Chính Sách Tín Dụng Theo Mức Độ Rủi Ro Khách Hàng Cá Nhân Tại Hdbank – Cn Bắc Ninh


Tùy vào kết quả xếp hạng mức độ rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân, Ngân hàng áp dụng chính sách tín dụng và biện pháp quản lý rủi ro tín dụng như bảng sau:

Bảng 2.11: Chính sách tín dụng theo mức độ rủi ro khách hàng cá nhân tại HDBank – CN Bắc Ninh

STT

Loại xếp hạng

tín dụng

Mức độ rủi ro

Cấp tín dụng

1

AA (Rất tốt)

Năng lực trả nợ rất tốt.

Rủi ro mất vốn thấp

Ưu tiên đáp ứng tối đa nhu cầu tín

dụng của KHCN


2


A (Tốt)

Năng lực trả nợ tốt Rủi ro mất vốn thấp

Ưu tiên đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng của KHCN, đặc biệt là các khoản

tín dụng từ trung hạn trở xuống


3


BB (Khá)

Năng lực trả nợ khá.

Rủi ro mất vốn trung bình

Đồng ý thiết lập quan hệ tín dụng

nhưng hạn chế các điều kiện ưu đãi và cho vay dài hạn


4


B (Trung bình)

Năng lực trả nợ khá. Rủi ro mất vốn trung bình

Hạn chế mở rộng tín dụng, chỉ tập trung vào các khoản tín dụng ngắn hạn Chỉ giải ngân trên cơ sở có phương án

khả thi


5


C (Yếu)

Năng lực trả nợ kém Rủi ro mất vốn cao

Từ chối thiết lập quan hệ tín dụng mới

Tìm cách thu hồi nợ, kể cả xử lý Tài sản đảm bảo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bắc Ninh - 9


sau:

Nguồn: Phòng quản lý rủi ro tín dụng - HDBank – CN Bắc Ninh

Trong đó, các biện pháp quản lý được áp dụng với từng xếp hạng tín dụng như


- Xếp hạng AA: Kiểm soát sau vay theo quy định 3 tháng/lần.

- Xếp hạng A: Thực hiện cấp tín dụng sau khi phân tích đánh giá toàn bộ tài

chính và theo khả năng trả nợ của Khách hàng; Kiểm tra bất chợt hoạt động kinh doanh, tài sản đảm bảo của Khách hàng với khoản vay Hộ kinh doanh 3 lần/năm; Kiểm tra bất chợt tài sản đảm bảo và nghề nghiệp, hoạt động kinh doanh của Khách hàng với khoản vay bất động sản, ô tô,…2 lần/năm.


- Xếp hạng BB: Thực hiện cấp tín dụng sau khi phân tích đánh giá toàn bộ tài chính và theo khả năng trả nợ của Khách hàng; Kiểm soát sau vay 1 tháng/lần; Kiểm tra bất chợt hoạt động kinh doanh, tài sản đảm bảo của Khách hàng với khoản vay Hộ kinh doanh 3 lần/năm; Kiểm tra bất chợt tài sản đảm bảo và nghề nghiệp, hoạt động kinh doanh của Khách hàng với khoản vay bất động sản, ô tô…2 lần/năm.

- Xếp hạng B: Trú trọng kiểm tra mục đích và phương án sử dụng vốn, tình hình tài sản đảm bảo; Thực hiện sát sao việc kiểm soát sau vay hàng tháng.

- Xếp hạng C: Xem xét phương án đưa ra toàn án kinh tế.

Bảng xếp hạng trên cho thấy, HDBank – CN Bắc Ninh có xếp hạng tín dụng nhóm C, tỷ trọng nợ quá hạn vẫn tăng qua các năm, đặc biệt là dư nợ nhóm 5 vẫn có xu hướng tăng trong giai đoạn nghiên cứu. Điều này, chứng tỏ mặc dù hệ thống xếp hạng tín dụng đã giúp HDBank – CN Bắc Ninh đo lường được rủi ro tín dụng, để đưa ra các giải pháp tối ưu hóa với khách hàng nhằm hạn chế tối đa các tổn thất xảy ra với Chi nhánh. Nhưng vẫn tồn tại những hạn chế trong công tác xếp hạng, cụ thể trong công tác xác minh tính hợp lý của số liệu cung cấp, dẫn đến số liệu chưa phản ánh đúng bản chất năng lực trả nợ của khách hàng, không nhận diện ra những khách hàng tiềm ẩn nợ xấu.

2.3.1.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bắc Ninh

Để ngăn chặn rủi ro, HDBank – CN Bắc Ninh thực hiện các giải pháp như phân tán rủi ro, từ chối tín dụng, tăng cường kiểm tra, giám sát trước khi, trong khi và sau khi tín dụng và mua bảo hiểm tín dụng.


Bảng 2.12: Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN được thực hiện trong giai đoạn 2018 – 2020

Đơn vị tính: lần



ST T


Biện pháp áp dụng


Năm 2018


Năm 2019


Năm 2020

Chênh lệch

2019/2018

Chênh lệch

2020/2019

+/-

%

+/-

%

1

Từ chối tín dụng

366

382

588

16

4,37

206

53,93

2

Biện pháp tài

chính

201

211

386

10

4,98

175

82,94


3

Thực hiện kiểm tra giám sát trước, trong, sau

khi cấp tín dụng


268


326


666


58


21,64


340


104,29

4

Mua bảo hiểm

tín dụng

102

168

225

66

64,71

57

33,93

Nguồn: Phòng quản lý rủi ro tín dụng - HDBank – CN Bắc Ninh Trong giai đoạn 2018-2020, HDBank – Chi nhánh Bắc Ninh đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn, giám sát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng

cá nhân theo kết quả sau:

- Từ chối tín dụng: Biện pháp được áp dụng đối với những khách hàng cá nhân vi phạm một trong các điều kiện như: Tư cách pháp nhân không trong sạch; Tài chính không lành mạnh; Khả năng trả nợ không đáp ứng; Xếp hạng tín dụng nội bộ không đạt. Năm 2019, số trường hợp bị từ chối tài chính là 382 lần, tăng 16 lần, tương ứng 4.37% so với năm 2018. Sang năm 2020, ảnh hưởng mạnh của kinh tế đã tác động tới nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân, tuy nhiên, số lượng các trường hợp vi phạm các điều kiện cũng gia tăng 206 trường hợp, tương ứng mức tăng tỷ lệ là 52,93% so với năm 2019

- Biện pháp tài chính: các trường hợp khách hàng vi phạm nghĩa vụ trả nợ sẽ được cân nhắc áp dụng một trong các biện pháp như thu lãi suất quá hạn, phí thanh


toán được thỏa thuận khi ký kết hợp đồng tín dụng. Năm 2020, ghi nhận số lượng khách hàng vi phạm nghĩa vụ trả nợ tăng đột biến với 386 trường hợp, tăng 82.94% so với năm 2019, trong đó, hơn 80% các trường hợp vi phạm về nợ quá hạn.

- Kiểm tra giám sát trước, trong, sau khi cấp tín dụng: nhằm tối giản lượng lao động phải sử dụng, chi nhánh chỉ áp dụng biện pháp kiểm tra trước, trong và sau đối với những khoản vay của nhóm vay vốn sử dụng sản phẩm thẻ tín dụng, vay qua lương, tài sản đảm bảo là bất động sản. Năm 2019, số lượng món vay phải sử dụng biện pháp này chỉ 326 trường hợp, tuy nhiên đến năm 2020, số lượng tăng đột biến lên 104,29% trường hợp so với năm 2019, ghi nhận số trường hợp trong năm 2020 là 666 trường hợp.

- Mua bảo hiểm tín dụng: HDBank – Chi nhánh Bắc Ninh thực hiện yêu cầu khách hàng áp dụng thu nợ quá hạn bắt buộc mua bảo hiểm tín dụng. Theo đó, só lượng khách hàng mua bảo hiểm tín dụng năm 2020 cũng tăng cao so với năm 2019 và 2018, tương ứng tỷ lệ tăng là 33,93%.

Thêm vào đó, Chi nhánh cũng thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN để phòng ngừa các RRTD trong cho vay KHCN phát sinh.

HDBank – CN Bắc Ninh chỉ đạo Phòng quản lý rủi ro tín dụng, trích lập dự phòng theo thông tư Số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 1 năm 2013: Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18 tháng 03 năm 2014: Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trên cơ sở phân loại nợ, chi nhánh đã tiến hành trích lập dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng. Định kỳ hàng tháng, hàng quý chi nhánh thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng và xét duyệt các khoản nợ rủi ro, đồng thời lập phương án thu hồi nợ đã xử lý rủi ro.


Đi đôi với chỉ tiêu dư nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn thì mức giảm số tiền trích lập dự phòng RRTD cũng rất quan trọng, nó phản ánh công tác thu nợ của ngân hàng. Đây là công tác hết sức khó khăn và vô cùng quan trọng. Hệ số khả năng bù đắp rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân đang ở ngưỡng nhỏ hơn 4 lần. Tuy nhiên những năm gần đây số lượng dư nợ trích lập dự phòng luôn tăng theo các năm chứng tỏ việc thu hồi nợ gặp khó khăn. Một số khách hàng không có khả năng trả nợ, chuyển nhóm nợ. Năm 2020, tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD đối với KHCN so với dư nợ KHCN là 5,12%, tăng 1.26% so với năm 2019.

Bảng 2.13. Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại HDBank – CN Bắc Ninh giai đoạn 2018 – 2020

Đơn vị tính: tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm

2018

Năm

2019

Năm

2020

Tổng dự phòng RRTD trong cho vay KHCN thực trích

tại Chi nhánh. Trong đó:

4,59

5,92

5,43

Trích lập nợ nhóm 2

0,3

0,33

0,52

Trích lập nợ nhóm 3

0,3

0,96

0,59

Trích lập nợ nhóm 4

1,3

1,26

1,65

Trích lập nợ nhóm 5

2,69

3,37

2,67

Tổng dự phòng RRTD trong cho vay KHCN phải trích

tại Chi nhánh

3,88

5,02

4,83

Tỷ lệ dự phòng RRTD trong cho vay KHCN thực trích/ dự phòng RRTD trong cho vay KHCN phải trích tại

Chi nhánh (%)


118,3


117,9


112,4

Nguồn: Phòng quản trị tín dụng - HDBank – CN Bắc Ninh

Chỉ tiêu trích lập dự phòng RRTD phản ánh công tác thu nợ. Đây là công tác hết sức khó khăn và vô cùng quan trọng. Số tiền trích lập dự phòng giảm qua các năm phần nào cho thấy hiệu quả công tác tín dụng, và công tác thu hồi nợ. Đến năm 2018,2019,2020, số tiền trích lập dự phòng ở các nhóm nợ từ nhóm 2-5 của Chi


nhánh tăng, chứng tỏ hiệu quả công tác thu hồi nợ của Chi nhánh có phần giảm sút đáng kể, Đánh giá công tác quản lý tín dụng của Chi nhánh trong các năm vẫn chưa thực sự tốt.

Thêm vào đó, dự phòng RRTD trong cho vay KHCN thực trích lập của chi nhánh năm nào cũng cao hơn dự phòng RRTD trong cho vay KHCN phải trích lập theo quy định của NHNN khiến cho lợi nhuận của Chi nhánh giảm so với thực tế.

2.3.1.4. Xử lý rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bắc Ninh

Hiện nay, Phòng quản lý rủi ro tín dụng - HDBank – CN Bắc Ninh đang áp dụng các biện pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xử lý tài sản đảm bảo và trích lập các khoản dự phòng rủi ro tín dụng Khách hàng cá nhân nhằm xử lý khi có rủi ro tín dụng xảy ra. Cụ thể:

Bảng 2.14. Xử lý rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại HDBank – CN Bắc Ninh

Chỉ tiêu

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tỷ lệ dư nợ được cơ cấu lại thời hạn

trả nợ/ Tổng dư nợ KHCN

0,62%

0,63%

0,67%

Tỷ lệ dư nợ xấu được xử lý bằng

TSĐB/ Tổng dư nợ KHCN

0,11%

0,12%

0,6%

Tỷ lệ sử dụng quỹ dự phòng RRTD /

Tổng dư nợ KHCN

0,48%

0,66%

0,54%

i. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Đối với những Khách hàng ở Nợ nhóm 2, xảy ra quá hạn do dòng tiền từ hoạt động kinh doanh bị chậm, tình hình hoạt động kinh doanh của Khách hàng vẫn diễn ra ổn định nhưng vì tính chất thời vụ hoặc một số yếu tố ngoại cảnh tác động do thị trường đem lại, dẫn đến việc thực hiện nghĩa vụ tín dụng với Ngân hàng bị chậm trễ, HDBank có thể thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ của Khách hàng cho phù hợp với hoạt động kinh doanh thực tế hiện tại. Tuy nhiên, Tỷ lệ dư nợ được cơ cấu lại thể hiện mức độ nghiêm trọng của chất lượng tín dụng. Khi Tỷ lệ dư nợ được cơ


cấu lại càng cao, chi phí hoạt động của ngân hàng càng tăng và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh. Điều này cho thấy hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng không hiệu quả.

Theo thống kê, tỷ lệ các khoản dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ những năm gần đây của HDBank – CN Bắc Ninh mặc dù có giảm nhưng vẫn ở mức khá cao, nguyên nhân giảm chủ yếu là do dư nợ tín dụng giảm, tỷ lệ dư nợ tín dụng được cơ cấu lại trên tổng dư nợ KHCN có sự không đáng kể, vẫn ở ngưỡng 0,62% - 0,67%. cho thấy chi nhánh vẫn chưa tìm ra được biện pháp xử lý rủi ro tốt hơn. (Phòng quản lý rủi ro tín dụng - HDBank – CN Bắc Ninh)

ii. Xử lý tài sản đảm bảo

Phòng quản lý rủi ro tín dụng - HDBank – CN Bắc Ninh căn cứ Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 (Bộ luật dân sự 2015) có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 để xử lý tài sản đảm bảo thông qua việc phát mãi tài sản đối với những món vay thuộc nợ xấu, không có khả năng cơ cấu lại nợ. Việc xử lý bằng tài sản đảm bảo sẽ giúp Chi nhánh thu lại được phần nào tổn thất nhưng tốn thời gian trong việc xử lý tại tòa án, phát mại tài sản, gây thiệt hại cả về chi phí và nguồn lực cho Chi nhánh. HDBank - CN Bắc Ninh thực hiện xử lý tài sản đảm bảo với tất cả KH thuộc nợ xấu nhóm 5 và dư nợ thuộc nhóm này có xu hướng tăng qua các năm gần đây. Năm 2019, Tỷ lệ dư nợ xấu được xử lý bằng TSĐB/ Tổng dư nợ KHCN là 0.12%, tăng 0.01% so với năm 2018. Năm 2020, tỷ lệ này tăng 0.48% so với năm 2019.

iii. Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân

Theo thống kê, tỷ lệ các khoản dư nợ được xử lý bằng bằng sử dụng trích lập dự phòng RRTD của chi nhánh tương đối thấp và có xu hướng giảm trong giai đoạn 2019-2020 từ 0,66% xuống 0,54%. Việc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân làm lành mạnh hoá tài chính của ngân hàng chứ không có nghĩa là xoá hoàn toàn nợ vay cho khách hàng. Những khoản vay có rủi ro sau khi được bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro sẽ được Chi nhánh chuyển ra ngoại bảng để theo dõi tận thu, Chi nhánh vẫn tiếp tục dùng các biện pháp khắc phục và xử lý để thu hồi nợ.


2.3.2. Tiêu chí đánh giá quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bắc Ninh

2.3.2.1. Nợ quá hạn trong cho vay khách hàng cá nhân tại HDBank – Chi nhánh Bắc Ninh

Bảng 2.15. Cơ cấu nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tại HDBank – Chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2018 - 2020


Chỉ tiêu

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

So sánh 2019/2018

So sánh 2020/2019

Giá trị

Giá trị

Giá trị

(+/-)

%

(+/-)

%

Tổng nợ quá hạn

11,08

10,39

13,07

(0,68)

(6,15)

2,68

25,74

i. Phân theo kỳ hạn

Ngắn hạn

0,75

1,07

0,59

0,32

42,15

(0,48)

(45,07

)

Trung, dài hạn

10,32

9,32

12,48

(1,00)

(9,68)

3,16

33,87

ii. Phân theo mục đích vay

Vay tiêu dùng

5,33

2,37

4,78

(2,96)

(55,51

)

2,41

101,84

Vay kinh doanh

4,52

6,57

6,84

2,05

45,37

0,27

4,05

Vay nông nghiệp

1,00

0,55

0,54

(0,44)

(44,50

)

(0,01)

(2,56)

Vay khác

0,23

0,90

0,91

0,67

286,24

0,01

1,07

iii. Phân theo giá trị món vay

Dưới 500 triệu

4,45

4,67

5,93

0,21

4,82

1,27

27,14

500 triệu đến 1 tỷ

đồng

5,34

5,21

6,60

(0,13)

(2,45)

1,39

26,74

trên 1 tỷ đồng

1,28

0,52

0,54

(0,77)

(59,55

)

0,02

3,10

Nguồn: Phòng quản lý rủi ro tín dụng - HDBank – CN Bắc Ninh

Xét theo kỳ hạn vay vốn: Có thể thấy thời hạn cho vay càng dài thì khả năng xảy ra nợ quá hạn càng cao. HDBank - CN Bắc Ninh có tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Nợ quá hạn trung và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ quá và có xu hướng tăng đều qua các

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 14/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí