Những Đổi Mới Về Hệ Thống Luật Pháp Trong Phát Triển Giáo Dục Đại Học


trình đại học theo phương châm kết hợp viết và dịch những bộ sách có chất lượng cao được sử dụng phổ biến ở nước ngoài. Xây dựng một số thư viện trung tâm cho các trường đại học phục vụ sinh viên cả trong và ngoài trường đại học.


Thứ năm, chia chương trình đào tạo đại học thành 2 trình độ đại học và cao đẳng. Trình độ đại học được cấu trúc thành 3 nhóm học phần, bao gồm nhóm học phần cốt lõi; nhóm học phần chuyên môn chính và nhóm học phần chuyên môn phụ. Nhóm học phần cốt lõi trang bị cho sinh viên kiến thức cơ sở của những môn học liên ngành, bao gồm các học phần khoa học cơ bản phục vụ cho chuyên môn; ngoại ngữ và khoa học quân sự chuyên ngành. Nhóm học phần chuyên môn chính và chuyên môn phụ (đôi khi không có) cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp ban đầu. Tên của các ngành đào tạo được xác định theo nhóm kiến thức chuyên môn chính. Trình độ cao đẳng cấu trúc thành chương trình cao đẳng thực hành và cao đẳng cơ bản. Chương trình cao đẳng thực hành cung cấp cho người học các kiến thức và kỹ năng hoạt động nghề nghiệp là chủ yếu. Chương trình cao đẳng cơ bản là một bộ phận cấu thành của chưng trình đào tạo đại học ở ngành nghề tương ứng. Luật Giáo dục quy định chương trình khung và chủ trương xây dựng chương trình khung cho hệ thống GDĐH. Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập các hội đồng tư vấn về chương trình khung theo khối ngành và ngành đào tạo.


Thứ sáu, triển khai áp dụng rộng rãi trong các trường đại học và cao đẳng phương pháp giảng dạy tích cực để tăng cường tính chủ động của sinh viên và sử dụng các phương tiện hiện đại như máy chiếu, máy vi tính, video, multimedia để tiết kiệm thời gian của hoạt động giảng dạy trên giảng đường. Các trường coi trọng phương pháp đào tạo bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu;


tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tham gia nghiên cứu khoa học, thực nghiệm và ứng dụng. Trong nội dung giảng dạy khắc phục lối truyền thụ một chiều; chú trọng các kiến thức về phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và kỹ năng thực hành của sinh viên. Cấu trúc nội dung giảng dạy hướng tới khả năng liên kết giữa các khối kiến thức, khả năng hỗ trợ của phương tiện kỹ thuật và sử dụng rộng rãi công nghệ thông tin; kết hợp hợp lý giữa phương pháp diễn giải với phương pháp thảo luận, phương pháp thực hành thực tập và phương pháp tự nghiên cứu.


Thứ bảy, coi nhiệm vụ phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý đại học trở thành nhiệm vụ trung tâm, quan trọng nhất của trường đại học, cao đẳng; xây dựng và hoàn thiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng và đãi ngộ đội ngũ giảng viên và cơ chế huy động, khuyến khích cán bộ khoa học ở các viện, trung tâm nghiên cứu, giáo sư người Việt Nam ở nước ngoài và giáo sư nước ngoài tham gia giảng dạy được xác định trở thành nhiệm vụ cấp bách. Chú trọng công tác đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ giảng dạy, đặc biệt đối với cán bộ giảng dạy các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh để có thể đổi mới nội dung giảng dạy cho phù hợp với KTTT. Sắp xếp cán bộ giảng dạy theo các chức danh giáo sư, phó giáo sư, giảng viên chính và giảng viên. Số lượng giảng viên cao đẳng, đại học đã tăng từ 18.702 (năm 1986), lên

48.579 (năm 2006).


Bảng 7. Phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy giai

đoạn 1986-2006 [9, 19 và 28]



1986

1990

1995

2000

2006

2008

Tổng quy mô SV

120.632

138.366

367.486

918.228

1.387.107

1.603.484

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 251 trang tài liệu này.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học Việt Nam hiện nay - 14


Tổng số giảng viên

18.614

20.871

21.484

32.205

48.597

56.120

Số SV/1 giảng viên

5,5

5,4

14,1

23,5

23,9

28,5


Sau 20 năm, tỷ lệ giảng viên đại học có trình độ tiến sỹ đã tăng 4,2% ( từ 8,2% năm 1980 lên 12,4% năm 2006) và tỷ lệ giáo sư, phó giáo sư tăng 4,56% (từ 0,74% năm 1986 lên 5,3% năm 2006). Tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sỹ năm 1990 chưa có nhưng đến năm 2006 đã đạt 32,2% trong tổng số giảng viên nói chung.


Tỷ lệ giảng viên trình độ Sau đại học

48%

47%

48%

46%


44%

42%


40%

45%

46%

43%

2001 2002 2003 2004 2005


Hình 2. Tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học từ 2001-2005[44]


2.1.2. Đánh giá biện pháp thực hiện chính sách phát triển giáo dục đại

học


2.1.2.1. Những đổi mới về hệ thống luật pháp trong phát triển giáo dục đại học


Trước thời kỳ đổi mới, tất cả các chính sách phát triển GDĐH được pháp lý hóa dưới dạng các quyết định, chỉ thị, nghị định, thông tư của Chính phủ và các cơ quan chính phủ. Từ cuối những năm 1990, hệ thống pháp luật trong phát triển GDĐH đã có nhiều sự thay đổi cả về nội dung và hình thức. Điểm nổi bật là sự thay đổi về quan niệm của các nhà soạn thảo luật pháp; trong đó nhấn mạnh vào việc giảm bớt sự ôm đồm của các cơ quan quản lý nhà nước về GDĐH. Việc soạn thảo các văn bản dưới luật của các cơ quan công quyền cũng từng bước giảm bớt sự áp đặt các thủ tục phức tạp và biện pháp trừng phạt khi vi phạm thủ tục. Quy trình xây dựng văn bản quy phạm đã có sự minh bạch hơn bằng việc khi ban hành văn bản dưới luật để hướng dẫn thi hành luật, các cơ quan soạn thảo không tự ý giải thích luật theo lợi ích cục bộ, hoặc đặt ra các thủ tục mà luật không minh định. Nhờ đó, trong chừng mực nhất định, chính sách phát triển GDĐH đã tạo được sự cân bằng giữa lợi ích nhà nước và quyền lợi của công dân.


Hệ thống luật pháp trong phát triển GDĐH đã tạo bối cảnh cho cơ quản lý nhà nước về GDĐH cấp trung ương tiến hành những cải cách cần thiết, bước đầu nhằm phân cấp, phân quyền cho các trường đại học, chính quyền địa phương và các bộ, ngành để mỗi đơn vị, cơ quan có thể phát huy quyền chủ động, sáng tạo trong quản lý. Nội dung các văn bản quy phạm pháp luật cũng được cải tiến theo hướng: i). Điều tiết những vấn đề thực tiễn; ii). thể chế hóa và bảo đảm thực hiện các chính sách theo định hướng và chủ trương của Đảng; iii). có thể tạo ra, phân bổ, phát huy các nguồn lực nhằm phát triển GDĐH; và iv). tạo nhiều cơ hội cho việc quản lý và phát triển hệ thống một cách hiệu quả hơn.


Bộ Luật Giáo dục đầu tiên xác lập các mối quan hệ và định hình chính sách phát triển GDĐH trong giai đoạn đổi mới đất nước đã được Quốc hội-cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước-thông qua ngày 2/12/1998. Từ đây, trách nhiệm của hệ thống của hai nghành lập pháp và hành pháp đối với GDĐH được phân cấp tương đối rõ ràng và cụ thể. Sau 7 năm thực hiện, ngày 14/6/2005 Quốc hội thông qua Luật Giáo dục năm 2005 sửa đổi Luật Giáo dục năm 1998, tiếp tục hoàn thiện một bước những nội dung của chính sách phát triển GDĐH. Luật Giáo dục năm 1998 và năm 2005 đã điều chỉnh trực tiếp các quan hệ xã hội trong lĩnh vực GDĐH. Trong 7 năm Quốc hội thông qua 2 bộ luật là một cuộc cách mạng về lập pháp trong lĩnh vực giáo dục nhằm đáp ứng công cuộc đổi mới. Việc làm luật đã có sự tham gia của hầu hết các cơ quan lập chính sách của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các tổ chức đại diện cho các nhóm lợi ích trong xã hội. Các luật đã đi sâu điều chỉnh mọi mặt của đời sống xã hội, tập trung nhiều vào lĩnh vực kinh tế, tổ chức bộ máy nhà nước và đáp ứng yêu cầu chuyển mạnh sang quản lý GDĐH bằng pháp luật.


Luật Giáo dục năm 1998 và năm 2005 đã tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản của GDĐH:


- Một là, hoàn thiện một bước về cơ cấu hệ thống và khẳng định vị trí của GDĐH trong nền kinh tế quốc dân và trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.


- Hai là, đặt ra yêu cầu nâng cao chất lượng và hiệu quả GDĐH; xác định rõ yêu cầu về chương trình GDĐH; điều kiện thành lập nhà trường, xác định những tiêu chí cơ bản để một trường đại học hoặc viện nghiên cứu được phép đào tạo


trình độ tiến sỹ; định hướng về công tác kiểm định chất lượng GDĐH; tạo điều kiện chuyển đổi từ đào tạo theo năm học sang đào tạo theo tích luỹ tín chỉ, tăng tính cạnh tranh giữa các cơ sở GDĐH.


- Ba là, nâng cao tính công bằng xã hội trong GDĐH và tăng thêm cơ hội học tập đại học cho nhân dân đặc biệt là cơ hội học tập của con em đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng được hưởng chính sách xã hội, con em gia đình nghèo.


- Bốn là, tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với GDĐH; xác định những quy phạm nhằm ngăn ngừa, hạn chế các hành vi tiêu cực; xác định rõ trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan chính phủ về quản lý GDĐH; nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của trường đại học.


- Năm là, khuyến khích đầu tư phát triển cơ sở đào tạo đại học ngoài công lập, tạo cơ sở pháp lý để nâng cao chất lượng hoạt động của các trường đại học dân lập và tư thục.


2.1.2.2. Những biện pháp về đầu tư trong phát triển giáo dục đại học


Thứ nhất, biện pháp về tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, đảm bảo cung cấp các chương trình, giáo trình, tài liệu học tập, tài liệu tham khảo; xây dựng hệ thống thư viện, phòng thí nghiệm, thực tập, thực hành để nâng cao kỹ năng thực hành cho sinh viên được thực hiện thông qua các chương trình mục tiêu và huy động các nguồn vốn khác nhau. Bằng nhiều nguồn vốn (vốn ngân sách nhà nước cấp, vốn tư nhân, vốn của các doanh nghiệp, vốn vay ODA nước ngoài ) hệ thống GDĐH đã xây dựng được các công trình kiến trúc như trụ sở, giảng


đường, hội trường, ký túc xá sinh viên...và trang bị được các phòng thí nghiệm hiện đại, có khả năng tiến hành các đề tài nghiên cứu khoa học độc lập và phối hợp nghiên cứu khoa học với các đơn vị bạn.


Bảng 8: Một số chỉ số đánh giá về cơ sở vật chất, thư viện và khả năng phục vụ sinh viên tại 165 trường đại học và cao đẳng [44].


Chỉ tiêu đánh giá

Đơn vị tính

Năm

2003

Năm

2004

Năm

2005

Diện tích phòng học

m2 /sinh viên

0,59

0,64

0,61

Diện tích phòng đọc thư viện

m2/sinh viên

0,04

0,04

0,05

Số đầu sách và tạp chí/1 cán bộ, sinh viên

Sách-tạp chí

2,41

7,02

8,47

Số cán bộ và sinh viên/1 máy tính phục vụ

tra cứu Internet tại thư viện

Người


652


499


374

Diện tích nhà ăn

m2 /1SV

0,06

0,06

0,06

Diện tích khu thể thao, văn hóa

m2 /1SV

0,66

0,61

0,60

Diện tích phòng khám

m2 /1SV

0,02

0,02

0,02

Số giường bệnh/100 sinh viên

Giường

0,07

0,06

0,56

Số y, bác sĩ /100 sinh viên

Y/bác sỹ

0,05

0,05

0,57

Tỷ lệ trường có trung tâm tư vấn hướng nghiệp và dịch vụ việc làm cho sinh viên

%


20,9


21,9


22,9


Một số trường đại học công nghệ bước đầu đã được đầu tư đồng bộ phòng thí nghiệm áp dụng công nghệ cao, sử dụng hệ tự động điều khiển CAD, CAM, CNC, CIM... Các trường có dự án vay vốn của ngân hàng thế giới (WB) đã dành


tỷ lệ thích đáng để đầu tư những trung tâm thực hành nhằm tăng cường chất lượng đào tạo. Nhiều trường đại học đã có đủ cơ sở vật chất để tiến hành phổ cập tin học cho giảng viên và sinh viên. Một số trường đại học đã xây dựng được trung tâm ứng dụng công nghệ thông tin và đang phát huy tác dụng tốt.


Bảng 9: Kết nối Internet của 165 trường đại học và cao đẳng [44]


Chỉ tiêu đánh giá

Đơn vị

Năm

2003

Năm

2004

Năm

2005

1. Tỷ lệ trường có kết nối internet

%

51,34

55,61

62,03

2. Sử dụng Leased line kết nối internet





- Tỷ lệ trường

%

17,11

19,25

21,93

- Tổng dung lượng đường truyền

Kbps

9.622

15.560

27.848

3. Sử dụng Dial up kết nối internet





- Tỷ lệ trường

%

32,09

31,02

27,81

- Tổng số máy tính có kết nối

máy

515

493

618

4. Sử dụng ADSL kết nối internet





- Tỷ lệ trường

%

14,44

27,27

41,71

- Tổng số máy tính kết nối

máy

115

217

304

5. Tỷ lệ trường có Website

%

31,02

37,97

47,06

6. Tỷ lệ trường có áp dụng e-Learning

%

5,35

7,49

13,37

7. Tỷ lệ trường có hệ thống DNS riêng

%

18,18

17,65

22,46

Xem tất cả 251 trang.

Ngày đăng: 13/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí