nhất ịnh theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gố v ã ” (Nguyễn Hữu Tài, Lý thuyết tài chính - tiền tệ, tr 8).
Từ khái niệm cho vay trên, có thể rút ra: Cho vay đối với hộ nghèo là những khoản cho vay chỉ dành riêng cho hộ nghèo, có sức lao động, nhưng thiếu vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh. NHCSXH cho hộ nghèo vay trong một khoảng thời gian nhất định, các hộ này có nghĩa vụ hoàn trả số tiền gốc và lãi vay; tuỳ theo từng đối tượng và từng thời kỳ khác nhau hộ nghèo vay vốn có thể được hưởng các chế độ ưu đãi khác nhau.
1.1.2.2 Đặ ểm
NHCSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo (XĐGN) của quốc gia nên cho vay hộ nghèo hoạt động theo những mục đích, nguyên tắc, quy trình cho vay khác hẳn với các loại hình tín dụng của các Ngân hàng thương mại.
Th nhất, về mục đích cho vay: Cho vay đối với hộ nghèo nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và có việc làm, ổn định xã hội.
Th hai, đối tượng và nguyên tắc vay vốn: Đối tượng vay vốn phải là hộ nghèo có sức lao động nhưng thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Về nguyên tắc vay vốn, hộ nghèo vay vốn phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay đồng thời phải có nghĩa vụ hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận.
Th ba, điều kiện vay vốn: Hộ nghèo phải đảm bảo đủ 4 điều kiện sau mới được phép vay vốn tại NHCSXH.
- Có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng ký tạm trú dài hạn tại địa phương nơi cho vay.
- Có tên trong danh sách hộ nghèo ở xã (phường, thị trấn) sở tại theo chuẩn hộ nghèo do Bộ ao động - Thương binh và Xã hội công bố từng thời kỳ.
Có thể bạn quan tâm!
- Chất lượng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh - 1
- Chất lượng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh - 2
- Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Cho Vay Đối Với Hộ Nghèo Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
- Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Chất Lượng Cho Vay Đối Với Hộ Nghèo Của Nhcsxh
- Kinh Nghiệm Nâng Cao Chất Lượng Cho Vay Đối Với Hộ Nghèo Của Một Số Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Ngân Hàng Chính Sách
- Bài Học Kinh Nghiệm Rút Ra Cho Nhcsxh - Chi Nhánh Bắc Ninh
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
- Hộ vay không phải thế chấp tài sản và được miễn lệ phí làm thủ tục vay vốn nhưng phải là thành viên tổ tiết kiệm và vay vốn, được tổ bình xét, lập thành danh sách đề nghị vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã.
- Chủ hộ hoặc người thừa kế được ủy quyền giao dịch là người đại diện hộ gia đình chịu trách nhiệm trong mọi quan hệ với NHCSXH, là người trực tiếp ký nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ ngân hàng.
Th t , hộ nghèo được vay vốn với lãi suất ưu đãi do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ, thống nhất một mức trong phạm vi cả nước. Hiện nay, NHCSXH cho hộ nghèo vay vốn với lãi suất 0.55%/tháng. Ngoài lãi suất cho vay, hộ nghèo không phải trả thêm bất kỳ một khoản phí nào khác. Lãi suất này có sự thay đổi theo thời gian, tùy chính sách của Chính phủ trong từng thời kỳ.
Th ă , phương thức cho vay: NHCSXH đang thực hiện hai phương thức cho vay: Một là, phương thức cho vay uỷ thác từng phần qua các tổ chức chính trị - xã hội. Hai là, phương thức cho vay trực tiếp đến khách hàng. Do đối tượng của Ngân hàng Chính sách xã hội chủ yếu là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, số lượng khách hàng lớn, món vay nhỏ, địa bàn rộng… nên phương thức cho vay chủ yếu trong hệ thống NHCSXH là ủy thác bán phần qua các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn nhưng NHCSXH trực tiếp giải ngân đến từng hộ vay vốn có sự chứng kiến của các tổ chức đoàn thể và áp dụng phương thức cho vay từng lần. Mỗi lần vay vốn hộ nghèo và NHCSXH phải thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết theo quy định.
Th sáu, mức cho vay đối với từng hộ nghèo được xác định căn cứ vào: nhu cầu vay vốn, vốn tự có và khả năng hoàn trả nợ của hộ vay. Mỗi hộ có thể vay vốn một hay nhiều lần nhưng tổng dư nợ không vượt quá mức dư nợ cho
vay tối đa đối với một hộ nghèo do HĐQT NHCSXH quyết định và công bố từng thời kỳ. Hiện nay, mức cho vay tối đa hộ nghèo là 50 triệu đồng/1 hộ.
1.1.2.3. Quy trình
Hộ nghèo có nhu cầu vay vốn tại NHCSXH, đầu tiên hộ nghèo phải tự nguyện gia nhập vào tổ tiết kiệm và vay vốn của các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn. Khi đã trở thành thành viên của tổ tiết kiệm và vay vốn, hộ nghèo viết giấy đề nghị vay vốn gửi tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV).
Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn nhận giấy đề nghị vay vốn của tổ viên. Tiến hành tổ chức họp tổ để bình xét những hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn kèm giấy đề nghị vay vốn của các tổ viên trình UBND cấp xã, phường. Tại cấp xã, ban xóa đói giảm nghèo xác nhận các hộ xin vay đúng là những hộ thuộc diện nghèo theo quy định và hiện đang cư trú hợp pháp tại xã. UBND xác nhận và phê duyệt danh sách hộ nghèo xin vay để gửi NHCSXH xem xét, giải quyết.
Sau khi có xác nhận của UBND cấp xã, tổ có trách nhiệm gửi danh sách xét duyệt hộ nghèo vay vốn tới NHCSXH để làm thủ tục phê duyệt cho vay và nhận thông báo danh sách các hộ được phê duyệt cho vay.
NHCSXH tập hợp giấy đề nghị vay vốn và danh sách hộ nghèo vay vốn từ các xã (phường, thị trấn) gửi lên, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ vay vốn và ra quyết định cho vay.
1.2. Chất lượng cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH
1.2.1. Khái niệm về chất lượng cho vay đối với hộ nghèo
Theo Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học, năm 2010: Chất lượng (danh từ): Cái tạo nên phẩm chất, giá trị c a một ời, một sự vật, sự vi c.
Với hai cách hiểu này thì chất lượng là tất cả những gì mà bản thân con người, sự vật hiện tượng có tạo nên nét riêng đặc trưng cho con người, sự vật hiện tượng đó.
Th hai: Theo Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Lân, chất lượng (danh từ): Giá trị về mặt l i ích ph c v ời sống.
- Tổ chức American Society for Quality (ASQ) đã định nghĩa: Chất
ng là tổng h p nhữ ặ tí v ặ ểm c a một sản phẩm hay dịch v có khả ă t ỏa mãn nhu cầu khách hàng.
Th ba: Theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008: của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế: Chất ng là m ộ c a một tập h p ặc tính vố ó p ng các yêu cầu.
Với cách hiểu này thì chất lượng là các đặc điểm riêng biệt của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của các bên có liên quan đến nó. Các bên liên quan ở đây có thể là:
- Nhà nước: Vì nhà nước là chủ thể quản lý xã hội trong đó có việc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa được sản xuất, tiêu thụ trên thị trường của nước đó mà các yêu cầu đó được phản ánh qua pháp luật.
- Nhà sản xuất: Vì đó là người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm đó, chịu trách nhiệm trước nhà nước và trước xã hội về chất lượng của sản phẩm, hàng hóa đó.
- Người tiêu dùng (khách hàng): Vì đây là người trực tiếp bỏ tiền ra để mua sản phẩm, hàng hóa đó.
Trong phạm vi luận văn này, tác giả tiếp cận khái niệm chất lượng theo cách hiểu này.
Chất lượng tín dụng là vấn đề mà tất cả các ngân hàng phải quan tâm. Rủi ro cho vay nếu xảy ra sẽ tác động xấu đến uy tín của ngân hàng và nguy cơ ngân hàng hoạt động kém hiệu quả trong tương lai là điều khó tránh khỏi,
thậm chí có khi đe doạ cả đến sự tồn tại của ngân hàng. Chính vì thế, chất lượng cho vay là một trong những yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của NHCSXH. Tuy nhiên để đưa ra một khái niệm đúng về chất lượng cho vay không phải là dễ, đứng trên mỗi góc độ khác nhau sẽ có những quan điểm khác nhau về chất lượng cho vay. Đối với các nhà kinh tế thì chất lượng là “sự phù hợp với mục đích sử dụng”, là một trình độ được dự kiến trước về độ đồng đều và sự tin cậy với chi phí thấp nhất và phù hợp với thị trường hoặc chất lượng là năng lực của một sản phẩm hoặc một dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của người sử dụng.
Chất lượng tín dụng hộ nghèo trước tiên là sự đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng, được thể hiện ở một số chỉ tiêu như: dư nợ cho vay hộ nghèo của ngân hàng tăng trưởng nhanh, tỷ lệ nợ quá hạn giảm dần và đạt mức an toàn. Chất lượng cho vay còn thể hiện ở khả năng thu hồi đầy đủ, đúng hạn nợ gốc và lãi theo đúng thỏa thuận, hiệu quả và khả năng thu hồi nợ càng lớn thì chất lượng cho vay càng cao.
Chất lượng cho vay hộ nghèo còn là sự đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng như lãi suất hợp lý, thủ tục đơn giản nhưng vẫn đảm bảo đúng nguyên tắc và quy định của cho vay.
Chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo là một mối quan tâm lớn đối với ngân hàng để đánh giá được đúng chất lượng cho vay đối với hộ nghèo, cần phải xem xét trên nhiều góc độ khác nhau.
Đối với ngân hàng: Chất lượng hoạt động cho vay đối với hộ nghèo được thể hiện ở một số điểm: cho vay đúng quy trình, cho vay đúng đối tượng, thu hồi nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn thỏa thuận trong hợp đồng vay vốn và đặc biệt là bảo toàn được nguồn vốn cho vay.
Đối với hộ nghèo: Hộ nghèo là đối tượng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ cho vay. Vốn vay ưu đãi là nguồn tài trợ quan trọng đối
với mỗi hộ gia đình trong quá trình sản xuất kinh doanh, mục tiêu của hộ nghèo là phải tối đa hoá giá trị tài sản của mình hay nói cụ thể hơn là tối đa hoá giá trị sử dụng của khoản vốn vay. Vì thế với hộ nghèo để đánh giá chất lượng cho vay của ngân hàng điều mà hộ nghèo quan tâm đầu tiên là lãi suất, kỳ hạn, số tiền được vay, quy trình cho vay, phương thức giải ngân và phương thức thu nợ của khoản vay mà ngân hàng cung cấp có thoả mãn nhu cầu của hộ nghèo hay không, làm sao để các thủ tục được giải quyết một cách nhanh gọn, tiết kiệm thời gian và chi phí hợp lý. Nếu tất cả các yếu tố này đều đáp ứng được nhu cầu của hộ nghèo thì cho vay được coi là có chất lượng tốt và ngược lại.
Như vậy, đứng trên quan điểm của người vay vốn thì đối với hộ nghèo chất lượng cho vay là: Sự thỏa mãn nhu cầu của hộ nghèo về khoản cho vay trên các phương diện lãi suất, quy mô, thời hạn, phương thức giải ngân, phương thức thu nợ, quy trình cho vay…
Đối với N ớc: Chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo thể hiện ở số hộ nghèo được vay vốn và số hộ thoát nghèo là bao nhiêu? Có đảm bảo đúng tiến độ quá trình xóa đói giảm nghèo của Chính phủ đặt ra?
Tóm lại, chất v ối với hộ nghèo chính là quy trình cho vay phả ảm bả ú ố t ng cho vay, th t ơ ản thuận ti n nhằm giúp các hộ tiếp cận nguồn vố u ã ột cách nhanh nhất, giúp họ s d ng vốn vay hi u quả ầu t s d ú í ời số v ơ thoát nghèo.
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cho vay đối với hộnghèo của ngân hàng chính sách xã hội
Xuất phát từ lý do của sự đói nghèo có thể khẳng định: Mặc dù kinh tế đất nước có thể tăng trưởng nhưng nếu không có chính sách và chương trình riêng về XĐGN thì các hộ gia đình nghèo rất khó thoát khỏi đói nghèo được. Chính vì vậy, Chính phủ đã đề ra những chính sách đặc biệt trợ giúp người
nghèo khác nhau, nhằm thu h p dần khoảng cách giữa giàu và nghèo, trong đó có chính sách tín dụng.
Vì vậy, nâng cao chất lượng tín dụng đối với người nghèo là một tất yếu khách quan đối vối NHCSXH, có tầm quan trọng đối với cả ngân hàng, người nghèo và xã hội.
Về phía ngân hàng.
Th nhất ảm bảo an toàn cho các khoản vay.
Đảm bảo chất lượng các khoản cho vay đối với ngân hàng đã là một nhu cầu cấp thiết. Đặc biệt đối với Ngân hàng Chính sách xã hội là một đơn vị phục vụ các đối tượng chính sách xã hội, mục tiêu hàng đầu là xóa đói giảm nghèo và bảo toàn vốn của nhà nước. Vì thế mà ngân hàng không thể không quan tâm đến sự an toàn của các khoản cho vay.
Th úp ời nghèo s d ồng vốn vay hi u quả.
Nền kinh tế nước ta hiện nay đang trong thời kỳ quá độ từ nền kinh tế tự cung cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Mặt trái của nền kinh tế thị trường là phân hóa giàu nghèo, những người nghèo lại là những hộ gia đình thiếu vốn và kiến thức kinh doanh, việc kinh doanh của các hộ gia đình có nguy cơ dẫn đến rủi ro cao là rất lớn. Vì thế để nâng cao chất lượng cho vay đối với người nghèo ngân hàng không chỉ là người cung cấp vốn cho người nghèo mà ngân hàng còn phải là người hiểu rõ hơn ai hết về lĩnh vực kinh doanh của người nghèo, có như thế thì ngân hàng mới mở rộng được các dịch vụ của mình như dịch vụ tư vấn… giúp người nghèo tránh được những rủi ro không đáng có.
Mục tiêu nâng cao chất lượng cho vay đối với người nghèo là điều kiện tối ưu cần thiết đối với NHCSXH, chất lượng cho vay đối với người nghèo vừa là yếu tố đảm bảo cho ngân hàng duy trì hoạt động và phát triển vừa giúp ngân hàng hoàn thành được sứ mệnh của mình trong công cuộc xóa đói giảm
nghèo mà Đảng và nhà nước đặt ra. Nếu đi ngược lại mục tiêu này, ngân hàng sẽ đi đến chỗ tự huỷ diệt chính mình.
Về phía người nghèo.
Thứ nhất, giúp cho người nghèo có vốn để thực hiện các hoạt động kinh tế.
Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng nghèo đói là do người nông dân thiếu vốn, kỹ thuật, kiến thức làm ăn. Vốn, kỹ thuật, kiến thức làm ăn là “chìa khoá” để người nông dân vượt khỏi ngưỡng nghèo đói. Do không đáp ứng đủ vốn nhiều người rơi vào thế luẩn quẩn, làm không đủ ăn phải đi làm thuê, vay nặng lãi, bán lúa non mong đảm bảo cuộc sống tối thiểu hàng ngày nhưng nguy cơ nghèo đói vẫn thường xuyên đe dọa họ. Mặt khác, do thiếu kiến thức làm ăn nên họ chậm đổi mới tư duy, bảo thủ với phương pháp sản xuất kém hiệu quả. Thiếu kiến thức và kỹ thuật làm ăn là một lực cản lớn nhất hạn chế tăng thu nhập và cải thiện đời sống của hộ gia đình nghèo. Mục tiêu của NHCSXH không chỉ thực thi cấp vốn tín dụng cho hộ nghèo mà còn một mục tiêu cao hơn nữa là thông qua hoặc kết hợp với truyền tải vốn có nhiệm vụ đào tạo nâng cao tri thức cho hộ nghèo. Như vậy, cho vay hộ nghèo của NHCSXH có một ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ đối với hộ nghèo mà còn đối với cả xã hội.
Cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo là phương thức hiệu quả giúp hộ nghèo vươn lên thoát nghèo. Vốn là một trong những điều kiện tiên quyết, là bàn đạp để giúp hộ nghèo thoát khỏi cuộc sống khó khăn vất vả. Nước ta là một nước nông nghiệp, trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, Đảng và nhà nước đã rất chú trọng tập trung đầu tư vốn và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong khu vực nông nghiệp nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân đặc biệt là đối với các hộ nghèo. Trong những năm qua, Đảng và nhà nước đã có rất nhiều chính sách tín dụng ưu đãi