Theo nguyên nhân khách quan hay chủ quan
- Rủi ro
ận trong hợp đồng tín dụng.
- Rủi ro chủ quan: Do nguyên nhân thuộc về chủ quan khách hàng và ngân hàng vì vô tình hay cố ý làm thất thoát vốn hay những lý do chủ quan khác.
Theo giai đoạn phát sinh rủi ro
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý rủi ro tín dụng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á - Chi nhánh Quảng Ninh - 1
- Quản lý rủi ro tín dụng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á - Chi nhánh Quảng Ninh - 2
- Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Của Ngân Hàng Thương Mại
- Quy Trình Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân
- Tỷ Trọng Các Tiêu Chí Đánh Giá Trong Mô Hình Điểm Số Tín Dụng Fico
- Thực Trạng Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Tmcp Nam Á - Chi Nhánh Quảng Ninh
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
- Rủi ro trước khi cho vay: Rủi ro xảy ra trong khâu lập hồ sơ và phân tích tín dụng, nhận biết thông tin khách hàng, đánh giá sơ bộ khoản vay dẫn đến quyết định cho vay các khách hàng không đủ điều kiện và không đủ khả năng trả nợ trong tương lai.
- Rủi ro trong khi cho vay: Rủi ro xảy ra trong quy trình giải ngân. Các nguyên nhân gồm: sai sót trong quá trình giải ngân, giải ngân không đúng tiến độ, không cập nhật thông tin khách hàng thường xuyên, không dự báo được rủi ro tiềm năng.
- Rủi ro sau khi cho vay: Rủi ro xảy ra khi ngân hàng không nắm được tìn
trả nợ của khách hàng.
1.1.2.3. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân Thứ nhất, Nhóm nguyên nhân khách quan
- Môi trường vĩ mô: các yếu tố vĩ mô tác động đến hoạt dộng kinh doanh của ngân hàng và khách hàng
ự kiểm soát của doanh nghiệp và ngành, nhưng có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của khách hàng. Bao gồm:
+ Môi trường chính trị và pháp luật (Political): sự thay đổi thể chế, luật pháp, bất ổn chính trị,… có thể đe dọa đến sự tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Ngoài luật pháp trung ương, các doanh nghiệp và cá nhân còn phải tuân theo luật pháp của khu vực. Đối với các doanh nghiệp và cá nhân hoạt động trên bình diện
quốc tế, họ còn phải hiểu biết luật pháp quốc tế, luật lệ địa phương, sự ổn định của nền chính trị ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ như thế nào.
+ Môi trường kinh tế (Economics): môi trường kinh tế không những có ý nghĩa đối với các khách hàng mà còn đối với ngân hàng cho vay. Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng gồm: tính chu kỳ của nền kinh tế; các biến số vĩ mô như lãi suất, lạm phát, tỷ giá; các chính sách của chính phủ như tiền lương, đầu tư công, các hướng ưu tiên đầu tư, miễn giảm thuế, trợ cấp…
+ Môi trường văn hóa và xã hội (Sociocultural): đặc điểm giá trị văn hóa – xã hội của các nhóm khách hàng khác nhau như tuổi thọ trung bình, tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, thu nhập bình quân, trình độ dân trí… tác động đến định vị sản phẩm/dịch vụ, phân khúc khách hàng mà các doanh nghiệp, nhà sản xuất cung cấp, qua đó tác động đến sự thành công hay thất bại của khách hàng vay vốn.
+ Môi trường công nghệ (Technological): công nghệ đã và đang là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân. Ứng dụng và nắm bắt được xu hướng phát triển của công nghệ là một trong những yếu tố then chốt để tồn tại và phát triển.
- Môi trường vi mô: Đây là môi trường ngành tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn khi gặp các rủi ro:
+ Từ phía nhà cung cấp: không giao hàng, giao hàng chậm, giao hàng kém chất lượng, không thực hiện bảo hành bảo trì như thỏa thuận, không cung cấp hàng phụ ế…
+ Từ phía khách hàng mua: hủy đơn đặt hàng trong khi hàng hóa đã được sản xuất, nhận hàng nhưng không thanh toán, thanh toán chậm, dây dưa, quỵt nợ…
+ Từ phía tài sản bảo đảm: tài sản bảo đảm khó định giá, tính khả mại thấp, biến đổi theo chiều hướng bất lợi hoặc thay đổi hiện trạng, phát sinh tranh chấp về pháp lý.
Thứ hai, Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng cho vay
Chính sách tín dụng của ngân hàng không hiệu ợp với nền kinh tế, quy chế tín dụng không chặt chẽ để khách hàng lợi dụng chiếm đoạt vốn của ngân hàng.
Cán bộ tín dụng không chấp hành đúng quy trình tín dụng như: không đánh giá đầy đủ chính xác khách hàng trước khi cho vay, cho vay khống, thiếu tài sản bảo đảm, cho vay vượt tỷ lệ cho vay trên tài sản, không kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay của khách hàng và kiểm soát sau vay, thông đồng với khách hàng lập hồ sơ giả mạo, nhận quà biếu hay nhận hối lộ của khách hàng.
Do áp lực cạnh tranh nên ngân hàng đã nới lỏng các điều kiện tín dụng để thu hút khách hàng. Ngoài ra, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng yế ẫn đến việc đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng không chính xác, đánh giá sai khả năng trả nợ của khách hàng.
1.1.2.4. Hậu quả của rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân Thứ nhất, Đối với nền kinh tế
Rủi ro tín dụng có thể khiến ngân hàng dè dặt trong việc huy động và cung ứng vốn cho nền kinh tế, làm cho sản xuất bị đình trệ, tăng trưởng kinh tế chậm lại, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp gia tăng, chất lượng cuộc sống giảm sút.
Hoạt động kinh doanh ngân hàng mang tính hệ thống, có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều chủ thể trong toàn bộ nền kinh tế, do đó, rủi ro tín dụng có thể gây hậu quả với toàn bộ hệ thống tài chính quốc gia.
Thứ hai, Đối với ngân hàng
Do không thu hồi được nợ (gốc, lãi và các loại phí) làm cho nguồn vốn ngân hàng bị thất thoát, trong khi ngân hàng vẫn phải chi trả tiền lãi cho nguồn vốn hoạt động, làm cho lợi nhuận bị giảm sút, thậm chí nếu trầm trọng hơn có thể bị phá sản.
Nếu một ngân hàng có kết quả hoạt động xấu, thậm chí mất khả năng thanh toán và phá sản thì sẽ có những tác động dây chuyền ảnh hưởng xấu đến các ngân hàng và các bộ phận kinh tế khác. Nếu không có sự can thiệp kịp thời của Ngân hàng nhà nước (NHNN) và Chính phủ thì tâm lý sợ mất tiền sẽ lây lan đến toàn bộ
người gửi tiền và họ sẽ đồng loạt rút tiền tại các ngân hàng làm cho
ạng mất khả năng thanh toán.
1.2. Phân định nội dung quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại
1.2.1. Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân
Đối với các NHTM, trong hoạt động kinh doanh luôn phải chú ý đến hoạt động quản lý rủi ro. Quản lý rủi ro (QLRR) là trung tâm của hoạt động quản lý điều hành NHTM.
Theo ủy ban Basel (2014) thì: “Quản lý rủi ro tín dụng là việc thiết lập cơ chế nhận biết, đo lường, quản lý và kiểm soát được các rủi ro hiện tại và rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng một cách đầy đủ, nhằm tối đa hóa lợi nhuận được điều chỉnh theo yếu tố rủi ro bằng cách duy trì mức độ rủi ro tín dụng trong phạm vi chấp nhận được”.
Kiểm soát rủi ro ở mức có thể chấp nhận được là việc NHTM tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong kinh doanh tín ụng, giảm ắp rủi ro, đạt được hiệu quả trong kinh doanh tín dụng cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Quản lý rủi ro tín dụng được hiểu là quá trình nhận dạng, phân tích nhân tố rủi ro, đo lường mức độ rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn triển khai các biện pháp và quản lý các hoạt động tín dụng nhằm hạn chế và loại trừ rủi ro trong quá trình cấp tín dụng. Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập như hiện nay, một trong những vấn đề đặt ra cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại là khả năng quản lý rủi ro, đặc biệt là RRTD một cách toàn diện và hệ thống. Phòng ngừa hạn chế RRTD là vấn đề khó khăn, phức tạp bởi RRTD thường khó kiểm soát và dẫn đến những thiệt hại, thất thoát về vốn và thu nhập của ngân hàng.
Ngoài ra, quản lý rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được mục tiêu an toàn, phát triển bền vững, tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ xấu, nợ quá hạn trong kinh doanh tín dụng từ đó gia tăng doanh thu, giảm
chi phí và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kinh doanh trong cả ngắn hạn và dài hạn của ngân hàng thương mại.
Quản lý rủi ro tín dụng là một tập con của quản trị rủi ro tín dụng, trong đó có liên quan đến các khía cạnh kỹ thuật và các hoạt động của ngân hàng. Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập như hiện nay, một trong những vấn đề đặt ra cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại là khả năng quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng một cách toàn diện và hệ thống. Phòng ngừa hạn chế RRTD là vấn đề khó khăn, phức tạp. RRTD thường khó kiểm soát và dẫn đến những thiệt hại, thất thoát về vốn và thu nhập của ngân hàng. Hoạt động phòng ngừa hạn chế RRTD được thực hiện tốt sẽ đem lại những lợi ích cho ngân hàng như: (i) Giảm chi phí, nâng cao được thu nhập, bảo toàn vốn cho NHTM; (ii) Tạo niềm tin cho khách hàng gửi tiền và nhà đầu tư; (iii) Tạo tiền đề để mở rộng thị trường và tăng uy tín, vị thế, hình ảnh, thị phần cho ngân hàng. Quản trị rủi ro tín dụng là tiến trình của nhà quản trị bao gồm nhận dạng, đánh giá mức độ rủi ro tiềm ẩn mà ngân hàng phải đối mặt đồng thời lựa chọn và thực thi những biện pháp/công cụ thích hợp nhằm đối phó với rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHTM.
Như vậy, Quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN là quá trình các ngân hàng tiến hành hoạch định, tổ chức triển khai thực hiện và giám sát kiểm tra toàn bộ hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng cá nhân nhằm tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng với mức rủi ro có thể chấp nhận.
1.2.2. Nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân
Ủy ban Basel (2014) đã ban hành các nguyên tắc trong quản lý rủi ro tín dụng, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng. Các nguyên tắc này tập trung vào các nội dung cơ bản sau đây:
Thứ nhất: Ủy ban Basel yêu cầu Hội đồng quản lý phải thực hiện phê duyệt và định kỳ (ít nhất 1 năm/lần) rà soát lại các chiến lược rủi ro tín dụng, các chính sách rủi ro tín dụng. Chiến lược này cần bao hàm mức độ chấp nhận rủi ro, khả năng ứng phó dự kiến nếu có xảy ra các loại hình rủi ro tín dụng. Các ngân hàng cần xác định
và quản lý rủi ro tín dụng trong mọi sản phẩm và hoạt động dựng môi trường tín dụng thích hợp.
Thứ hai: Các ngân hàng cần xác định rõ ràng các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh (thị trường mục tiêu, đối tượng khách hàng, điều khoản, điều kiện cấp tín dụng...). Ngân hàng cần có quy trình rõ ràng trong phê duyệt tín dụng với sự tham gia của các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín ệm rạch ròi của các bộ phận tham gia, đồng thời cần phát triển độ nhân viên quản lý rủi ro tín dụng có kinh nghiệm, có kiến thứ
đưa ra các nhận định thận trọng trong việc đánh giá, phê duyệt và quản lý rủi ro tín dụng.
Thứ ba: Ngân hàng cần có hệ thống quản lý các danh mục tín dụng hiệu quả, có hệ thống giám sát đối với các điều kiện liên quan đến từng khoản tín dụng, bao hàm việc xác định quy mô thích hợp các khoản dự phòng, xây dựng và sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro. Ngân hàng cần có hệ thống thông tin và kỹ thuật phân tích giúp ban điều hành đánh giá rủi ro tín dụng cho các hoạt động trong và ngoài bảng cân đối kế toán; có hệ thống giám sát cơ cấu và chất lượng tổng thể của danh mục tín dụng.
Thứ tư: Ngân hàng cần thiết lập hệ thống đánh giá độc lập và liên tục đối với các quy trình quản lý rủi ro tín dụng và các kết quả đánh giá này cần thông báo cho Hội đồng quản lý và ban quản lý cấp cao. Quy trình cấp tín dụng cần phải được quản lý chặt chẽ, mức cho vay ẩn mực an toàn và giới hạn cho phép. Ngân hàng cần có hệ thống cảnh báo sớm đối với các khoản tín dụng có dấu hiệu xấu đi, quản lý các khoản tín dụng có vấn đề và các tình huống tương tự.
1.2.3. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân 1.2.3.1.Thiết lập chính sách quản lý rủi ro tín dụng, chiến lược quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN và xây dựng văn hoá quản lý rủi ro
* Thiết lập khung pháp lý hoạt động cho vay
Khái niệm chính sách quản lý rủi ro tín dụng
Chính sách quản lý rủi ro tín dụng là tổng thể các quy định của ngân
ngân hàng trong việc cấp tín dụng cho khách hàng. Bao gồm: điều kiện cho vay, hạn mức, lãi suất, kỳ hạn, phạm vi, các khoản tín dụng có vấn đề và các nội dung khác… Chính sách tín dụng được phản ánh thông qua các nội dung cụ thể về điều kiện cho vay, hạn mức cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất và mức đảm bảo cho mỗi khoản tín dụng. Các tiêu chuẩn điều kiện về hạn mức cho vay được quy định trong từng sản phẩm cụ thể, đối với từng khách hàng.Chính sách quản lý rủi ro tín dụng là một nội dung trong chính sách tín dụng chung của ngân hàng. Theo đó, chính sách tín dụng bao gồm hệ thống các quan điểm, chủ chương, định hướng, quy định chỉ đạo hoạt động tín dụng của ngân hàng do ban lãnh đạo ngân hàng soạn thảo, Hội đồng quản lý ngân hàng thông qua, phù hợp với chiến lược phát triển của từng ngân hàng và những quy định pháp lý hiện hành. Chính sách tín dụng của ngân hàng thường phải nhất quản và phù hợp với đặc điểm, tình hình tài chính của từng ngân hàng. Mặt khác, chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại luôn luôn hướng tới các mục tiêu lợi nhuận, an toàn và lành mạnh.
Nội dung của chính sách quản lý rủi ro tín dụng
Thứ nhất, Chính sách thẩm định tín dụng
Thẩm định tín dụng là một khâu trong quy trình cho vay, thẩm định tín dụng tốt sẽ hạn chế rủi ro tín dụng.
Khi thẩm định, đối với kết quả phân tích đánh giá rủi ro từ nguồn bên ngoài thì ngân hàng phải kiểm tra chất lượng và tính độc lập với bên được cấp tín dụng. Đối với khách hàng mới ngân hàng cần phải thẩm định uy tín của khách hàng, năng lực pháp lý, khả năng trả nợ, người có liên quan của khách hàng vay. Thông qua việc phân tích khả năng tài chính của khách hàng ngân hàng lựa chọn hình thức cấp tín dụng, đảm bảo mức rủi ro hợp lý, lợi nhuận bù đắp chi phí. Đối với tín dụng có bảo đảm tài sản thì ngân hàng phải đánh giá thẩm định khách hàng hay bên bảo lãnh thứ ba và tài sản bảo đảm là nguồn trả nợ thứ hai.
Chính sách thẩm định được thực hiện tốt theo đúng quy định của ngân hàng thì rủi to tín dụng của ngân hàng được giảm bớt.
Thứ hai, Chính sách quản lý quy trình cho vay
Quy trình cho vay gồm có có bước: Lập hồ sơ tín dụng, thẩm định tín dụng, giải ngân, giám sát tín dụng, theo dõi lịch trả nợ và lưu trữ. Chính sách quản lý tín dụng ở từng khâu như sau:
Lập hồ sơ tín dụng: ngân hàng phải có bộ phận, cá nhân chịu trách nhiệm về sự bảo đảm đầy đủ, hợp lệ theo quy định của hồ sơ tín dụng.
Giải ngân: Chỉ giải ngân theo các điều khoản đã được phê duyệt trong hợp đồng tín dụng và hồ sơ đã hoàn tất. Trường hợp ngoại lệ phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Giám sát tín dụng: Sau khi đã giải ngân thì phải giám sát thường xuyên: khách hàng sử dụng đúng mục đích theo điều khoản của hợp đồng tín dụng, xác định các dấu hiệu bất thường về khả năng trả nợ của khách hàng và định kỳ đánh giá tài sản đảm bảo.
Theo dõi lịch trả nợ: ngân hàng có bộ phận thực hiện nhắc nhở lịch trả nợ của khách hàng và trường hợp chậm trả nợ phải có báo cáo kịp thời.
Lưu trữ: Ngân hàng phải lưu trữ hồ sơ khách hàng, thông tin về lịch sử trả nợ, nghĩa vụ trả nợ để thực hiện cho lần cấp tín dụng tiếp theo.
Thứ ba, Chính sách quản lý tài sản đảm bảo
Quản lý tài sản đảm bảo là một trong những chính sách quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng. Quản lý tài sản đảm bảo phải được quản lý từ khi bắt đầu tới khi thanh lý hợp đồng bảo đảm. Nội dung quản lý tài sản bảo đảm gồm: danh sách các loại tài sản đảm bảo, phương pháp xác định giá thị trường, thu hồi, phát mại tài sản, tỷ lệ khấu trừ tài sản đảm bảo, tần suất đánh giá lại tài sản, phải ký giao dịch bảo đảm theo quy định và việc xác định giá trị phải phù hợp với quy định của pháp luật.
Quản lý tín dụng với khoản tín dụng có vấn đề và nợ xấu
Ngân hàng cần phải quản lý nợ có vấn đề nợ xấu theo quy trình.
Đối với nợ có vấn đề quy trình quản lý gồm có: (1) Cơ chế theo dõi khách hàng; (2) Có biện pháp dự kiến xử lý dự kiến và theo dõi, đánh giá tính khả thi của biện pháp xử lý; (3) Các biện pháp xử lý nhằm nâng cao khả năng trả nợ của khách