Mối Quan Hệ Giữa Khả Năng Trả Nợ Vay Và Rủi Ro Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp


đồng thời khi nhận thấy biểu hiện thứ nhất của khách hàng thì thông thường biểu hiện thứ 2 đã xuất hiện kèm theo.

2.2.4. Mối quan hệ giữa khả năng trả nợ vay và rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp

Về định tính, một trong những nguyên nhân của rủi ro tín dụng là do khách hàng “không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”. Do đó, KNTN của khách hàng là một phần nguồn gốc, nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng.

Về định lượng, theo tiêu chuẩn của Basel, hướng dẫn phương pháp quản lý rủi ro tín dụng, trong một danh mục tín dụng, tổn thất tín dụng có thể chia làm 2 loại: tổn thất dự tính được và tổn thất không tính được. Tổn thất tính được xác định thông qua số liệu thống kê quá khứ theo công thức:

EL = PD * LGD * EAD

Trong đó:

EL là Expected Loss, tổn thất tín dụng dự tính được, là mức tổn thất trung bình có thể tính được từ các số liệu trong quá khứ.

PD là Probability of Default, xác xuất mà khách hàng không trả được nợ.

LGD (Loss Given Default): Tỷ lệ mất vốn dự kiến. LGD là tỷ trọng phần vốn bị tổn thất trên tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. LGD ngoài bao gồm các tổn thất về khoản vay còn bao gồm các tổn thất khác phát sinh khi khách hàng không trả được nợ, đó là lãi suất đến hạn nhưng không được thanh toán và các chi phí khác như: các chi phí cho dịch vụ pháp lý, chi phí xử lý tài sản thế chấp và một số chi phí liên quan,…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

EAD (Exposure of Default): Dư nợ của khách hàng tại thời điểm không trả được nợ.

Tổng các khoản tổn thất này của từng khách hàng trong danh mục tín dụng sẽ là tổn thất của danh mục tín dụng.

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Long An - 4


Như vậy, xét cả hai khía cạnh định tính và định lượng thì xác suất khách hàng không trả được nợ (KNTN vay của khách hàng) có mối quan hệ chặt chẽ đối với rủi ro tín dụng và xác định mức độ tổn thất tín dụng.

2.2.5. Ý nghĩa và vai trò của đánh giá, phân tích các nhân tố ảnh hưởng khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp

Dựa vào công thức tính tổn thất dự tính được theo tiêu chuẩn của Basel như đã đề cập ở trên, các ngân hàng có thể xây dựng một danh mục tín dụng hợp lý để hạn chế rủi ro, đồng thời đánh giá được từng khoản vay, từng khách hàng để có từng chính sách tín dụng thích hợp. Do đó, đánh giá được khả năng trả nợ của khách hàng mang ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tổn thất tín dụng dự tính được.

Đánh giá được khả năng phân tích được các nhân tố ảnh hưởng khả năng trả nợ của khách hàng sẽ hỗ trợ được cán bộ tín dụng cũng như các ngân hàng trong quá trình phê duyệt cấp tín dụng cho một khách hàng, tiết kiệm được chi phí, thời gian, và hạn chế được tính chủ quan của cá nhân cán bộ tín dụng trong quá trình thẩm định khách hàng vay.

Phương tiện hỗ trợ, căn cứ, để ngân hàng giám sát khoản vay sau khi cho vay, đề phòng các rủi ro tín dụng, giúp ngân hàng sớm nhận biết các rủi ro, để có các biện pháp hạn chế rủi ro về mức thấp nhất.

Nâng cao chất lượng, hệ thống quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng, kịp thời phát hiện các sai sót, góp phần hoàn thiện chương trình xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng đối với doanh nghiệp.

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp


2.3.1. Yếu tố thuộc về khách hàng doanh nghiệp


Số năm hoạt động của doanh nghiệp: một doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm trong ngành, trải qua nhiều thời kỳ kinh tế, có nền khách hàng lớn, đối tác lâu năm truyền thống, tích lũy được nhiều kinh nghiệm, sẽ ít gặp rủi ro hơn, so với các doanh nghiệp mới thành lập, mới bước vào thị trường kinh doanh (Petrunia, 2007). Khi đã có bề dày kinh nghiệm, thì doanh nghiệp sẽ có các phương án thích ứng với


những biến động của thị trường, môi trường kinh doanh, sự cạnh tranh sẽ tốt hơn so với các doanh nghiệp ít kinh nghiệm. Nghiên cứu Coravos (2010) sử dụng mô hình Logit nghiên cứu trên mẫu 530 khoản vay đã chỉ ra biến kinh nghiệm của DN và KNTN của DN có mối quan hệ cùng chiều với nhau. Vì vậy, nghiên cứu tiến hành kiểm tra giả thuyết:

H1: Số năm hoạt động của doanh nghiệp càng lớn thì khả năng trả nợ của doanh nghiệp càng cao (+).

Năng lực tài chính của doanh nghiệp: được thể hiện chủ yếu qua các tỷ số tài chính. Theo Pederzoli và Costanza (2010), các chỉ số tài chính thường có mối quan hệ sâu sắc với khả năng vỡ nợ của DN. Các chỉ số này sẽ thể hiện tình trạng sức khỏe của một doanh nghiệp. Một số chỉ tiêu về năng lực tài chính của doanh nghiệp là: chỉ tiêu về khả năng thanh toán, chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu lợi nhuận, chỉ tiêu nợ…Các chỉ tiêu tài chính của DN còn được các ngân hàng sử dụng trong quá trình đánh giá năng lực tài chính của DN trước khi cho vay, và đóng vai trò quan trọng quyết định trong kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ của doanh nghiệp trong hệ thống ngân hàng.

Một số chỉ tiêu của KHDN:

Đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp (thể hiện qua hệ số nợ của doanh nghiệp: nợ/ vốn chủ sở hữu) cho thấy trong tổng vốn chủ sở hữu của DN có bao nhiêu phần trăm là nợ phải trả, tỷ số này càng cao, DN có rủi ro tài chính càng lớn và ngược lại. Theo nghiên cứu của Lally (2003) nếu vay nợ càng nhiều doanh nghiệp càng có nguy cơ kiệt quệ tài chính hay không thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Tỷ số càng cao, thì khả năng trả nợ của doanh nghiệp càng thấp. Bigelli và Vidal, (2012) và Gooddacre và Thomson (2006), đã chỉ ra rằng đòn bẩy tài chính và khả năng trả nợ của KHDN có mối quan hệ nghịch biến với nhau. Điều này có nghĩa, đòn bẩy tài chính của DN càng lớn thì khả năng trả nợ của DN càng thấp. Ngoài ra, tỷ số nợ/ vốn chủ sở hữu thể hiện cơ cấu nguồn vốn của một doanh nghiệp, đây là một trong chỉ tiêu quan trọng mà BIDV dùng để đánh giá khách hàng khi cho vay.


Đối với một số ngành nghề cụ thể, BIDV quy định chỉ chấp nhận cho vay khi hệ số nợ nằm trong một giới hạn cụ thể.

Giả thuyết được đặt ra như sau:

H2: Đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp càng lớn thì khả năng trả nợ của doanh nghiệp càng thấp (-).

Hiệu quả kinh doanh: Nghiên cứu của Fitzpatrick (1931) đã sử dụng các tỷ số tài chính để phân tích khả năng phá sản của doanh nghiệp, trong đó, tác giả đã chỉ ra một trong số các tỷ số tốt nhất để dự báo khả năng phá sản KHDN dựa trên báo cáo tài chính là khả năng sinh lời. Một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, sẽ được ngân hàng đánh giá cao, khi khả năng sinh lời cao, thì khả năng trả nợ cho ngân hàng cũng sẽ được bảo đảm. Theo Watson và Wilson (2002); Bessler và các tác giả (2011), để tiết kiệm chi phí nhà quản lý doanh nghiệp sẽ ưu tiên sử dụng nguồn nội bộ trước, với chi phí vốn thấp, sau đó mới đến nguồn tài trợ từ bên ngoài, với chi phí vốn cao hơn. Và khi doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh càng cao thì khả năng được chấp thuận tài trợ vốn của ngân hàng cũng gia tăng theo Amato (2004). Khi các dự án có hiệu quả đã được khai thác cùng với khả năng tiếp cận vốn vay dễ dàng, , doanh nghiệp có xu hướng sẽ mở rộng việc đầu tư vào các dự án ít có hiệu quả hơn, do đó KNTN của khách hàng sẽ giảm (Goyal và các tác giả, 2011).

Giả thuyết được đặt ra như sau:

H3: hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao thì khả năng trả nợ của doanh nghiệp càng lớn (+).

2.3.2. Các yếu tố về khoản vay


Tài sản bảo đảm: Jimenez và Saurina (2003) cho rằng đối với các khoản vay có tài sản bảo đảm càng lớn, có xác xuất khách hàng không trả được nợ thấp hơn các khoản vay có tài sản bảo đảm thấp hơn. Trong hoạt động tín dụng cho vay, trong trường hợp khách hàng không trả nợ vay, ngân hàng sẽ dùng biện pháp xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Đối với từng mức tín nhiệm của ngân hàng đối với doanh nghiệp, mức độ rủi ro của từng khoản vay, mỗi khách hàng sẽ có một tỷ lệ tài


sản bảo đảm nhất định. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản của doanh nghiệp hoặc bên thứ ba. Hầu hết các ngân hàng thường nhận các tài sản thế chấp có tính thanh khoản cao, dễ phát mại trên thị trường và không bị pháp luật cấm. Tài sản bảo đảm ngoài là biện pháp cuối cùng để thu hồi nợ của ngân hàng, còn góp phần làm tăng ý thức trách nhiệm trả nợ của doanh nghiệp vay.

Giả thuyết được đặt ra như sau:

H4: Các khoản vay của doanh nghiệp có tỷ lệ tài sản bảo đảm càng cao thì khả năng trả nợ của doanh nghiệp càng lớn (+).

Thời gian vay: các khoản vay có thời gian vay càng dài thường được các ngân hàng đánh giá là có rủi ro cao hơn các khoản vay ngắn hạn, thời gian thu hồi vốn kéo dài, vấn đề kiểm soát sẽ khó khăn hơn. Theo Coravos,(2010), thời gian vay và khả năng trả nợ của khách hàng có mối quan hệ nghịch biến. Để bảo đảm khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, để đánh giá thời vay của một doanh nghiệp ngân hàng thường dựa trên dòng tiền, vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp. Theo thuyết tín hiệu của Flannery (1986), tác giả cho rằng khách hàng doanh nghiệp tốt thường có xu hướng gia tăng vay vốn ngắn hạn. Nghiên cứu của Jimenez và Saurina (2003) đã cho rằng các khoản vay có kỳ hạn ngắn có rủi ro cao hơn các khoản vay có thời gian đáo hạn dài. Một số doanh nghiệp do chi phí vay ngắn hạn thường thấp hơn chi phí vay dài hạn, do đó, doanh nghiệp sẽ dùng vốn vay ngắn hạn với mục đích đầu tư dài hạn, điều này có thể làm mất cân đối tài chính của doanh nghiệp, và giảm khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

Giả thuyết được đặt ra như sau:

H5: Thời gian vay của doanh nghiệp càng dài thì khả năng trả nợ của doanh nghiệp càng thấp (-).

Số tiền cho vay: hay còn gọi là giá trị khoản vay: Jimenez và Saurina (2003), đã chỉ ra số tiền cho vay và KNTN của khách hàng DN có mối quan hệ nghịch biến. Đôi khi các khoản vay sẽ phản ánh trực tiếp đến quy mô của doanh nghiệp, các khoản vay càng lớn, thì quá trình thẩm định sẽ khắc khe hơn, với nhiều điều kiện


mà doanh nghiệp phải đáp ứng được và giám sát cũng sẽ nghiêm ngặt hơn, vì vậy KNTN của KHDN sẽ cao hơn.

Giả thuyết được đặt ra như sau:

H6: Số tiền cho vay càng cao thì khả năng trả nợ của doanh nghiệp càng thấp

(-).


2.3.3. Các yếu tố thuộc về ngân hàng


Mỗi ngân hàng đều xây dựng riêng cho mình một chính sách và quy trình cho cấp dụng. Nếu chính sách và quy định càng chặt chẽ, cụ thể, hợp lý, có thể giúp ngân hàng sàn lọc được các khách hàng có khả năng trả nợ tốt, hạn chế rủi ro tín dụng. Ngoài ra, nếu ngân hàng có quy trình quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả, sẽ giúp ngân hàng phát hiện được các dấu hiệu khi khách hàng suy giảm KNTT, để có các biện pháp xử lý kịp thời, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Để các chính sách, quy trình tín dụng được phát huy có hiệu quả, đòi hỏi cán bộ tín dụng có năng lực và đạo đức nghề nghiệp để nắm rò các quy trình, thu thập và xử lý các thông tin, có cách nhìn, đánh giá được các rủi ro, sàn lọc được đối tượng khách hàng doanh nghiệp, hạn chế sai sót trong quá trình thẩm định cho vay. Môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại ngày càng gay gắt, và càng khóc liệt hơn, vì các chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ, phát triển nền khách hàng, tăng lợi nhuận, một số đơn vị ngân hàng sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao hơn, nới lỏng các quy trình và có thể mắc sai lầm khi cấp tín dụng đối với KHDN có khả năng trả nợ kém.

2.3.4. Các nhân tố liên quan đến nền kinh tế


Các yếu tố từ môi trường vĩ mô như: lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp,các chính sách tiền tệ, tài khóa, chu kỳ kinh tế … có thể ảnh hưởng đến kết quả hoạt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sẽ tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp. Nếu nền kinh tế suy thoái, có các biến động xấu, làm giảm doanh thu, lợi nhuận, sẽ làm giảm KNTN của KHDN. Và ngược lại, nếu nền kinh tế trong giai đoạn tăng trưởng, các yếu tố vĩ mô thuận lợi, sẽ tạo môi trường để các DN phát triển, ăn nên làm ra, do đó, KNTN của KHDN vì vậy cũng được bảo đảm.


Do bị giới hạn về yếu tố thời gian và nguồn dữ liệu, trong bài luận văn này tác giả chỉ nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp về các yếu tố thuộc về khách hàng doanh nghiệp và các yếu tố thuộc về khoản vay.

Tóm tắt chương 2


Trong chương 2 tác giả đã tổng quan lại các khái niệm về tín dụng, rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay, các nhân tố ảnh hưởng khả năng trả nợ của khách hàng và các nghiên cứu liên quan để tạo nền tảng cơ sở lý thuyết cho tác giả tiến hành thu thập dữ liệu, thiết kế nghiên cứu và phân tích vấn đề trong các chương tiếp theo.


CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI BIDV LONG AN

3.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Long An

3.1.1. Sơ lược về Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Long An

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV) được thành lập vào ngày 03/04/1993, mã số doanh nghiệp là 0100150619, với tiền thân là “Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam” được thành lập năm 1957, tính đến năm 2019, Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam đã hoạt động được 62 năm, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của nền kinh tế, trở thành một trong các ông lớn trong hệ thống ngân hàng của Việt Nam, với hệ thống mạng lưới trả dài 63 tỉnh thành dàn trải khắp đất nước Việt Nam: 191 chi nhánh, 855 mạng lưới giao dịch, 57.825 điểm giao dịch ATM và Pos, số lượng công nhân viên phục vụ là 25.000 người. Trong quá trình hoạt động, BIDV đã đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước, Đảng, và được trao tặng BIDV nhiều phần thưởng cao quý: Danh hiệu Đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới; Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Độc lập, Huân chương Lao động các hạng... BIDV cũng vinh dự được Đảng, Nhà nước Lào và Vương quốc Campuchia trao tặng nhiều Huân chương cao quý.

Năm 2018, BIDV đã nâng tổng tài sản đạt giá trị 1.283 triệu tỷ đồng, tăng 9.1% so với 2017. Dư nợ tính dụng, đầu tư đạt 1,214 triệu tỷ đồng, trong đó, dư nợ dài hạn chiếm 39,6%. Tổng huy động vốn chiếm hơn 1,2 triệu tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát dưới 1.4%/ tổng dư nợ. Tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2018 là 14%.

Với những đóng góp trên, Chi nhánh ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Long An, là một phần trong tập thể BIDV. Tiền thân là ngân hàng Kiến thiết Long An thành lập năm 1976, đến năm 1988 được nhập vào ngân hàng Nông

Ngày đăng: 03/06/2022