Kinh Nghiệm Một Số Chi Nhánh Nhcsxh Về Cho Vay Đối Với Hộ Nghèo Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Chi Nhánh Nhcsxh Tỉnh Thái Nguyên


1.4. Kinh nghiệm một số chi nhánh NHCSXH về cho vay đối với hộ nghèo và bài học kinh nghiệm cho chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên

1.4.1. Kinh nghiệm của NHCSXH tỉnh Bắc Giang


Bắc Giang là một tỉnh mà điều kiện kinh tế - xã hội có nhiều điều kiện tương đồng với Thái Nguyên như: kinh tế còn nhiều khó khăn, đời sống của nhân dân ở nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi còn thấp, nhu cầu được vay vốn cao.Nhờ bám sát sự chỉ đạo điều hành của Trung ương và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh Bắc Giang đã phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành và đặc biệt là 4 tổ chức hội, đoàn thể thực hiện uỷ thác, triển khai hiệu quả công tác tín dụng ưu đãi trên địa bàn.

- Về thực hiện công tác cho vay

Công tác điều hành kế hoạch được triển khai chủ động ngay từ đầu năm, đặc biệt trong năm 2020 toàn chi nhánh đã tập trung cao cho công tác điều hành kế hoạch tín dụng, cụ thể:

Thực hiện Văn bản số 3543/NHCS-KHNV ngày 21/10/2020 của Tổng giám đốc (được phép áp dụng trong 2 tháng cuối năm), chi nhánh đã chủ động thực hiện tốt công tác điều chuyển 33,4 tỷ đồng dư nợ giảm của chương trình tín dụng HSSV sang các chương trình: cho vay hộ nghèo, nước sạch và vệ sinh môi trường, hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn.

+ Trình trung ương cho phép điều chuyển 2,2 tỷ đồng chương trình cho vay xuất khẩu lao động sang cho vay hộ nghèo.

+ Phối hợp với Ban Dân tộc, UBND các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang rà soát nhu cầu vốn và triển khai cho vay hộ dân tộc thiểu số, hộ nghèotheo Quyết định 55/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, dư nợ đạt 3,2 tỷ đồng(Tàn Tuyết, Thời báo Ngân hàng, tr4)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

- Về chất lượng tín dụng

Chi nhánh đã tập trung tăng cường nâng cao chất lượng tín dụng, chủ động thực hiện phân tích từng khoản nợ quá hạn, giao kế hoạch chỉ đạo và triển khai các giải pháp thu hồi quyết liệt ngay từ đầu năm, vì vậy nợ quá hạn giảm đáng kể, cơ


bản các khoản nợ có khả năng thu hồi đã được xử lý dứt điểm, kết hợp với công tác kiểm soát chặt chẽ, kịp thời các khoản nợ đến hạn, không để nợ quá hạn phát sinh tăng. Vì vậy, chất lượng tín dụng được đảm bảo, nợ quá hạn ở mức thấp và chuyển biến đồng đều ở tất cả các huyện, thành phố, đến 31/12/2020 nợ quá hạn là 5,7 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,21% so với tổng dư nợ, giảm 2,5 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2019; riêng quý IV/2020, nợ quá hạn giảm được 1,2 tỷ đồng.

Để nâng cao năng lực tài chính, phản ánh đúng chất lượng tín dụng, căn cứ Quyết định số 2/QĐ-TTg ngày 11/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ, NHCSXH trung ương đã thông báo xử lý nợ xấu tồn đọng không có khả năng thu hồi: Xóa nợ đối với 141 món vay, số tiền 1.149 triệu đồng (gốc 544 triệu, lãi 605 triệu); khoanh nợ 61 món vay, số tiền 1.099 triệu đồng (gốc 774 triệu đồng, lãi 325 triệu đồng); xóa lãi 325 triệu đồng

- Công tác phối hợp với các tổ chức Chính trị - Xã hội nhận ủy thác:

Thực hiện chỉ đạo của NHCSXH trung ương, NHCSXH tỉnh đã ký lại Văn bản liên tịch với 4 tổ chức Chính trị - Xã hội nhận ủy thác cho phù hợp với Chiến lược phát triển NHCSXH giai đoạn 2011-2020. Đồng thời chỉ đạo NHCSXH các huyện thực hiện ký kết văn bản liên tịch, hợp đồng ủy thác với đơn vị nhận ủy thác cấp huyện, cấp xã.

Các đơn vị nhận ủy thác tích cực phối hợp với NHCSXH trong việc triển khai các chương trình tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng, chấp hành chế độ giao ban định kỳ và thực hiện có hiệu quả các nội dung ủy thác, phối hợp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động Tổ TK&VV. Dư nợ ủy thác qua 4 tổ chức Chính trị - xã hội đến 31/12/2020 đạt 2.703 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 99,3% so với tổng dư nợ. Trong đó: Hội Nông dân 33,2%, Hội Phụ nữ 51,1%, Hội Cựu chiến binh 10%, Đoàn Thanh niên 5,7%. Tỷ trọng dư nợ giữa các đơn vị nhận ủy thác cơ bản ổn định, có hướng chuyển dịch một phần sang hội Cựu Chiến binh và Đoàn Thanh niên. Nợ quá hạn là 4,78 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,18% so với dư nợ ủy thác; trong đó tỷ lệ nợ quá hạn phân theo từng đơn vị ủy thác: Hội LH Phụ nữ là 0,16%, Hội Nông dân 0,19%, Hội CCB 0,21%, Đoàn TN 0,1 %.


- Thường xuyên theo dõi, rà soát khách hàng.

Thực hiện rà soát các khoản nợ khách hàng đi khỏi địa phương, tham mưu cho UBND cấp xã chỉ đạo quản lý tốt các đối tượng đi khỏi địa phương còn dư nợ NHCSXH để có biện pháp xử lý kịp thời; nắm bắt địa chỉ nơi khách hàng chuyển đến và tích cực có biện pháp phối hợp xử lý.

1.4.2. Kinh nghiệm của NHCSXH tỉnh Lạng Sơn


Theo lãnh đạo NHCSXH, tính đến hết năm 2020, có hơn 1,4 triệu khách hàng là hộ đồng bào DTTS thụ hưởng các chương trình tín dụng, với doanh số vay là

162.519 tỷ đồng. Thời gian qua, vốn TDCS đã góp phần giúp đồng bào DTTS phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, trong đó hơn 2 triệu hộ thoát nghèo, tạo việc làm cho hơn 165.000 lao động; giúp 211.000 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn là con em đồng bào DTTS được vay vốn học tập; xây dựng hơn 1,4 triệu công trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn, hơn 216.000 nhà ở… Kết quả quan trọng là vốn TDCS đã làm thay đổi căn bản nhận thức của đồng bào DTTS. Từ mặc cảm, tự ti, nay bà con mạnh dạn vay vốn và làm ăn có hiệu quả, dần nâng cao chất lượng cuộc sống và trình độ quản lý sản xuất, kinh doanh, quản lý vốn để vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên uê hương.

Để giúp bà con tiếp cận với nguồn vốn vay thuận lợi, NHCSXH còn phục vụ khách hàng tại điểm giao dịch đặt tại trụ sở UBND xã. Tính đến hết năm 2020, hộ đồng bào DTTS đang được vay vốn từ chương trình TDCS là gần 7.900 hộ, dư nợ bình quân khoảng 34 triệu đồng/hộ.

Đánh giá kết uả triển khai TDCS đối với đồng bào DTTS vừa ua, nhiều ý kiến nêu lên những khó khăn, hạn chế, như: Tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào DTTS chiếm khá cao so với số hộ nghèo trong cả nước, vì vậy, việc bố trí nguồn vốn thực hiện các chương trình đôi khi còn chưa kịp thời, chưa bảo đảm nguồn vốn theo kế hoạch được duyệt; thời gian thực hiện chính sách còn ngắn, việc xử lý chuyển tiếp chậm nên hiệu uả chương trình có lúc chưa cao; tại một số địa phương vẫn chưa thực sự uan tâm đến hoạt động TDCS, nhất là đối với đồng bào DTTS.


Bên cạnh đó, cơ chế thực hiện thiếu sự khuyến khích đối với địa phương thực hiện tốt chính sách; chưa có cơ chế đặc thù phù hợp với đặc điểm vùng DTTS và miền núi; việc cấp phát vốn ở một số nơi còn chậm, không đồng bộ đối với một số chính sách nên ảnh hưởng nhiều đến kết uả thực hiện; nhiều người dân không biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên mức vay chưa cao, thậm chí có hộ chưa mạnh dạn vay vốn…

Theo lãnh đạo NHCSXH các địa phương, cần tăng cường phối hợp với cấp ủy, chính quyền, tổ chức, đoàn thể địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để đồng bào DTTS mạnh dạn vay vốn đầu tư; bám nắm, sâu sát, hướng dẫn bà con xây dựng lộ trình, phương án phát triển sản xuất c ng như khắc phục rủi ro nếu có. Nhiều ý kiến đề xuất NHCSXH gắn chính sách tín dụng với việc tính toán, cân đối các nguồn lực để thực hiện; nghiên cứu giảm lãi suất vay cho phù hợp; tối giản các thủ tục để nguồn vốn đến với người vay nhanh nhất…

1.4.3. Bài học có khả năng vận dụng đối với chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên

Qua tìm hiểu chi nhánh NHCSXH tỉnhLạng Sơn và Bắc Giang cho vay đối với hộ nghèo, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên như sau:

Một là, cần có sự phối hợp, kết hợp nhịp nhàng giữa NHCSXH và các cấp chính quyền: tỉnh, huyệnđịa bàn xã.Tăng cường vai trò và sự chỉ đạo của Ban đại diện, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban đại diện cấp huyện, trong đó tiếp tục phát huy vai trò của các thành viên là Chủ tịch UBND cấp xã; tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo triển khai tín dụng chính sách xã hội, đồng thời phối hợp với các ngành có liên quan chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả.

Hai là, tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương chính sách tín dụng như: ưu đãi ở một số nơi chưa đi vào chiều sâu, còn chung chung, dẫn tới việc một số cấp uỷ, chính quyền, Trưởng thôn, tổ chức CTXH chưa thực sự uan tâm đến hoạt động tín dụng chính sách.


Ba là, thực hiện kiện toàn củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của tổ TK&VV: chỉ đạo Phòng giao dịch các huyện và các tổ chức CTXH tiến hành chấm điểm, phân loại tổ TK&VV theo văn bản của ngân hàng chính sách.

Bốn là, kiện toàn bộ máy tổ chức tại Hội sở và các Phòng giao dịch huyện, đào tạo nguồn nhân sự đủ điều kiện để kịp thời bổ nhiệm thay thế khi cần; chú trọng đến công tác luân chuyển cán bộ nhằm đào tạo nguồn cán bộ lãnh đạo cho chi nhánh và các Phòng giao dịch huyện; bố trí sắp xếp một cách hợp lý đội ng cán bộ để nâng chất lượng hiệu quả của từng cán bộ, đáp ứng được yêu cầu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Năm là, tiếp tục tăng cường năng lực cho cán bộ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theoChiến lược phát triển NHCSXH giai đoạn 2018-2020, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ quản lý, năng lực thực tiễn; tiếp tục tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ cán bộ ủy thác và Ban quản lý Tổ TK&VV.

Sáu là, tăng cường công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ, xây dựng kế hoạch kiểm tra kiểm toán nội bộ từ đầu năm; triển khai thực hiện đúng lịch kiểm tra đã xây dựng, thỉnh thoảng kiểm tra đột xuất để đánh giá rõ hơn và có cái nhìn khách uan đối với chất lượng tín dụng từng địa bàn, từ đó đưa ra giải pháp để tham mưu ban giám đốc tỉnh chỉ đạo các phòng giao dịch khắc phục các tồn tại đưa hoạt động của đơn vị vào nề nếp và hiệu quả.


CHƯƠNG 2.

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈOTẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAMTỈNH THÁI NGUYÊN

2.1. Giới thiệu khái quát về ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng

Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên được thành lập theo Quyết định số 2 /QĐ-HĐQT ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội ( NHCSXH) để thực hiện nhiệm vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Sau gần 15 năm năm thành lập và đi vào hoạt động, Chi nhánh đã góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm trên địa bàn tỉnh.. Đây là đơn vị thành viên trực thuộc Hội sở chính, đại diện pháp nhân theo uỷ quyền của Tổng Giám đốc trong việc chỉ đạo, điều hành các hoạt động của NHCSXH trên địa bàn Thái Nguyên. Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh là: Nhận bàn giao vốn cho vay hộ nghèo từ NHN&PTNT, vốn giải quyết việc làm từ Kho bạc Nhà nước, vốn cho vay học sinh, sinh viên từ Ngân hàng Công thương; huy động vốn để cho vay các đối tượng.

NHCSXH tỉnh Thái Nguyên được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo, nên khi thành lập chỉ có 15 cán bộ Ngân hàng Nông nghiệp chuyển sang làm công tác lãnh đạo (01 Phó giám đốc NHNo&PTNT, kiêm Giám đốc Ngân hàng Phục vụ người nghèo sang làm Giám đốc chi nhánh. Tại cấp huyện Phó giám đốc NHNo&PTNT sang làm Giám đốc phòng giao dịch).

Về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động khi mới thành lập (trụ sở làm việc và trang thiết bị phục vụ cho làm việc) hầu như không có. Trụ sở phải thuê mượn. Trong 15 năm ua, được sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp, sự phối hợp có hiệu quả của các tổ chức chính trị xã hội; tập thể CBNV trong toàn chi nhánh NHCSXH đã có nhiều cố gắng, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức, từng bước tạo lập và xây dựng chi nhánh ngày càng lớn mạnh; tổ chức


triển khai các chương trình tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách đạt hiệu quả; tạo nền tảng cho NHCSXH tỉnh Thái Nguyên phát triển trong những năm tiếp theo.

2.1.2. Mô hình tổ chức và bộ máy hoạt động của Ngân hàng


a. Mô hình tổ chức :

Có thể diễn tả mô hình tổ chức của NHCSXH tỉnh Thái Nguyên ua sơ đồ sau


Hình 2 1 Mô hình tổ chức của nhcsxh tỉnh thái nguyên Ban Giám đốc thực hiện 1

Hình 2.1: Mô hình tổ chức của nhcsxh tỉnh thái nguyên

+ Ban Giám đốc thực hiện công tác quản lý điều hành hoạt động của NHCSXH tỉnh Thái Nguyên. Hoạt động của Ban Giám đốc có quy chế điều hành và lề lối làm việc được ban hành tại văn bản số 32 /QĐ-NHCS ngày 30/6/2009. Từng thành viên trong Ban Giám đốc được phân công nhiệm vụ cụ thể trong việc chỉ đạo lãnh đạo từng lĩnh vực nghiệp vụ, các Phó Giám đốc đều có trách nhiệm cao để giúp việc cho Giám đốc trong công tác quản trị điều hành hoạt động toàn Chi nhánh.

Bộ máy quản lý tại Hội sở tỉnh Thái Nguyên. Ban Giám đốc có 04 người, một Giám đốc và 03 phó Giám đốc; có 05 phòng nghiệp vụ với 05 Trưởng phòng và 06


phó phòng; các huyện có 12 phòng giao dịch cấp huyện, có 12 Giám đốc và 12phó Giám đốc các phòng giao dịch cấp huyện; có 12 Trưởng kế toán ngân quỹ và 12 Tổ trưởng kế hoạch nghiệp vụ tín dụng. Bộ máy của chi nhánh được vận hành đồng bộ, cán bộ đủ năng lực triển khai đầy đủ các nội dung và yêu cầu nhiệm vụ được giao.

- Bộ phận điều hành và tác nghiệp của NHCSXH

+ Phòng Kế hoạch nghiệp vụ tín dụng: Tổ chức xây dựng kế hoạch cho vay, thực hiện điều hoà và phân bổ nguồn vốn cho vay đến các huyện, thành phố. Tổ chức tập huấn để triển khai thực hiện cho vay, kiểm tra hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ xin vay theo thẩm quyền, và thực hiện các nhiệm vụ khác liên uan đến hoạt động tín dụng.

+ Phòng Kế toán ngân quỹ: có nhiệm vụ quản lý nguồn vốn, tài sản, thực hiện công tác kho, quỹ, thu chi tiền mặt với khách hàng, thực hiện các khâu thanh toán, và theo dõi quản lý công tác chi tiêu tài chính của đơn vị.

+ Phòng tin học: có nhiệm vụ đảm bảo hoạt động của phần mềm giao dịch, thông tin báo cáo, lưu giữ số liệu và đảm bảo cho các thiết bị máy móc về tin học được vận hành tốt.

+ Phòng Hành chính tổ chức: có nhiệm vụ đảm bảo thực hiện tốt các khâu hành chính và văn phòng, đồng thời thực hiện công tác tham mưu cho Ban lãnh đạo trong công tác sắp xếp bố trí cán bộ hợp lý đúng với trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phát huy được năng lực theo sở trưởng của từng cán bộ.

+ Phòng Kiểm tra Kiểm toán nội bộ: có nhiệm vụ thực hiện công tác kiểm tra giám sát mọi hoạt động của đơn vị trong việc chấp hành, tuân thủ các quy trình nghiệp vụ đã được ban hành, phát hiện kịp thời các sai sót, dự báo các vấn đề có thể dẫn đến sai sót để kịp thời tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác chỉ đạo điều hành và có biện pháp uốn nắn kịp thời đảm bảo hoạt động của chi nhánh NHCSXH an toàn, có kỷ cương đúng với pháp luật uy định, góp phần nâng cao hiệu quả nguồn vốn và sử dụng vốn vay.

+ Biên chế bộ máy hoạt động của chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên đến cuối năm 2020 là 1 6 người, tại hội sở chi nhánh là 35 người, ở phòng giao dịch

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/02/2023