Kinh Nghiệm Về Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Của Một Số Chi Nhánh Ngân Hàng Thương Mại Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Ngân Hàng Tmcp


hàng cá nhân lớn và chiếm tỷ trọng khá cao tuy nhiên có những lúc nhu cầu đầu tư của các khách hàng cá nhân không cao, chẳng hạn trong giai đoạn hoạt động kinh doanh gặp khó khăn các cá nhân thường có xu hướng thu hẹp sản xuất. Trong trường hợp đó nhu cầu vốn trung và dài hạn của các cá nhân sẽ không cao và do đó ngân hàng sẽ gặp khó khăn nếu muốn mở rộng tín dụng.

- Sự trung thực của khách hàng: Sự trung thực của khách hàng ảnh hưởng lớn tới chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nếu các cá nhân vay vốn Ngân hàng không cung cấp các số liệu trung thực, vi phạm chế độ kế toán thống kê đã được ban hành thì sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, cũng như việc quản lý vốn vay của khách hàng để qua đó có thể đưa ra quyết định cho vay đúng đắn. Nếu khách hàng sử dụng vốn vay ngân hàng không đúng đối tượng kinh doanh, không đúng với phương án, mục dích khi xin vay thì sẽ không trả được nợ đúng hạn.

1.4. Kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân của một số chi nhánh ngân hàng thương mại và bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bắc Ninh

1.4.1. Kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân của một số chi nhánh ngân hàng thương mại

1.4.1.1. Kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Chương Dương

Một trong những Chi nhánh của Vietcombank có hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng được đánh giá cao hiện nay là Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Chương Dương. Trong giai đoạn nghiên cứu 2018 - 2020, với những nỗ lực, cố gắng của mình Vietcombank – CN Chương Dương đã đạt được những thành tích nổi bật trong quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân: Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay KHCN luôn duy trì dưới 0,3%; nợ quá hạn dưới 0,85%. Theo báo cáo tổng kết năm 2020 của Chi nhánh, để có được những kết quả đó là nhờ những biện pháp mạnh và kịp thời trong công tác Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân. Cụ thể các biện pháp như sau:


- Thứ nhất, kiên quyết chỉ đạo không cho gia hạn nợ đối với những khách hàng cá nhân không đủ điều kiện.

- Thứ hai, thực hiện bán nợ nhằm giảm bớt chi phí do tình trạng nợ kéo dài đối với những khoản nợ xấu tồn đọng chưa xử lý được do tài sản đảm bảo khó phát mại

- Thứ ba, coi trọng trình độ chuyên môn: Chi nhánh thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo cho các cán bộ tín dụng cũng như cán bộ thẩm định.

- Thứ tư, là tốt ngay từ đầu: Quan tâm đến việc lựa chọn khách hàng cá nhân, các Khách hàng không minh bạch, đánh giá nguồn trả nợ yếu kém, thiếu điều kiện tín dụng đều dừng cấp tín dụng hoặc rút dần dư nợ.

- Thứ năm, tuân thủ chặt chẽ việc trích lập dự phòng RRTD bao gồm cả dự phòng chung và dự phòng riêng cho từng nhóm nợ theo quy định của NHNN.

1.4.1.2. Kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Quận 7

Nếu Vietcombank – CN Chương Dương là một trong những Chi nhánh quản trị rủi ro tốt nhất của Vietcombank thì tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Chi nhánh Vietinbank - Quận 7, TP. Hồ Chí Minh là đơn vị thành công trong quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân, dư nợ tín dụng trong cho vay KHCN tại Chi nhánh giai đoạn 2018 – 2020 luôn duy trì tăng trưởng dương. Năm 2020, dự nợ cho vay khách hàng cá nhân đạt 689 tỷ đồng những tỷ lệ nợ xấu luôn được duy trì ở mức 0,35%. Các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân đang được Chi nhánh áp dụng như sau:

- Thứ nhất, đối với những khách hàng cá nhân vay vốn sai mục đích, thiếu phương án sản xuất khả thi …Chi nhánh kiên quyết không cơ cấu lại nợ mà thực hiện chuyển nhóm nợ theo đúng thực trạng của khách hàng cá nhân đó.

- Thứ hai, đối với các khoản vay có tài sản đảm bảo, được phép thu hồi tài sản đảm bảo với giá trị không thấp hơn 70% so với dư nợ gốc được đảm bảo bằng tài sản.


dụng

- Thứ ba, Chi nhánh tập trung nâng cao chất lượng phân tích và thẩm định tín


- Thứ tư, Giám sát các khoản nợ sau giải ngân, sử dụng vốn vay theo cam kết

- Thứ năm, Tuân thủ chính sách tín dụng hợp lý dựa trên nền tảng là các quy

định của NHNN và các văn bản hướng dẫn của hệ thống và các chỉ tiêu đánh giá đã được xây dựng trong hệ thống.


1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bắc Ninh‌

Từ những kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Chương Dương và Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Quận 7, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm HDBank – Chi nhánh Bắc Ninh như sau:

Thứ nhất, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng: Chi nhánh thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo cho các cán bộ tín dụng cũng như cán bộ thẩm định nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng trong ngân hàng.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác thẩm định, tiếp nhận và phân tích khách hàng từ nhiều nguồn thông tin khác nhau để có thể nhận định đầy đủ chính xác về khách hàng vay vốn. Phải chú trọng công tác thẩm định dự án, phương án nói chung và thẩm định tài chính của phương án và khách hàng nói riêng. Kịp thời nắm bắt thông tin và ứng phó trước những tình huống bất lợi xảy ra cho ngân hàng.

Thứ ba, có biện pháp kiểm soát và xử lý rủi ro đối với từng trường hợp cụ thể:

Tuân thủ chặt chẽ việc trích lập dự phòng RRTD bao gồm cả dự phòng chung và dự phòng riêng cho từng nhóm nợ theo quy định của NHNN.

Đối với những khách hàng cá nhân vay vốn sai mục đích, thiếu phương án sản xuất khả thi …Chi nhánh kiên quyết không cơ cấu lại nợ mà thực hiện chuyển nhóm nợ theo đúng thực trạng của khách hàng cá nhân đó. Đồng thời, kiên quyết chỉ đạo không cho gia hạn nợ đối với những khách hàng cá nhân không đủ điều kiện.

Thực hiện bán nợ nhằm giảm bớt chi phí do tình trạng nợ kéo dài đối với những khoản nợ xấu tồn đọng chưa xử lý được do tài sản đảm bảo khó phát mại

Thứ tư, Tuân thủ chính sách tín dụng hợp lý dựa trên nền tảng là các quy định của NHNN và các văn bản hướng dẫn của hệ thống và các chỉ tiêu đánh giá đã được xây dựng trong hệ thống.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – CHI NHÁNH BẮC NINH

2.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bắc Ninh

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

i. Quá trình thành lập Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

Theo quyết định số 47/QĐ-UB do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 11/02/1989, ngày 04/01/1990, Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập, là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên của cả nước với vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng. Tên tiếng Anh là Ho Chi Minh City Development Joint Stock Commercial Bank, tên viết tắt là HDBank.

HDBank có địa chỉ trụ sở chính tại: 25Bis Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam; có người đại diện theo pháp luật là Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Ngày 19/9/2011, Thống đốc NHNN ban hành Quyết định số 2096/QĐ-NHNN chấp thuận đổi tên Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Thành phố Hồ Chí Minh thành Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.

ii. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bắc Ninh

Gắn với sự trưởng thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Bắc Ninh được thành lập vào ngày 23/08/2011.

Tên chính thức: Ngân hàng TMCP Phát Triển Thành phố Hồ Chí Minh Chi nhánh Bắc Ninh (tên viết tắt: HDBank Bắc Ninh)

Tên giao dịch: HDBank - CN Bắc Ninh Mã số thuế: 0300608092-044


Địa chỉ: Tầng 1, tầng lửng tòa nhà số 10 phố Nguyễn Đăng Đạo, Phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh

Điện thoại: 0222 3875 191

Fax: 0222 3875 393

Website: https://www.HDBank.com.vn

iii. Các hoạt động kinh doanh chính của Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bắc Ninh

Như những NHTM khác, HDBank - CN Bắc Ninh cũng hoạt động trên các lĩnh vực tín dụng, lĩnh vực thanh toán, chuyển đổi tiền tệ và các dịch vụ khác. HDBank - CN Bắc Ninh thực hiện hoạch toán độc lập, tự chủ về tài chính và có các nghiệp vụ chủ yếu sau:

- Nghiệp vụ huy động vốn

Ngân hàng nhận tiền gửi vào tài khoản tiết kiệm đồng Việt Nam và ngoại tệ từ cá nhân hay tổ chức kinh tế; phát hành các chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn. Ngân hàng có thể vay vốn từ NHNN hoặc các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước để gia tăng nguồn vốn.

- Nghiệp vụ cho vay

Cung cấp vốn cho các khách hàng có nhu cầu, vốn vay có thể là ngắn, trung và dài hạn nội tệ hoặc ngoại tệ; chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá; bão lãnh và tái bảo lãnh; cho thuê tài sản, cho thuê tài chính, cho vay bất động sản, cho vay thấu chi và nhiều hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng.

- Nghiệp vụ thanh toán và ngân quỹ

Mở tài khoản, cung cấp các phương tiện thanh toán cho hoạt động xuất nhập khẩu. Chuyển tiền trong nước và ngoài nước; thực hiện thanh toán quốc tế; thực hiện việc thu hộ chi hộ; thu đổi ngoại tệ, đổi séc du lịch; thực hiện dịch vụ hối đoái; dịch vụ E - banking, Home Banking, HDB - SMS Banking, HDB – iBanking, HDB

- Mobile Banking, HDB Money.

- Nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng

Phát hành loại thẻ nội địa ATM - Connect 24. Các loại thẻ quốc tế HDBank – Visa Card, HDBank - American Express, HDBank – Master Card. Làm đại lý thanh toán các loại thẻ tín dụng quốc tế như: Visa, JBC, Master, American Express, Diners Club…


2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động

Cơ cấu tổ chức của một đơn vị kinh doanh luôn giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của đơn vị đó. Nếu một doanh nghiệp có cơ cấu bộ máy tổ chức hợp lý thì sẽ tạo ra một môi trường làm việc hiện đại, khoa học, năng động và mang lại hiệu quả hoạt động cũng như kết quả kinh doanh cao. Ngược lại, một cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý chồng chéo, thiếu logic sẽ gây ra nhiều cản trở cho hoạt động kinh doanh của đơn vị đó. Cơ cấu bộ máy quản lý của HDBank - CN Bắc Ninh được tổ chức theo mô hình trực tuyến - chức năng, vừa đảm bảo tính linh hoạt, vừa tiết kiệm được thời gian trong công tác điều hành hoạt động đồng thời mang lại hiệu quả kinh doanh cao.

Giám đốc

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của HDBank CN Bắc Ninh được biểu diễn cụ 1

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của HDBank - CN Bắc Ninh được biểu diễn cụ thể trong sơ đồ dưới đây:


Phó giám đốc

Phó giám đốc


Phòng tổ chức hành chính

Các phòng giao dịch

Phòng quan hệ KHDN

Phòng quan hệ KHCN

Phòng quản lý rủi ro tín dụng

Phòng kế hoạch tổng hợp

Phòng tài chính kế toán

Phòng tiện tệ kho quỹ

Phòng quản trị tín dụng

Phòng dịch vụ khách hàng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bắc Ninh - 6



Quan hệ trực tiếp


Quan hệ chức năng

Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của HDBANK Chi nhánh Bắc Ninh

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính HDBANK Chi nhánh Bắc Ninh


Giám đốc: Với vai trò chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Chi nhánh, Giám đốc trực tiếp phụ trách khối quản trị rủi ro và phòng kế hoạch tổng hợp, tài chính kế toán; trưởng ban định giá cầm cố tài sản, ban xử lý nợ xấu. Đồng thời giám đốc chính là chủ tịch hội đồng tín dụng, hội đồng xử lý nợ, hội đồng nâng lương, hội đồng thi đua khen thưởng của chi nhánh…

Phó Giám đốc 1: Là người trực tiếp chỉ đạo, điều hành và phụ trách khối quan hệ khách hàng và khối trực thuộc gồm các phòng: Phòng quan hệ KHCN, KHDN, các phòng giao dịch và tổ chức hành chính.

Phó Giám đốc 2: Là người trực tiếp chỉ đạo, điều hành và phụ trách khối tác nghiệp và quản lý nội bộ gồm phòng quản trị tín dụng, phòng dịch vụ khách hàng, phòng tiền tệ kho quỹ và phòng tài chính kế toán.

Phòng Tổ chức – Hành chính: Tham mưu, đề xuất với Giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức - nhân sự và phát triển nguồn nhân lực; thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến người lao động; thực hiện công tác hành chính, lễ tân, văn thư, đảm bảo cơ sở vật chất…

Phòng Quan hệ Khách hàng doanh nghiệp: Nhiệm vụ chính đó là tiếp thị và phát triển quan hệ KHDN, thực hiện công tác tín dụng bán buôn, công tác tài trợ dự án, nhiệm vụ tài trợ thương mại xuất nhập khẩu.

Phòng Quan hệ Khách hàng cá nhân: Nhiệm vụ chính đó là tiếp thị và phát triển quan hệ KHCN, thực hiện công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ, công tác tín dụng bán lẻ.

Phòng Quản lý rủi ro tín dụng: Đề xuất những chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng; quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của chi nhánh; phân loại nợ và trích lập rủi ro; tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tự kiểm tra, KSNB; thực hiện các báo cáo về công tác tín dụng và chất lượng tín dụng của chi nhánh; xây dựng, quản lý dữ liệu thông tin về rủi ro tác nghiệp tại chi nhánh.

Phòng Quản trị tín dụng: Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, theo quy trình của HDBANK và của chi


nhánh. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của phòng; giám sát khách hàng tuân thủ các điều kiện của HĐTD.

Phòng Dịch vụ khách hàng: Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng. Thực hiện giải ngân vốn vay cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ giải ngân được phê duyệt; thực hiện thu nợ, thu lãi theo yêu cầu của phòng quản trị tín dụng; thực hiện công tác thanh toán quốc tế.

Phòng Tiền tệ kho quỹ: Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất nhập quỹ; tham mưu về các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ; phát triển các dịch vụ về kho quỹ và thực hiện đúng quy chế, quy trình quản lý kho quỹ.

Phòng Kế hoạch - Tổng hợp: Thu thập tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của địa phương, về đối tác, đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng đến hoạt động của chi nhánh. Xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh; tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn; tổ chức vận hành hệ thống công nghệ thông tin; quản lý kho dữ liệu thuộc phạm vi của chi nhánh.

Phòng Tài chính - Kế toán: Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp và chế độ báo cáo kế toán. Theo dõi quản lý tài sản, vốn, quỹ của chi nhánh theo đúng quy định của Nhà nước và ngân hàng. Tham mưu với Giám đốc Chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính, kế toán; xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính; tiết kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế độ.

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2018-2020

2.1.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh

Trong giai đoạn nghiên cứu 2018 - 2020, HDBank – CN Bắc Ninh không ngừng phấn đấu và luôn hoàn thành tốt kế hoạch được giao.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 14/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí