Tác Động Của Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân


những nguyên nhân bất khả kháng thì đều làm khả năng trả nợ suy giảm thậm chí không còn khả năng trả nợ.

- Nguyên nhân chủ quan từ phía người vay

Trình độ yếu kém của người vay trong dự đoán các vấn đề kinh doanh, yếu kém trong quản lý, chủ định lừa đảo cán bộ Ngân hàng, chây ỳ... là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng. Nhiều người vay sẵn sàng mạo hiểm với kỳ vọng thu được lợi nhuận cao, để đạt được mục đích của mình họ sẵn sàng tìm mọi thủ đoạn ứng phó với Ngân hàng, như cung cấp thông tin sai sự thật, mua chuộc... Nhiều khách hàng vay vốn không tính toán kỹ lưỡng, mở rộng đầu tư quá mức, hoặc không có khả năng tính toán kỹ những bất trắc có thể xảy ra, không có khả năng thích ứng và khắc phục những khó khăn trong kinh doanh. Trường hợp còn lại là khách hàng vay vốn kinh doanh có lãi nhưng vẫn không trả nợ đúng hạn, họ chây ỳ với hy vọng có thể được xoá nợ, sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt.

Nguyên nhân thuộc về năng lực quản trị của NHTM

Ngoài những nguyên nhân thuộc về chủ quan của phía đối tác (khách hàng), những nguyên nhân chủ quan thuộc về Ngân hàng được Uỷ ban Basel (2000) đã thống kê cho thấy, nguồn gốc chủ yếu gây ra rủi ro tín dụng là mức độ tập trung rủi ro và quy trình cấp tín dụng không lành mạnh.Mức độ tập trung có thể coi là nguyên nhân quan trọng nhất trong vấn đề rủi ro tín dụng. Rủi ro tập trung tín dụng tồn tại khi mức độ rủi ro tín dụng của một nội dung trong danh mục tín dụng trở nên tương đối lớn so với mức vốn hoặc tài sản của Ngân hàng. Rủi ro tập trung tín dụng không chỉ phụ thuộc vào giá trị tín dụng đã cam kết, mà còn phụ thuộc vào tỷ lệ mất vốn cao khi xảy ra rủi ro.

Rủi ro tập trung tín dụng gồm hai nhóm chính: Rủi ro tập trung tín dụng thông thường và rủi ro tập trung tín dụng dựa trên các yếu tố rủi ro chung hay tương quan. Rủi ro tập trung tín dụng thông thường xảy ra khi tín dụng được tập trung quá nhiều vào một khách hàng, nhóm khách hàng, hoặc ngành/lĩnh vực như kinh doanh bất động sản, dầu mỏ, khí đốt. Trong khi đó, rủi ro tập trung tín dụng do sự liên hệ qua lại của các yếu tố rủi ro lại liên quan nhiều đến các yếu tố đặc thù, mà chỉ có thể


phát hiện thông qua phân tích như giữa các thị trường mới nổi, rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường, các rủi ro này với rủi ro thanh khoản. Điển hình cho loại rủi ro này là cuộc khủng hoảng tài chính ở Châu Á năm 1997 và cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế Mỹ từ cuối năm 2007 đến nay. Trong cuộc khủng hoảng này, sự liên hệ rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng, cũng như giữa rủi ro này với rủi ro thanh khoản, đã tạo ra các khoản lỗ/mất vốn rộng khắp.

Các vấn đề trong quy trình cấp tín dụng cũng là một nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, trong đó chủ yếu liên quan đến quá trình thẩm định và theo dõi tín dụng. Rất nhiều Ngân hàng thấy rằng rất khó thực hiện một quá trình đánh giá tín dụng kỹ càng bởi áp lực cạnh tranh trong Ngân hàng ngày càng tăng. Do áp lực này mà nhiều Ngân hàng có xu hướng dựa vào một số chỉ tiêu đơn giản để cấp tín dụng. Bên cạnh đó, việc không có hệ thống kiểm định và đánh giá các kỹ thuật tín dụng mới cũng đã gây ra nhiều rủi ro, cụ thể:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

- Không theo dõi, giám sát thường xuyên khách hàng hoặc tài sản bảo đảm. Điều này làm cho Ngân hàng không có cơ sở đưa ra các biện pháp hành động sớm nhằm ngăn chặn rủi ro.

- Kỹ thuật định giá theo rủi ro kém, tập trung quá nhiều vào điều kiện phi giá (điều kiện tín dụng như hồ sơ, tài chính, tài sản bảo đảm…) Vấn đề này chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng bù đắp của Ngân hàng trong trường hợp có rủi ro xảy ra.

Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh - 4

- Không thận trọng với các thỏa thuận tín dụng có đòn cân nợ cao. Do đó, khi khách hàng gặp rủi ro trong kinh doanh thì khả năng chống đỡ bằng vốn tự có thấp, rủi ro chuyển về phía Ngân hàng.

- Không dự kiến phương án trong trường hợp xấu nhất, làm cho Ngân hàng không có sự chuẩn bị kỹ càng. Trong nhiều trường hợp, việc có một cơ chế hành động rõ ràng, được phổ biến và tập huấn thường xuyên có thể giúp Ngân hàng phản ứng nhanh chóng, kịp thời và do đó có thể vượt qua được những cú sốc bất lợi.

1.1.5 Tác động của rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân

Đối với hoạt động ngân hàng


Rủi ro tín dụng nói chung và rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân nói riêng xảy ra có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh làm giảm lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng. Dù xảy ra ở mức độ nào thì rủi ro tín dụng cũng để lại những thiệt hại cho ngân hàng

Rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân làm cho lợi nhuận suy giảm: khi xảy ra ở mức độ nhẹ là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi cho vay, nặng hơn là ngân hàng không thu được cả vốn lẫn lãi, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ và mất vốn. Mặt khác ngày nay, hoạt động tín dụng cá nhân chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng tài sản có của một ngân hàng thương mại, đó là hoạt động tạo ra lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng. Do vậy, nếu có rủi ro trong hoạt động tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân thì lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm sút.

Rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân làm giảm uy tín của ngân hàng: một ngân hàng có rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân lớn thể hiện là một ngân hàng kinh doanh kém, điều này thể hiện nguy cơ bị mất vốn cao, trong khi đó, ngân hàng kinh doanh bằng nguồn vốn huy động được từ nguồn tiền gửi, tiền tiết kiệm của dân cư, do vậy dân chúng sẽ thiếu lòng tin vào khả năng kinh doanh và khả năng hoàn trả của ngân hàng. Kết quả là khả năng huy động vốn của ngân hàng gặp khó khăn. Đồng thời, các ngân hàng nước ngoài cũng vì thế mà xa lánh, không cấp hạn mức tín dụng, không mở quan hệ tín dụng...

Rủi ro tín dụng trong cho vay làm giảm khả năng thanh khoản của ngân hàng: các khoản tín dụng cá nhân có rủi ro khiến cho việc hoàn trả gặp khó khăn, trong khi đó thì ngân hàng phải thanh toán những khoản tiết kiệm, tiền gửi của dân cư khi đến hạn. Khi rủi ro tín dụng ở mức nhẹ thì ngân hàng có đủ khả năng để chi trả, nhưng khi rủi ro tín dụng xảy ra ở mức độ nghiêm trọng, khi đó uy tín của ngân hàng bị giảm sút dẫn đến việc rút tiền của dân cư tăng lên thì khả năng thanh khoản của ngân hàng bị giảm sút nghiêm trọng.

Rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân có thể dẫn đến phá sản: khi rủi ro tín dụng cá nhân xảy ra với tình trạng kéo dài không khắc phục được, với


sự tác động trên 3 phương diện trên đến một mức độ nào đó thì sẽ đẩy ngân hàng đến bờ vực phá sản.

Đối với nền kinh tế:

Ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ tín dụng với tư cách là trung gian của đời sống kinh tế, nó có quan hệ trực tiếp và thường xuyên với các tổ chức kinh tế, vì vậy kinh doanh ngân hàng gặp phải rủi ro tất yếu sẽ gây ra những ảnh hưởng đối với nền kinh tế và đời sống kinh tế xã hội. Rủi ro làm cho lợi nhuận ngân hàng giảm, từ đó ngân hàng không có khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn cho khách hàng và chi trả chậm đối với người cho vay. Vì vậy, xét trong nền kinh tế, rủi ro làm cho sản xuất bị đình trệ, các doanh nghiệp phải đóng cửa, hàng hoá không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường, tới một chừng mực nào đó làm giá cả hàng hóa tăng vọt, đó chính là một trong những nguyên nhân của lạm phát. Mặt khác, các ngân hàng thường lập một hệ thống chặt chẽ có mối liên hệ với nhau, khi một ngân hàng gặp phải rủi ro có nguy cơ dẫn đến phá sản dễ dàng kéo theo tình trạng khủng hoảng của cả hệ thống ngân hàng, gây mất ổn định trên thị trường tiền tệ. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế phát triển, mọi hoạt động thanh toán giao dịch của khách hàng đều được thực hiện qua ngân hàng, các doanh nghiệp song chủ yếu nhờ vốn ngân hàng, nên khi ngân hàng gặp rủi ro lớn có thể gây chậm trễ trong công tác thanh toán của khách hàng, làm cản trở trực tiếp quá trình chu chuyển vốn tất yếu làm giảm lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp.

Để đạt được lợi nhuận cao, thu hút thêm nhiều khách hàng, nâng cao sức cạnh tranh, các NHTM luôn tìm cách mở rộng hoạt động tín dụng, cung ứng nhiều hơn các sản phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng, song song với đó các ngân hàng cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn. Các loại rủi ro này luôn tiềm ẩn làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận, lỗ hoặc mất vốn dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn vốn để chi trả tiền gửi cho khách hàng. Các NHTM do không thu hồi được các khoản nợ và lãi đến hạn, dẫn đến mất khả năng thanh toán, nếu nghiêm trọng và kéo dài dễ gây hiệu ứng phản ứng dây chuyền, đe dọa đến hàng loạt các NHTM khác do khách hàng đua nhau rút tiền gửi, nền kinh tế lâm vào khủng hoảng tài chính, tiền tệ.


Tóm lại, rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân của một ngân hàng xảy ra ở mức độ khác nhau: nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi cho vay, nặng nhất khi ngân hàng không thu được vốn lãi, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ và mất vốn. Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục được, ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải hết sức thận trọng và có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong cho vay.

1.2 Quản trị về rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân của NHTM

1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng

Theo quan điểm hiện đại, quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm tối đa hoá lợi nhuận trong phạm vi mức rủi ro có thể chấp nhận. Kiểm soát rủi ro tín dụng ở mức có thể chấp nhận là việc NHTM tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong kinh doanh tín dụng, nhằm tăng doanh thu tín dụng, giảm thấp chi phí bù đắp rủi ro, nhằm đạt được hiệu quả trong kinh doanh tín dụng cả trong ngắn hạn và dài hạn. “Hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng là một bộ phận quan trọng trong cách tiếp cận rủi ro tổng thể và được coi là đóng vai trò cốt tử cho sự thành công của Ngân hàng trong dài hạn” (Basel Committee on Banking Supervision, 2000).

Theo PGS. TS Đinh Xuân Hạng và Th.S Nguyễn Văn Lộc trong giáo trình “Quản trị tín dụng Ngân hàng thương mại” của Học viện tài chính (2012) thì: “Quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng là tổng hóa các biện pháp, các chính sách để nắm bắt được sự phát sinh và lượng hóa được những tổn thất tiềm ẩn từ đó tìm cách giảm thiểu hoặc loại bỏ những tổn thất này”.

Như vậy, quản trị rủi ro tín dụng là quá trình các ngân hàng tiến hành hoạch định, tổ chức, triển khai thực hiện và giám sát, kiểm tra toàn bộ hoạt động cấp tín dụng, nhằm tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng với mức rủi ro có thể chấp nhận.


Kiểm soát rủi ro ở mức có thể chấp nhận được là việc NHTM tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong kinh doanh tín dụng, nhằm tăng doanh thu tín dụng, giảm thấp chi phí bù đắp rủi ro, nhằm đạt được hiệu quả trong kinh doanh tín dụng cả trong ngắn hạn và dài hạn.

1.2.2 Mục tiêu, nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân

1.2.2.1Mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chủ đạo đem lại phần lớn lợi nhuận cho NHTM. Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân hướng vào việc hạn chế rủi ro tín dụng cá nhân và không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng của NHTM ngay trong những điều kiện thị trường đầy biến động, nguy cơ rủi ro không ngừng gia tăng gây ảnh hưởng đến nhu cầu của cá nhân và hộ gia đình. Cụ thể hơn, quản trị rủi ro tín dụng cá nhân nhằm vào việc hạ thấp tỷ lệ rủi ro tín dụng, nâng cao mức độ an toàn cho hoạt động kinh doanh bằng các chính sách, các biện pháp quản lý, giám sát hoạt động tín dụng cá nhân một cách an toàn và hiệu quả.

Ngoài ra, quản trị rủi ro tín dụng cá nhân còn đảm bảo việc thực hiện kinh doanh tín dụng đúng theo các quy định của Nhà nước và quy định của pháp luật.

1.2.2.2 Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

Ủy ban Basel được thành lập bởi các Thống đốc Ngân hàng Trung ương của nhóm G10 vào năm 1975. Ủy ban này bao gồm đại diện cao cấp của các cơ quan giám sát nghiệp vụ ngân hàng và bản than ngân hàng trung ương của các nước Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Điển, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Ủy ban tổ chức họp thường niên tại trụ sở Ngân hàng thanh toán quốc tế tại Washington hoặc tại thành phố Basel – Thụy Sỹ. Ban Thư ký thường trực của Ủy ban này cũng có trụ sở làm việc tại Thủ đô Washington – Hoa Kỳ.

Các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng KHCN khuyến nghị bởi Ủy ban Basel tập trung vào các vấn đề

Nguyên tắc 1: Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp


- Ủy ban Basel yêu cầu Hội đồng quản trị phải thực hiện phê duyệt và định kỳ (ít nhất 1 năm/lần) rà soát lại các chiến lược rủi ro tín dụng, các chính sách rủi ro tín dụng đốivới KHCN. Chiến lược này cần bao hàm mức độ chấp nhận rủi ro, khả năng ứng phó dự kiến nếu có xảy ra các loại hình rủi ro tín dụng KHCN. Trên cơ sở này, Ban Tổng giám đốc có trách nhiệm trong khi thực hiện chiến lược quản trị rủi ro tín dụng và xây dựng các chính sách, thủ tục nhằm phát hiện, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay KHCN.

Nguyên tắc 2: Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh

- Các ngân hàng cần xác định rõ ràng các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh (đối tượng khách hàng, điều khoản, điều kiện cấp tín dụng...). Ngân hàng cần xây dựng các hạn mức tín dụng cho từng loại khách hàng để có thể bao quát được các loại hình rủi ro tín dụng khác nhau nhưng có thể so sánh và theo dõi được trên cơ sở xếp hạng tín dụng nội bộ đối với từng khách hàng. Ngân hàng cần có quy trình rõ ràng trong phê duyệt tín dụng KHCN với sự tham gia của các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch ròi của các bộ phận tham gia, đồng thời cần phát triển đội ngũ nhân viên quản trị rủi ro tín dụng KHCN có kinh nghiệm, có kiến thức, nhằm đưa ra các nhận định thận trọng trong việc đánh giá, phê duyệt và quản trị rủi ro tín dụng KHCN.

- Ngân hàng cần xây dựng các hạn mức tín dụng cho từng loại khách hàng để tạo ra các loại hình rủi ro tín dụng khác nhau nhưng có thể so sánh và theo dõi được trong sổ sách kế toán của ngân hàng và sổ sách kế toán kinh doanh, nội bảng và ngoại bảng.

Nguyên tắc 3: Duy trì một quy trình quản lý, đo lường và giám sát có hiệu

quả

- Ngân hàng cần có hệ thống quản trị các danh mục tín dụng KHCN hiệu

quả, có hệ thống giám sát đối với các điều kiện liên quan đến từng khoản tín dụng KHCN, bao hàm việc xác định quy mô thích hợp các khoản dự phòng, xây dựng và sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro nội bộ trong quản trị rủi ro tín dụngKHCN. Hệ


thống xếp hạng cần phù hợp với tính chất, quy mô và tính phức tạp trong hoạt động ngân hàng.

- Ngân hàng cần có hệ thống thông tin và kỹ thuật phân tích giúp ban điều hành đánh giá rủi ro tín dụng cho các hoạt động trong và ngoài bảng cân đối kế toán; có hệ thống giám sát cơ cấu và chất lượng tổng thể của danh mục tín dụng.

Nguyên tắc 4: Đảm bảo kiểm soát đầy đủ đối với rủi ro tín dụng KHCN

- Ngân hàng cần thiết lập hệ thống đánh giá độc lập và liên tục đối với các quy trình quản trị rủi ro tín dụng KHCN của ngân hàng và các kết quả đánh giá này cần thông báo cho Hội đồng quản trị và ban quản lý cấp cao.

- Quy trình cấp tín dụng KHCN cần phải được quản lý chặt chẽ, mức cho vay phải nằm trong các chuẩn mực an toàn và giới hạn cho phép. Kiểm soát nội bộ cần báo cáo kịp thời đến các cấp quản lý về những trường hợp ngoại trừ trong các chính sách, quy trình và hạn mức.

Ngân hàng cần có hệ thống cảnh báo sớm đối với các khoản tín dụng có dấu hiệu xấu đi, quản lý các khoản tín dụng có vấn đề và các tình huống tương tự.

1.2.3 Nội dung và quy trình quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân

Quá trình quản trị rủi ro bao gồm 4 nội dung: nhận biết, đo lường, kiểm soát, xử lý tổn thất. Mặc dù có sự phân đoạn trong qui trình quản lý rủi ro tín dụng song một nguyên tắc có tính xuyên suốt là các khâu được phân ra trong qui trình phải luôn có sự liên hệ gắn bó với nhau, tạo thành một chu trình liên tục có vậy mới bảo đảm kiểm soát được rủi ro theo mục tiêu đã định. RRTD một khi đã xác định thì cần phải được phân tích, đo lường và đưa ra các biện pháp quản lý theo dõi. Cũng trong quá trình quản lý theo dõi, hệ thống quản trị rủi ro tín dụng phải có khả năng xác định tìm ra các nguy cơ rủi ro mới và công việc của quản trị rủi ro lại được lặp lại.

Quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả không có nghĩa là rủi ro không xảy ra mà là rủi ro có thể xảy ra nhưng xảy ra trong mức độ dự đoán trước và Ngân hàng đã chuẩn bị đủ nguồn lực để bù đắp các rủi ro có thể xảy ra đó.

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 26/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí