Nội Dung Nghiên Cứu Về Chất Lượng Cho Vay Đối Với Hộ Nghèo Tại Nhcsxh


Theo quyết định số 59/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ Việt Nam ban hành ngày 19/11/2018,hộ nghèo là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

- Đối với khu vực nông thôn: Có thu nhập bình uân đầu người/tháng từ đủ

00.000 đồng trở xuống; Có thu nhập bình uân đầu người/tháng trên 00.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

- Đối với khu vực thành thị: Có thu nhập bình uân đầu người/tháng từ đủ

00.000 đồng trở xuống; Có thu nhập bình uân đầu người/tháng trên 00.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

* Khái niệm cho vay hộ nghèo:

Cho vay là một trong những nghiệp vụ xuất hiện sớm nhất trong lịch sử ngân hàng. Đầu tiên, những nhà buôn tiền đã dùng vốn tự có để cho vay, nhưng điều đó không kéo dài. Từ thực tiễn, họ nhận thấy thường xuyên có những người gửi tiền vào và người lấy tiền ra nhưng người gửi tiền không đồng thời rút tiền cùng một lúc đã tạo ra số dư thường xuyên trong két. Do tính chất vô danh của tiền, nhà buôn tiền có thể sử dụng tạm thời một phần tiền gửi của khách để cho vay. Từ đó, hoạt động cho vay ra đời và ngày càng phát triển theo hướng đa dạng hoá các sản phẩm, mở rộng tài trợ sang nhiều lĩnh vực.

Cho vay là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải sử dụng tiền vay đúng mục đích và hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định.

Từ khái niệm cho vay trên, có thể rút ra: Cho vay đối với hộ nghèo là những khoản cho vay chỉ dành riêng cho hộ nghèo, có sức lao động, nhưng thiếu vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh. NHCSXH cho hộ nghèo vay trong một khoảng thời gian nhất định, các hộ này có nghĩa vụ hoàn trả số tiền gốc và lãi vay; tuỳ theo từng đối tượng và từng thời kỳ khác nhau hộ nghèo vay vốn có thể được hưởng các chế độ ưu đãi khác nhau.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

* Đặc điểm cho vay hộ nghèo


Chất lượng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên - 4

NHCSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo (XĐGN) của quốc gia nên cho vay hộ nghèo hoạt động theo những mục đích, nguyên tắc, quy trình cho vay khác hẳn với các loại hình tín dụng của các Ngân hàng thương mại.

Thứ nhất, về mục đích cho vay: Cho vay đối với hộ nghèonhằm phục vụ sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và có việc làm, ổn định xã hội.

Thứ hai, đối tượng và nguyên tắc vay vốn: Đối tượng vay vốn phải là hộ nghèo có sức lao động nhưng thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Về nguyên tắc vay vốn, hộ nghèo vay vốn phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay đồng thời phải có nghĩa vụ hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận.

Thứ ba, điều kiện vay vốn: Hộ nghèo phải đảm bảo đủ 4 điều kiện sau mới được phép vay vốn tại NHCSXH

- Có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng ký tạm trú dài hạn tại địa phương nơi cho vay.

- Có tên trong danh sách hộ nghèo ở xã (phường, thị trấn) sở tại theo chuẩn hộ nghèo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố từng thời kỳ.

- Hộ vay không phải thế chấp tài sản và được miễn lệ phí làm thủ tục vay vốn nhưng phải là thành viên tổ tiết kiệm và vay vốn, được tổ bình xét, lập thành danh sách đề nghị vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã.

- Chủ hộ hoặc người thừa kế được ủy quyền giao dịch là người đại diện hộ gia đình chịu trách nhiệm trong mọi quan hệ với NHCSXH, là người trực tiếp ký nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ ngân hàng.

Thứ tư, hộ nghèo được vay vốn với lãi suất ưu đãi do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ, thống nhất một mức trong phạm vi cả nước. Hiện nay, NHCSXH cho hộ nghèo vay vốn với lãi suất 0.55%/ tháng. Ngoài lãi suất cho vay, hộ nghèo không phải trả thêm bất kỳ một khoản phí nào khác. Lãi suất này có sự thay đổi theo thời gian, tùy chính sách của Chính phủ trong từng thời kỳ.


Thứ năm, phương thức cho vay: NHCSXH đang thực hiện hai phương thức cho vay: Một là, phương thức cho vay uỷ thác từng phần qua các tổ chức chính trị - xã hội. Hai là, phương thức cho vay trực tiếp đến khách hàng. Do đối tượng của Ngân hàng Chính sách xã hội chủ yếu là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, số lượng khách hàng lớn, món vay nhỏ, địa bàn rộng… nên phương thức cho vay chủ yếu trong hệ thống NHCSXH là ủy thác bán phần qua các tổ chức chính trị

- xã hội trên địa bàn nhưng NHCSXH trực tiếp giải ngân đến từng hộ vay vốn có sự chứng kiến của các tổ chức đoàn thể và áp dụng phương thức cho vay từng lần. Mỗi lần vay vốn hộ nghèo và NHCSXH phải thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết theo

uy định.

Thứ sáu, mức cho vay đối với từng hộ nghèo được xác định căn cứ vào: nhu cầu vay vốn, vốn tự có và khả năng hoàn trả nợ của hộ vay. Mỗi hộ có thể vay vốn một hay nhiều lần nhưng tổng dư nợ không vượt quá mức dư nợ cho vay tối đa đối với một hộ nghèo do HĐQT NHCSXH quyết định và công bố từng thời kỳ. Hiện nay, mức cho vay tối đa hộ nghèo là 100 triệu đồng/1 hộ.

1.1.2.2. Vai trò của cho vay đối với hộ nghèo


* Đối với hộ nghèo

Cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo là phương thức hiệu quả giúp hộ nghèo vươn lên thoát nghèo. Vốn là một trong những điều kiện tiên quyết, là bàn đạp để giúp hộ nghèo thoát khỏi cuộc sống khó khăn vất vả. Nước ta là một nước nông nghiệp, trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước đã rất chú trọng tập trung đầu tư vốn và đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong khu vực nông nghiệp nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân đặc biệt là đối với các hộ nghèo. Trong những năm ua, Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều chính sách tín dụng ưu đãi dành riêng cho hộ nghèo, đặc biệt là chính sách thành lập nên Ngân hàng Chính sách xã hội. NHCSXH chính là một trong những kênh dẫn vốn quan trọng và hiệu quả của Nhà nước đến tận tay các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Hộ nghèo với nguồn vốn được hỗ trợ từ Ngân hàng Chính sách xã hội đầu tư mua nguyên vật liệu, con giống, thức ăn gia súc, cải tạo cơ sở vật


chất… tham gia vào uá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá dần dần cải thiện cuộc sống và vươn lên thoát nghèo.

Cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo giúp hộ nghèo tiếp cận được với nguồn vốn rẻ, tránh tình trạng vay nặng lãi. Những hộ nghèo không có tài sản và vốn để có thể tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh họ bắt buộc phải vay vốn trên thị trường với lãi suất cao, chi phí lớn dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp, lợi nhuận không đủ bù đắp chi phí nợ nần chồng chất, đã nghèo lại càng nghèo. Việc cho vay vốn ưu đãi hộ nghèo bằng nguồn vốn của Chính phủ đã tạo điền kiện cho hộ nghèo được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi đẩy lùi tình trạng cho vay nặng lãi. Các hộ nghèo thực sự trở thành chủ thể tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, bình đẳng đối với các đối tượng khách hàng khác trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Nhiều hộ gia đình nhờ nguồn vốn vay ưu đãi của ngân hàng đã thoát nghèo và làm giàu bằng chính các sản phẩm nông nghiệp trên uê hương mình. Đời sống vật chất và tinh thần của hộ nghèo được cải thiện, bộ mặt xã hội từng bước được đổi mới theo hướng văn minh, hiện đại.

- Cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo tạo cơ hội cho hộ nghèo được tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Cung ứng vốn cho hộ nghèo theo chương trình chỉ định, với mục tiêu đầu tư cho sản xuất kinh doanh thông qua kênh tín dụng cho vay có hoàn trả cả gốc và lãi đã buộc người vay phải tính toán sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, và sản xuất cho ai, tự chọn lựa những phương án đầu tư tốt nhất để sử dụng đồng vốn có hiệu quả. Vì thế, hộ nghèo phải nghiên cứu, áp dụng khoa học kỹ thuật của thời đại vào trong sản xuất kinh doanh đồng thời tìm ra biện pháp quản lý nguồn vốn phù hợp nhất. Cho vay ưu đãi giúp hộ nghèo năng động và sáng tạo hơn trong lao động sản xuất, tích luỹ được kinh nghiệm trong công tác quản lý kinh tế.

Nguồn vốn ưu đãi giúp các hộ nghèo thiếu vốn sản xuất, kinh doanh sống trong nền kinh tế “tự cung tự cấp” tham gia vào nền kinh tế thị trường và trở thành một trong những thành phần kinh tế quan trọng đó là thành phần kinh tế hộ gia


đình, kinh tế cá thể… đóng góp một phần vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước.

* Đối với NHCSXH

Đảm bảo chất lượng các khoản cho vay đối với ngân hàng đã là một nhu cầu cấp thiết. Đặc biệt đối với Ngân hàng Chính sách xã hội là một đơn vị phục vụ các đối tượng chính sách xã hội, mục tiêu hàng đầu là xóa đói giảm nghèo và bảo toàn vốn của Nhà nước. Vì thế mà, cho vay đối với hộ nghèo là một nội dung quan trọng nhất trong hoạt động của các NHCSXH.

Cho vay đối với người nghèo được thể hiện ở một số điểm: cho vay đúng uy trình, cho vay đúng đối tượng, thu hồi nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn thỏa thuận trong hợp đồng vay vốn và đặc biệt là bảo toàn được nguồn vốn cho vay.

1.2. Nội dung nghiên cứu về chất lượng cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH


1.2.1. Khái niệm chất lượng cho vay đối với hộ nghèo


Theo Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học, năm 2010: Chất lượng (danh từ): Cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc.

Với hai cách hiểu này thì chất lượng là tất cả những gì mà bản thân con người, sự vật hiện tượng có tạo nên nét riêng đặc trưng cho con người, sự vật hiện tượng đó.

Thứ hai: Theo Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Lân, chất lượng (danh từ): Giá trị về mặt lợi ích phục vụ đời sống.

- Tổ chức American Society for Quality (ASQ) đã định nghĩa: Chất lượng là tổng hợp những đặc tính và đặc điểm của một sản phẩm hay dịch vụ có khả năng làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

Thứ ba: Theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008: của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế: Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu.


Với cách hiểu này thì chất lượng là các đặc điểm riêng biệt của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của các bên có liên uan đến nó. Các bên liên quan ở đây có thể là:

- Nhà nước vì: Nhà nước là chủ thể quản lý xã hội trong đó có việc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa được sản xuất, tiêu thụ trên thị trường của nước đó mà các yêu cầu đó được phản ánh qua pháp luật;

- Nhà sản xuất vì: đó là người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm đó, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và trước xã hội về chất lượng của sản phẩm, hàng hóa đó;

- Người tiêu dùng (khách hàng) vì: đây là người trực tiếp bỏ tiền ra để mua sản phẩm, hàng hóa đó.

Trong phạm vi luận văn này, tác giả tiếp cận khái niệm chất lượng theo cách hiểu này.

Chất lượng tín cho vay là vấn đề mà tất cả các ngân hàng phải quan tâm. Rủi ro cho vay nếu xảy ra sẽ tác động xấu đến uy tín của ngân hàng và nguy cơ ngân hàng hoạt động kém hiệu quả trong tương lai là điều khó tránh khỏi, thậm chí có khi đe doạ cả đến sự tồn tại của ngân hàng. Chính vì thế, chất lượng cho vay là một trong những yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của NHCSXH. Tuy nhiên để đưa ra một khái niệm đúng về chất lượng cho vay không phải là dễ, đứng trên mỗi góc độ khác nhau sẽ có những uan điểm khác nhau về chất lượng cho vay. Đối với các nhà kinh tế thì chất lượng là “sự phù hợp với mục đích sử dụng”, là một trình độ được dự kiến trước về độ đồng đều và sự tin cậy với chi phí thấp nhất và phù hợp với thị trường hoặc chất lượng là năng lực của một sản phẩm hoặc một dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của người sử dụng.

Chất lượng tín dụng hộ nghèo trước tiên là sự đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động của Ngân hàng, được thể hiện ở một số chỉ tiêu như: dư nợ cho vay hộ nghèo của ngân hàng tăng trưởng nhanh, tỷ lệ nợ quá hạn giảm dần và đạt mức an toàn. Chất lượng cho vay còn thể hiện ở khả năng thu hồi đầy đủ, đúng hạn nợ gốc và lãi theo đúng thỏa thuận, hiệu quả và khả năng thu hồi nợ càng lớn thì chất lượng cho vay càng cao.


Chất lượng cho vay hộ nghèo còn là sự đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng như lãi suất hợp lý, thủ tục đơn giản nhưng vẫn đảm bảo đúng nguyên tắc và uy định của cho vay.

Chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo là một mối quan tâm lớn đối với ngân hàng để đánh giá được đúng chất lượng cho vay đối với hộ nghèo, cần phải xem xét trên nhiều góc độ khác nhau»

Đối với ngân hàng: Chất lượng hoạt động cho vay đối với hộ nghèo được thể hiện ở một số điểm: cho vay đúng uy trình, cho vay đúng đối tượng, thu hồi nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn thỏa thuận trong hợp đồng vay vốn và đặc biệt là bảo toàn được nguồn vốn cho vay.

Đối với hộ nghèo: Hộ nghèo là đối tượng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ cho vay. Vốn vay ưu đãi là nguồn tài trợ quan trọng đối với mỗi hộ gia đình trong uá trình sản xuất kinh doanh, mục tiêu của hộ nghèo là phải tối đa hoá giá trị tài sản của mình hay nói cụ thể hơn là tối đa hoá giá trị sử dụng của khoản vốn vay. Vì thế với hộ nghèo để đánh giá chất lượng cho vay của ngân hàng điều mà hộ nghèo uan tâm đầu tiên là lãi suất, kỳ hạn, số tiền được vay, quy trình cho vay, phương thức giải ngân và phương thức thu nợ của khoản vay mà ngân hàng cung cấp có thoả mãn nhu cầu của hộ nghèohay không, làm sao để các thủ tục được giải quyết một cách nhanh gọn, tiết kiệm thời gian và chi phí hợp lý. Nếu tất cả các yếu tố này đều đáp ứng được nhu cầu của hộ nghèo thì cho vay được coi là có chất lượng tốt và ngược lại.

Như vậy, đứng trên uan điểm của người vay vốn thì đối với hộ nghèo chất lượng cho vay là: Sự thỏa mãn nhu cầu của hộ nghèo về khoản cho vay trên các phương diện lãi suất, quy mô, thời hạn, phương thức giải ngân, phương thức thu nợ,

uy trình cho vay…

Đối với Nhà nước: Chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo thể hiện ở số hộ nghèo được vay vốn và số hộ thoát nghèo là bao nhiêu? Có đảm bảo đúng tiến độ

uá trình xóa đói giảm nghèo của Chính phủ đặt ra?


Tóm lại, chất lượng cho vay đối với hộ nghèo là mức độ cho vay đáp ứng nhu cầu củahộ nghèo, đảm bảo quy trình cho vay đúng đối tượng cho vay, thủ tục đơn giản thuận tiện nhằm giúp các hộ tiếp cận nguồn vốn ưu đãi một cách nhanh nhất, giúp họ sử dụng vốn vay hiệu quả, đầu tư sử dụng đúng mục đích, nâng cao đời sống, vươn lên thoát nghèo.

1.2.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng cho vay đối với hộ nghèo


1.2.2.1.Các tiêu chí định lượng

(1) Doanh số cho vay và tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay hộ nghèo

Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh về hoạt động cho vay trong một thời gian dài, chỉ tiêu này cho thấy được khả năng hoạt động cho vay của ngân hàng qua các năm. Do đó nếu kết hợp doanh số cho vay của các thời kỳ liên tiếp thì có thể thấy được xu hướng hoạt động cho vay của ngân hàng.


Tốc độ tăng trưởng

cho vay

Doanh số cho vay kỳ báo cáo

=

× 100

Doanh số cho vay kỳ trước


Chỉ tiêu doanh số cho vay hộ nghèo là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng cho vay. Nếu chỉ tiêu doanh số cho vay cao thì chứng tỏ hoạt động cho vay của ngân hàng đã tăng lên về số lượng. Tuy nhiên để đánh giá chính xác hơn về quy mô hoạt động cho vay trong từng thời kỳ cần phải xét đến tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay.

(2) Tổng dư nợ và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay hộ nghèo:

Chỉ tiêu này c ng tương tự như chỉ tiêu doanh số cho vay hộ nghèo, tuy nhiên nó là chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền cấp cho nền kinh tế tại một thời điểm nhất định. Tổng dư nợ bao gồm: cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.


Tốc độ tăng trưởng

dư nợ

Dư nợ cho vay kỳ báo cáo

=

× 100

Dư nợ cho vay kỳ trước

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 13/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí