Định Hướng Phát Triển, Đề Xuất Một Số Giải Pháp Và Các Kiến Nghị Về Quản Trị Rủi Ro Trong Cho Vay Hộ Nghèo Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội


2.3.2 Những tồn tại, hạn chế.

Bên cạnh những mặt làm được, công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHCSXH chi nhánh thành phố Hà Nội còn tồn tại một số vấn đề cần tìm giải pháp để xử lý như:

Một là: Công tác xét duyệt cho vay còn một số hạn chế: Công tác bình xét cho vay một số tổ TK&VV thực hiện chưa tốt, một số tổ TK&VV thực hiện bình xét cho hộ vay để giải quyết việc riêng như chữa bệnh, hiếu, hỷ không thực hiện sản xuất kinh doanh nên đã phát sinh một số món vay khó đòi. Một số thành viên Ban quản lý tổ TK&VV, cán bộ Hội đoàn thể vay ké, nhờ người quen đứng tên vay vốn, cá biệt có tổ trưởng còn thực hiện thu gốc của khách hàng rồi xâm tiêu, chiếm dụng vốn. Đây được coi như nguồn vốn bị lợi dụng, nguồn vốn đáng lẽ người nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay để làm ăn phát triển kinh tế thì nay bị chiếm dụng.

Hai là: Chất lượng công tác kiểm tra giám sát của các đơn vị không đồng đều, việc xử lý sau kiểm tra chưa nghiêm túc, cụ thể:

Một số Hội đoàn thể nhận ủy thác đôi lúc triển khai công tác kiểm tra giám sát còn chưa nghiêm túc, chưa hiệu quả, chưa phát hiện ra sai sót hoặc có phát hiện sai sót xong không đưa vào biên bản mà để tự xử lý ngoài vì vậy thiếu tính răn đe. Bên cạnh đó, việc thực hiện công tác kiểm tra, đặc biệt là HĐT cấp xã/phường nhiều khi còn thụ động, ngân hàng phải đôn đốc nhiều mới thực hiện.

Công tác kiểm tra kiểm soát của ngân hàng còn một số hạn chế, chưa tổ chức đi kiểm tra được nhiều tổ TK&VV, số hộ vay vốn được ngân hàng trực tiếp kiểm tra còn rất ít. Chất lượng kiểm tra của một số PGD chưa cao, không phát hiện được các sai phạm hoặc có sai phạm không xử lý kịp thời.

Ba là: Ứng dụng CNTT vào hỗ trợ công tác quản trị rủi ro tín dụng chưa đáp ứng được nhu cầu: Số các tiện ích được cung cấp để tổng hợp và khai


thác số liệu chưa nhiều; các thông tin có thể khai thác để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát còn ít, dữ liệu chưa được cập nhật thường xuyên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Bốn là: Chất lượng nguồn nhân lực còn một số hạn chế, một số thành viên ban quản lý tổ TK&VV, Hội đoàn thể vẫn còn chưa nắm chắc nội dung các công việc ủy thác, ủy nhiệm; một số cán bộ NHCSXH chưa đáp ứng yêu cầu của công tác kiểm tra, giám sát.

Năm là:Tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng ở một số đơn vị chưa thực sự phù hợp. Chủ yếu giao cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn thực hiện công tác kiểm tra, giám sát toàn bộ các hoạt động, các biến động về sản xuất, con người của hộ vay. Việc kiêm nhiệm này làm cho việc quản trị rủi ro dễ bị sao nhãng và đôi khi không phải ánh đúng hiện trạng của các món vay do liên quan đến chỉ tiêu chất lượng tín dụng của cán bộ tín dụng.

Quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh thành phố Hà Nội - 11

2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế.

Một là: Công tác bình xét cho vay một số tổ TK&VV thực hiện chưa tốt chủ yếu do trình độ một số cán bộ HĐT, Ban quản lý tổ còn hạn chế, chưa nắm được hết các quy định về chương trình cho vay hộ nghèo dẫn đến việc bình xét không đúng, tuy nhiên đa số là do trách nhiệm của người tổ chức bình xét và người giám sát chưa cao, khi bình xét còn nể nang do người vay là anh em, họ hàng, người thân quen. Một số cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn còn chưa có biện pháp giám sát công tác bình xét của tổ TK&VV.

Hai là: Chất lượng công tác kiểm tra giám sát của các đơn vị không đồng đều, việc xử lý sau kiểm tra một số nơi chưa nghiêm túc.

Nguyên nhân từ phía ngân hàng: Chất lượng kiểm tra giám sát của ngân hàng còn hạn chế do không có cán bộ chuyên trách quản lý rủi ro tín dụng, việc này được giao cho cán bộ tín dụng vì vậy việc tổ chức kiểm tra chỉ được bố trí khi công việc cho vay thu nợ của cán bộ đã hoàn thành. Bên cạnh đó việc gắn trách nhiệm của cán bộ tín dụng phụ trách xã (phường) với việc theo


dõi, mọi hoạt động liên quan đến tín dụng chính sách tại xã đó bao gồm hoạt động của hội đoàn thể, ban quản lý tổ, tiếp nhận xử lý nợ, có thể dẫn tới việc cán bộ tín dụng ém thông tin. Việc giấu thông tin đã xảy ra do cán bộ sợ liên đới trách nhiệm trong buông lỏng công tác kiểm tra, sợ khách hàng bị chuyển nợ quá hạn, việc chuyển nợ quá hạn ảnh hưởng đến việc đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ. Cán bộ các đoàn kiểm tra có ít thời gian đi kiểm tra trực tiếp hộ vay. Chất lượng nguồn nhân lực kiểm tra chưa đồng đều.

Nguyên nhân từ phía HĐT, Ban quản lý tổ: Ngoài chất lượng của một số cán bộ còn do trách nhiệm cán bộ HĐT chưa cao, sự chưa tuân thủ thỏa thuận với ngân hàng điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như trình độ cán bộ, cơ cấu cán bộ HĐT thường xuyên biến động; một số nơi chưa nhận thức được hết trách nhiệm trong các công việc mà HĐT đã ký với ngân hàng.

Ba là: Ứng dụng CNTT vào hỗ trợ công tác quản trị rủi ro tín dụng còn hạn chế: Các thông tin của khách hàng được ghi nhận trên chương trình core- banking còn ít chủ yếu là các thông tin được thu thập ngay từ ngày thiết lập hồ sơ cho vay, không có các thông tin liên quan đến tình hình hiện tại của hộ vay. Các ứng dụng CNTT chỉ được xây dựng trên các thông tin đã biết, các sự việc đã xảy ra nên đôi khi không phù hợp với một số trường hợp cụ thể.

Bốn là: Chất lượng nguồn nhân lực còn một số hạn chế.

Đối với cán bộ ngân hàng: Một số cán bộ trẻ mới được tuyển dụng, chưa bao quát hết được mảng công việc rất lớn, ngoài việc triển khai tín dụng còn kiêm nhiệm công tác kiểm tra, giám sát; một số cán bộ ít kinh nghiệm trong công tác kiểm tra.

Cán bộ HĐT: với cơ chế bầu cử, làm việc theo nhiệm kỳ nên có chỗ trình độ cán bộ còn hạn chế; tình hình nhân sự của HĐT thường có thay đổi nhiều, người được đào tạo mới quen việc đã chuyển công tác khác, thay thế bằng người mới.


Công tác đào tạo, tập huấn được quan tâm nhưng chưa đạt kết quả như mong muốn là do khả năng tiếp thu của một số tổ trưởng, cán bộ HĐT còn hạn chế; chất lượng đào tạo một số nơi, một số thời điểm chưa cao; phương pháp đào tạo “cầm tay chỉ việc” mặc dù đã phát huy hiệu quả song đôi khi các tổ trưởng tổ TK&VV hay Hội đoàn thể vẫn thực hiện theo lối mòn chưa tư duy sâu mang tính logic nên còn chưa hiểu bản chất của vấn đề nhiều khi có những thay đổi điều kiện, hoàn cảnh của hộ vay thường xử lý chưa phù hợp.

Năm là:Tổ chức con người thực hiện quản trị rủi ro tín dụng chưa thực sự phù hợp. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng hiện tại đã được hình thành từ ngày đầu thành lập NHCSXH, mô hình này là phù hợp với thời điểm đó do số lượng khách hàng, số lượng chương trình cho vay ít, cán bộ tín dụng có thể kiêm nhiệm được. Sau hơn 17 năm hoạt động, lượng khách hàng tăng gấp 10 lần, số chương trình cho vay tăng gấp 4 lần, số cán bộ chỉ tăng khoảng 30% nên việc kiêm nhiệm là không phù hợp. Một nguyên nhân nữa đó là sự giàng buộc về số lượng nhân sự được tăng hàng năm nên một số nơi còn thiếu cán bộ, không bố trí được cán bộ chuyên trách công tác kiểm tra tại các PGD.


CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN, ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ CÁC KIẾN NGHỊ VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI –

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1 Chiến lược, mục tiêu của Ngân hàng Chính sách xã hội - chi nhánh Thành phố Hà Nội

3.1.1 Chiến lược phát triển của Ngân hàng Chính sách xã hội - chi nhánh Thành phố Hà Nội

NHCSXH thành phố Hà Nội đã xây dựng định hướng phát triển giai đoạn 2020-2025 với các nội dung chủ yếu sau:

- Xây dựng NHCSXH Thành phố Hà Nội phát triển theo hướng ổn định, bền vững, đảm bảo triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới,hạn chế tín dụng đen, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Thành phố

- Tích cực tham mưu với NHCSXH trong việc: Đơn giản hóa thủ tục và tiêu chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ; Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ; Hiện đại hoá các hoạt động nghiệp vụ, hội nhập với hệ thống ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Hoàn thiện, phát huy hiệu lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm soát và phân tích, cảnh báo rủi ro tín dụng.

- Phối hợp, lồng ghép có hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách xã hội với hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội nhằm mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, bảo đảm an sinh xã hội.

- Tích cực triển khai và nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ; đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng như: Tiết kiệm; thanh toán; chuyển tiền...


- Bám sát các chỉ tiêu kinh tế xã hội, nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách để xây dựng kế hoạch nguồn vốn trình NHCSXH bổ sung và đặc biệt quan tâm công tác tham mưu để huy động vốn ủy thác của UBND thành phố và các quận, huyện.

- Nâng cao hiệu quả phương thức ủy thác tín dụng thông qua các tổ chức chính trị - xã hội với sự tham gia chỉ đạo, giám sát của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, tăng cường vai trò của chính quyền cấp xã.

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát đảm bảo hoạt động tín dụng chính sách được triển khai kịp thời, chính xác và hiệu quả

- Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của Ngân hàng Chính sách xã hội, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tốt về đạo đức nghề nghiệp.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ làm ủy thác, cán bộ Tổ tiết kiệm và vay vốn có kiến thức cơ bản về: Quản lý tín dụng; kiểm tra, giám sát; phát hiện, phòng ngừa rủi ro tín dụng; tư vấn, hướng dẫn sử dụng vốn hiệu quả cho người nghèo và các đối tượng chính sách.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại vào các nghiệp vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội cho phù hợp với phương thức hoạt động. Tổ chức tốt việc thu thập, xử lý, lưu trữ thông tin phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành.

3.1.2 Các mục tiêu của Ngân hàng Chính sách xã hội - chi nhánh Thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2020-2025.

- Mục tiêu tổng quát: Phát triển theo hướng ổn định, bền vững, đủ năng lực để thực hiện tốt tín dụng chính sách xã hội của Nhà nước

- Mục tiêu cụ thể:

+ Chỉ tiêu nguồn vốn: Đẩy mạnh công tác huy động vốn từ dân cư để tạo lập nguồn vốn cho vay, phấn đấu vốn huy động chiếm 30% tổng nguồn vốn.


Bám sát các chương trình kinh tế, xã hội của thành phố, tích cực tham mưu UBND thành phố chuyển vốn ủy thác cho vay phấn đấu bình quân hàng năm được tiếp nhận 300 tỷ vốn ủy thác để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

+ Chỉ tiêu dư nợ: Phấn đấu hằng năm hoàn thành tối thiểu 99% kế hoạch tăng trưởng được NHCSXH và UBND Thành phố giao, tăng trưởng dư nợ tín dụng bình quân hàng năm từ 6% trở lên. Đảm bảo 100% người nghèo có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do Ngân hàng Chính sách xã hội cung cấp.

+ Nâng cao chất lượng tín dụng, phấn đấu tỷ lệ nợ quá hạn dưới 0,1%, duy trì tối thiểu 10 đơn vị PGD NHCSXH cấp huyện không có nợ quá hạn.

+ Đảm bảo chất lượng, hiệu quả của các Điểm giao dịch xã (phường, thị trấn) thực hiện tốt quy trình giao dịch theo quy định. Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các Tổ TK&VV, phấn đấu đạt trên 95% Tổ TK&VV đạt loại tốt; nâng cao chất lượng ủy thác cho vay qua các tổ chức chính trị xã hội.

+ Hàng năm thực hiện các chương trình tập huấn cho 100% cán bộ ngoại ngành là các thành viên Ban Đại diện HĐQT NHCSXH các cấp, cán bộ HĐT làm nhiệm vụ ủy thác, Ban quản lý tổ TK&VV và 100% Cán bộ NHCSXH được tham gia các lớp đào tạo theo chuyên đề và định kỳ bố trí để cán bộ được đào tạo lại.

3.2 Các giải pháp đề xuất với Ngân hàng Chính sách xã hội - chi nhánh Thành phố Hà Nội

3.2.1 Giải pháp 1: Nâng cao chất lượng công tác xét duyệt cho vay, ngăn ngừa rủi ro tín dụng.

Bình xét cho vay là một khâu rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của bất kỳ ngân hàng nào, nó giúp ngân hàng né tránh và hạn


chế rủi ro tín dụng. Hiện nay NHCSXH ủy nhiệm cho tổ TK&VV làm việc trực tiếp với hộ vay, tiếp nhận hồ sơ vay vốn, tổ chức bình xét cho vay, cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ vay vốn từ tổ trưởng tổ TK&VV thực hiện công tác thẩm định tính chính xác, phù hợp của hồ sơ để trình lãnh đạo phê duyệt. Để khắc phục các tồn tại trong công tác bình xét, ngân hàng nên có một số giải pháp như sau:

Một là, Tăng cường sự tham gia trực tiếp của cán bộ ngân hàng trong buổi bình xét vay vốn của tổ TK&VV để giám sát công tác bình xét cho vay. Việc ủy thác cho các tổ chức chính trị xã hội và ban quản lý tổ TK&VV thực hiện bình xét cho vay nên tiếp tục được thực hiện để phát huy thế mạnh về sự thấu hiểu của các tổ chức này đối với hộ vay. Tuy nhiên, để việc bình xét cho vay đạt kết quả cao hơn cần cần có sự tham gia trực tiếp của cán bộ ngân hàng, cán bộ ngân hàng đến dự họp để nắm bắt công tác triển khai bình xét của tổ có đảm bảo nghiêm túc, đúng quy định, đánh giá chất lượng hoạt động của tổ TK&VV cũng như HĐT nhận ủy thác. Trường hợp không bố trí đi dự bình xét tại tổ thì có thể dùng phương thức giám sát từ xa thông qua hộ vay, các trưởng thôn (trưởng cụm dân cư).

Hai là, Thường xuyên bổ sung, hoàn thiện các tài liệu hướng dẫn công tác bình xét cho vay để cán bộ HĐT, Ban quản lý tổ triển khai đúng quy định. Giải pháp này nhằm đảm bảo HĐT, Ban quản lý tổ thực hiện bình xét công khai, minh bạch, bình xét mức vay phù hợp từ đó khắc phục hạn chế trong công tác tổ chức bình xét cho vay của HĐT, Ban quản lý tổ TK&VV giúp việc bình xét được công khai, minh bạch, đảm bảo đúng đối tượng, đúng nhu cầu và phương án sản xuất hiệu quả, ngăn ngừa như sự cả nể trong bình xét, ngăn chặn tư tưởng lợi dụng chính sách của người vay vốn và các cá nhân

liên quan.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 09/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí