Kinh Nghiệm Về Quản Trị Rrtd Trong Cho Vay Khcn Của Một Số Chi Nhánh Nhtm


tín dụng, từ đó đảm bảo nguồn vốn, tránh rủi ro cho ngân hàng. Công tác tổ chức của ngân hàng cần cụ thể hoá và sắp xếp có khoa học, có tính linh hoạt trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc đã quy định nhằm phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban, giữa các ngân hàng với nhau trong toàn hệ thống cũng như với các bộ phận liên quan khác. Qua đó sẽ tạo ra sự hiệu quả, đảm bảo các khâu kiểm soát tốt khách hàng, tránh xảy ra những rủi ro không đáng có đối với ngân hàng.

Thứ ba, năng lực cán bộ tín dụng: Chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng là nhân tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và trong hoạt động tín dụng nói riêng. Sỡ dĩ như vậy là vì cán bộ tín dụng là người tham gia trực tiếp vào mọi khâu của quy trình tín dụng, từ bước đầu tiên đến bước cuối cùng. Vì vậy một cán bộ có phẩm chất tốt là một cán bộ có thể hiểu rõ khách hàng, luôn nắm được các thông tin của khách hàng, từ đó đưa ra những phương án xử lý tốt nhất khi cần thiết.

Thứ tư, phẩm chất khách hàng: Phẩm chất của khách hàng là nhân tố quyết định đến việc khách hàng sử dụng vốn vay có đúng và hiệu quả hay không. Nếu phẩm chất của khách hàng không tốt, thể hiện ở việc không sử dụng vốn đúng mục đích, không dự đoán được những biến động lên xuống của nhu cầu thị trường; không hiểu biết nhiều trong việc sản xuất, phân phối và khuyếch trương sản phẩm… thì sẽ dễ dàng bị thất bại trong kinh doanh. Từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng, chất lượng tín dụng của ngân hàng bị ảnh hưởng.

Thứ năm, khả năng kiểm soát: Thông qua kiểm soát nội bộ giúp cho nhà lãnh đạo ngân hàng nắm được tình hình hoạt động kinh doanh đang diễn ra; phát hiện những thuận lợi, khó khăn, sai trái từ đó đề ra các biện pháp giải quyết kịp thời. Chất lượng tín dụng phụ thuộc vào việc chấp hành những quy định, thể lệ, chính sách và mức độ phát hiện kịp thời các sai sót cũng như nguyên nhân dẫn đến những lệch lạc trong quá trình thực hiện một khoản tín dụng.

Thứ sáu, tài sản đảm bảo: Là chiếc phao cứu sinh lớn nhất và là cuối cùng của Ngân hàng trong trường hợp khách hàng mất khả năng thanh toán. Chính vì vậy


cần kiểm soát chặt chẽ từ khâu thẩm định cho đến khâu thế chấp, phải đảm bảo chắc chắn đây là nguồn trả nợ tin cậy của khách hàng trong trường hợp xấu nhất.

1.3 Kinh nghiệm về quản trị RRTD trong cho vay KHCN của một số chi nhánh NHTM

Để đúc rút những kinh nghiệm về quản trị RRTD trong cho vay KHCN phù hợp với thực trạng và định hướng phát triển của Vietcombank Bắc Ninh, luận văn lựa chọn các chi nhánh NHTM trong địa bàn TP Bắc Ninh là BIDV chi nhánh Kinh Bắc, Techcombank Bắc Ninh và MB Bắc Ninh. Đây là các điển hình tiêu biểu có thị phần tương đối lớn trong cho vay khách hàng cá nhân và tăng trưởng tốt của khu vực trong giai đoạn gần đây.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

1.3.1 Kinh nghiệm về Quản trị RRTD trong cho vay KHCN của một số NHTM

a. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của BIDV chi nhánh Kinh Bắc

Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh - 7

BIDV là một trong bốn ngân hàng quốc doanh lớn tại Việt Nam. Vì vậy khi tìm hiểu về kinh nghiệm vể quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN trên địa bàn thành phố Bắc Ninh không thể không nhắc đến BIDV Bắc Ninh. Quy trình tín dụng cho vay đối với khách hàng cá nhân được áp dụng cho toàn hệ thống BIDV nói chung và chi nhánh Kinh Bắc nói riêng, quy trình bao gồm những bước cơ bản sau:

Bước 1: Chuyên viên khách hàng cá nhân tiếp xúc với khách hàng, tư vấn cho khách hàng vay về đặc điểm sản phẩm, các loại phí, lãi suất vay và các phương thức trả lãi, quy trình vay, phương thức trả nợ, nhận diện khách hàng và kiểm tra sơ bộ tài sản đảm bảo của kháchhàng.

Bước 2: Hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay.

Bước 3: Chuyển hồ sơ vay cho bộ phận thẩm định cá nhân, thường xuyên cập nhật thông tin từ bộ phận phê duyệt; Phối hợp cùng bộ phận thẩm định xuống thẩm định thông tin khách hàng.

Bước 4: Theo dõi quá trình thực hiện thủ tục giải ngân và ký kết hợp đồng tín

dụng.


Bước 5: Theo dõi sau vay bằng cách thực hiện quản lý danh mục khách hàng vay; Theo dõi, định kỳ kiểm tra tài sản đảm bảo (TSĐB) hoặc thông tin khách hàng; Phối hợp với bộ phận tác nghiệp cá nhân trong việc nhắc khách hàng trả nợ đúng hẹn, chăm sóc khách hàng để duy trì quan hệ.

BIDV chi nhánh Kinh Bắc thực hiện quy chế quy định của pháp luật và của BIDV về việc kiểm tra, giám sát vốn vay trước, trong và sau khi cho vay dựa trên chứng từ giải ngân, kiểm tra thực tế... Ngân hàng rất coi trọng việc kiểm tra, giám sát các khoản vay bằng cách tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng; thường xuyên giám sát và đánh giá lại khách hàng, có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro.

b. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Techcombank Bắc Ninh

Một trong những Ngân hàng TMCP có hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng được đánh giá cao hiện nay trên địa bàn là Techcombank Bắc Ninh. Trong những năm gần đây, với những nỗ lực, cố gắng của mình Techcombank Bắc Ninh đã đạt được những Rặng thành tích nổi bật trong hoạt động Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng . cá nhân, ngân hàng đã giảm một cách đáng kể các chỉ tiêu về nợ xấu, nợ khó đòi,... do có những biện pháp xử lý kịp thời trong công tác Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân.

Để có thể đảm bảo việc cấp tín dụng an toàn và hiệu quả, Techcombank Bắc Ninh đã áp dụng một hệ thống quản lý rủi ro tín dụng với các nguyên tắc và chuẩn mực cao nhất nhằm giảm thiểu tối đa tổn thất cho ngân hàng. Techcombank Bắc Ninh luôn đảm bảo nguyên tắc tách bạch, phân công chức năng rõ ràng giữa các bộ phận, tuân thủ việc phân công, độc lập trong quá trình giải quyết và giám sát các khoản cấp tín dụng nhằm quản lý độc lập. Cụ thể: tại Chi nhánh Bắc Ninh, chuyên viên khách hàng chịu trách nhiệm là đầu mối bán hàng, tìm kiếm khách hàng, thu thập hồ sơ, lập báo cáo thẩm định, trình lãnh đạo chi nhánh gửi toàn bộ hồ sơ lên phòng thẩm định và phê duyệt tín dụng.

Tại phòng thẩm định và phê duyệt tín dụng, chuyên viên thẩm định tiếp nhận hồ sơ vay vốn gửi lên từ chi nhánh, thực hiện công tác thẩm định: trên bề mặt hồ sơ,


gọi điện thoại kiểm tra thông tin khách hàng, trường hợp phát hiện có dấu hiệu không phù hợp sẽ chuyển cho bộ phận kiểm tra thực tế để đến tận nơi thẩm định khách hàng. Sau đó tìm kiếm thông tin từ dữ liệu ngân hàng tra cứu CIC, chuyển bộ phận định giá TSBĐ (nếu có) tại phòng định giá hội sở hay thuê định giá độc lập bên ngoài... nếu khách hàng không đủ điều kiện vay sẽ ra thông báo từ chối trả lời chi nhánh. Nếu khách hàng đủ điều kiện vay chuyên viên thẩm định sẽ đề xuất và trình chuyên gia phê duyệt tín dụng. Trường hợp vượt mức ủy quyền sẽ trình chuyên gia phê duyệt cấp cao hoặc Hội đồng tín dụng Trụ sở chính.

Tại trung tâm hỗ trợ kinh doanh: sau khi hồ sơ khách hàng được phê duyệt, phòng thẩm định và phê duyệt tín dụng sẽ thông báo cho Chi nhánh Bắc Ninh và chuyển kết quả phê duyệt cho Trung tâm hỗ trợ kinh doanh. Cán bộ tại đây sẽ thực hiện ký hợp đồng tín dụng, ký hợp đồng thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm, nhập kho tài sản bảo đảm và giải ngân cho khách hàng...

Tại phòng quản lý nợ: sau khi đã hoàn tất việc phát tiền vay cho khách hàng, Phòng quản lý nợ sẽ là bộ phận thường xuyên theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng. Nếu phát sinh nợ quá hạn sẽ gọi điện hoặc đến trực tiếp gặp khách hàng để thông báo nhắc nợ, nếu khách hàng vẫn trây ỳ thì có thể phối hợp với chi nhánh để phối hợp thu nợ hoặc phối hợp với bộ phận xử lý nợ để xử lý tài sản bảo đảm.

c. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng quân đội - MB Bắc

Ninh

MB Bắc Ninh là một trong những ngân hàng TMCP có mức tăng trưởng

mạnh, năng suất lao động cao, chất lượng tín dụng tốt trên địa bàn thành phố Bắc Ninh. Có được thành công như vậy, MB Bắc Ninh có một số kinh nghiệm như sau:

(i) tận dụng mối quan hệ của ban lãnh đạo, đẩy mạnh hỗ trợ trong hoạt động từ các Đơn vị trực thuộc quân đội trên địa bàn;

(ii) xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý rủi ro độc lập, đảm bảo tính độc lập giữa cán bộ tín dụng, cán bộ quản lý tín dụng với cán bộ quản lý rủi ro, cán bộ rủi ro. Cấp chi nhánh phải có đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro chuyên trách, đảm bảo chức năng quản lý rủi ro tín dụng phải được giao cho một bộ phận hoạt động độc


lập với các đơn vị kinh doanh của ngân hàng và sẽ không tham gia vào hoạt động tạo ra rủi ro;

(iii) thực hiện cải tổ các yếu tố có ảnh hưởng tác động đến năng lực quản trị rủi ro, bao gồm hoạch định và xây dựng chiến lược, mục tiêu và chính sách quản trị rủi ro;

(iv) xây dựng thị trường mục tiêu, mức rủi ro chấp nhận của ngân hàng. Thị trường mục tiêu xây dựng trên cơ sở phân tích các bước: Nhận dạng thị trường tiềm năng (phân theo vùng, ngành, sản phẩm) dựa vào tổng quan của các thành viên tham gia thị trường; Liệt kê được các cơ hội trên thị trường đó; Theo dõi được môi trường kinh doanh, đánh giá được vị trí của ngân hàng trên mỗi thị trường và theo đó điều chỉnh được thị trường mục tiêu; Miêu tả được các yếu tố chất và lượng của khách hàng mục tiêu trên mỗi thị trường;

(v) thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo và bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, phân tích rủi ro tín dụng cho cán bộ thẩm định rủi ro tín dụng, cán bộ rủi ro chuyên trách nhằm từng bước xây dựng đội ngũ chuyên gia về quản trị rủi ro tín dụng;

(vi) chú trọng hơn đến việc đầu tư và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, đo lường rủi ro tín dụng, thực hiện chấm điểm tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế, giám sát độc lập khoản vay, chú trọng thực hiện phân nhóm khách hàng.

1.3.2 Bài học kinh nghiệm trong quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân cho Vietcombank Bắc Ninh

Qua kinh nghiệm của một số chi nhánh ngân hàng trên địa bàn thành phố trong hạn chế rủi ro tín dụng, có thể rút ra một số bài học cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh như sau:

- Hoàn thiện bộ máy quản rị rủi ro tín dụng từ Trụ sở chính đến các chi nhánh với sự phân cấp rõ ràng về mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, đồng thời xây dựng các chính sách quản lý rủi ro tín dụng, chính sách phân bổ tín dụng, chính sách khách hàng, xây dựng và quản lý danh mục đầu tư...


- Phân tách bộ phận tín dụng thành các bộ phận chuyên môn khác nhau như quan hệ khách hàng (tập trung chủ yếu vào hoạt động tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, khởi tạo tín dụng), bộ phận quản lý rủi ro tín dụng (thực hiện thẩm định tín dụng độc lập và ra các ý kiến về cấp tín dụng cũng như quá trình thực hiện các quyết định tín dụng của bộ phận quan hệ khách hàng), bộ phận tác nghiệp (thực hiện lưu trữ hồ sơ, nhập hệ thống máy tính và quản lý khoản vay...).

- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định: đây là khâu đầu tiên của quy trình tín dụng, quyết định việc cấp hay không cấp tín dụng, do đó chất lượng công tác thẩm định được xem là biện pháp hàng đầu trong ngăn ngừa rủi ro. Quá trình thẩm định cần bám sát quy chế, quy trình, cán bộ thẩm định cần phải đủ năng lực chuyên môn để đánh giá phân tích hồ sơ, mức độ tin cậy số liệu ban đầu, biết tư vấn cho doanh nghiệp xác định được định hướng, phương án đầu tư rõ ràng, lựa chọn dự án với năng lực tài chính, đặc biệt phải tính đúng tính đủ nhu cầu vốn đầu tư, không được để áp lực nào mà đầu tư vào những tài sản kém phát huy hiệu quả.

- Về thực hiện việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro kịp thời đúng quy định: cần thực hiện việc đánh giá, phân loại nợ một cách thường xuyên, qua đó áp dụng các giải pháp tín dụng hợp lý, lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời để giúp cho chủ đầu tư tháo gỡ khó khăn, trả được nợ vay cho Ngân hàng và làm lành mạnh hóa tình hình tín dụng của Chi nhánh.

- Bố trí cán bộ hợp lý và nâng cao chất lượng cán bộ đảm trách công tác thẩm định và tín dụng. Có thể nói yếu tố con người là giải pháp phòng ngừa rủi ro. Cán bộ chuyên môn có năng lực tốt sẽ tham mưu tốt cho lãnh đạo trong việc lựa chọn dự án khả thi để cho vay, ngoài chuyên môn tốt, phẩm chất đạo đức cũng không kém phần quan trọng, có đạo đức nghề nghiệp, đánh giá khách hàng, đánh giá hiệu quả của dự án với thái độ công tâm, không vì mục đích cá nhân.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại, để tiếp cận một cách có hệ thống, khoa học, đầy đủ về các quan điểm về rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân, nội dung của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng. Trên cơ sở những lý luận đó, vận dụng vào thực tiễn hoạt động quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm hoạt động của từng ngân hàng để giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro tín dụng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. Qua nghiên cứu vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân để làm cơ sở đánh giá thực trạng quản trị rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân ở chương 2.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC NINH

2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

– Chi nhánh Bắc Ninh

2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh

Về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh

- Tên tiếng Việt: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc

Ninh

- Tên tiếng Anh: Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of

Vietnam Bac Ninh Branch.

- Swiff code: BFTVVNVX035

- Ngày 29/6/2004, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã chính thức khai trương hoạt động chi nhánh đầu tiên của mình trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (tại ngã 6, phường Đại Phúc, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh). Chi nhánh Bắc Ninh là chi nhánh thứ 54 của hệ thống Ngân hàng Ngoại thương trên phạm vi toàn quốc. Mặc dù được thành lập và đi vào hoạt động khá muộn so với các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn, nhưng trải qua hơn 16 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Bắc Ninh đã có những bước tiến vượt bậc, khẳng định vị thế của một trong những ngân hàng hàng đầu trên địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Mạng lưới hoạt động của Chi nhánh từ chỗ chỉ có một trụ sở chính với gần 30 cán bộ công nhân viên đến nay đã có 8 phòng giao dịch tại 6/8 huyện, thị của tỉnh Bắc Ninh, với đội ngũ cán bộ trên 150 người có năng lực trình độ chuyên môn cao, trang thiết bị công nghệ hiện đại, tiên tiến và các dịch vụ ngân hàng tiện ích ngày càng mở rộng... Nhờ vậy, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh không ngừng phát triển. Sự phát triển lớn mạnh cả về quy mô hệ thống, chất lượng tín dụng, dịch vụ ngân hàng và hiện đại hoá công nghệ của Vietcombank Bắc Ninh đã đáp ứng hiệu quả nhu cầu tín dụng và dịch vụ thanh toán cho mọi thành phần kinh tế, góp phần

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2023