Quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh thành phố Hà Nội - 12


3.2.2 Giải pháp 2: Tiếp tục xây dựng phát triển công cụ để hỗ trợ công tác quản trị rủi ro tín dụng.

Để chủ động trong nhận diện, phòng ngừa và đo lường rủi ro tín dụng một các có hiệu quả, đảm bảo thực hiện đúng, chúng và xử lý nhanh chóng, NHCSXH cần phải không ngừng hoàn thiện quy trình quản trị tín dụng, thường xuyên cập nhật thông tin về khách hàng đồng thời ứng dụng CNTT xây dựng công cụ để lưu trữ, xử lý các thông tin đó Cụ thể:

Thứ nhất, Thu thập thông tin về hộ vay

Xây dựng các bảng câu hỏi để thu thập các thông tin của hộ vay. Các thông tin này này cần tập trung về thực trạng của hộ vay bao gồm thông tin từng nhân khẩu, tình trạng việc làm, tình trạng sức khỏe, thu nhập, các nguồn lực hiện có. Các câu hỏi phải được thiết kế sao cho giống với tình huống nói chuyện không nên đặt câu hỏi theo kiểu điều tra vì đặc điểm của hộ nghèo là rất ngại tiếp xúc, tâm lý e ngại.

Tiếp tục xây dựng danh mục các tiêu chí nhận diện rủi ro môi trường bên ngoài có thể tác động đến chất lượng tín dụng trong cho vay hộ nghèo như tình hình dịch bệnh, tình hình giá cả thị trường với một số ngành sản xuất tiêu biểu tại địa phương, sự thay đổi trong chính sách nếu có để cán bộ tham gia trong quy trình quản trị kịp thời nhận diện và thông báo với ngân hàng.

Các thông tin thu thập được cán bộ tín dụng cần kiểm tra đảm bảo sự chính xác, phù hợp qua việc tiếp xúc trực tiếp hoặc gọi điện hỏi qua các tổ viên trong tổ TK&VV.

Xây dựng bảng tiêu chí đánh giá mức độ rủi ro tín dụng đối với từng loại thông tin thu thập được để làm căn cứ phân loại rủi ro tín dụng.

Thứ hai: Xây dựng công cụ đánh giá rủi ro tín dụng:

Sau khi thu thập được thông tin, ngân hàng cần có công cụ để lưu trữ các thông tin đó, kết hợp với thông tin món vay trên chương trình core-banking để

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.


xây dựng công cụ giúp: tính toán đánh giá khả năng trả nợ của hộ vay, giúp ngân hàng rà soát tránh tình trạng của các hộ vay vốn từ đó ngân hàng có các biện pháp xử lý cần thiết.

Quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh thành phố Hà Nội - 12

Giải pháp này giúp các bộ phận trong vận hành quản trị rủi ro tín dụng có thể thường xuyên kiểm tra đánh giá rủi ro tín dụng, sớm nhận diện các rủi ro tín dụng, và đánh giá mức độ rủi ro, làm căn cứ để xử lý rủi ro tín dụng và là công cụ để sàng lọc lựa chọn mẫu trong kiểm tra trực tiếp của các đoàn kiểm tra giám sát.

3.2.3 Giải pháp 3: Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra kiểm soát.

Công tác kiểm tra kiểm soát là vấn đề hết sức quan trọng trong quản trị rủi ro tín dụng, cần được thực hiện ở bất kỳ công đoạn nào trong quy trình cấp tín dụng, nó góp phần đảm bảo chất lượng tín dụng của chi nhánh. Trong những năm qua NHCSXH chi nhánh thành phố Hà Nội đã có nhiều đổi mới trong công tác kiểm tra giám sát, tuy nhiên công tác kiểm tra giám sát tại các PGD, nơi trực tiếp cho vay chưa đạt hiệu quả cao nhất, đâu đó vẫn còn các sai phạm, đây là hạn chế cần được khắc phục

- Đối với NHCSXH chi nhánh Thành phố Hà Nội: Tăng cường công tác kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề và kiểm tra đột xuất đối với các PGD nhằm kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những hạn chế, tồn tại trong quá trình quản lý vốn tại NHCSXH, quản lý vốn ủy thác của Hội đoàn thể, hoạt động của Tổ TK&VV và quá trình sử dụng vốn của hộ vay. Do đặc thù số cán bộ kiểm tra, kiểm soát còn hạn chế, việc thực hiện kiểm tra phải được chuẩn bị kỹ từ xây dựng kế hoạch, ứng dụng công nghệ lựa chọn đối tượng kiểm tra phù hợp đảm bảo kiểm tra đúng trọng tâm, trọng điểm. Phương thức kiểm tra giám sát cần được linh hoạt, phù hợp với từng trường hợp có thể kiểm tra trực tiếp hoặc kiểm tra gián tiếp qua các kênh thông tin.

* Đối với các đơn vị trực thuộc là các PGD NHCSXH quận, huyện:


Một là, chú trọng khâu kiểm tra sau cho vay, qua các kênh thông tin hoặc phối hợp kiểm tra chọn mẫu theo từng khách hàng, tập trung kiểm tra những khách hàng có nghi ngờ để nắm bắt tình trạng sử dụng vốn, phát hiện các trường hợp chiếm dụng, vay ké để từ đó xử lý kịp thời, tránh để tình trạng sai phạm kéo dài dẫn đến khó xử lý khi số lãi phát sinh cao, nguồn vốn đã thất thoát. Việc kiểm tra sau cho vay không phó mặc cho tổ và Hội, phải có sự tham gia và giám sát của cán bộ Ngân hàng.

Hai là, Cần đánh giá, phân loại hoạt động của các HĐT cấp xã, Ban quản lý tổ để tổ chức theo dõi. Đối với những địa bàn có chất lượng hoạt động thấp, có thông tin sai phạm cần đặc biệt quan tâm thực hiện dưới sự giám sát trực tiếp của cán bộ Ngân hàng, nếu cần thiết thực hiện đối chiếu nợ 100% hộ vay trong tổ, việc đối chiếu phải thực hiện độc lập, trực tiếp đến hộ vay. Cán bộ ngân hàng thường xuyên giám sát hoạt động của Hội đoàn thể, ban quản lý tổ TK&VV bằng nhiều hình thức từ gián tiếp đến trực tiếp. Đảm bảo 2 đối tượng này thực hiện nghiêm túc theo hợp đồng ủy thác đã ký, nếu 2 đối tượng này thực hiện không sát sao, nghiêm túc thì rủi ro tín dụng gặp phải là rất lớn và khó kiểm soát. Trong quá trình hoạt động, cán bộ tín dụng cần có các cách thức để thường xuyên nắm bắt thông tin về Hội đoàn thể nhận ủy thác cũng như các tổ trưởng tổ TK&VV.

Ba là, Bố trí cán bộ thực hiện công tác kiểm tra chuyên trách hoặc kiểm tra chéo đảm bảo người làm, người giám sát. Do tình hình nhân sự chưa đáp ứng việc bố trí cán bộ chuyên thực hiện công tác kiểm tra, tuy nhiên để tăng tính giám sát, các PGD có thể phân công công tác kiểm tra cho Giám đốc, các Phó giám đốc và tổ trưởng tổ KHNVTD đồng thời trưng tập cán bộ PGD thực hiện kiểm tra chéo.

Bốn là, sau kiểm tra, giám sát các sai phạm cần được xử lý nghiêm túc, đối với cán bộ ngân hàng thì căn cứ quy định thực hiện. Với sai phạm của cán


bộ HĐT ngân hàng cần có báo cáo kết quả kiểm tra tới HĐT cấp trên để biết và xử lý theo quy định. Sai phạm của Ban quản lý tổ TK&VV căn cứ mức độ có thể yêu cầu rút kinh nghiệm hoặc yêu cầu khắc phục kết hợp đề nghị tổ TK&VV bầu Ban quản lý khác hoặc đề nghị truy tố.

Giải pháp này nhằm đảm bảo ngân hàng nắm bắt được hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của cơ sở, là phương pháp hữu hiệu điều chỉnh giúp các tổ chức, cá nhân thực thi nhiệm vụ một cách nghiêm túc, đúng quy định. Kịp thời phát hiện các sai phạm để có các biện pháp xử lý cũng như điều chỉnh chính sách cho phù hợp thực tế.

3.2.4 Giải pháp 4: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Vai trò của tập thể cán bộ ngân hàng hết sức quan trong, có thể nói là nhân tố quyết định chính đến chất lượng tín dụng cũng như công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Người không có chuyên môn thì có nhiệt tình cũng không thể làm được việc, người có chuyên môn nhưng làm việc không khoa học, tinh thần làm việc không tốt cũng ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Vì vậy việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực không chỉ dừng lại ở nâng cao nghiệp vụ mà còn phải quan tâm đến kỹ năng quản lý, xây dựng văn hóa lao động của đơn vị. Các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bao gồm:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng điều hành của Giám đốc phòng giao dịch:

Giám đốc các Phòng giao dịch cần được bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng lãnh đạo, quản lý, kỹ năng xử lý công việc, làm sao lãnh đạo phải nắm được tình hình hoạt động tín dụng của đơn vị đặc biệt trong công tác triển khai quản trị rủi ro tín dụng, từ đó đưa ra được những định hướng và tổ chức thực hiện hiệu quả.


Tổ chức kiểm điểm, đánh giá nghiêm túc đối với Giám đốc Phòng giao dịch cấp huyện để kịp thời phát hiện nhân rộng các phương thức chỉ đạo điều hành hiệu quả, điều chỉnh các phương thức điều hành chưa phù hợp.

Thực hiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đảm bảo lựa chọn cán bộ có đủ năng lực và phẩm chất đạo đức, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Thứ hai, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng xử công việc và nâng cao trách nhiệm của cán bộ tác nghiệp:

- Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng của cán bộ: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cần phải được các cấp lãnh đạo quan tâm. Một khi tư tưởng của cán bộ không thông thì hiệu quả làm việc của cán bộ sẽ không cao. Việc đả thông tư tưởng, thường xuyên quan tâm, kịp thời nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng và hoàn cảnh của từng cán bộ, tạo điều kiện cho cán bộ yên tâm công tác sẽ là cơ sở để cán bộ tâm huyết với công việc đã được ban lãnh đạo giao phó, hạn chế được những rủi ro đạo đức có thể phát sinh.

- Tập trung nâng cao nghiệp vụ, tăng cường đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ ngân hàng.

Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ Ngân hàng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sử dụng vận hành các ứng dụng CNTT, chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ chất lượng cao, có tâm, có tầm, có đạo đức nghề nghiệp, tâm huyết với người nghèo, năng động, nhanh thích nghi với sự thay đổi của khoa học công nghệ, nhằm nâng cao hiệu quả trong triển khai, thực thi nhiệm vụ.

Đào tạo đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm tại các Phòng giao dịch có đủ kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giảng dạy để đảm bảo việc tập huấn tới Hội đoàn thể và ban quản lý tổ TK&VV được dễ hiểu, đạt hiệu quả cao, tiết giảm được chi phí phải thuê chuyên gia bên ngoài.


- Đổi mới phương pháp, cách thức tổ chức tập huấn:

+ Đa dạng hóa các loại hình đào tạo như đào tạo tập trung, đào tạo tại chỗ, đào tạo theo hình thức cầm tay chỉ việc, NHCSXH thành phố Hà Nội cũng cần thay đổi phương pháp dạy truyền thống sang phương pháp đào tạo cho người lớn tuổi, vận dụng những phương pháp đào tạo ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, gợi cảm hứng cho người nghe bằng cả ngôn từ và cử chỉ, lấy người học làm trung tâm, gắn lý luận với thực tiễn, gắn lý thuyết với thực hành, lấy học viên làm trung tâm, có thảo luận phản hồi giữa học viên và giảng viên, đặt ra những câu hỏi. Kết thúc khóa học có kiểm tra đánh giá chất lượng, thực hiện thi đua khen thưởng với nhiều mức khen khác nhau để động viên học viên tham dự.

+ Đổi mới nội dung đào tạo cho phù hợp với từng đối tượng, ngoài việc trang bị những quy trình, nghiệp vụ theo văn bản hướng dẫn cần trang bị thêm những kiến thức trong thực tế phát sinh xoay quanh nội dung bài giảng, kiến thức về pháp luật, kỹ năng giao tiếp và quản lý.....

Thứ ba: kịp thời cổ vũ, khuyến khích tinh thần hăng say lao động của cán bộ bằng việc nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật

Thi đua, khen thưởng là một phương pháp tuyên truyền, giáo dục tích cực để động viên ý chí sáng tạo, ý chí quyết tâm, năng lực hoạt động của cán bộ Ngân hàng. Để phong trào thi đua có chất lượng, nhận được sự nhiệt tình tham gia của toàn thể cán bộ, đơn vị cần xây dựng phong trào thi đua với các tiêu chí cụ thể, phù hợp với các đối tượng khác nhau. Bên cạnh công tác thi đua thì kỷ luật trong lao động cũng là yếu tố cần thiết để điều chỉnh hành vi của cán bộ. Một số giải pháp có thể thực hiện gồm:

- Công tác thi đua, khen thưởng phải bám sát thực tế và dựa trên nguyên tắc "rõ ràng, công khai, công bằng, chính xác, kịp thời", chú trọng khen


thưởng đối với những đối tượng lao động trực tiếp, phải xem người lao động là nền tảng của phong trào thi đua yêu nước.

- Công tác thi đua cần được tổ chức thường xuyên, kết hợp tổ chức phát động các đợt thi đua ngắn ngày, dài ngày, thi đua theo chuyên đề dựa trên kết quả thi đua để làm căn cứ bổ sung tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, trên cơ sở đó đưa ra cơ chế phân phối tiền lương phù hợp nhằm động viên người lao động; khen thưởng xứng đáng đối với cá nhân, đơn vị có đóng góp lớn đối với sự phát triển bền vững của NHCSXH. Kết thúc đợt phát động có tổng kết, rút kinh nghiệm, suy tôn các tập thể, cá nhân điển hình

Bên cạnh cơ chế khen thưởng phải xây dựng cơ chế xử phạt và kỷ luật tùy theo từng công việc với mức độ cụ thể, thậm chí sa thải đối với những cán bộ không đáp ứng được yêu cầu công việc, suy thoái về đạo đức, lối sống làm ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng..

Giải pháp này giúp ngân hàng có được đội ngũ cán bộ đủ năng lực để thực thi nhiệm vụ, đồng thời có được tinh thần hăng say lao động và nâng cao đạo đức nghề nghiệp qua đó thực hiện tốt quy trình quản trị rủi ro tín dụng.

3.2.5 Giải pháp 5: Nâng cao chất lượng hoạt động tổ TK&VV.

Theo kinh nghiệm của một số ngân hàng nước ngoài, kinh nghiệm hoạt động của Ngân hàng phục vụ người nghèo giai đoạn 1995-2002 và kinh nghiệm thực tế sau hơn 17 năm hoạt động của NHCSXH, chất lượng hoạt động của tổ TK&VV ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng tín dụng của NHCSXH, với các tổ thực hiện nghiêm túc các quy định trong hoạt động, Ban quản lý tổ trách nhiệm thì không có hiện tượng vay hộ, vay ké, hộ vay sử dụng vốn sai mục đích, nợ lãi, không trả nợ, việc giám sát hộ vay được thường xuyên, và kịp thời. Để nâng cao chất lượng hoạt động của tổ TK&VV ngân hàng cần phối hợp thực hiện một số giải pháp sau:


- Định hướng để các tổ viên lựa chọn các thành viên trong tổ có uy tín, trách nhiệm, có khả năng quản lý để bầu vào ban quản lý tổ, sau khi lựa chọn được tổ trưởng, tổ phó, ngân hàng cung cấp đầy đủ tài liệu hướng dẫn để ban quản lý tổ nắm bắt được toàn bộ công việc để có thể triển khai ngay lập tức mọi công việc liên quan.

- Xây dựng thỏa ước hoạt động của tổ TK&VV để cùng nhau tuân thủ, phân công các thành viên giám sát và hỗ trợ nhau cùng sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Nêu cao tinh thần trách nhiệm của tổ viên, nêu cao tinh thần trách nhiệm tập thể.

- Kiện toàn, sáp nhập các tổ có ít tổ viên, hoạt động không hiệu quả. Phân bổ nguồn vốn đồng đều để các tổ cùng được bố trí nguồn vốn tăng dư nợ tổ qua đó nâng mức phí hàng tháng Ban quản lý tổ được hưởng.

Giải pháp này nhằm nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của tổ TK&VV thông qua việc lựa chọn được các thành viên ưu tú nhất của tổ TK&VV bầu vào Ban quản lý tổ để điều hành và nhận ủy nhiệm của ngân hàng; nâng cao thu nhập từ tiền phí để ban quản lý tổ đảm bảo tài chính tập trung điều hành hoạt động của tổ; xây dựng, thông qua được thỏa thuận giàng buộc giữa các thành viên của tổ TK&VV về trách nhiệm, nghĩa vụ của các thành viên. Đây là những tiền đề giúp tổ TK&VV triển khai kịp thời, chính xác quy trình quản trị tín dụng ngăn chặn và xử lý tốt rủi ro tín dụng.

3.3 Các kiến nghị nhằm thực hiện giải pháp

3.3.1 Kiến nghị 1: Đối với UBND thành phố Hà Nội, UBND các cấp.

NHCSXH chi nhánh thành phố Hà Nội thực hiện cho vay để thực hiện chính sách an sinh xã hội tại địa phương. Để đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững, tạo việc làm cho người dân địa phương đồng thời bảo toàn, phát triển nguồn vốn chính sách, NHCSXH chi nhánh thành phố Hà Nội rất cần có sự và cuộc của UBND các cấp, các ngành trong việc chỉ đạo, giám sát tạo điều

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 09/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí