3.1.Van tiết lưu tự động cân bằng trong:
a. Cấu tạo:
Chỉ lấy tín hiệu nhiệt độ đầu ra của thiết bị bay hơi (hình 6.4). Van tiết lưu tự động cân bằng trong có 01 cửa thông giữa khoang môi chất chuyển động qua van với khoang dưới màng ngăn.
Hình 6.4. Nguyên lý cấu tạo của van tiết lưu tự động cân bằng trong
b. Nguyên lý làm việc:
Nếu tải nhiệt của dàn tăng hay môi chất vào dàn ít, độ quá nhiệt hơi hút tăng, áp suất P1 tăng, màng 2 dãn ra, đẩy kim van 5 xuống dưới, của thoát môi chất mở rộng hơn cho môi chất lỏng vào nhiều hơn. Khi môi chất lạnh vào nhiều, độ quá nhiệt hơi hút giảm, P1 giảm, màng 2 bị kéo lên trên khép bớt cửa môi chất vào ít hơn và nhiệt độ quá nhiệt lại tăng, chu kỳ điều chỉnh lặp lại và dao động quanh vị trí đã đặt.
Điều chỉnh độ quá nhiệt nhờ vít 7. Khi vặn vít thuận chiều kim đồng hồ tương ứng độ quá nhiệt tăng, và ngược chiều kim đồng hồ là độ quá nhiệt giảm. Khi điều chỉnh hết mức có thể thay đổi 20% năng suất lạnh của van.
3.2.Van tiết lưu tự động cân bằng ngoài:
a. Cấu tạo:
Lấy tín hiệu nhiệt độ và áp suất đầu ra thiết bị bay hơi (hình 6.5). Van tiết lưu tự động cân bằng ngoài, khoang dưới màng ngăn không thông với khoang môi chất chuyển động qua van mà được nối thông với đầu ra dàn bay hơi nhờ một ống mao.
Hình 6.5. Nguyên lý cấu tạo của van tiết lưu tự động cân bằng ngoài
b. Nguyên lý làm việc:
Van tiết lưu nhiệt cân bằng ngoài có thêm ống nối 13 lấy tín hiệu áp suất hút ở gần đầu máy nén (bố trí càng gần đầu máy nén càng tốt). Áp suất phía dưới màng đàn hồi không còn là áp suất P0 mà là áp suất Ph. Do tổn thất áp suất ở dàn bay hơi thay đổi theo tải nên áp suất Ph là tín hiệu cấp lỏng bổ sung để hoàn thiện hơn chế độ cấp lỏng cho dàn bay hơi.
Áp lực P1 trong ống tín hiệu tác dụng lên màng cân bằng với áp suất P0 của hơi (Ở lối ra chứ không phải ở lối vào dàn bay hơi) và lực đẩy của lò xo Plx. Do đó giảm được được đáng kể diện tích bề mặt thiết bị bay hơi.
*Lắp đặt van tiết lưu tự động:
Trên hình 6.4; hình 6.5. Là sơ đồ lắp đặt van tiết lưu tự động cân bằng trong và ngoài. Điểm khác biệt của hai sơ đồ là trong hệ thống sử dụng van tiết lưu tự động cân bằng ngoài có thêm đường ống tín hiệu áp suất đầu ra dàn bay hơi. Các ống nối lấy tín hiệu là những ống kích thước khá nhỏ 3 4
Chọn van tiết lưu tự động:
Việc chọn van tiết lưu tự động căn cứ vào các thông số sau:
+ Môi chất sử dụng;
+ Công suất lạnh Q0;
+ Phạm vi nhiệt độ làm việc: Nhiệt độ bay hơi;
+ Độ giảm áp suất qua thiết bị tiết lưu.
Ví dụ:
Hệ thống lạnh có công suất thiết bị bay hơi Q0 = 120.000 Btu/h sử dụng R22. Nhiệt độ ngưng tự 1000F (380C), nhiệt độ bay hơi 400F (40C). Lỏng ra khỏi thiết bị ngưng tụ có nhiệt độ bằng nhiệt độ ngưng tụ, hệ thống không sử dụng bộ quá lạnh. Tổn thất áp suất qua dàn bay hơi là 200 psi, qua đường hút là 2 psi và
đường cấp dịch là 2psi. Van tiết lưu đặt cao hơn mức lỏng trong bình ngưng là 1 feet. Chọn van tiết lưu:
Ta có:
- Xác định áp suất đầu vào van tiết lưu:
+ Áp suất ngưng tụ ở 100oF của R22 là: 210,60 psi
+ Trừ tổn thất áp suất trên đường cấp lỏng 2,00 psi
+ Trừ tổn thất do cột áp thuỷ tĩnh 10 feet : 5,00 psi Áp suất đầu vào van tiết lưu: 203,60 psi
- Xác định áp suất đầu ra van tiết lưu:
+ Áp suất của R22 ở 40oF : 83,20 psi
+ Cộng tổn thất áp suất trên đường hút 2,0 psi
+ Cộng tổn thất qua dàn bay hơi : 20 psi Áp suất đầu ra van tiết lưu: 105,20
psi
- Xác định hiệu áp suất:
P = 203,60 – 105,20 = 98,4 psi
Dựa vào các catalogue để lựa chọn van cho hợp.
Bài tập: Nhận dạng các chi tiết:
*Các bước và cách thực hiện công việc:
1. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ, VẬT TƯ:
(Tính cho một ca thực hành gồm 20HSSV)
Loại trang thiết bị | Số lượng | |
1 | Mô hình điều hoà nhiệt độ | 5 bộ |
2 | Mô hình tủ lạnh | 5 bộ |
3 | Mô hình máy lạnh thương nghiệp | 5 bộ |
4 | Mô hình kho lạnh | 2 bộ |
5 | Dây nguồn, bút điện, kìm điện, kéo, tuốc nơ vít, ... | 5 bộ |
Có thể bạn quan tâm!
- Ống Phân Phối Lỏng; 2, 3 - Chất Tải Lạnh Vào, Ra;4 - Van An Toàn; 5 - Hơi Ra; 6 - Áp Kế; 7 - Ống Thủy;
- Máng Chắn Nước; 2 – Buồng Phun; 3 – Quạt Gió; 4 – Động Cơ; 5 – Cửa Gió Lạnh; 6 – Van Phao Đường Nước Bổ Sung; 7- Đáy Nước; 8 - Ống Xả Đáy; 9 -
- Cửa Vào; 2 – Cửa Ra; 3 – Đế Van; 4 – Kim Van; 5 – Thân Van;
- Lạnh cơ bản Nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trung cấp - Trường Cao đẳng nghề Hà Nam năm 2020 - 19
- Vành Gia Cường 6: Nón Chắn Dưới 3: Hơi Ra, 4: Nón Chắn Trên 7: Dầu Ra
- Ống Hút Về Máy Nén; 2 - Ống Hơi Vào; 3 - Nón Chắn; 4 - Lỏng Vào; 5 - Xả Lỏng; 6 - Lỗ Tiết Lưu Dầu Và Lỏng; 7 - Lỏng Ra; 8 - Ống Hồi Nhiệt
Xem toàn bộ 277 trang tài liệu này.
TT | Tên các bước công việc | Thiết bị, dụng cụ, vật tư | Tiêu chuẩn thực hiện công việc | Lỗi thường gặp, cách khắc phục |
1 | Vận hành | Mô hình điều hòa nhiệt | Thực hiện | Kiểm tra HTL |
chạy thử Mô | độ(1), Tủ lạnh(2), máy | đúng qui trình | chưa hết các | |
hình hình hệ | lạnh thương nghiệp(3), | cụ thể | khoản mục | |
thống máy | Bộ dụng cụ cơ khí, dụng | Vận hành | ||
lạnh nén hơi | cụ điện, đồng hồ đo điện, | không đúng | ||
(1), 2, 3 | ampekim, đồng hồ nạp | trình tự |
2. QUI TRÌNH THỰC HIỆN: 2.1.Qui trình tổng quát:
ga Dây nguồn 220V-50HZ, dây điện, băng cách điện | ||||
2 | Nhận biết các loại thiết bị ngưng tụ trong mô hình hình hệ thống máy lạnh | Mô hình điều hòa nhiệt độ(1), Tủ lạnh(2), máy lạnh thương nghiệp(3), Bộ dụng cụ cơ khí, dụng cụ điện, đồng hồ đo điện, ampekim, đồng hồ nạp ga Dây nguồn 220V-50HZ, dây điện, băng cách điện | Phải phân biệt được các loại ngưng tụ trong mô hình Phải ghi chép các loại thông số kỹ thuật của các thiết bị trong mô hình | Quan sát nhận biết không hết Cần nghiêm túc thực hiện đúng qui định |
3 | Vận hành chạy thử Mô hình hình hệ thống máy lạnh | Mô hình điều hòa nhiệt độ(1), Tủ lạnh(2), máy lạnh thương nghiệp(3), Bộ dụng cụ cơ khí, dụng cụ điện, đồng hồ đo điện, ampekim, đồng hồ nạp ga Dây nguồn 220V-50HZ, dây điện, băng cách điện dây điện, băng cách điện | Thực hiện đúng qui trình cụ thể | Kiểm tra HTL chưa hết các khoản mục Vận hành không đúng trình tự |
4 | Nhận biết | Mô hình điều hòa nhiệt | Phải phân biệt | Quan sát nhận |
các thiết bị ngưng tụ trong mô hình hình hệ thống máy lạnh | độ(1), Tủ lạnh(2), máy lạnh thương nghiệp(3), Bộ dụng cụ cơ khí, dụng cụ điện, đồng hồ đo điện, ampekim, đồng hồ nạp ga Dây nguồn 220V-50HZ, dây điện, băng cách điện dây điện, băng cách điện | được các loại ngưng tụ trong mô hình Phải ghi chép các loại thông số kỹ thuật của các thiết bị ngưng tụ trong mô hình làm đá cây | biết không hết Cần nghiêm túc thực hiện đúng qui định | |
5 | Nộp tài liệu | Giấy, bút, máy tính, bản | Tất cả các | Các nhóm |
thu thập, ghi chép được cho giáo viên hướng dẫn | vẽ ghi chép được | nhóm HSSV ở các mô hình điều hòa không khí | sinh viên không ghi chép đầy đủ hoặc không có |
water chiller, máy làm đá cây đều có tài liệu | tài liệu | |||
6 | Đóng máy | Mô hình điều hòa nhiệt | Thực hiện | Không lắp |
thực hiện vệ sinh công nghiệp | độ(1), Tủ lạnh(2), máy lạnh thương nghiệp(3), Bộ dụng cụ cơ khí, dụng | đúng qui trình cụ thể | đầy đủ các chi tiết Không chạy | |
cụ điện, đồng hồ đo điện, | thử máy lại | |||
ampekim, đồng hồ nạp | Không lau | |||
gas | máy sạch sẽ | |||
Dây nguồn 220V-50HZ, | ||||
dây điện, băng cách điện |
2.2. Qui trình cụ thể:
2.1.1. Vận hành, chạy thử mô hình hệ thống lạnh (1), 2, 3 theo dõi, ghi chép các thông số kỹ thuật như: nhiệt độ thấp, áp suất thấp; nhiệt độ cao, áp suất cao, dòng làm việc, điện áp làm việc trong 15 phút:
a. Kiểm tra tổng thể mô hình.
c. Kiểm tra phần điện của mô hình.
c. Kiểm tra phần lạnh của mô hình.
d. Cấp điện cho mô hình.
e. Chạy quạt dàn lạnh.
f. Đặt nhiệt độ.
g. Chạy quạt dàn ngưng.
h. Chạy máy nén.
i.Ghi chép các thông số kỹ thuật như: nhiệt độ thấp, áp suất thấp; nhiệt độ cao, áp suất cao, dòng làm việc, điện áp làm việc vào sổ tay hoặc vở.
j.Sau 15 phút dừng máy: thao tác theo chiều ngược lại, sau 5 phút ghi chép các thông số kỹ thuật như trên.
2.1.2. Nhận biết các thiết bị tiết lưu trong hệ thống lạnh, ghi chép các thông số kỹ thuật, nêu nhiệm vụ của thiết bị đó trong hệ thống lạnh:
a. Ghi chép các thông số kỹ thuật của các thiết bị tiết lưu trong hệ thống lạnh:
+ Tên gọi:
+ Cấu tạo:
+ Đường kính:
+ Chiều dài:
+ Đầu vào môi chất:
+ Đầu ra môi chất:
+ Đầu vào tín hiệu điều khiển:
+ Đầu ra tín hiệu điều khiển:
+ Áp suất đầu vào thiết bị tiết lưu:
+ Áp suất đầu ra thiết bị tiết lưu:
b. Nêu nhiệm vụ, nguyên lý làm việc cụ thể của các thiết bị tiết lưu trên hệ thống lạnh của mô hình:
+ Tên gọi:
+ Cấu tạo:
+ Đường kính:
+ Chiều dài:
+ Đầu vào môi chất:
+ Đầu ra môi chất:
+ Đầu vào tín hiệu điều khiển:
+ Đầu ra tín hiệu điều khiển:
+ Áp suất đầu vào thiết bị tiết lưu:
+ Áp suất đầu ra thiết bị tiết lưu:
2.1.3. So sánh với các loại máy lạnh 1, 2, 3 để nhận biết sự khác nhau;
2.1.4. Nộp tài liệu thu thập, ghi chép được cho giáo viên hướng dẫn.
2.1.5. Đóng máy, thực hiện vệ sinh công nghiệp.
*Bài tập thực hành của học sinh, sinh viên:
1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư.
2. Chia nhóm:
Mỗi nhóm từ 3 – 4 SV thực hành trên 1 mô hình, sau đó luân chuyển sang mô hình khác, cố gắng sắp xếp để có sự đa dạng đảm bảo tối thiểu: 01 mô hình là máy lạnh, 01 mô hình là điều hòa không khí cho mỗi nhóm sinh viên.
3. Thực hiện qui trình tổng quát và cụ thể.
*Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập:
Nội dung | Điểm | |
Kiến thức | - Vẽ được sơ đồ nguyên lý hệ thống lạnh 1,2,3; Trình bày được nhiệm vụ của các thiết bị tiết lưu trong hệ thống; - Trình bày được nguyên lý làm việc của thiết bị tiết lưu trong hệ thống máy lạnh cụ thể. | 4 |
- Vận hành được các mô hình hệ thống lạnh đúng qui trình đảm bảo an toàn điện lạnh; - Gọi tên được các thiết bị tiết lưu của mô hình, ghi được các thông số kỹ thuật của thiết bị tiết lưu mô hình, đọc đúng được các trị số | 4 | |
Thái độ | - Cẩn thận, lắng nghe, ghi chép, từ tốn, thực hiện tốt vệ sinh công nghiệp | 2 |
Tổng | 10 |
Kỹ năng
* Ghi nhớ:
1. Phân tích được nguyên lý làm việc của thiết bị tiết lưu trong hệ thống máy lạnh nén hơi 1, 2, 3;
2. Phân biệt các thông số kỹ thuật của thiết bị tiết lưu trong các mô hình máy lạnh và các mô hình điều hòa không khí 1, 2, 3.
Bài 6: THIẾT BỊ PHỤ TRONG HỆ THỐNG LẠNH
Mã bài: MĐ 20- 06
Giới thiệu:
Trong hệ thống lạnh các thiết bị chính bao gồm: máy nén, thiết bị ngưng tụ, thiết bị tiết lưu và thiết bị bay hơi. Tất cả các thiết bị còn lại được coi là thiết bị phụ. Như vậy số lượng và công dụng của các thiết bị phụ rất đa dạng bao gồm: bình trung gian, bình chứa cao áp, bình chứa hạ áp, bình tách lỏng, bình tách dầu, bình hồi nhiệt, bình tách khí không ngưng, bình thu hồi dầu, bình giữ mức, các thiết bị điều khiển, tự động vv…
Các thiết bị phụ có thể có trong hệ thống lạnh này, nhưng có thể không có trong loại hệ thống khác, tuỳ thuộc vào yêu cầu của hệ thống.
Tuy được gọi là các thiết bị phụ, nhưng nhờ các thiết bị đó mà hệ thống hoạt động hiệu quả, an toàn và kinh tế hơn, trong một số trường hợp bắt buộc phải sử dụng một thiết bị phụ nào đó.
Mục tiêu:
- Phân tích được nhiệm vụ, vị trí lắp đặt, cấu tạo, nguyên lý làm việc của các thiết bị phụ dùng trong hệ thống lạnh.
- Nhận biết được các loại thiết bị phụ. Vận hành, xác định đầu ra, đầu vào của các thiết bị phụ, vệ sinh được các thiết bị trên.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, thực hành, ham học, ham hiểu biết, tư duy logic, kỷ luật học tập.
Nội dung chính: 1.THÁP GIẢI NHIỆT:
*Mục tiêu:
- Phân tích được nhiệm vụ, vị trí lắp đặt, cấu tạo, nguyên lý làm việc của tháp giải nhiệt dùng trong hệ thống lạnh.
- Nhận biết được tháp giải nhiệt. Vận hành, xác định đầu ra, đầu vào của tháp giải nhiệt, vệ sinh được các tháp giải nhiệt.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, thực hành, ham học, ham hiểu biết, tư duy logic, kỷ luật học tập.
1.1.Nguyên lý cấu tạo, nguyên lý làm việc
Tháp giải nhiệt hay tháp làm mát (cooling towers) để làm mát nước từ bình ngưng ra ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong kỹ thuật lạnh.
Tháp giải nhiệt phải thải được toàn bộ lượng nhiệt do quá trình ngưng tụ của môi chất lạnh trong bình ngưng tỏa ra.
Chất tải nhiệt trung gian là nước. Nhờ quạt gió và dàn phun mưa, nước bay hơi một phần và giảm nhiệt độ xuống tới mức yêu cầu để được bơm trở lại bình