Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Cho Vay Đối Với Hộ Nghèo Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội.


Đề tài sử dụng một số phương pháp như: thống kê, so sánh, quy nạp,... kết hợp nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn, nhằm làm rõ nội dung cơ bản của đề tài luận văn, bảo đảm tính khoa học và logic giữa các vấn đề được nêu ra. Ngoài ra luận văn c ng kế thừa, phát triển các kết quả của các công trình nghiên cứu có liên

uan đến nội dung đề tài nhằm làm rõ những vấn đề chính của luận văn.

* Phương pháp phân tích dữ liệu

Phương pháp phân tích, uan sát, và phân tích tổng hợp được sử dụng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Trong đó bảng hỏi được sử dụng để thu thập ý kiến của khách hàng về chất lượng dịch vụ tín dụng cho vay hộ nghèo, kết quả thuđược phối hợp với các kết quả thu được của các phương pháp khác (phân tích sốliệu thống kê…) làm cơ sở để đưa ra các nhận xét, kết luận.

Dựa trên cơ sở lý luận sẽ xây dựng ở chương I, kết hợp với việc phân tích tình hình thực tế tại ngân hàng và qua tham khảo ý kiến của lãnh đạo ngân hàng,thang đo Likert được sử dụng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ tín dụng. Phương pháp đánh giá theo thang điểm Likert với 1: Rất không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Bình thường; 4: Đồng ý; 5: Rất đồng ý. Phiếu điều tra được gửi dến khách hàng sau quá trình nghiên cứu định tính. Mục đích của bước nghiên cứu này là đo lường các yếu tố tác động đến chất lượng dịch vụ tín dụng đồng thời kiểm tra mô hình lý thuyết đã đặt ra.

- Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố để đánh giá mức độ tác động của các nhân tố

6. Ý nghĩa khoa học của đề tài


* Về mặt lý luận

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

- Khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng hoạt động cho vay đối với hộ nghèo. Trên cơ sở đó chỉ ra cách thức vận dụng các lý luận về chất lượng cho vay đối với hộ nghèo vào thực tiễn.

- Luận văn đã phân tích kinh nghiệm về cho vay đối với hộ nghèotại một số NHCSXH.

Chất lượng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên - 3

- Luận văn chỉ ra những điểm đã làm được, những điểm còn hạn chế trong thực


trạng cho vay đối với hộ nghèo và các nguyên nhân của thực trạng đó.

- Đánh giá đúng về thực trạng cho vay đối với hộ nghèo trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với hộ nghèo của NHCSXH Thái Nguyên trong thời gian tới.

*Về mặt thực tiễn

- Luận văn là nguồn cơ sở dữ liệu có tính khoa học giúp các tổ chức và các cá nhân có liên quan tham khảo, khai thác và sử dụng.

7. Kết cấu của luận văn


Nội dung chính của luận văn được chia thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng cho vay đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội.

Chương 2: Thực trạng chất lượng cho vay đối với hộ nghèo tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên.

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ nghèo tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên.


CHƯƠNG 1.


CƠ SỞ LÝ LUẬNVÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

1.1.Khái lược cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH


1.1.1. Tổng quan về Ngân hàng chính sách xã hội


1.1.1.1. Khái niệm


Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX về Chiến lược phát triển kinh tế

- xã hội giai đoạn 2001 - 2010 đã nêu rõ “Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng. Phân biệt chức năng của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Thương mại Nhà nước, chức năng cho vay của Ngân hàng Chính sách với chức năng kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng Thương mại”. Về mục tiêu xóa đói giảm nghèo, Đảng ta tiếp tục khẳng định trong Nghị quyết IX: “Bằng nguồn lực của Nhà nước và của toàn xã hội, tăng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cho vay vốn, trợ giúp đào tạo nghề, cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ, giúp đỡ tiêu thụ sản phẩm đối với những vùng nghèo, xã nghèo và nhóm dân cư nghèo”. Vì vậy, việc thiết lập một loại hình Ngân hàng Chính sách cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo là một tất yếu khách quan cho tiến trình phát triển và hội nhập quốc tế của Việt Nam. (Chính phủ, 2002, tr5).

NHCSXH được thành lập theo Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 4-10- 2002 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại hoạt động của ngân hàng Phục vụ người nghèo tách ra từ ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

“NHCSXH là tổ chức tín dụng của Nhà nước, thực hiện cho vay với lãi suất và các điều kiện ưu đãi, hoạt động vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo, ổn định và phát triển kinh tế, xã hội đặc biệt của mỗi quốc gia, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận” [Chính phủ, 2003, tr3].

Mục tiêu của ngân hàng là nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần


thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.

Hoạt động của NHCSXH không vì mục đính lợi nhận, vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo và an sinh xã hội. Đối tượng phục vụ của NHCSXH là Hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác do Chính phủ chỉ định. Lãi suất cho vay của NHCSXH theo uy định của chính phủ trong từng thời kỳ, từng chương trình. Cho vay không cần thế chấp tài sản như cho vay Học sinh sinh viên. NHCSXH thực hiện cho vay theo phương thức ủy thác bán phần cho các tổ chức chính trị xã hội, xã hội hóa trong công tác quản lý. Mức cho vay theo ui định của Thủ tướng Chính phủ trong từng thời kỳ.

1.1.1.2. Mô hình quản lý của ngân hàng chính sách xã hội


NHCSXH có mô hình và mạng lưới hoạt động được tổ chức theo 3 cấp: Hội sở chính ở Trung ương, Chi nhánh ở cấp tỉnh, Phòng giao dịch ở cấp huyện. Mỗi cấp đều có bộ máy quản trị và bộ máy điều hành tác nghiệp.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác, NHCSXH đưa các hoạt động nghiệp vụ về phục vụ ngay tại xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) thông qua hoạt động của Tổ giao dịch tại xã.

- Tổ giao dịch xã là một bộ phận nghiệp vụ của NHCSXH được thành lập để thực hiện hoạt động giao dịch xã. Tổ giao dịch tại xã thực hiện việc phổ biến, tuyên truyền và công khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác; tiếp nhận hồ sơ vay vốn, giải ngân, thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệm và thực hiện quy trình xử lý nợ, họp giao ban với Tổ trưởng tổ TK&VV và các tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác của NHCSXH.

- Điểm giao dịch xã là nơi NHCSXH tổ chức giao dịch với khách hàng, tổ chức, cá nhân liên uan trên địa bàn một xã; được đặt trong khuôn viên trụ sở UBND xã. Điểm giao dịch xã được bố trí phiên giao dịch vào ngày cố định trong tháng (kể cả vào ngày nghỉ lễ, nghỉ cuối tuần) và được niêm yết công khai trên biển hiệu Điểm giao dịch xã và trên website của NHCSXH. Trường hợp ngày giao dịch cố định trùng vào ngày được nghỉ Tết Nguyên Đán thì được tổ chức giao dịch bù.


1.1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng chính sách xã hội


NHCSXH được thành lập để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác với mục tiêu hoạt động không vì lợi nhuận. Hiện nay, NHCSXH được thực hiện các nghiệp vụ: Huy động vốn, cho vay, thanh toán, ngân uỹ và được nhận vốn ủy thác cho vay ưu đãi của chính uyền địa phương, các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội.

Với mục tiêu và những uy định hoạt động đó, NHCSXH là một trong những công cụ kinh tế của Nhà nước nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đối sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, vì mục tiêu dân giàu - nước mạnh, xã hội - công bằng - dân chủ - văn minh.

NHCSXH bao gồm 2 hoạt động chủ yếu đó là: Thứ nhất, huy động vốn.

Một là, nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước.

Là Ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước nên nguồn vốn hình thành ban đầu của NHCSXH do ngân sách Nhà nước cấp. Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước cấp bao gồm:

- Vốn điều lệ

- Vốn cho vay xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm và thực hiện chính sách xã hội khác.

- Vốn trích một phần từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách các cấp để tăng nguồn vốn cho vay trên địa bàn

Hai là, nguồn vốn huy động:

- Tiền gửi và các nghiệp vụ huy động tiền gửi:

Tiền gửi là nguồn tiền quan trọng, chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng. NHCSXH phải huy động tiền gửi với mặt bằng chung của các NHTM


khác trên địa bàn. Qui mô huy động phụ thuộc vào mạng lưới quầy, lãi suất và dịch vụ khác đi kèm. Địa bàn cho vay chủ yếu ở vùng khó khăn, đói nghèo, trong khi muốn huy động được tiền gửi nhiều NHCSXH phải phát triển mạng lưới ở đô thị. Mở rộng mạng lưới sẽ làm gia tăng chi phí. Hơn nữa, là ngân hàng chuyên doanh, NHCSXH không thể cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích như NHTM. Chính vì vậy, để gia tăng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh và để có được nguồn tiền có chất lượng ngày càng cao, NHCSXH đã đưa ra các và thực hiện nhiều hình thức huy động khác nhau.

+ Tiền gửi có trả lãi của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước:

+ Tiền gửi của các tổ chức tín dụng Nhà nước bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam có trả lãi theo thoả thuận

+ Tiền gửi tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài

nước


+ Tiền tiết kiệm của người nghèo Ba là, vốn đi vay:

Bao gồm các loại sau:

- Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước

- Vay Ngân hàng Nhà nước: Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp

bách trong chi trả của NHCSXH

- Vay tiết kiệm Bưu điện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Bốn là, vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ trong và ngoài nước:

Một số nguồn đuợc tài trợ của Chính phủ các nước và các các tổ chức quốc tế cho chương trình xoá đói giảm nghèo, cải thiện môi trường, trồng rừng,.. phù hợp với cương lĩnh hoạt động của NHCSXH. Tuy nhiên, ngồn này thường hay bị phân tán cho các tổ chức chính trị khác.


Năm là, vốn nhận uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước.

Thứ hai, sử dụng vốn.

Hoạt động chính của NHCSXH là huy động vốn để sử dụng vào mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Việc sử dụng vốn chính là quá trình tạo nên các loại tài sản khác nhau của Ngân hàng trong đó cho vay ưu đãi đối với các đối tượng chính sách là hoạt động chủ yếu.

Một là, ngân y.

Là khoản mục tài sản không sinh lời (hay sinh lời thấp) song là tài sản có tính thanh khoản cao nhất, đáp ứng nhu cầu chi trả thường xuyên, đảm bảo cho hoạt động của Ngân hàng. NHCSXH thực hiện các dịch vụ ngân hàng về thanh toán và ngân uĩ như:

- Cung ứng các phương tiện thanh toán

- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước

- Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ bằng tiền mặt và không bằng tiền mặt

- Các dịch vụ khác theo uy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

Ngoài ra NHCSXH được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước và các Ngân hàng khác trong nước nơi gần nhất theo địa giới hành chính để thuận tiện cho việc giải ngân và thanh toán.

Hai là, cho vay ưu đãi.

Bao gồm: Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội.

Cho vay ưu đãi với lãi suất thấp và không có tài sản đảm bảo phản ánh tính đặc trưng của NHSXH. Rủi ro trong cho vay rất cao do năng lực tài chính của người vay thấp hoặc không có điều kiện làm ăn thuận lợi. Cho vay với lãi suất thấp một mặt hỗ trợ tài chính cho người nghèo, mặt khác tăng gánh nặng ngân sách và làm “lệch lạc” thị trường tài chính nông thôn.Với vốn huy động thấp, cộng với ui định


chặt chẽ về đối tượng cho vay và tư tưởng bình quân hoá, NHCSXH chỉ có thể cho vay món nhỏ, chi phí cho vay cao. Nếu mở rộng cho vay, ngân sách phải gia tăng cấp bù hoặc phải có chính sách hỗ trợ như: Ngân hàng Nhà nước phải cho vay hoặc Nhà nước phải giảm bớt nguồn có lãi suất thấp từ Quĩ Hỗ trợ phát triển về cho ngân hàng. Nhà nước không những phải bao cấp một phần cho người vay mà còn phải bao cấp cho chính NHCSXH

Ba là, đầu tư, kinh doanh khác: NHCSXH thực hiện các nghiệp vụ về ngoại hối và kinh doanh ngoại hối.

1.1.2. Cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH


1.1.2.1. Khái niệm và đặc điểm cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH


* Khái niệm hộ nghèo

Để xác định mức độ nghèo đói người ta thường dựa trên mức thu nhập hoặc mức chi tiêu. Một người được coi là nghèo đói nếu mức độ chi tiêu hoặc thu nhập dưới mức tối thiểu cần thiết để đáp ứng cho các nhu cầu căn bản. Mức tối thiếu này được gọi là “ngưỡng đói nghèo”. Các yếu tố đáp ứng nhu cầu căn bản thay đổi theo thời gian và xã hội, do đó, “ngưỡng đói nghèo” khác nhau theo thời gian, địa điểm và mỗi uốc gia sử dụng các ngưỡng thích hợp với mức độ phát triển, chuẩn mực và giá trị xã hội của mình.

Ngân hàng Phát triển châu (ADB) đã đưa ra một phương pháp để đánh giá nghèo đói tại khu vực châu và Thái Bình Dương. Chuẩn nghèo mới, còn được gọi là Chuẩn nghèo châu , được ADB xác định là mức sống dưới mức1,35 USD/ngày.

Các uốc gia khác nhau sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá mức độ giàu nghèo.

Nước Mỹ áp dụng mức chuẩn nghèo từ những năm 60 của thế kỷ trước, cụ thể thu nhập 1 .600 USD/năm là ngưỡng nghèo đối với các gia đình có bốn người (gồm bố m và hai con) và thu nhập .5 3 USD/năm là ngưỡng nghèo đối với người độc thân trong độ tuổi laođộng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/02/2023