Từ cơ cấu bộ máy quản trị rủi ro tín dụng nêu trên ta có thể thấy PGD là nơi quyết định nhiều đến chất lượng tín dụng của ngân hàng, là nơi quyết định đến kết quả xét duyệt lựa chọn người vay, giám sát hoạt động của các HĐT, Ban quản lý tổ TK&VV, người vay, thực hiện công tác kiểm tra, giám sát toàn diện các hoạt động tín dụng chính sách, hoạt động xử lý rủi ro tín dụng tại địa phương. NHCSXH chi nhánh thành phố Hà Nội là cấp trung gian trong việc quản trị rủi ro tín dụng chủ yếu là thực hiện công tác kiểm tra giám sát.
2.2.4 Quy trình và kỹ thuật quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nghèo tại NHCSXH chi nhánh thành phố Hà Nội.
Quy trình quản lý rủi ro tín dụng tại NHCSXH chi nhánh thành phố Hà Nội được thực hiện theo quy định của NHCSXH, quy trình tuân thủ 4 bước từ nhận diện rủi ro tín dụng, đo lường rủi ro tín dụng, giám sát và xử lý rủi ro tín dụng. Quy trình này thường xuyên được cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung để phù hợp với tình hình thực tế, các rủi ro tín dụng phát sinh cũng như các rủi ro tín dụng tiềm năng, nó được đúc kết từ 2 nguồn như sau:
- Từ NHCSXH Việt Nam: Đây là quy trình chính mà các chi nhánh cấp tỉnh đều phải tuân theo, căn cứ các thay đổi về chính sách tín dụng từng thời kỳ, việc bổ sung các chương trình tín dụng mới, tình hình hoạt động tín dụng thực tế trên toàn quốc, NHCSXH thường xuyên cập nhật bổ sung các nội dung trong quy trình quản trị rủi ro tín dụng.
- Từ chính hoạt động của NHCSXH chi nhánh, thành phố Hà Nội: Căn cứ quy trình quản trị rủi ro tín dụng đã được NHCSXH xây dựng, trong quá trình hoạt động, khi xuất hiện một số nguyên nhân rủi ro tín dụng mới, chi nhánh Hà Nội cũng bổ sung một số nội dung để phù hợp với hoạt động tại đơn vị, ở đây phải nhấn mạnh là bổ sung thêm và chủ yếu tập trung vào nhận diện rủi ro tín dụng và giám sát rủi ro tín dụng, không thay đổi các quy định do NHCSXH Việt Nam đã xây dựng.
Căn cứ quy trình đã được xây dựng, NHCSXH chi nhánh thành phố Hà Nội tổ chức triển khai đến toàn thể cán bộ ngân hàng, các thành viên Ban đại diện HĐQT, hội đoàn thể nhận ủy thác, ban quản lý tổ TK&VV.
a) Nhận diện rủi ro tín dụng: Được coi là bước đầu tiên trong quá trình quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Để giúp các đơn vị cơ sở nhận diện được các rủi ro tín dụng có thể xảy ra, NHCSXH Việt Nam đã xây dựng một số tiêu chí nhận diện rủi ro tín dụng đối với cho vay hộ nghèo trên cơ sở lý luận đã trình bày tại mục 1.2.2 chương 1.
Các tiêu chí nhận diện rủi ro tín dụng bao gồm:
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Hoạt Động Của Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội - Chi Nhánh Thành Phố Hà Nội.
- Cơ Cấu Nguồn Vốn Tại Nhcsxh Chi Nhánh Thành Phố Hà Nội
- Nợ Rủi Ro Cho Vay Hộ Nghèo Theo Đơn Vị Ủy Thác.
- Định Hướng Phát Triển, Đề Xuất Một Số Giải Pháp Và Các Kiến Nghị Về Quản Trị Rủi Ro Trong Cho Vay Hộ Nghèo Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
- Quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh thành phố Hà Nội - 12
- Quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh thành phố Hà Nội - 13
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
- Từ phía khách hàng đó là thông tin về chấp hành pháp luật, khả năng tài chính, phương án và tình hình sản xuất kinh doanh, tình trạng thân nhân...; đồng thời triển khai tới các đơn vị cơ sở, tại các chi nhánh, các PGD căn cứ thực tế cũng thường xuyên bổ sung các tiêu chí mới để triển khai tới cán bộ thực thi.
- Từ phía ngân hàng và các đối tác (HĐT nhận ủy thác, Ban quản lý tổ TK&VV) đó là quy trình tín dụng có phù hợp với pháp luật, việc tuân thủ quy trình, quy định, khả năng về trình độ, dấu hiệu về đạo đức, kinh tế...
Từ các tiêu chí đó NHCSXH đã triển khai tới các bên liên quan như sau:
- Ban quản lý tổ TK&VV: Ngân hàng tổ chức tập huấn và cung cấp tài liệu cho Ban quản lý tổ TK&VV các nội dung nhận diện rủi ro tín dụng bao gồm: Rủi ro tín dụng từ phương án kinh doanh; tình hình hoạt động kinh doanh của hộ vay; tình hình dịch bệnh đối với vật nuôi...
- Cán bộ các hội đoàn thể nhận ủy thác: Với vai trò giám sát hoạt động của tổ TK&VV, ngoài các dấu hiệu rủi ro tín dụng đã được cung cấp cho Ban quản lý tổ TK&VV, ngân hàng còn cung cấp dấu hiệu rủi ro tín dụng trong việc lựa chọn thành viên tổ TK&VV của Ban quản lý tổ, dấu hiệu rủi ro tín dụng có thể xảy ra khi có sự phản ảnh của người dân trong việc lựa chọn
thành viên tổ, đó là việc chọn ai, loại ai, số thành viên chiếm số đông là người than Ban quản lý tổ, việc bình xét mức vay,
- Cán bộ tín dụng, người trực tiếp quản lý tín dụng tại các xã, phường, thường xuyên được cung cấp các nội dung liên quan đến nhận diện rủi ro tín dụng từ đó cung cấp cho HĐT nhận ủy thác cấp xã và Ban quản lý tổ, cán bộ ngân hàng còn được hướng dẫn nhận diện qua thông tin trả gốc, trả lãi của từng hộ vay.
b) Đo lường rủi ro tín dụng:
Đây là bước chủ yếu do cán bộ ngân hàng thực hiện khi đã nhận diện được rủi ro tín dụng. Việc đo lường, đánh giá rủi ro tín dụng tại NHCSXH chủ yếu dùng kỹ thuật định tính, cán bộ tín dụng căn cứ các thông tin do HĐT, Ban quản lý tổ TK&VV, từ hồ sơ vay vốn của hộ vay từ đó dựa trên các quy định của ngân hàng, kinh nghiệm của mình để xác định khả năng và mức độ rủi ro tín dụng.
- Sử dụng Ứng dụng CNTT để tổng hợp cơ cấu phân loại nợ, đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng qua tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ tín dụng; Tính toán tỷ lệ NQH/Nợ đến hạn theo thời kỳ tháng, quý, năm, căn cứ tỷ lệ này tính toán dự đoán tỷ lệ NQH có thể xảy ra trên số nợ đến hạn trong thời gian sắp tới.
c) Kiểm sát rủi ro tín dụng:
Trong giai đoạn đo lường rủi ro tín dụng, ngân hàng đã lựa chọn được những khoản vay có độ an toàn cao nhất theo đánh giá của ngân hàng. Tuy nhiên trong thực tế rủi ro do ngân hàng đánh giá hoàn toàn khác so với thực tế. Việc giám sát rủi ro tín dụng chủ yếu tập trung vào các khoản vay của khách hàng, phải tiến hành kiểm tra thực trạng tại nơi khách hàng tổ chức sản xuất kinh doanh, qua đó đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Ngoài ra còn có thể dùng kỹ thuật kiểm soát danh mục cho vay: Phân loại nợ để phân
loại các khoản vay vào các nhóm nợ, tổ chức kiểm soát đối với các khoản nợ quá hạn.
* Về công tác giám sát rủi ro tín dụng đối với từng khoản vay:
- Về kiểm tra trong khi cho vay: NHCSXH có chính sách vốn vay phải đảm bảo đến tay người vay bằng hình thức giải ngân trực tiếp, có chứng kiến của Tổ chức chính trị xã hội, thành viên Ban quản lý tổ TK&VV, người vay khi nhận tiền phải có chứng minh nhân dân. Với sự giám sát này tình trạng mượn tên, làm giả hồ sơ vay gây thất thoát vốn do không kiểm soát ở khâu này hiện nay không còn.
- Về kiểm tra ngay sau khi cho vay: NHCSXH có giao cho Hội đoàn thể nhận ủy thác kiểm tra hộ vay trong vòng 30 ngày kể từ khi nhân tiền vay, nếu phát hiện sử dụng vốn sai mục đích sẽ chuyển nợ quá hạn và yêu cầu hộ trả nợ. Việc này nhằm ngăn chặn việc hộ vay sử dụng tiền vào việc chi tiêu sinh hoạt hàng ngày, tổ chức hiếu, hỉ, đây là hiện tượng đã xảy ra.
- Việc giám sát trong suốt quá trình cho vay:
+ Trong thời gian khách hàng sử dụng món vay, ban quản lý tổ TK&VV thực hiện giám sát và kịp thời thông tin với NHCSXH nơi cho vay biết về các rủi ro hộ vay gặp phải trong sản xuất kinh doanh, về biến động nhân khẩu, biến động về tư cách người vay, hướng dẫn hộ vay báo cáo xử lý nợ rủi ro cũng như thông báo với ngân hàng để phối hợp đánh giá, tìm giải pháp xử lý; từ các thông tin này NHCSXH nơi cho vay kiểm tra, đánh giá mức độ rủi ro tín dụng để từ đó có định hướng xử lý.
+ NHCSXH nơi cho vay, và NHCSXH chi nhánh thành phố Hà Nội thực hiện công tác kiểm tra giám sát chủ yếu là giám sát từ xa, thông qua các kênh gián tiếp là các HĐT, các thành viên Ban quản lý các tổ, Trưởng các thôn (cụm dân cư), người vay vốn, các mối quan hệ khác để nắm bắt các hoạt động của HĐT nhận ủy thác, Ban quản lý tổ TK&VV. Hàng tháng tổ chức kiểm tra
đột xuất một số HĐT, Ban quản lý tổ và hộ vay vốn để nắm bắt tình hình thực tế. Để hỗ trợ việc giám sát từ xa, cán bộ sử dụng các ứng dụng CNTT được Trung tâm CNTT phát triển và cung cấp với nhiều tiện ích để hỗ trợ các đơn vị tổng hợp báo cáo về khách hàng, tổng hợp dư nợ theo từng ngành nghề, thống kê các khoản nợ rủi ro tín dụng, các khoản nợ sắp đến hạn, lịch sử thu gốc, thu lãi để đánh giá khả năng xảy ra rủi ro tín dụng của khách hàng, các khách hàng không trả nợ (gốc, lãi) đúng thỏa thuận đều bị đưa vào dạng cảnh báo.... ứng dụng này còn cung cấp mã nguồn mở, cho phép cán bộ tin học của Chi nhánh có thể lập các modul để khai thác dữ liệu từ chương trình core- banking, dữ liệu này được chiết xuất hàng ngày, hoặc đình kỳ hàng tháng.
* Giám sát danh mục cho vay.
Phân loại dư nợ để theo dõi, hạn chế thiệt hại do rủi ro tín dụng: NHCSXH thực hiện phân loại nợ theo 3 mức đó là nợ trong hạn, nợ quá hạn, nợ khoanh.
- Nợ trong hạn, là nợ chưa đến hạn, nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, cho vay lưu vụ.
- Nợ quá hạn là nợ đã đến hạn trả, hoặc do khách hàng vi phạm về việc sử dụng vốn đã có thông báo thu hồi nợ nhưng không trả nợ. Hiện NHCSXH có theo dõi nợ quá hạn do nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Trong đó nguyên nhân khách quan được phân loại theo những nguyên nhân gây ra cụ thể để thực hiện xử lý thích hợp. Nhóm nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan được phân cụ thể cho từng loại để xác định đối tượng chịu trách nhiệm và áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp. Hiện nay nợ quá hạn không phân tách nhóm nợ hoàn toàn không có khả năng thu hồi, nợ có khả năng thu hồi thấp và khả năng thu hồi cao.
- Nợ khoanh: Là nhóm nợ do hộ vay vốn bị gặp rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan, có mức thiệt hại về vốn từ 40% trở lên. Mục đích
khoanh nợ là giúp hộ vay có thời gian được miễn trả lãi để tập trung khôi phục sản xuất, kinh doanh tiến tới có khả năng trả nợ
* Về trích lập và xử lý quỹ dự phòng rủi ro tín dụng:
Về trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng, NHCSXH được Chính phủ cho phép trích lập theo một mức duy nhất là 0,02% tính trên dư nợ bình quân năm, các trường hợp rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan được NHCSXH thực hiện xử lý theo quy định.
Xử lý rủi ro tín dụng: Khi khách hàng không trả được nợ, hoặc khi khách hàng gặp rủi ro tín dụng trong sản xuất kinh doanh, cán bộ tín dụng liên hệ khách hàng để đánh giá nguyên nhân rủi ro tín dụng và khả năng trả nợ của khách hàng để có các giải pháp xử lý nợ.
- Với trường hợp hộ vay gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan với tùy mức độ NHCSXH có các hướng xử lý sau:
+ Mức thiệt hại <40% có thể xem xét gia hạn nợ
+ Khoanh nợ: Mức thiệt hại từ 40% đến dưới 80% khoanh nợ 3 năm, từ 80% đến 100% khoanh nợ 5 năm. Trong thời gian khoanh nợ khách hàng không bị tính lãi trên dư nợ được khoanh.
+ Xóa nợ: Với các khách hàng bị ốm đau thường xuyên, già cả neo đơn không có sức lao động, mất hành vi dân sự các đối tượng này phải có các giấy tờ xác nhận của các cơ quan theo quy định của pháp luật. Ngoài ra có thể xem xét xóa nợ cho các khoản được khoanh nếu khách hàng sau thời gian khoanh vẫn không có nguồn trả nợ. Việc xóa nợ được trích từ dự phòng rủi ro tín dụng được trích dựa trên số nợ quá hạn cuối các quý.
- Với các rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quan như hộ sử dụng vốn sai mục đích, mất vốn do làm ăn phi pháp... thì ngân hàng chuyển nợ quá hạn và thực hiện đôn đốc nợ, có thể xem xét đưa ra pháp luật để tận thu từ các tài sản hiện có của khách hàng.
2.3 Đánh giá về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội - chi nhánh Thành phố Hà Nội
2.3.1 Các kết quả đạt được
Trong những năm qua công tác phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nghèo tại Chi nhánh luôn được quan tâm, và đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận cụ thể:
Một là:Tỷ lệ nợ xấu được giữ ở mức thấp, có thể thấy thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu của hệ thống Ngân hàng tại Việt Nam, đây là thành quả của chính sách quản trị rủi ro tín dụng tương đối phù hợp, công tác tổ chức kiểm tra, giám sát, xử lý nợ hiệu quả.
Hai là: Dù chi nhánh chưa có bộ phận chuyên trách quản lý rủi ro tín dụng nhưng cơ bản đã hình thành một hệ thống quản lý, giám sát từ chi nhánh tới các PGD để thực hiện công việc quản lý rủi ro tín dụng, có sự kiểm tra giám sát của các cấp, đảm bảo việc tuân thủ các quy định của đơn vị thực thi là PGD, thực hiện đúng nguyên tắc mở rộng tín dụng đi đôi với tăng cường kiểm tra giám sát. Với sự tham gia của các HĐT, Ban quản lý tổ TK&VV là những người cùng nơi cư trú, gần gũi với hộ vay nên đã nắm bắt được về con người, mục đích vay vốn của người vay. Từ mạng lưới này đã ngăn ngừa, phát hiện ra nhiều trường hợp khách hàng gặp rủi ro trong sản xuất kinh doanh như dịch bệnh, thiên tai, khách hàng bị ốm đau phải nằm viện thường xuyên, gia đình ly tán... từ đó kịp thời thông báo cho NHCSXH nơi cho vay xử lý theo quy định.
Ba là: Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, đặc biệt là công tác kiểm tra toàn diện không ngừng được nâng cao. Hàng năm chi nhánh đã kiểm tổ chức kiểm tra toàn diện được trên 60% các PGD quận huyện thị xã, Phòng KHNVTD thực hiện kiểm tra chuyên đề được trên 50% các PGD. Qua kiểm tra đã kịp thời nắm bắt được hoạt động tín dụng tại các PGD, phát hiện nhiều
sai phạm và đưa ra các cảnh báo cũng như hướng dẫn khắc phục, xử lý. Các Phòng giao dịch xây dựng chương trình tự kiểm tra tại đơn vị hàng năm kiểm tra trên 50% hoạt động tín dụng tại các xã, phường và thường xuyên báo cáo về Chi nhánh theo kỳ tháng, quý, năm. Công tác kiểm tra đối chiếu nợ 100% khách hàng được thực hiện 2 năm một lần, thông qua đối chiếu đã phát hiện ra những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro tín dụng như sử dụng vốn sai mục đích, vay hộ vay ké và chủ động có các biện pháp để xử lý thu hồi nợ.
Bốn là: Công tác trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định, cơ bản đã tạo lập đủ nguồn để tài trợ cho các khoản rủi ro tín dụng được phép xóa nợ.
Năm là: Công tác xử lý rủi ro tín dụng cũng đã được thực hiện thường xuyên kịp thời, ngay khi có rủi ro tín dụng xảy ra, Ban quản lý tổ TK&VV đã phối hợp cùng các hội đoàn thể hướng dẫn họ vay hạn chế tối đa thiệt hại đồng thời thông báo cho NHCSXH phối hợp với cơ quan chức năng đánh giá và xác định mức độ thiệt hại. Trong 3 năm qua, nhiều món vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan đã được NHCSXH xử lý giúp người vay kịp thời khắc phục khó khăn, tái sản xuất kinh doanh.
Sáu là: bước đầu đã triển khai một số ứng dụng CNTT vào khai thác số liệu từ chương trình core-banking để phân loại nợ, đánh giá thực hiện tuân thủ quy định về thời gian gia hạn nợ, sàng lọc được các khách hàng trả nợ, trả lãi không theo thỏa thuận. Từ việc tổng hợp này, chi nhánh đã kịp thời nhắc nhở các PGD là nơi trực tiếp cho vay tiến hành điều chỉnh, đôn đốc hộ vay trả nợ đồng thời hỗ trợ đoàn kiểm tra xác định các khách hàng trọng tâm cần kiểm tra giám sát. Cũng từ ứng dụng này ngân hàng phát hiện và loại trừ không phê duyệt cho vay đối với một số trường hợp hộ gia đình đã có người đang đứng vay tại NHCSXH..