Quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh thành phố Hà Nội - 13


kiện về địa điểm giao dịch.. Nhóm nghiên cứu xin đưa ra một số kiến nghị để công tác cho vay ủy thác thông qua các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới:

Đối với UBND thành phố Hà Nội, UBND quận, huyện, thị xã: Tiếp tục tăng cường triển khai các nội dung của Quyết định số 401/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội; tăng cường triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 27/4/2015 của Thành ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội, đưa việc triển khai tín dụng chính sách tại địa phương vào chương trình công tác của các cấp ủy, chính quyền địa phương. Quan tâm đến việc lồng ghép tín dụng với các chương trình chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn cách tổ chức sản xuất kinh doanh, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm giúp đồng vốn phát huy hiệu quả cao nhất.

Đối với UBND cấp xã: Thực hiện tốt công tác chỉ đạo, giám sát hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn, giao nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban trợ giúp người nghèo cấp xã để nâng cao trách nhiệm.

Đối với các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác chú trọng giám sát, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay để phương thức cho vay ủy thác ngày càng an toàn, hiệu quả. Phân công cán bộ có nhiều kinh nghiệm thực hiện các công đọan ủy thác, theo dõi hỗ trợ người vay trong suốt quá trình vay vốn của khách hàng, kịp thời giúp đỡ hộ nghèo trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm vào sản xuất, kinh doanh. Xây dựng quy chế thi đua, khen thưởng trong đó có chỉ tiêu gắn với chất lượng triển khai tín dụng chính sách.


3.3.2 Kiến nghị 2: Đối với NHCSXH trung ương.

Để công tác cho vay ủy thác thông qua các tổ chức chính trị đạt hiệu quả cao hơn nữa, nhóm nghiên cứu xin đưa ra một số kiến nghị như sau:

Một là, là cơ quan cao nhất thực hiện việc ký kết các văn bản liên tịch với các Hội đoàn thể cấp trung ương, từ đó làm căn cứ triển khai thực hiện xuống các cấp, NHCSXH trung ương nên nghiên cứu và đàm phán lại với Trung ương hội các HĐT để xây dựng nhiều chỉ tiêu trong triển khai tín dụng gắn với tỷ lệ chi phí uỷ thác. Gắn trách nhiệm cao hơn nữa của tổ chức, cá nhân trong việc triển khai thực hiện các công đoạn ủy thác.

Hai là, tham mưu Chính phủ, các cơ quan quản lý trung ương điều chỉnh quy chế xử lý rủi ro tín dụng đối với cho vay hộ nghèo để việc xử lý rủi ro được thông thoáng hơn, hạ thấp mức thiệt hại quy định được xử lý rủi ro, bổ sung các đối tượng được xem xét khoanh nợ, xóa nợ từ đó tạo điều kiện cho các hộ nghèo có điều kiện tái đầu tư, sản xuất kinh doanh tiếp tục công cuộc thoát nghèo. Tính toán để điều chỉnh mức trích lập dự phòng ruir ro cao hơn đáp ứng nhu cầu thực tế khi thay đổi chính sách rủi ro tín dụng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Ba là, Căn cứ vào nghị quyết đã được Hội đồng Quản trị ban hành, NHCSXH nên xem xét cho phép các PGD thành lập tổ Kiểm tra nội bộ để tiến hành công tác kiểm tra kiểm soát mọi hoạt động của đơn vị trong đó tập trung vào giám sát hoạt động tín dụng.


Quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh thành phố Hà Nội - 13

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, “với sự quan tâm của Cấp ủy, chính quyền địa phương của NHCSXH và sự nỗ lực phấn đấu của ban lãnh đạo, nhân viên chi nhánh. NHCSXH chi nhánh thành phố Hà Nội đã triển khai tốt công tác quản trị rủi ro tín dụng nói chung và quản trị rủi ro tín dụng đối với hộ nghèo nói riêng, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là đã góp phần quan trọng trong kết quả tích cực của chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài: Quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội - Chi nhánh thành phố Hà Nội có thể kết luận.

Thứ nhất, kết quả nghiên cứu của đề tài đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nghèo, từ đó vấn đề tất yếu cần đặt ra phải thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nghèo.

Thứ hai, Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội TP Hà Nội qua 3 năm 2017-2019. Kết quả phân tích cho thấy, công tác quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh đã được quan tâm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng. Qua 3 năm 2017-2019, chi nhánh đã duy trì tỷ lệ nợ quá hạn không quá 0,07% (NHCSXH cho phép không quá 2%). Để có cơ sở đề xuất các giải pháp mang tính khách quan, toàn diện. Tác giả tiến hành phỏng vấn các lãnh đạo tại chi nhánh, lãnh đạo các PGD và chuyên viên tín dụng nhiều kinh nghiệm. Kết quả phỏng vấn cho thấy công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHCSXH chi nhánh thành phố Hà Nội đã được quan tâm, việc triển khai đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Bên cạnh đó, các ý kiến còn chưa hài lòng trên một số mặt


như: NQH vẫn còn phát sinh mới, NQH không thu hồi được, còn hiện tượng vay hộ vay ké, nợ lãi...

Thứ ba, từ những phân tích trên, luận văn đề xuất 5 nhóm giải pháp nhằm nâng cao công tác quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo tại NHCSXH chi nhánh TP Hà Nội. Cụ thể: (1) Giải pháp Nâng cao chất lượng công tác bình xét cho vay, ngăn ngừa rủi ro tín dụng; (2) Giải pháp Xây dựng công cụ để hỗ trợ công tác quản trị rủi ro tín dụng (3) Giải pháp Nâng cao công tác kiểm tra kiểm soát (4) Giải pháp Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; (5) Giải pháp Nâng cao chất lượng hoạt động tổ TK&VV Đây là những nhóm giải pháp mang tính khả thi cao, phù hợp với thực tiễn hoạt động nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo tại NHCSXH chi nhánh TP Hà Nội trong thời gian”tới.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

Tăng Tiến Sỹ (2019), Chất lượng tín dụng hộ nghèo và hộ cận nghèo tại NHCSXH tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thương Mại.

Hồ Thị Ánh Ngọc (2017), Quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Kon Tum”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Đà Nẵng.

- Hoàng Trung Công (2017), Quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Nam Định”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế- Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Nguyễn Thị Sâm (2015), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Lê Minh Trung (2016) Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Long An, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng.

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014): Thông tư số 36/2014/TT- NHNN, ngày 20/11/2014 quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh NHNH.

- Nguyễn Văn Tiến (2010), Giáo trình quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống Kê.

- Phan Thị Thu Hà (2018), Bài giảng quản trị rủi ro, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.


Tiếng Anh

- Basel Committee on Banking Supervision (2010), Countercyclical capital buffer proposal, Bank for International Settlements.

- Balthazar Laurent (2006), From Basel 1 to Basel 3: the integration of state-of-the-art risk modeling in banking regulation, Palgrave Macmillan.

- Joel Bessis (2015), Risk Management in Banking, Wiley Finance.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 09/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí