Tình Hình Hoạt Động Của Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội - Chi Nhánh Thành Phố Hà Nội.


liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu Chiến binh, Hội nông dân và Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

- Nhiệm vụ: Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị NHCSXH; Lập kế hoạch tín dụng trên địa bàn để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ban đại diện HĐQT NHCSXH thành phố Hà Nội được quyền tổ chức khai thác, tập trung các nguồn vốn để bổ sung vốn cho vay tại địa phương; Chỉ đạo và đôn đốc các bên liên quan việc thực hiện tốt kế hoạch tín dụng trên địa bàn; Chỉ đạo kiểm tra, giám sát hoạt động của NHCSXH chi nhánh thành phố Hà Nội, các HĐT nhận ủy thác cho vay thực hiện đúng chính sách và chế độ nghiệp vụ theo quy định. Nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất với HĐQT trình Chính phủ bổ sung, sửa đổi, ban hành chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; Tham mưu HĐND&UBND Thành phố bố trí nguồn lực để cho vay các đối tượng chính sách và thực hiện các chương trình kinh tế xã hội của thành phố; Chấp hành chế độ báo cáo lên cấp trên và các cơ quan quản lý Nhà Nước theo quy định.

* Lãnh đạo chi nhánh

- Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của chi nhánh, đưa ra những quyết định cuối cùng trong thực thi nhiệm vụ của chi nhánh, chỉ đạo hoạt động của các phòng nghiệp vụ, Phòng giao dịch theo các quy định của Chính phủ, NHNN và NHCSXH.

- Các Phó giám đốc: là những người giúp việc cho Giám đốc, được phân công theo từng mảng công việc khác nhau, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các quyết định của mình.

* Các phòng nghiệp vụ của chi nhánh.

- Phòng Kế hoạch nghiệp vụ tín dụng: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc chi nhánh trong việc triển khai kế hoạch tín dụng, đầu mối tiếp nhận, giải


đáp các vướng mắc trong hoạt động tín dụng. Phòng được chia ra làm 02 bộ phận thực hiện các nghiệp vụ khác nhau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

+ Bộ phận Kế hoạch: Là bộ phận chuyên xử lý các nghiệp vụ liên quan đến xây dựng kế hoạch cho vay, huy động vốn, thực hiện công tác thống kê báo cáo.

+ Bộ phận Tín dụng: Thực hiện công tác cho vay, thu nợ tại địa bàn đóng trụ sở với các công việc cho vay như 1 PGD. Thực hiện hướng dẫn nghiệp vụ cho vay đối với các PGD NHCSXH quận, huyện, thị xã. Thực hiện công tác quản lý rủi ro tín dụng.

Quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh thành phố Hà Nội - 7

- Phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc chi nhánh trong việc xây dựng, triển khai kế hoạch kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo định kỳ hàng quý, hàng năm phù hợp với chương trình kiểm tra nội bộ của NHCSXH và tình hình cụ thể của chi nhánh. Kiểm tra công tác điều hành, hoạt động tại chi nhánh và các đơn vị trực thuộc theo Nghị quyết của HĐQT, Ban đại diện NHCSXH cấp tỉnh, Tổng giám đốc và Giám đốc chi nhánh. Tham mưu Giám đốc trả lời chấp vấn theo yêu cầu của Cấp ủy, Chính quyền địa phương, Hội đồng Nhân dân, Đoàn đại biểu quốc hội, trả lời các cơ quan báo chí về hoạt động của NHCSXH. Là đầu mối trong việc kiểm toán độc lập, thanh tra, kiểm soát của ngành ngân hàng, giám sát của HĐQT, Ban đại diện HĐQT và các cơ quan pháp luật khác đến làm việc với chi nhánh. Tham mưu Giám đốc trong công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm. Thực hiện công tác tiếp dân và các công việc khác do Giám đốc chi nhánh giao và Giám đốc Ban kiểm tra, kiểm soát giao.

- Phòng Kế toán- Ngân quỹ: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc chi nhánh trong việc triển khai công tác kế toán, ngân quỹ của chi nhánh. Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của NHNN, NHCSXH và NHCSXH Chi nhánh thành phố Hà Nội. Tổng hợp, lưu


trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định. Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định. Quản lý mua sắm tài sản công cụ lao động toàn chi nhánh. Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định từng thời kỳ.

- Phòng Hành chính- Tổ chức: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc chi nhánh trong việc triển khai công tác về tổ chức cán bộ, công tác hành chính. Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên, hoạt động và tài sản của NHCSXH chi nhánh thành phố Hà Nội. Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự, phòng chống cháy nổ tại cơ quan. Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế của NHCSXH Thành phố Hà Nội. Đầu mối giao tiếp với khách hàng đến làm việc, công tác tại NHCSXH chi nhánh thành phố Hà Nội. Trực tiếp quản lý con dấu: thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế. Tham mưu thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm công cụ lao động. Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc NHCSXH – Chi nhánh Hà Nội. Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng. Thực hiện nhiệm vụ khác được Giám đốc chi nhánh giao.

- Phòng Tin học: Tham mưu Giám đốc trong việc vận hành, nghiên cứu, ứng dụng Công nghệ thông tin theo hướng hiện đại hóa công nghệ quản lý ngân hàng. Tổng hợp thiết bị tin học toàn chi nhánh, xây dựng kế hoạch mua sắm thiết bị ngắn và dài hạn. Tổ chức thực hiện việc quản lý, bảo hành, bảo trì nâng cấp hệ thống, thiết bị của toàn chi nhánh. Trực tiếp quản lý, vận hành chương trình Thông tin báo cáo, xử lý, lưu trữ và cung cấp thông tin (điện báo, báo cáo thống kê, cân đối) cho công tác điều hành. Phối hợp với các Phòng nghiệp vụ có liên quan chuẩn hóa dữ liệu, xây dựng chương trình, kế


hoạch và nội dung đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ có liên quan đến ứng dụng Tin học.

- Phòng giao dịch NHCSXH quận, huyện, thị xã: Phòng Giao dịch NHCSXH có chức năng, nhiệm vụ tương tự NHCSXH chi nhánh thành phố Hà Nội tuy nhiên quy mô, mức phán quyết nhỏ hơn và chịu sự quản lý, phân cấp trực tiếp của Giám đốc Chi nhánh đặc biệt là về con người. Mỗi PGD có 1 Giám đốc, các Phó giám đốc, 2 tổ nghiệp vụ gồm tổ Kế toán –Ngân quỹ và tổ Kế hoạch – Tín dụng. Tại mỗi huyện có thành lập Ban Đại diện HĐQT NHCSXH huyện với cơ cấu gồm 1 Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, Giám đốc PGD NHCSXH huyện, các Trưởng hoặc phó Phòng LĐTB&XH, Phòng Kinh Tế, Phòng Tài chính – Kế hoạch, Văn phòng, 4 tổ chức HĐT nhận ủy thác và các Chủ tịch UBND cấp xã.

2.1.2 Đặc trưng môi trường hoạt động.

Hoạt động của NHCSXH không vì mục đích lợi nhuận, thực hiện các chương trình tín dụng theo chỉ định của Chính phủ hoặc UBND thành phố, quận, huyện, thị xã, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm), không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước.

Khách hàng của Ngân hàng Chính sách xã hội chủ yếu là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình nghèo hoặc hộ khó khăn đột xuất về tài chính có Học sinh Sinh viên đang đi học. Đây là các đối tượng thuộc nhóm yếu thế trong xã hội, đa số là những người có hạn chế trong tiếp cận khoa học kỹ thuật, không có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh lớn.

Các chương trình cho vay qua hộ đều là các chương trình cho vay tín chấp, không yêu cầu tài sản đảm bảo, đây là một trong những nguyên nhân khiến rủi ro tín dụng có thể gia tăng trong thời gian tới.


Về đối thủ cạnh tranh trong cho vay đối với NHCSXH hiện tại hầu như không có vì thực hiện chính sách an sinh xã hội của Chính phủ, nên khách hàng vay vốn của NHCSXH chủ yếu là đối tượng chính sách, lãi suất thấp và cố định không tăng trong suốt thời gian vay vốn, các thủ tục được đơn giản hóa, không phải thế chấp tài sản.

2.1.3 Tình hình hoạt động của tại Ngân hàng Chính sách xã hội - chi nhánh Thành phố Hà Nội.

2.1.3.1 Quy mô mạng lưới hoạt động, ủy thác cho vay và quy trình cho vay hộ nghèo ủy thác.

a) Quy mô mạng lưới.

NHCSXH chi nhánh thành phố Hà Nội với 381 cán bộ, quản lý nguồn vốn 8,868,133 triệu đồng, với 287.821 khách hàng trong đó có 4.913 khách hàng vay vốn chương trình cho vay hộ nghèo; chi nhánh có 5 phòng nghiệp vụ tại hội sở chi nhánh và 28 Phòng Giao dịch tại các quận, huyện, thị xã.

Để triển khai hoạt động đến các xã, phường NHCSXH thành phố Hà Nội có ký ủy thác một số công đoạn trong quy trình quản lý tín dụng của NHCSXH cho 4 hội đoàn thể từ cấp thành phố bao gồm: Hội liên hiệp phụ nữ Việt nam, Hội nông dân Việt Nam. Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí minh. PGD NHCSXH cấp huyện được giao ký hợp đồng ủy thác với các HĐT cấp huyện, cấp xã, đồng thời ký hợp đồng ủy nhiệm cho một số tổ trưởng tổ TK&VV ở các thôn, cụm dân cư thực hiện một số nhiệm vụ trong triển khai tín dụng chính sách.

b) Ủy thác cho vay và ủy nhiệm cho vay

b.1) Ủy thác và dư nợ được ủy thác cho vay qua các tổ chức hội.

Ngân hàng Chính sách xã hội ủy thác cho 04 tổ chức chính trị - xã hội gồm Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu Chiến binh, Đoàn thanh niên (sau đây gọi chung là Hội đoàn thể) cụ thể như sau:


Công tác tuyên truyền, vận động: Thực hiện tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác... Vận động việc thành lập Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) theo đúng Quy chế về tổ chức và hoạt động của Tổ TK&VV ban hành theo Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 05/3/2013 của Hội đồng quản trị NHCSXH; hướng dẫn tổ viên Tổ TK&VV thực hiện giao dịch với NHCSXH. Vận động tổ viên chấp hành Quy ước hoạt động của Tổ TK&VV, thực hành tiết kiệm; giúp đỡ nhau, cùng chia sẻ kinh nghiệm trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả góp phần nâng cao đời sống, thực hiện trả nợ, trả lãi đúng kỳ hạn đã cam kết với Ngân hàng. Vận động, các tổ viên Tổ TK&VV tham gia các hoạt động khác của NHCSXH.

Kiểm tra, giám sát hoạt động của Tổ TK&VV, Ban Quản lý Tổ và tổ viên Tổ TK&VV: HĐT Giám sát toàn diện các hoạt động của Tổ TK&VV theo đúng Quy chế về tổ chức và hoạt động của Tổ TK&VV. Trong đó, các nội dung sau cần phải giám sát bằng phương thức trực tiếp tham gia họp và chỉ đạo trong các buổi họp Tổ TK&VV: Họp thành lập Tổ TK&VV; Họp bầu mới, thay đổi Ban quản lý Tổ TK&VV Họp xây dựng quy ước hoạt động của Tổ TK&VV; Họp bình xét cho vay. Giám sát và đôn đốc Ban Quản lý Tổ thực hiện đúng các nhiệm vụ được ủy nhiệm theo Hợp đồng đã ký với NHCSXH. Thực hiện kiểm tra việc sử dụng vốn vay của 100% các món vay mới trong vòng 30 ngày kể từ ngày NHCSXH giải ngân cho hộ vay. Giám sát các phiên giao dịch, các hoạt động giao dịch của NHCSXH tại xã; giám sát, bảo quản các nội dung công khai của NHCSXH tại điểm giao dịch; giám sát các hoạt động của NHCSXH tại hộ vay, Tổ TK&VV. Thông báo kịp thời cho Ngân hàng nơi cho vay về các trường hợp sử dụng vốn vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, chết, mất tích…) và rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quan (sử dụng vốn vay sai mục đích, người vay trốn,…) để có biện pháp xử lý thích hợp.


Các hoạt động phối hợp thực hiện cùng NHCSXH: Nhận và thông báo kết quả phê duyệt Danh sách hộ gia đình được vay vốn cho Tổ TK&VV để Tổ thông báo đến từng hộ gia đình. Phối hợp với NHCSXH và chính quyền địa phương xử lý các trường hợp nợ chây ỳ, nợ quá hạn, người vay bỏ đi khỏi nơi cư trú và hướng dẫn hộ vay lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan.

Lợi ích của việc ủy thác

Hội đoàn thể nhận được mức phí nhất định, phối hợp việc bình xét cho vay với việc triển khai các hoạt động của tổ chức hội, hoạt động khuyến khuyến công, nông.

b.2) Ủy nhiệm cho Ban Quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn.

Nhiệm vụ: Tổ TK&VV do các Hội đoàn thể nhận ủy thác đứng ra tổ chức thành lập, các thành viên trong tổ bầu ra Ban quản lý tổ gồm Tổ trưởng và 1 tổ phó. Ban quản lý tổ được NHCSXH ủy nhiệm một số công việc sau:

- Tuyên truyền, vận động tổ viên thực hành tiết kiệm, nâng cao ý thức trong việc vay vốn và trả nợ Ngân hàng.

- Tiếp nhận Giấy đề nghị vay vốn của tổ viên và tổ chức họp Tổ để bình xét công khai hộ được vay vốn.

- Nhận kết quả phê duyệt cho vay của NHCSXH, thông báo cho tổ viên biết lịch giải ngân của Ngân hàng, chứng kiến việc Ngân hàng phát tiền vay trực tiếp đến người vay.

- Tham gia đầy đủ các phiên giao dịch, các buổi họp giao ban của NHCSXH, lĩnh hội và phổ biến đầy đủ các thông tin đến tổ viên, tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ. Lưu giữ đầy đủ hồ sơ, chứng từ liên quan đến hoạt động của Tổ

- Đôn đốc các tổ viên tham dự các lớp tập huấn chuyển giao công nghệ, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, để nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả.


- Giám sát đôn đốc các tổ viên trong Tổ sử dụng vốn vay đúng mục đích; trả nợ trả lãi đúng hạn. Nếu tổ viên gặp khó khăn chưa trả được nợ thì vận động các thành viên tổ giúp đỡ tổ viên trả nợ Ngân hàng. Thông báo kịp thời cho NHCSXH, chính quyền địa phương những trường hợp tổ viên sử dụng vốn vay sai mục đích, thay đổi chỗ ở ra ngoài địa bàn xã và các trường hợp khác ảnh hưởng đến hoạt động của Tổ và chất lượng tín dụng.

- Chủ động đôn đốc, tham mưu và phối kết hợp với Trưởng thôn, Tổ chức chính trị - xã hội, Ban giảm nghèo và UBND cấp xã xử lý các trường hợp nợ quá hạn, nợ bị chiếm dụng, đặc biệt có biện pháp thu hồi đối với trường hợp có điều kiện trả nợ đến hạn, quá hạn nhưng không trả nợ và tất cả các trường hợp chiếm dụng vốn gốc, lãi của tổ viên. Thực hiện thu lãi, thu tiền gửi tiết kiệm của tổ viên để hàng tháng nộp NHCSXH tại điểm giao dịch xã, phường.

Quyền lợi: Ban quản lý tổ TK&VV được nhận một khoản hoa hồng theo dư nợ quy định mỗi thời kỳ.

(9)

c. Quy trình cho vay hộ nghèo ủy thác một phần.


(1)

Tổ TK&VV

Hộ nghèo

(5)

Tổ chức

CTXH cấp xã

UBND cấp xã

(6)

(7)


(10) (8)

(2)


NHCSXH

(3)



(4)



Sơ đồ 2.2 quy trình cho vay hộ nghèo

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 09/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí