Ý Nghĩa Và Nhiệm Vụ Của Phân Tích Hiệu Quả Kinh Doanh


Thời gian một vòng quay Thời gian kỳ phân tích

của từng đối tượng = Số vòng quay của từng đối tượng

(1.4)

Trong công thức (1.4), thời gian kỳ phân tích được lấy tròn 30 ngày cho tháng, 90 ngày cho quý và 360 ngày cho năm.

+ Sức sinh lời của chi phí hay yếu tố đầu vào phản ánh khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Đây là nhóm chỉ tiêu quan trọng và có tính đại diện nhất trong hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, khi cần đánh giá tức thời hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ cần tính toán và phân tích dựa trên các chỉ tiêu sức sinh lời của chi phí hay yếu tố đầu vào. Chỉ tiêu sức sinh lời của chi phí hay yếu tố đầu vào được xác định qua công thức sau [14, trang 226]:

Đầu ra phản ánh lợi nhuận

Sức sinh lời = Chi phí hay yếu tố đầu vào hoặc

Đầu ra phản ánh kết quả sản xuất

(1.5)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 278 trang tài liệu này.

Chỉ tiêu sức sinh lời phản ánh một đơn vị chi phí hay yếu tố đầu vào hoặc một đơn vị đầu ra phản ánh kết quả sản xuất có thể đem lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Trị số của chỉ tiêu này tính ra càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lời càng lớn làm tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ngược lại, trị số của chỉ tiêu này tính ra càng nhỏ chứng tỏ khả năng sinh lời càng thấp và làm cho hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp giảm.

Trong công thức (1.5), chỉ tiêu “Đầu ra phản ánh lợi nhuận” có thể dùng chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, lợi nhuận trước thuế và lãi vay, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh….

Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Khu vực Nam Trung bộ - 7

Nói tóm lại, nhà phân tích không cần thiết phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích tràn lan với hàng trăm chỉ tiêu khác nhau mà cần tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, đặc điểm của doanh nghiệp để xây dựng một hệ thống chỉ tiêu phân tích phù hợp căn cứ trên hệ thống chỉ tiêu phân tích chung.


Tuy nhiên, cần chú ý rằng, hệ thống chỉ tiêu phân tích đã nêu trên mới chỉ phản ánh được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mà chưa phản ánh được hiệu quả xã hội có được khi doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Do đó, khi phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cần quan tâm đến sự tương quan và tác động của hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp đến mọi mặt hoạt động của xã hội, có như vậy hoạt động phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mới toàn diện, đầy đủ và thực sự hiệu quả trong việc giúp nhà quản trị ra quyết định. Để đánh giá hiệu quả mà doanh nghiệp tạo ra cho xã hội có thể căn cứ vào một số chỉ tiêu như:

- Khả năng cung cấp việc làm trực tiếp và gián tiếp;

- Khả năng đóng góp cho ngân sách Nhà nước;

- Khả năng khai thác nguồn lực sẵn có;

- Khả năng phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ;

- Khả năng phát triển kinh tế địa phương;

- Khả năng phá triển nhu cầu văn hoá, giáo dục chung của xã hội...

1.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

1.2.1. Ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích hiệu quả kinh doanh

Để tìm hiểu ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích hiệu quả kinh doanh, trước hết cần đề cập đến khái niệm phân tích. Phân tích hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ các sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành của sự vật hiện tượng đó [18].

Căn cứ vào khái niệm phân tích, có thể rút ra khái niệm phân tích hiệu quả kinh doanh như sau: Phân tích hiệu quả kinh doanh là quá trình sử dụng các kỹ thuật phân tích tác động vào hệ thống chỉ tiêu đã được xây dựng để đánh giá trình độ sử dụng chi phí hoặc các yếu tố đầu vào của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm xác định điểm mạnh, điểm


yếu của hoạt động kinh doanh. Như vậy, xét về bản chất, phân tích hiệu quả kinh doanh là một trong những nội dung cơ bản trong phân tích hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Hoạt động phân tích ở đây không chỉ bao gồm việc đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh qua các chỉ tiêu mà còn bao gồm cả việc tìm hiểu bản chất cũng như đánh giá thực chất quá trình tăng, giảm của các chỉ tiêu này trong kỳ là do ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực của những nhân tố nào và từ đó xác định điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Từ bản chất hoạt động phân tích hiệu quả kinh doanh, luận án sẽ chỉ rõ ý nghĩa và nhiệm vụ cụ thể của hoạt động phân tích hiệu quả kinh doanh trong những nội dung tiếp theo.

1.2.1.1. Ý nghĩa của phân tích hiệu quả kinh doanh

Phân tích hiệu quả kinh doanh là một công tác cần được coi trọng và đầu tư đúng mức trong tất cả các doanh nghiệp nói riêng và toàn xã hội nói chung vì những ý nghĩa quan trọng của nó. Phân tích hiệu quả kinh doanh có các ý nghĩa quan trọng sau đây:

Đầu tiên, cần phải khẳng định rằng phân tích hiệu quả kinh doanh là một công cụ quan trọng của quản lý. Có thể nhận thấy ngay rằng kết quả của quá trình phân tích nói chung và phân tích hiệu quả kinh doanh nói riêng sẽ thông tin về thực trạng tình hình sử dụng các nguồn lực tại các doanh nghiệp, các ngành để từ đó có những quyết sách phù hợp nhằm sử dụng tốt hơn các nguồn lực để đạt được hiệu quả kinh doanh cao hơn. Kết quả phân tích định kỳ chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm riêng có của từng ngành, từng doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp có thể nhận thấy những thiếu sót của quá trình kinh doanh trước và những tiềm năng có thể phát triển trong thời gian tới để khai thác. Như vậy, nhờ có phân tích hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp có


thể tiến hành những điều chỉnh kịp thời để giải quyết những điểm yếu và phát huy các điểm mạnh của quá trình sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, có thể dễ dàng nhận thấy, khi đã là một công cụ quản lý hiệu quả thì phân tích hiệu quả kinh doanh chắc chắn đã thực hiện được chức năng thông tin phục vụ việc ra các quyết định sản xuất kinh doanh. Cần phải hiểu rằng thông tin phân tích hiệu quả kinh doanh không chỉ phục vụ cho việc ra quyết định bên trong doanh nghiệp mà còn phục vụ cho việc ra quyết định của nhiều đối tượng bên ngoài có liên quan khác.

Cuối cùng, phân tích hiệu quả kinh doanh còn cho thấy khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành và là động lực để các doanh nghiệp đẩy mạnh quá trình sản xuất kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao nhất, nâng cao sức cạnh tranh.

1.2.1.2. Nhiệm vụ của phân tích hiệu quả kinh doanh

Những nghiên cứu lý thuyết và những ứng dụng thực tế đã cho thấy phân tích hiệu quả kinh doanh – một bộ phận cơ bản của phân tích hoạt động kinh doanh – đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống các công cụ phục vụ quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để thực sự trở thành một công cụ quan trọng của quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà cụ thể hơn là đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh doanh, đồng thời là cơ sở cho việc ra quyết định kinh doanh chính xác và hợp lý, phân tích hiệu quả kinh doanh cần đảm bảo các nhiệm vụ cơ bản sau:

Trước hết, phân tích hiệu quả kinh doanh phải thực hiện nhiệm vụ đánh giá hiệu quả kinh doanh trong từng kỳ, từng giai đoạn và xu hướng biến động hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Quá trình này sẽ là nền tảng cơ sở định hướng để thực hiện các bước nghiên cứu tiếp theo.

Tiếp theo, xác định nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Sự biến động của các chỉ tiêu đánh giá hiệu


quả kinh doanh của doanh nghiệp là do ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố gây nên, do vậy cần xác định trị số của nhân tố tác động đến chỉ tiêu hiệu quả và tìm nguyên nhân gây nên biến động của trị số nhân tố đó. Tuy nhiên, cần hiểu rằng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ chịu ảnh hưởng bởi các nguyên nhân chủ quan của bản thân doanh nghiệp mà còn chịu ảnh hưởng bởi các nguyên nhân khách quan bên ngoài doanh nghiệp, do đó việc xác định chính xác các nguyên nhân tác động sẽ giúp doanh nghiệp có các định hướng đúng đắn cho quá trình ra quyết định.

Cuối cùng, phân tích hiệu quả kinh doanh cần dựa trên cơ sở các đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh cũng như các nguyên nhân tác động đã tìm được trong các bước công việc trước để phát hiện các tiềm năng cần được khai thác và những điểm còn yếu kém nhằm đề xuất các giải pháp khắc phục điểm yếu và phát huy thế mạnh của doanh nghiệp (giải quyết các nguyên nhân chủ quan tác động đến hiệu quả kinh doanh).

1.2.2. Tổ chức phân tích hiệu quả kinh doanh

Công tác phân tích hiệu quả kinh doanh được thực hiện qua ba giai đoạn chính, bao gồm: chuẩn bị phân tích, thực hiện phân tích và kết thúc phân tích được trình bày cụ thể qua các phần dưới đây:

1.2.2.1. Chuẩn bị phân tích

Tổ chức phân tích hiệu quả kinh doanh ở doanh nghiệp phụ thuộc vào đặc điểm tổ chức quản lý hay tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc điểm và điều kiện sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp khác nhau cho nên tổ chức phân tích hiệu quả kinh doanh phải được nghiên cứu và vận dụng sao cho phù hợp nhất.

Trong giai đoạn chuẩn bị, doanh nghiệp cần chuẩn bị một số vấn đề sau:

+ Bước đầu tiên, doanh nghiệp cần lựa chọn loại hình phân tích: loại hình phân tích ở đây gồm ba dạng:


Phân tích trước khi kinh doanh - nhằm dự báo, dự đoán các mục tiêu có thể đạt được trong tương lai, để cung cấp thông tin cho công tác xây dựng kế hoạch; hoặc phân tích trong quá trình kinh doanh – hình thức này thích hợp cho chức năng kiểm tra thường xuyên, nhằm điều chỉnh, và chấn chỉnh những sai lệch giữa kết quả thực hiện với mục tiêu đề ra; hay phân tích sau quá trình kinh doanh – nhằm đánh giá kết quả thực hiện so với kế hoạch đặt ra và xác định rõ những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả đó.

+ Bước tiếp theo, doanh nghiệp cần xác định nội dung phân tích: hầu hết nội dung phân tích được thực hiện theo một trong hai hướng, khuynh hướng thứ nhất là phân tích toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, tức là đánh giá toàn bộ các chỉ tiêu nhằm làm rõ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xem xét mối quan hệ và tác động ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích; khuynh hướng thứ hai là phân tích bộ phận, nghĩa là tập trung phân tích một số nội dung trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp cần quan tâm, làm rõ tiềm năng, thực chất của hoạt động kinh doanh để cải tiến và hoàn thiện từng bộ phận đó.

+ Bước kế tiếp, doanh nghiệp cần xác định phạm vi phân tích: Tuỳ thuộc vào mục tiêu mong muốn đạt được mà phạm vi phân tích có thể là toàn ngành, toàn doanh nghiệp, hay từng khâu, hoặc từng phân xưởng, thị trường,... Việc khoanh vùng chính xác phạm vi phân tích sẽ là cơ sở để nhà phân tích lựa chọn và thu thập số liệu phân tích.

+ Sau đó, cần tiến hành thu thập, xử lý thông tin dùng làm căn cứ để phân tích: Tùy theo yêu cầu về nội dung, phạm vi phân tích mà tiến hành thu thập, xử lý tài liệu. Tài liệu dùng làm căn cứ để phân tích bao gồm: hệ thống các báo cáo tài chính, các tài liệu kế hoạch, định mức, dự toán; các tài liệu hạch toán của doanh nghiệp; các biên bản hội nghị, biên bản kiểm tra, xử lý… Để đảm bảo chất lượng của thông tin, trước khi tiến hành thu thập thông


tin cần kiểm tra các tài liệu về tính hợp pháp, tính chính xác, tính hợp lý và mối liên hệ giữa các tài liệu. Việc sắp xếp, chọn lọc thông tin sử dụng trong quá trình phân tích là bước đi đầu tiên, quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến độ chính xác của kết luận cuối cùng. Đây sẽ là dữ liệu cơ sở để tiến hành phân tích định tính và định lượng, tính toán các tỷ số, các chỉ tiêu, hệ thống hóa và tổng hợp các dạng vào bảng và đồ thị phân tích...

+ Cuối cùng, cần xây dựng tiến độ thực hiện cho quá trình phân tích: Thời gian ấn định trong kế hoạch phân tích bao gồm cả thời gian chuẩn bị và thời gian tiến hành phân tích. Thông thường nhà phân tích tiến hành chia từng giai đoạn cho thời gian phân tích và tương ứng với từng khoảng thời gian xác định nhiệm vụ cụ thể cần phải được hoàn thành, làm được điều này sẽ tạo nên tính giám sát và tự kiểm tra khi thực hiện.

1.2.2.2. Thực hiện phân tích

Trên cơ sở công tác chuẩn bị trong giai đoạn lập kế hoạch phân tích về nội dung và phương pháp phân tích đã đề ra, dựa trên các thông tin và số liệu đã thu thập thì quy trình xử lý số liệu được thực hiện qua 3 công việc cụ thể, bao gồm các nội dung cơ bản sau:

- Đánh giá chung về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách so sánh chỉ tiêu trên tổng thể kết hợp với so sánh theo từng bộ phận cấu thành chỉ tiêu, từ đó đánh giá khái quát kết quả, xu hướng phát triển và mối liên hệ giữa các mặt hoạt động của doanh nghiệp;

- Phân tích hiệu quả kinh doanh thông qua việc xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố với đối tượng được phân tích thông qua việc vận dụng phương pháp thích hợp để xác định chiều hướng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối tới đối tượng phân tích.

- Tổng hợp kết quả phân tích, rút ra kết luận về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và tổng hợp nguyên nhân tác động.


- Trên cơ sở các nguyên nhân đã xác định đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Hai bước cuối cùng này thực chất là quá trình tổng hợp những đánh giá cơ bản được chắt lọc từ quá trình phân tích. Báo cáo phải bao gồm các kết luận về ưu điểm cũng như khuyết điểm chủ yếu trong công tác điều hành và quản lý kinh doanh của doanh nghiệp; đồng thời phải chỉ rõ được các nguyên nhân cơ bản đã và đang tác động tích cực hay tiêu cực đến các hoạt động kinh tế; cuối cùng là những biện pháp cần thiết để phát huy các điểm mạnh, cải tiến công tác, cũng như khai thác những khả năng tiềm tàng còn chưa được tính đến trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2.2.3. Kết thúc phân tích

Đây là bước cuối cùng của tổ chức phân tích hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Nội dung cụ thể của bước này được thể hiện bằng văn bản báo cáo về kết quả, những yếu tố làm tăng giảm cũng như nguyên nhân tác động đến đối tượng nghiên cứu sau một kỳ phân tích.

1.2.3. Phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh

Phân tích hiệu quả kinh doanh là một nội dung không thể thiếu trong quá trình phân tích kinh doanh, do đó phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh cũng chính là phương pháp phân tích kinh doanh của doanh nghiệp.

Phân tích hiệu quả kinh doanh thường sử dụng các phương pháp như: phương pháp so sánh, phương pháp liên hệ cân đối, phương pháp loại trừ, phương pháp hồi quy …

Sau đây Luận án sẽ lần lượt trình bày một số nội dung chính của các phương pháp này.

1.2.3.1. Phương pháp so sánh

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong phân tích. Phương pháp này được sử dụng để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu

Xem tất cả 278 trang.

Ngày đăng: 24/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí