Dư Nợ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Phân Theo Kỳ Hạn


120.00


100.00


80.00


60.00


40.00


20.00


-

Năm 2018

Năm 2019

Thời gian

Năm 2020

Cho vay ngắn hạn

Cho vay trung và dài hạn

Tỷ trọng (%)

Trong giai đoạn từ năm 2018 - 2020, tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn trong tổng dư nợ của HDBank – CN Bắc Ninh luôn đạt ở mức trung bình. Chi nhánh chủ yếu đã tài trợ cho khách hàng vay tiêu dùng như mua ô tô, mua nhà, sửa nhà…ngoài ra là một số dự án cho vay mua TSCĐ của các hộ kinh doanh. Trong một số năm 2018, 2019 tỷ lệ cho vay trung dài hạn của Chi nhánh giảm nhưng không đáng kể. Một phần là do năm 2018 tuy tình hình Bất động sản ấm lên nhưng Chi nhánh thực hiện thắt chặt giải ngân hơn đối với các đối tượng khách hàng nhất định. Đến năm 2020 chi nhánh đã mở rộng hơn đối tượng cho vay trung dài hạn, một phần bởi những tác động từ dịch Covid - 19. Tỷ lệ Dư nợ trung dài hạn tăng 12,82% chủ yếu tăng ở cho vay tiêu dùng, khuyến khích cầu theo định hướng của chính phủ và của HDBank.




37.80



29.30



29.90







70.70


70.10



62.20












Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bắc Ninh - 8


Hình 2.3. Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân phân theo kỳ hạn

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh HDBank – CN Bắc Ninh giai đoạn 2018 –

2020

Dư nợ ngắn hạn trong cho vay khách hàng cá nhân của HDBank – CN Bắc Ninh luôn ở mức trên 60% tổng dư nợ. Chi nhánh chủ yếu dùng vốn từ nguồn huy động thời hạn ngắn hạn để cho vay ngắn hạn do nguồn vốn huy động của Chi nhánh chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn, chiếm khoảng 90% tổng nguồn vốn huy động. Đối tượng khách hàng cá nhân chủ yếu là khách hàng sản xuất kinh doanh: hạn mức, từng lần. Tập trung chủ yếu vào các hộ kinh doanh có quy mô dư nợ từ 1 - 2tỷ


đồng. Cơ cấu dư nợ theo thời gian của HDBank – CN Bắc Ninh được đánh giá là khá an toàn. Tuy nhiên, HDBank – CN Bắc Ninh sẽ mất đi một số cơ hội và doanh thu từ việc cho vay trung dài hạn.

ii. Cơ cấu cho vay khách hàng cá nhân phân theo mục đích vay

Bảng 2.7: Phân loại dư nợ khách hàng cá nhân theo mục đích vay tại HDBank

– CN Bắc Ninh giai đoạn 2018 – 2020

Đơn vị tính: tỷ đồng



Chỉ tiêu


Năm 2018


Năm 2019


Năm 2020

So sánh 2019/2018

So sánh 2020/2019

(+/-)

%

(+/-)

%

Tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân

124,45

129,77

143,47

5,32

4,28

13,70

10,55

I. Cho vay tiêu dùng

59,74

66,34

66,28

6,60

11,05

(0,06)

(0,09)

Cho vay mua nhà đất, nội thất gia đình …

41,81

45,11

47,72

3,30

7,88

2,61

5,79

Cho vay mua xe ô tô

17,92

21,23

18,56

3,31

18,46

(2,67)

(12,57)

II. Cho vay sản xuất kinh doanh

52,27

56,45

64,56

4,18

8,00

8,11

14,37

Ngành thương mại

41,81

50,81

59,40

8,99

21,50

8,59

16,91

Công nghiệp

4,18

3,56

2,38

(0,63)

(14,95)

(1,18)

(33,20)

Ngành khác

6,27

2,09

2,79

(4,18)

(66,70)

0,70

33,53

III. Cho vay nông nghiệp

9,96

5,19

8,61

(4,77)

(47,86)

3,42

65,83

IV. Cho vay khác (cầm cố giấy tờ, công

chức viên chức, …)


2,49


1,79


4,02


(0,70)


(28,05)


2,23


124,31

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh HDBank – CN Bắc Ninh giai đoạn 2018 – 2020; Phòng quản trị tín dụng - HDBank – CN Bắc Ninh

Xét trong giai đoạn nghiên cứu 2018 – 2020, cho vay cá nhân có rất nhiều lĩnh vực cho vay, nhưng có thể chia làm bốn lĩnh vực chính như sau: cho vay tiêu dùng, cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay nông nghiệp và cho vay khác (cầm cố giấy tờ


có giá và cán bộ công chức viên chức, …). Dư nợ cho vay cá nhân các năm qua đều tăng, sự tăng trưởng đó được chi tiết qua từng lĩnh vực như sau:

- Cho vay tiêu dùng: có rất nhiều sản phẩm nhưng tiêu biểu có cho vay tiêu dùng bao gồm cho vay mua sắm, sửa chữa nhà ở, cho vay mua sắm nội thất gia đình và cho vay mua ô tô … Nhìn chung cho vay tiêu dùng có sự gia tăng qua các năm về số lượng nhưng giảm về tỷ trọng trong tổng cơ cấu cho vay cá nhân. Năm 2018, tỷ lệ cho vay tiêu dùng là 48%. Do trong năm 2018, Chi nhánh tập trung cho vay ngắn hạn và sản xuất kinh doanh, không khuyến khích cho vay trung dài hạn và mục đích tiêu dùng. Đến năm 2019, tỷ trọng tăng 51.12%. Đây là những năm Chi nhánh thực hiện chính sách của nhà nước mở rộng cho vay KHCN lĩnh vực đời sống, tuy nhiên, đến năm 2020, khi tình hình dịch bệnh có nhiều tiến triển, hoạt động sản xuất kinh doanh bước vào giai đoạn bình thường mới đòi hòi nguồn vốn phục hồi sản xuất, vì vậy, Chi nhánh lại cơ cấu lại tập trung sang cho vay sản xuất. Trong tổng cho vay tiêu dùng, lĩnh vực cho vay mua nhà đất, nội thất chiếm tỷ trọng lớn trên 33.60% trong cơ cấu cho vay cá nhân.

Dư nợ cho vay mua xe ô tô các năm từ 2018 đến 2020 có nhiều biến động, năm 2019, khoản mục này có dư nợ là 21,23 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 14,40% trong tổng dư nợ cho vay KHCN, tăng 18.46% so với năm 2018. Năm 2020, tỷ trọng cho vay mua xe ô tô giảm chỉ còn 18,56 tỷ đồng, mức giảm 12,57% so với năm 2019, tỷ trọng chỉ chiếm 12.94% tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân, nguyên nhân được xác định do tác động từ đợt bùng dịch Covid 19 tiếp theo, nhà nước hạn chế hoạt động của dịch vụ vận tải chở người từ Bắc Ninh đi liên tỉnh.

-Về cho vay sản xuất kinh doanh: Trong cả giai đoạn, các khoản vay nhằm mục đích sản xuất kinh doanh có xu hướng gia tăng. Năm 2019, dư nợ cho vay đạt 56,45 tỷ đồng tăng 4.18 tỷ đồng, tương ứng mức tăng tỷ lệ là 8% so với năm 2018. Năm 2020, tiếp tục đà tăng trưởng dương, dư nợ đạt 64,56 tỷ đồng, tăng 14.37% so với năm 2019, tỷ trọng tăng và chiếm 45% tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh. Nguyên nhân của sự tăng trưởng nhanh trong lĩnh vực cho vay sản xuất kinh doanh qua các năm là do trong những năm này nền kinh tế Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng có sự tăng trưởng mạnh mẽ đã thúc đẩy mạnh việc


các cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh cá nhân khá phong phú nhưng đa phần tập trung ở quy mô nhỏ lẻ cần vốn để đáp ứng trong thời gian ngắn như buôn bán thương nghiệp hộ kinh doanh, buôn bán ở chợ, buôn chuyến, trồng trọt, chăn nuôi,… nên vay ngắn hạn nhằm bổ sung vốn kinh doanh trong cho tổng cho vay sản xuất kinh doanh là khá cao. Tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh, cho vay SXKD chủ yếu tập trung tại các hộ gia đình kinh doanh thương mại (chiếm gần 90%/tổng dư nợ cho vay SXKD), các ngành đặc thù khác như công nghiệp, nghư nghiệp hầu như chưa được khai thác và quan tâm đúng mức.

Để có được thành công này là do HDBank – CN Bắc Ninh nắm bắt kịp thời các nhu cầu cần thiết của khách hàng theo sự thay đổi của nền kinh tế, và áp dụng linh hoạt các chính sách tín dụng theo sản phẩm của HDBank từ đó mà phát triển các sản phẩm phù hợp như cho vay đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời ví dụ cho vay kinh doanh tại chợ, cho vay thương mại dịch vụ... là những sản phẩm đặc trưng hiện nay đang được áp dụng.

- Cho vay nông nghiệp: cho vay nông nghiệp tại HDBank – CN Bắc Ninh chiếm tỷ lệ rất thấp (chỉ từ 5-8%/tổng dư nợ cho vay KHCN). Do chính sách tín dụng của HDBank – CN Bắc Ninh chủ yếu tập trung ở nhóm mục đích tiêu dùng, sản xuất kinh doanh. Cho vay tiêu dùng đối với các cá nhân có thu nhập ổn định và uy tín, sử dụng nhiều dịch vụ (tập trung các DN lớn, bệnh viện, trường học, cơ quan HCSN) do đó đối tượng khách hàng vay phục vụ nông nghiệp HDBank – CN Bắc Ninh không đại trà mà có sự chọn lọc hơn.

- Cho vay cầm cố giấy tờ có giá: đây là mảng sản phẩm tuy chỉ chiếm một mảng nhỏ trong sản phẩm cho vay cá nhân nhưng là mảng không thể thiếu đối với ngân hàng. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do: ngày nay khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì đời sống vật chất cũng ngày một nâng cao, vì thế dẫn đến việc các cá nhân thích tích trữ của cải trong đó có những giấy tờ có giá cũng là việc tất yếu, tuy nhiên, do những thủ tục rườm rà trong các khâu thẩm định, xác định tin cậy của các loại giấy tờ nên Chi nhánh đã chủ động hạn chế cho vay theo hình thức này. Nhìn chung, cơ cấu tín dụng khách hàng cá nhân tại HDBank – CN Bắc Ninh trong những năm qua tương đối ổn định. Chủ yếu cho vay ngắn hạn, tỷ lệ cho vay


trung dài hạn chỉ chiếm 30-40% phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh, nguồn huy động vốn, đảm bảo thanh khoản tại Chi nhánh.

2.2.2.3. Chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại HDBank – CN Bắc Ninh

Xét trong tổng thể hệ thống HDBank, giai đoạn 2018 – 2020, nợ xấu và nợ quá hạn luôn là điểm nhức nhối, khi nợ xấu trong giai đoạn này tăng từ 1.36% lên 1.83% tổng dư nợ cho vay (BCTC hợp nhất quý 3/2020 của HDBank). Tại HDBank

– CN Bắc Ninh, tình hình nợ xấu, nợ quá hạn cũng đang ở mức khá cao.

Bảng 2.8. Tình hình nợ xấu, nợ quá hạn khách hàng cá nhân tại HDBank – CN Bắc Ninh giai đoạn 2018 – 2020

Chỉ tiêu

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Nợ quá hạn cho vay khách hàng cá nhân (tỷ đồng)

11,08

10,39

13,07

Nợ xấu cho vay KHCN (tỷ đồng)

2,35

2,09

2,34

Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay KHCN/tổng cho vay

khách hàng cá nhân (%)

8,9

8,01

9,11

Tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCN/ tổng cho vay khách

hàng cá nhân (%)

1,89

1,61

1,63

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh HDBank – CN Bắc Ninh giai đoạn 2018 – 2020; Phòng quản trị tín dụng - HDBank – CN Bắc Ninh

Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng không có khả năng trả nợ cho ngân hàng và không có lý do chính đáng để xin gia hạn nợ. Khi đó ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản nợ quá hạn. Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại một ngân hàng. Nếu tại một thời điểm nhất định nào đó, nợ quá hạn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ thì chất lượng tín dụng của ngân hàng kém hiệu quả. Ngược lại, nợ quá hạn càng nhỏ thì chất lượng tín dụng càng cao, hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả và an toàn. Nhìn vào bảng trên thấy được tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh không biến động nhiều, chất lượng nợ của Chi nhánh chưa được cải thiện đáng kể.


2.3. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bắc Ninh

2.3.1. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bắc Ninh

2.3.1.1. Nhận diện rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bắc Ninh

Hiện nay, tại HDBank – CN Bắc Ninh đã có phòng chuyên trách về công tác quản trị rủi ro tín dụng. Cụ thể, mọi vấn đề liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân sẽ do Phòng quản lý rủi ro tín dụng đảm nhiệm.

Hiện nay, HDBank – CN Bắc Ninh mới chỉ nhận diện rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN thông qua các dấu hiệu từ phía khách hàng. Cụ thể:

- Trước khi cho vay:

Khách hàng mong muốn vay tiền bằng mọi giá như sẵn sàng chấp nhận lãi suất cao bất thường; khách hàng không xem xét các điều khoản của hợp đồng một cách cẩn thận và chu đáo, dễ dàng chấp nhận các điều khoản Chi nhánh đưa ra cho dù nó có thể bất lợi cho người vay.

- Sau khi cấp tín dụng:

Khách hàng chậm trễ, né tránh, cản trở việc cán bộ ngân hàng kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh, kiểm tra sau vay. Các biểu hiện như không nghe điện thoại, cử người không có trách nhiệm tiếp khách, viện cớ bận, đi công tác, khất lần trong các cuộc hẹn với ngân hàng; khách hàng không cung cấp những thông tin bổ sung sau vay mà ngân hàng yêu cầu, sử dụng vốn sai mục đích, tự ý chuyển giao tài sản đảm bảo cho người khác sử dụng, cung cấp tài liệu thông tin sai sự thật, không trả nợ đầy đủ và đúng hạn theo thỏa thuận; khách hàng thường xuyên xin gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ.

Tuy nhiên hiện nay, HDBank – CN Bắc Ninh chưa xem xét các dấu hiệu rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN từ phía ngân hàng. Điều này làm tiềm ẩn nguy cơ rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN của chi nhánh lớn hơn.


Quy trình nhận diện rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN tại HDBank – CN Bắc Ninh như sau (1) Từng cán bộ tín dụng thực hiện việc thống kê các dấu hiệu rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN trong quá trình tác nghiệp, (2) Trưởng phòng kế hoạch kinh doanh tổng hợp, đánh giá toàn Chi nhánh, trình Giám đốc phê duyệt. Dấu hiệu rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN được thống kê theo số lượng phát sinh, có đưa ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

2.3.1.2. Đo lường rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bắc Ninh

Phòng quản lý rủi ro tín dụng thực hiện nhận diện rủi ro tín dụng thông qua việc xác lập một hệ thống xếp hạng đối với danh mục tín dụng của mình, nhằm đo lường rủi ro về khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân khi sử dụng sản phẩm tại HDBank – CN Bắc Ninh. Thang điểm đánh giá khách hàng cá nhân được chia thành các loại sau:

Bảng 2.9: Bảng xếp hạng khách hàng cá nhân tại HDBank – CN Bắc Ninh



Stt

Loại xếp hạng tín

dụng

Điểm số đạt

được


Phân loại nợ


Diễn giải

1

AA

Trên 60

Nợ nhóm 1

Khách hàng năng lực trả nợ rất tốt.

Rủi ro mất vốn thấp

2

A

Trên 50-

60

Nợ nhóm 2

Khách hàng năng lực trả nợ tốt.

Rủi ro mất vốn thấp

3

BB

Trên 40-

50

Nợ nhóm 3

Khách hàng năng lực trả nợ khá.

Rủi ro mất vốn trung bình

4

B

Trên 20-

40

Nợ nhóm 4

Khách hàng năng lực trả nợ khá.

Rủi ro mất vốn trung bình

5

C

Dưới 20

Nợ nhóm 5

Khách hàng lực trả nợ kém

Rủi ro mất vốn cao

Nguồn: Phòng quản lý rủi ro tín dụng - HDBank – CN Bắc Ninh


Trong từng kỳ, Phòng quản lý rủi ro tín dụng sẽ xếp hạng tối thiểu (cut off) đối với các Khách hàng được cấp tín dụng và điểm cho từng hạng mục đánh giá được tuân theo quy định của Giám đốc. Cụ thể trong gia đoạn 2018-2020, Phòng quản lý rủi ro tín dụng đã thực hiện xếp hạng Khách hàng cá nhân chi tiết như sau: Bảng 2.10: Tình hình xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân tại HDBank – CN

Bắc Ninh giai đoạn 2018 – 2020

Đơn vị tính: tỷ đồng


STT

Loại xếp hạng tín dụng

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

1

AA

118,50

126,33

132,17

2

A

4,09

2,13

8,41

3

BB

0,56

0,19

1,28

4

B

0,20

0,12

0,55

5

C

1,10

1,01

1,07

Tổng

124,45

129,77

143,47

Nguồn: Phòng quản lý rủi ro tín dụng - HDBank – CN Bắc Ninh

Dư nợ của Khách hàng xếp hạng AA năm 2019 tăng mạnh so với năm 2018, cụ thể tăng 7.83 tỷ đồng, tương ứng mức tăng tỷ lệ là 6.61% và tiếp tục tăng trong năm 2020, cụ thể mức tăng là 5.84 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 4.63% so với năm 2019. Dư nợ của Khách hàng xếp hạng A có sự biến động nhiều trong cả giai đoạn. Cụ thể, năm 2019, giá trị đạt 2,13 tỷ đồng giảm 48.02% so với năm 2018, tuy nhiên, đến năm 2020, chỉ tiêu này lại tăng 6.28 tỷ đồng, mức tăng tỷ lệ lên tới 295%. Dư nợ của Khách hàng xếp hạng BB vào năm 2019 giảm nhẹ so với năm 2018 và có sự tăng mạnh trong năm 2020, cụ thể tăng 1.08 tỷ đồng so với năm 2019. Dư nợ của Khách hàng xếp hạng B cũng có nhiều biến động trong cả giai đoạn. Năm 2019, giá trị có phần giảm 0.08 tỷ đồng so với năm 2018. Năm 2020, giá trị tăng 0.43 tỷ đồng so với năm 2019. Nhóm C, có xu hướng tăng, từ 1,10 tỷ đồng năm 2018 lên 1.07 tỷ đồng năm 2020, mức tăng tỷ lệ năm 2020 so với 2019 là 6,26%.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 14/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí