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện và nhu cầu đi du lịch của người dân ngày càng cao. Trước hiện trạng đó, các công ty dịch vụ du lịch (lữ hành, nhà hàng, khách sạn,…) đã và đang phát triển rộng khắp cả nước nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một lớn của người dân.

Song, trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp du lịch đang đứng trước sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều công ty, tập đoàn du lịch lớn trong và ngoài nước. Muốn tồn tại và phát triển vững chắc, bản thân các doanh nghiệp du lịch phải tìm ra được lối đi riêng cho mình, đặc biệt phải tiến hành Marketing và có những giải pháp Marketing phù hợp để có thể hấp dẫn, thu hút khách hàng, tăng doanh thu và lợi nhuận, giữ vững uy tín, bản sắc và khẳng định thương hiệu cũng như hình ảnh của mình. Chiến lược chung Marketing hay Marketing-mix của doanh nghiệp được xây dựng hợp lý, không ngừng hoàn thiện, được triển khai thực hiện tốt sẽ có tác động mạnh mẽ, hiệu quả tới khách hàng hiện tại và tiềm năng, thu hút họ đến với các dịch vụ du lịch của doanh nghiệp sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, cạnh tranh thắng lợi, phát triển bền vững.

Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của hoạt động Marketing, Công Ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Công đoàn Hồ Núi Cốc (Công ty) đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch Marketing của mình để đưa các sản phẩm du lịch và hình ảnh của Công ty đến với khách hàng trong nước cũng như quốc tế. Tuy nhiên, hoạt động Marketing du lịch của Công ty Cổ phần


Khách sạn Du lịch Hồ Núi Cốc (Công ty chỉ kinh doanh tại điểm đến Hồ Núi Cốc, nên Marketing-mix tại điểm đến Hồ Núi Cốc cũng chính là Marketing- mix của Công ty) vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế.

Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động Marketing du lịch, từ thực tế hoạt động Marketin của Công ty nêu trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp Marketing-mix tại Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Công đoàn Hồ Núi Cốc”.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Luận văn phân tích về thực trạng Marketing-mix tại điểm đến Hồ Núi Cốc của Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Công đoàn Hồ Núi Cốc, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện Marketing-mix du lịch của Công ty tại điểm đến này để hấp dẫn, thu hút được nhiều khách đến du lịch tại đây.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về Marketing-mix tại điểm đến của doanh nghiệp du lịch.

- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động Marketing-mix tại điểm đến Hồ Núi Cốc của Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Công đoàn Hồ Núi Cốc, tìm ra những ưu nhược điểm của Marketing-mix của Công ty tại điểm đến này và nguyên nhân.

- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện Marketing-mix tại điểm đến Hồ Núi Cốc của Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Công đoàn Hồ Núi Cốc.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ sở lý luận (lý thuyết) về Marketing- mix tại điểm đến của doanh nghiệp du lịch và thực trạng Marketing-mix tại điểm đến Hồ Núi Cốc của Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Công đoàn Hồ Núi Cốc.

3.2. Phạm vi nghiên cứu


- Về nội dung: Đề tài không đi sâu nghiên cứu quá trình quản trị Marketing-mix mà chủ yếu tập trung vào nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng Marketing-mix tại điểm đến Hồ Núi Cốc của Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Công đoàn Hồ Núi Cốc trong việc đáp ứng các yêu cầu kinh doanh nhằm thu hút khách hàng đến du lịch ở đây.

- Về mặt không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn hoạt động của Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Công đoàn Hồ Núi Cốc.

- Về mặt thời gian: Đề tài sử dụng số liệu giai đoạn từ năm 2013 - 2015 để nghiên cứu.

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Đề tài góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về Marketing- mix tại điểm đến của doanh nghiệp du lịch trong việc thu hút khách hàng để phát triển kinh doanh bền vững.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá Marketing-mix tại điểm đến Hồ Núi Cốc của Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Công đoàn Hồ Núi Cốc, luận văn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện Marketing-mix của Công ty tại điểm đến này.

Những giải pháp, kiến nghị nêu ra có cơ sở khoa học và thực tiễn, có tính khả thi chẳng những sẽ góp phần hoàn thiện Marketing-mix về du lịch của Công ty, nâng cao khả năng thu hút khách đến khu du lịch Hồ Núi Cốc, mà còn có thể làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các công ty du lịch kinh doanh tại các điểm đến có điều kiện tương tự.

5. Bố cục của luận văn

Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, được chia thành 4 chương có nội dung chính như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về Marketing-mix tại điểm đến của doanh nghiệp du lịch.

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.


Chương 3: Thực trạng hoạt động Marketing-mix tại điểm đến của Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Công Đoàn Hồ Núi Cốc.

Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện Marketing-mix đối với Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Công đoàn Hồ Núi Cốc.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MARKETING-MIX TẠI ĐIỂM ĐẾN CỦA DOANH NGHIỆP DU LỊCH

1.1. Tổng quan về Marketing và Marketing-mix du lịch

1.1.1. Khái niệm và vai trò của Marketing

1.1.1.1. Khái niệm Marketing

Marketing là một môn khoa học đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện. Vì thế, đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Marketing. Trong giáo trình Marketing du lịch của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, các tác giả Nguyễn Văn Mạnh và Nguyễn Đình Hòa (2009) cho biết:

Định nghĩa Marketing của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: “Marketing là quá trình lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch đó, định giá, xúc tiến và phân phối hàng hóa, dịch vụ và ý tưởng để tạo ra sự trao đổi với các nhóm khách hàng mục tiêu, nhằm thỏa mãn mục tiêu của khách hàng và tổ chức”.

Định nghĩa Marketing của Peter Ducke: “Marketing là toàn bộ việc kinh doanh theo quan điểm của người tiêu dùng”.

Định nghĩa Marketing của J.H Grighton: “Marketing là quá trình cung cấp đúng sản phẩm, đúng kênh, đúng luồng hàng, đúng thời gian và đúng vị trí”.

Như vậy, tuỳ thuộc vào lĩnh vực hoạt động và góc độ quan tâm, người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về Marketing hiện đại. Tuy nhiên, có một định nghĩa của Philip Kotler (2002) - nhà kinh tế học người Mỹ, cha đẻ của Marketing hiện đại mang tính khái quát cao và có thể coi đây là định nghĩa khái quát nhất cho Marketing hiện đại: “Marketing là một dạng hoạt động của con


người nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi”.

Trong định nghĩa này, “trao đổi” được hiểu là hành vi nhận từ một người nào đó thứ mà mình muốn và đưa lại cho người đó thứ khác. Nó không những được thể hiện ở hình thức giao dịch (trao đổi có tính chất mua - bán), mà còn thể hiện ở cả hình thức chuyển giao như: tặng phẩm, tài trợ, hoạt động từ thiện… với hy vọng có được lợi ích đưới một hình thức nào đó kể cả lợi ích tinh thần như mối thiện cảm, lòng biết ơn, sự thoát khỏi cảm giác tội lỗi, sự nhận thức phổ quát một ý tưởng nào đó, …

Định nghĩa Marketing như vậy đã bao quát và phù hợp với tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

1.1.1.2. Vai trò của Marketing trong kinh doanh và quản lý

- Marketing sẽ có tác dụng hướng dẫn, chỉ đạo và phối hợp các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Nhờ các hoạt động Marketing, các quyết định đề ra trong sản xuất kinh doanh có cơ sở khoa học vững chắc hơn. Doanh nghiệp có điều kiện và thông tin đầy đủ hơn để thoả mãn mọi yêu cầu của khách hàng. Marketing sẽ xác định rõ phải sản xuất cái gì, bao nhiêu, đặc điểm của sản phẩm như thế nào, sử dụng nguyên vật liệu gì, giá cả ra sao?

- Đặc biệt, khi nền kinh tế đã phát triển ở mức độ cao, đã có xu thế toàn cầu hoá thì mức độ cạnh tranh càng gay gắt. Ngày nay người tiêu dùng có những yêu cầu rất khác nhau đối với sản phẩm, dịch vụ và giá cả. Họ đòi hỏi hàng hóa, dịch vụ phải có cơ cấu chủng loại ngày càng đa dạng, phong phú, chất lượng ngày càng cao. Họ sẽ mua hàng căn cứ vào nhận thức giá trị của mình. Vì thế, các doanh nghiệp muốn đưa ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường phải tiến hành nghiên cứu Marketing và có chính sách Marketing sản phẩm thích hợp.


- Marketing sẽ có chức năng làm cho sản phẩm luôn luôn thích ứng với nhu cầu thị trường.

- Marketing sẽ kích thích sự nghiên cứu và cải tiến: Marketing không làm công việc của người thiết kế và chế tạo sản phẩm nhưng, Marketing chỉ ra cho họ biết cần phải sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất bao nhiêu và bao giờ đưa ra thị trường.

- Marketing có ảnh hưởng to lớn, quyết định đến doanh số, chi phí, lợi nhuận, đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Do sản xuất phát triển nhanh, tiêu thụ hàng hoá ngày càng khó khăn, cạnh tranh gay gắt, thị trường trở thành vấn đề sống còn của các doanh nghiệp. Marketing sẽ được coi là trung tâm hoạt động chi phối các hoạt động sản xuất, tài chính và lao động.

Quan niệm đúng đắn nhất, mới nhất ngày nay trong nền kinh tế thị trường là: người mua, khách hàng là yếu tố quyết định trong kinh doanh. Marketing đóng vai trò cực kì quan trọng trong sự liên kết, phối hợp các yếu tố con người, sản xuất, tài chính với thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Marketing có vai trò quan trọng như thế và đã mang lại những thành công lớn cho nhiều doanh nghiệp, cho nên người ta đã sử dụng nhiều từ ngữ đẹp đẽ để ca ngợi nó như: “Marketing là triết học mới về kinh doanh”, là “học thuyết chiếm lĩnh thị trường”, là “nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh hiện đại”, là “chiếc chìa khoá vàng” tạo ra thắng lợi trong kinh doanh.

Tuy vậy, Marketing cũng có những mặt trái khi không được sử dụng đúng, dẫn đến những kết quả không tốt như: Gây ra lãng phí lớn trong quảng cáo; quảng cáo không chính xác gây ra những nghi ngờ, giảm uy tín, khêu gợi những nhu cầu không đáng có, gây ra những thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh để loại trừ đối thủ, tạo nên sự mất ổn định chính trị và kinh tế trong xã

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2023