Tổng Quan Tình Hình Nghiên Cứu Về Năng Lực Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng

tế, các NHTM không chỉ tập trung đối phó chỉ vấn đề nợ xấu, mà đã nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh (về vốn chủ sở hữu, khả năng phòng ngừa rủi ro chứ không chỉ dừng lại là xử lý rủi ro đã xảy ra, khả năng sinh lời trong giới hạn rủi ro).

1.2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu về năng lực quản trị rủi ro tín dụng

Thực tế hiện nay, nghiên cứu về QTRRTD hay đánh giá hiệu quả QTRRTD tại các NHTM tương đối nhiều, nhưng lại rất ít các nghiên cứu về năng lực QTRRTD. Tất cả các đề tài, nghiên cứu cụ thể về Năng lực QTRRTD tại Việt Nam hầu như là chưa có theo như tìm hiểu của tác giả. Đề cập đến đánh giá năng lực quản trị rủi ro có các nghiên cứu như:

“Quản trị rủi ro kinh doanh ngân hàng”, 2010, của Nguyễn Văn Tiến [47], không chỉ nêu khái quát các khái niệm liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng, vai trò, nguyên nhân dẫn tới rủi ro tín dụng, tầm quan trọng của việc xây dựng quy trình quản trị rủi ro tín dụng cho từng khoản cấp tín dụng thông qua các chính sách, quy trình xét duyệt, hệ thống chấm điểm khách hàng. Từ cơ sở lý luận, phân tích thực tế tại một số ngân hàng trong nước và trên thế giới là căn cứ để xây dựng các tiêu chí cấu thành năng lực QTRRTD theo từng khoản cấp tín dụng, theo danh mục tín dụng cho các NHTM Việt Nam.

Hội thảo NHNN Việt Nam và Ngân hàng Đức Giz 2011, [30], đề cập đến tầm quan trọng của công nghệ, cơ sở hạ tầng để không chỉ tối đa hóa lợi nhuận và tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh, mà còn đảm bảo phát triển bền vững sẵn sàng đối phó với rủi ro có thể xảy ra. Vai trò cũng như tác động của yếu tố cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trong đánh giá năng lực QTRRTD được phân tích nhưng trong khuôn khổ của Hội thảo chưa thể làm rõ được thực trạng, giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực cơ sở hạ tầng tin học cho các ngân hàng, mối quan hệ giữa khả năng đáp ứng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin với các năng lực khác trong tổng thể năng lực QTRRTD.

Hội thảo “Triển khai Hiệp ước vốn Basel II – Những bài học từ thực tiễn cho các ngân hàng Việt Nam” (2014), nêu ra: (i) Tính cấp thiết trong việc triển khai Basel II nhằm nâng cao năng lực QTRR cho các NHTM; (ii) Một số bài học thực tiễn từ các quốc gia cho các NHTM Việt Nam trong quá tình triển khai Basel II; (iii) Các vấn đề khó khăn khi triển khai Basel II trong một số lĩnh vực cụ thể của NHTM Việt Nam như:

lập kế hoạch chiến lược, kiểm tra sức chịu đựng, triển khai đánh giá tỷ lệ an toàn vốn nội bộ. Tại hội thảo các báo cáo đánh giá cũng cho thấy, NHTM Việt Nam đang đi đúng hướng trong việc nâng cao năng lực QTRRTD theo chuẩn mực Basel II, nhiều ngân hàng đã tích cực phân tích khoảng chênh lệch, xây dựng lộ trình thực hiện, củng cố khuôn khổ QTRR trong lĩnh vực then chốt như rủi ro tín dụng để công tác quản trị rủi ro phù hợp với chuẩn mực Basel II và thông lệ quốc tế.

Tại kỷ yếu Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2013 [5], nghiên cứu “Tái cấu trúc ngân hàng thương mại – Nâng cao năng lực quản trị rủi ro” [41], Lê Xuân Nghĩa (2011) đã chỉ ra rằng yếu kém của các NHTM đa phần là năng lực quản trị điều hành, hệ thống công nghệ thông tin và quy trình quản trị rủi ro tín dụng. Theo như kết quả nghiên cứu, tái cấu trúc NHTM là cần thiết, là trọng tâm của tái cấu trúc nền kinh tế: (i) Cuộc chạy đua vốn theo quy định 141 ảnh hưởng đến năng lực quản trị, chất lượng nguồn nhân lực không đáp ứng kịp với tốc độ tăng tài sản tương ứng. Tái cấu trúc là sáp nhập tạo thành các NHTM có quy mô lớn chuẩn bị sẵn sàng vốn đối phó với rủi ro như : nợ xấu cao, tỷ suất sinh lời của vốn thấp; (ii) Hệ thống quản trị rủi ro không tuân theo chuẩn mực quốc tế, do đó không đo lường được chính xác rủi ro để đưa ra biện pháp xử lý rủi ro tốt hơn; (iii) năng lực quản trị điều hành tại các NHTM thiếu và yếu: không tuân theo các chuẩn mực quốc tế từ bộ máy quản trị rủi ro, quy trình chính sách, các công cụ vận hành, bộ máy kiểm toán nội bộ. Đây là những nhận định sâu sắc và sát với thực tiễn năng lực QTRRTD tại các NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, tái cấu trúc NHTM nghiên cứu mới chỉ kết luận, tái cấu trúc là tập trung tăng quy mô vốn cho các ngân hàng thông qua sáp nhập, các nhân tố khác là kết quả của quá trình sau sáp nhập.

Ngoài ra, các nghiên cứu về năng lực NHTM của ngân hàng sử dụng chất lượng nợ, nợ xấu, cách thức giảm thiểu, hạn chế nợ xấu là các đại lượng đo lường năng lực QTRRTD của các NHTM. Đó là: tác giả Tô Ngọc Hưng (2012), "Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các quốc gia và bài học cho Việt Nam"[13]; tác giả Ngô Trí Long (2012), "Nợ xấu và các giải pháp xử lý nợ xấu hiện nay"[14], cùng hàng loạt các luận án, đề án nghiên cứu. Các nghiên cứu chỉ ra được những yếu kém của các NHTM dẫn đến tình trạng nợ xấu, các giải pháp xử lý nợ xấu hiệu quả tại các quốc gia, rút ra được những bài học kinh nghiệm. Bên cạnh các nghiên cứu chung của toàn hệ thống, các nghiên cứu với trường hợp từng ngân hàng cụ thể như Viettinbank, Vietcombank, BIDV là các tài liệu mang nhiều ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn cho nghiên cứu hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Báo cáo Ernst &Young

[8] về “Tự đánh giá các nguyên tắc cơ bản Basel II, và Đánh giá mức độ sẵn sàng của Ngân hàng nhà nước và đề xuất lộ trình triển khai Basel II tại Việt Nam” (2011

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

– 2013), nội dung chính trong các báo cáo gồm: (i) đánh giá các nguyên tắc cơ bản của Basel II, (ii) thực trạng hiện nay tại các NHTM Việt Nam, (iii) mức độ sẵn sàng của cơ quan quản lý cao nhất của ngân hàng là NHNN Việt Nam, và (iv) lộ trình triển khai Basel II tại Việt Nam.

Tuy nhiên, như phân tích ở các nghiên cứu trên, tác giả nhận thấy các đánh giá chỉ ở góc độ riêng lẻ, từng nhân tố năng lực QTRRTD nhưng chưa đầy đủ, chưa có một nghiên cứu tổng thể đánh giá năng lực QTRRTD tại các NHTM Việt Nam, với nhóm NHTM tác giả lựa chọn trong phạm vi không gian nghiên cứu.

Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế tại ngân hàng thương mại Việt Nam - 3

1.3. Vấn đề nghiên cứu của Luận án

Tất cả các đề tài nghiên cứu mà tác giả tìm hiểu trong điều kiện Việt Nam, đều chưa thấy đề cập nhiều tới năng lực quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại, đặc biệt là còn thiếu vắng các nghiên cứu định lượng nhằm đánh giá năng lực QTRRTD trong NHTM, cụ thể là nhận dạng và xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến năng lực QTRRTD trong ngân hàng. Các đề tài, bài báo, bài nghiên cứu trong nước về năng lực QTRRTD cho các NHTM Việt Nam cũng chỉ dừng lại ở việc nêu vấn đề, còn các nghiên cứu nước ngoài chủ yếu xuất phát từ các nước phát triển, chưa gắn với thị trường tài chính Việt Nam. Vì vậy, có thể khẳng định rằng đề tài của Luận án nghiên cứu về năng lực QTRRTD tại các NHTM Việt Nam không có sự trùng lắp với bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào đã xuất hiện tại Việt Nam cho đến thời điểm này. Luận án có sự kế thừa, giao thoa nhưng vẫn có tính khác biệt so với nghiên cứu trước đây về năng lực QTRRTD, đó là:

Một là, các công trình nghiên cứu khoa học trước đây thường lồng ghép, đề cập đồng thời năng lực QTRRTD và QTRRTD trong khi Luận án đã cố gắng làm rõ thuật ngữ và các nội dung có liên quan giữa năng lực QTRRTD và QTRRTD thông qua phần viết Mục 2.2 Cơ sở lý luận về năng lực QTRRTD và Mục 2.3 Mối quan hệ biện chứng giữa năng lực QTRRTD và QTRRTD;

Hai là, môi trường kinh doanh luôn thay đổi theo hướng rủi ro xảy ra ngày càng tinh vi phức tạp hơn, chính vì vậy thông lệ quốc tế, trong đó bao gồm cả các chuẩn mực Basel (Basel I, II,II) luôn được điều chỉnh, thay đổi. Luận án đã cố gắng cập nhật những thông lệ quốc tế mới nhất nhằm nâng cao năng lực QTRRTD tại các NHTM thông qua việc xác lập rõ ràng một Khung năng lực QTRRTD nêu tại Mục 2.4 ( hình 2.7);

Ba là, cho đến nay, có rất nhiều công trình khoa học trong nước nghiên cứu về QTRRTD, về QTRRTD theo thông lệ quốc tế và các chuẩn mực Basel II, Basel III.

Trong khi đối tượng nghiên cứu của Luận án là về năng lực QTRRTD theo thông lệ quốc tế, trong đó bao gồm các chuẩn mực của Basel là các chuẩn mực đang được hầu hết các NHTM tiên tiến trên thế giới thừa nhận và áp dụng.

Để đạt được mục tiêu lấp khoảng trống tri thức của các nghiên cứu trước đây, tác giả sẽ tập trung trả lời các câu hỏi sau:

Thứ nhất, về mặt lý luận làm rõ các khái niệm tín dụng, năng lực quản trị rủi ro tín dụng, quy trình quản trị rủi ro tín dụng, thước đo, các nhân tố ảnh hưởng. Các nhân tố cấu thành nên năng lực QTRRTD theo thông lệ quốc tế .

Thứ hai, về mặt thực tiễn, đánh giá mức độ áp dụng và nguyên nhân chưa đáp ứng các tiêu chuẩn về năng lực QTRRTD của các NHTM Việt Nam theo thông lệ quốc tế. Các điều kiện có thể áp dụng các thông lệ quốc tế nhằm nâng cao năng lực QTRRTD tại các NHTM Việt Nam.

Thứ ba, các giải pháp quản trị đồng thời ở góc độ cơ quan quản lý Nhà nước và góc độ các NHTM. Bên cạnh các giải pháp cho các NHTM, có các đề xuất NHNN nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực QTRRTD tại các NHTM Việt Nam.

Cơ sở lý thuyết của Luận án dựa trên nền tảng lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng tại các nước phát triển như Anh, Mỹ. Những lý thuyết này chủ yếu thể hiện trong cuốn sách „Quản trị rủi ro trong ngân hàng – Risk management in Banking‟ của tác giả Joel Bessis (2012); "Phân tích và quản trị rủi ro ngân hàng, khuôn khổ đánh giá quản trị doanh nghiệp và rủi ro tài chính – Analyzing Banking Risk, A framework for Assessing Corporate Governence and Financial Risk" của H.v.Greuning & S.Bratanovic (2009) và cuốn . “Mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ

- Internal Credit risk Models, Capital Allocation and Performance Measurement”, 2005, của Micheal Ong Ngoài ra, khi xây dựng khung năng lực QTRRTD và đề xuất các giải pháp, tác giả bám sát các quy định của chuẩn mực Basel, cụ thể Basel II và các nguyên tắc quản trị rủi ro do Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS) ban hành 2006, xem đó như là khung pháp lý cho các đề xuất của Luận án.

Về giả thuyết nghiên cứu, để tìm hiểu thực trạng năng lực quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất ra các giải pháp phù hợp dựa trên một giả thuyết tổng quát: Hầu hết công tác quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam chưa thực sự tuân thủ theo các thông lệ, chuẩn mực quốc tế, hoặc tuân thủ chưa đầy đủ. Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp trên cơ sở đó đề xuất các nhóm giải pháp phù hợp, nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu.

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC THÔNG LỆ QUỐC TẾ VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


2.1. Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng

2.1.1. Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng

2.1.1.1. Khái niệm

Theo H. Greuning và S. Brantanovic [64], tín dụng có nghĩa là sự tín nhiệm, tin tưởng lẫn nhau. Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và chủ thể khác trong nền kinh tế như tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân. Tín dụng ngân hàng vẫn mang bản chất chung của quan hệ tín dụng là quan hệ vay mượn hoàn trả cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. Cùng với sự phát triển của công nghệ ngân hàng, tín dụng ngân hàng ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của nó đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc gia nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung

Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 [15], tín dụng được định nghĩa là “Việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền trong một thời gian nhất định theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ tín dụng, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”.

Như vậy, khái niệm tín dụng, theo tác giả hiểu: “Tín dụng là quan hệ vay, mượn có hoàn trả gốc và lãi sau một thời gian đã cam kết”.

Thực tế trong quá trình kinh doanh hoạt động ngân hàng, rủi ro tín dụng (RRTD) là một đặc điểm luôn tồn tại của hoạt động tín dụng.

Theo Besis [52], rủi ro tín dụng được định nghĩa là “Khoản lỗ tiềm tàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các nguồn thu nhập dự tính mang lại từ khoản tín dụng của ngân hàng không thể thực hiện đầy đủ về cả số lượng và thời gian”.

Theo chuẩn mực quốc tế Basel II [51], không đưa ra một định nghĩa về RRTD cụ thể mà chỉ nêu “Rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng vay hoặc bên đối tác của ngân hàng không thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuận”, Basel II đưa ra một số nguyên nhân dẫn đến RRTD trong đó bao hàm khái niệm về rủi ro: Một là, các khoản nợ không được thanh toán đúng hạn theo quy định (Thời gian thanh toán nợ đối với KHDN là 90 ngày, khách hàng cá nhân có thể là 90 ngày hoặc hơn

nhưng không quá 180 ngày); Hai là, khách hàng vay không có khả năng thanh toán nghĩa vụ trả nợ. Các ngân hàng được khuyến nghị nên tự xây dựng cho mình khái niệm RRTD phù hợp với điều kiện và hoản cảnh của quốc gia cũng như các tổ chức tài chính.

Tại Việt Nam theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 [42] thì “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.

Từ nhiều định nghĩa khác nhau, tác giả tóm lược định nghĩa về rủi ro tín dụng như sau: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là rủi ro do bên được cấp tín dụng, bên có nghĩa vụ hoặc đối tác không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết đã ký với ngân hàng”.

2.1.1.2. Các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng

Theo các nghiên cứu về quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại đã đề cập đến các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng [34],[35],[10],[46],[64],[58], tác giả tổng hợp lại các nguyên nhân chính sau:

Từ phía khách hàng, Khách hàng là đối tượng, đối tác trong hoạt động tín dụng và là nguyên nhân xuất phát rủi ro tín dụng. Các nguyên nhân từ phía khách hàng bao gồm: (i) Rủi ro về nghành nghề kinh doanh; (ii) Rủi ro thị trường, quy luật cung cầu, giá cả thị trường, cơ chế chính sách của nhà nước;

(iii) Rủi ro về năng lực quản trị kinh doanh kém của bản thân doanh nghiệp; (iv) Rủi ro về đạo đức của khách hàng, cố tình gian lận, che giấu thông tin [3], [4].

Từ phía ngân hàng: các nguyên nhân bao gồm: (i) Chiến lược và chính sách tín dụng không phù hợp, xây dựng khung quản trị rủi ro, lựa chọn khẩu vị rủi ro tín dụng không theo điều kiện cụ thể của ngân hàng, dẫn đến các chính sách nhiều sơ hở về thủ tục cấp tín dụng; (ii) Bộ máy tổ chức cho hoạt động kiểm tra, kiểm soát chưa đảm bảo quản trị tốt rủi ro. Hoạt động kiểm soát không được tiến hành định kỳ, thường xuyên; (iii) Năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng còn hạn chế. Cán bộ tín dụng thiếu khả năng phân tích thẩm định dự án, kiến thức thị trường, kiến thức xã hội hạn chế nên không đánh giá tốt được liệu dự án hay phương án đó có khả thi không [77]; (iv) Thông tin tín dụng không đầy đủ, ngân hàng có một cái nhìn không toàn diện về bản thân khách hàng cũng như tình hình tài chính, cơ chế chia sẻ thông tin giữa các ngân hàng còn yếu, dẫn đến sự bất đối xứng về thông tin, khó khăn trong quá trình thẩm định khách hàng. Chất lượng thẩm định khoản vay kém, định tính theo kinh nghiệm bản thân, ít các nhân tố định

lượng. Thông tin yêu cầu thẩm định chưa sát với phương án vay của khách hàng; (v) Chất lượng quản trị rủi ro tín dụng kém do phương pháp đo lường không thống nhất, chưa theo chuẩn mực chung.

Từ môi trường kinh doanh, các nguyên nhân bao gồm: (i) Môi trường kinh tế: Trong nền kinh tế thị trường, chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ đóng vai trò quyết định đối với hoạt động của nền kinh tế quốc dân nói chung và lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng của các NHTM nói riêng; (ii) Môi trường pháp lý là điều kiện đảm bảo cho hoạt động kinh doanh, đặc biệt là các hoạt động tín dụng của các NHTM. Nếu môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh thiếu đồng bộ sẽ gây khó khăn, bất lợi cho cả doanh nghiệp và ngân hàng [64]; (iii) Môi trường xã hội: Những thay đổi về chính trị có thể dẫn đến sự biến động cán cân thương mại quốc tế, tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và các NHTM [64],[77].

2.1.2. Quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại

2.1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng

Trước hết, quản trị là một khái niệm rất rộng bao gồm nhiều lĩnh vực: quản trị hành chính (trong các tổ chức xã hội), quản trị kinh doanh (trong các tổ chức kinh tế). Trong lĩnh vực quản trị kinh doanh lại chia ra nhiều lĩnh vực: Quản trị tài chính, quản trị nhân sự, quản trị Marketing, quản trị sản xuất.

Quản trị nói chung theo tiếng Anh là "Management" vừa có nghĩa là quản lý, vừa có nghĩa là quản trị, nhưng hiện nay được dùng chủ yếu với nghĩa là quản trị. Tuy nhiên, khi dùng từ, chúng ta coi thuật ngữ quản lý gắn liền với với quản lý nhà nước, quản lý xã hội, tức là quản lý ở tầm vĩ mô. Còn thuật ngữ quản trị thường dùng ở phạm vi nhỏ hơn đối với một tổ chức, một doanh nghiệp, ngân hàng.

Có rất nhiều quan niệm về quản trị: Theo Koontz và O' Donnel: quản trị là thông qua nhiệm vụ của nó, cho rằng nhiệm vụ cơ bản của quản trị là "thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định". James Stoner và Stephen Robbins: “Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra”.

Ngoài ra, khái niệm về quản trị là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị nhằm đạt được những kết quả cao nhất với mục tiêu đã định trước. Quản trị là một quá trình nhằm đạt đến các mục tiêu đề ra bằng việc

phối hợp hữu hiệu các nguồn lực của doanh nghiệp. Theo quan điểm hệ thống, quản trị còn là việc thực hiện những hoạt động trong mỗi tổ chức một cách có ý thức và liên tục. Quản trị trong một doanh nghiệp tồn tại trong một hệ thống bao gồm các khâu, các phần, các bộ phận có mối liên hệ khăng khít với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và thúc đẩy nhau phát triển.

Đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng, theo Altman [43], quản trị rủi ro tín dụng (QTRRTD) là nhu cầu cấp thiết bởi sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng phụ thuộc đáng kể vào chất lượng tín dụng. QTRRTD là đảm bảo rằng hệ thống đó hoạt động hiệu quả, kịp thời nhận biết được rủi ro tồn tại, phân tích và định lượng được để trên cơ sở đó sử dụng các công cụ, biện pháp phù hợp. Do vậy, QTRRTD có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động quản trị kinh doanh của ngân hàng Như vậy, từ các khái niệm, bản chất của quản trị, tính chất của QTRRTD, tác

giả tóm lược khái niệm quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng như sau:“Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình ngân hàng thương mại thực hiện liên tục và đồng bộ các bước từ nhận diện rủi ro, đo lường rủi ro, quản lý và giám sát rủi ro, phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro, nhằm khống chế tỉ lệ rủi ro tín dụng trong ngân hàng đến mức thấp nhất mà ngân hàng dự kiến”.

2.1.2.2. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng

Theo Besis [52] và Greuning – Brantanovic [64] quy trình QTRRTD là một quá trình tiếp cận rủi ro tín dụng một cách toàn diện, khoa học và được hệ thống hóa nhằm nhận biết, đo lường, quản lý, kiểm soát rủi ro, và những ảnh hưởng bất lợi từ hoạt động tín dụng. Các bước trong quy trình QTRRTD có tính liên tục, kế thừa, quan hệ chặt chẽ với nhau (dữ liệu đầu ra của một bước sẽ là dữ liệu đầu vào cho bước tiếp theo lựa chọn, thực hiện và phản hồi thông tin). Chi phí vận hành hệ thống QTRRTD chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng chi phí hoạt động ngân hàng, do đó, các NHTM căn cứ vào các quy định chung, xây dựng các quy định QTRRTD phù hợp với mục tiêu chiến lược hoạt động, khẩu vị rủi ro, khả năng chấp nhận rủi ro để kiểm soát RRTD. Quy trình QTRRTD thông thường tại NHTM thể hiện qua hình 2.1.


Hình 2 1 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng thông thường Nguồn Tác giả tổng 1

Hình 2.1: Quy trình quản trị rủi ro tín dụng thông thường

Nguồn: Tác giả tổng hợp[52],[64]

Quy trình quản trị rủi ro tín dụng gồm các bước sau:

(1) Nhận biết rủi ro tín dụng

Nhận biết rủi ro tín dụng (RRTD) thông qua phân tích đặc thù sản phẩm, dịch vụ, các quy trình hoạt động xem xét từ cả hai góc độ khách hàng và ngân hàng. Phương pháp nhận biết RRTD có nhiều phương pháp như: (i) Phương pháp dựa vào mục tiêu về QTRRTD (các nhân tố cản trở việc thực hiện mục tiêu đều xác định là rủi ro); (ii) Phương pháp tính huống: đưa các giả thuyết nếu xảy ra RRTD; (iii) Phương pháp dựa vào kinh nghiệm, tình huống lịch sử; (iv) Phương pháp hỗn hợp: kết hợp các phương pháp nhận biết RRTD.

RRTD nếu được xác định sớm, các ngân hàng sẽ chủ động trong việc phòng ngừa, hạn chế được những rủi ro mang tính chủ quan, xuất phát từ yếu tố con người và những rủi ro tín dụng khác có thể kiểm soát được.

(2) Đo lường rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng được đo lường bằng: Một là, đo lường RRTD thông qua phân tích định tính (lịch sử, mô hình tổ chức quản trị điều hành, đánh giá tín nhiệm bên ngoài của các tổ chức như Moody‟s, S&P, đánh giá tín nhiệm nội bộ, các chế độ kiểm toán, kế toán); Hai là, đo lường RRTD theo các phân tích định lượng sử dụng nhóm chỉ tiêu tài chính, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ cấp tín dụng, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn; Ba là, đo lường RRTD từ phân tích xu hướng (sử dụng số liệu lịch sử tối thiểu 3 năm tính toán các mô hình đo lường rủi ro danh mục tín dụng, rủi ro từng khoản tín dụng); Bốn là, đo lường RRTD theo phân tích ngành, và các yếu tố khác (mức độ tập trung, tính đa dạng).

(3) Quản lý rủi ro tín dụng

Quản lý rủi ro tín dụng với các nội dung cơ bản: Thứ nhất, tuân thủ các quy định, nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng (QTRRTD) trong nước và các nguyên tắc QTRRTD theo thông lệ quốc tế và chuẩn mực Basel II; Thứ hai, đánh giá rủi ro tín dụng, xác lập hạn mức liên quan và tính toán tỷ lệ vốn cho RRTD; Thứ ba, quản lý RRTD là phải xây dựng văn hóa rủi ro trong tổ chức; Thiết lập chiến lược, chính sách, nguồn lực (con người, công nghệ thông tin, quy trình QTRRTD).

Quản lý rủi ro tín dụng thông qua việc đưa ra định hướng chính sách cấp tín dụng. Các chính sách cấp tín dụng cần hợp lý, phù hợp với thực tế của nền kinh tế nói chung, tình hình của các ngân hàng nói riêng để hoạt động kinh doanh của ngân hàng tăng trưởng mà vẫn kiểm soát tốt RRTD.

(4) Kiểm soát rủi ro tín dụng

Kiểm soát RRTD là bước cuối trong quy trình liên tục của QTRRTD gồm hoạt động giám sát và xử lý RRTD nhằm phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro: (i) Giám sát theo quy trình (trước, trong và sau giao dịch), kiểm toán nội bộ, các báo cáo rủi ro thực hiện định kỳ, tận dụng cơ chế giám sát bên ngoài (kiểm toán độc lập, cơ quan thanh tra giám sát); và (ii) Xử lý rủi ro: các quỹ dự phòng rủi ro, bán nợ, xử lý tài sản đảm bảo.

Các biện pháp kiểm soát rủi ro giúp hạn chế, ngăn ngừa tổn thất (Tổn thất là thực tế khi rủi ro xảy ra). Hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng cần phải được thực hiện đồng bộ từ tổng thể từ hệ thống ngân hàng đến từng NHTM.

2.1.2.3. Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng

Quản trị là nhân tố khó đánh giá và không thể đo lường được, đặc biệt đối với quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Do đó, đánh giá hoạt động QTRRTD là đánh giá hiệu quả QTRRTD thông qua khả năng thực hiện các mục tiêu đặt ra của công tác QTRRTD.

Hopkin [66], Cách tiếp cận “Những nhân tố cơ bản”, cho rằng việc đánh giá rủi ro tín dụng thường mang tính phán xét vì tính đa diện của nó, có quan hệ gần gũi. Những nhân tố cơ bản nói về bất kỳ nhân tố nào quan trọng để hiểu điểm mạnh, điểm yếu của một người đi vay hay một đối tác trong giao dịch tín dụng. Điều này bao gồm khả năng thanh toán nợ, dòng tiền của công ty và lịch sử thanh toán, hoạt động của công ty.

Standard & Poors, Fitch, Moody‟s [73], xây dựng và ấn định xếp hạng rủi ro tín dụng ẩn chứa những thông tin quan trọng trong thị trường, cho phép các nhà đầu tư dựa vào các đánh giá của cơ quan xếp hạng rủi ro tín dụng.

Các thành tố rủi ro chỉ những thành phần cơ bản của rủi ro tín dụng, bao gồm “xác suất vỡ nợ”, “nguy cơ vỡ nợ”, “thua lỗ nếu vỡ nợ”. Định lượng rủi ro tín dụng

chậm hơn so với các thước đo rủi ro khác vì những thông tin như vậy không sẵn có và cần được mô phỏng. Mô hình vỡ nợ cấu trúc, bắt đầu từ những đóng góp lý thuyết trước đó của Merton (1973) và được thực thi trong mô hình “Theo dõi Tín dụng KMV” của Moody‟s, mô phỏng sự kiện vỡ nợ như sự thiếu hụt tài sản so với nghĩa vụ trả nợ. Hay mô hình rủi ro tín dụng riêng lẻ, dựa trên việc tái đánh giá toàn phần, mô phỏng sử dụng những ma trận chuyển hạng thông thường hoặc mô hình cấu trúc tạo ra một phân phối liên tục của các giá trị tài sản.

Như vậy, quản trị nói chung, QTRRTD nói riêng là khái niệm hay đối tượng không thể đo lường, định lượng được, mà chỉ có thể đánh giá và đo lường được thông qua hiệu quả QTRRTD hay khả năng đạt được các mục tiêu QTRRTD.

2.1.3. Thông lệ quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng

- Các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng

Theo thông lệ quốc tế về quản trị rủi ro nói chung, quản trị rủi ro tín dụng nói riêng, các nguyên tắc khi các ngân hàng hoạch định chiến lược và chính sách QTRR là: (i) Chấp nhận và quản lý rủi ro cho phép (Khẩu vị rủi ro); (ii) Sự đánh đổi giữa mức độ rủi ro và thu nhập (risk – return tradeoff); (iii) Nguyên tắc phân tán rủi ro; (iv) Tính phù hợp với chiến lược chung của tổ chức; (v) Tính tương quan giữa các loại rủi ro (rủi ro này có liên quan đến rủi ro khác); (vi) Tính độc lập: bộ phận quản trị rủi ro báo cáo trực tiếp lên lãnh đạo ngân hàng; (vii) Tính liên tục: Đảm bảo thay đổi liên tục của thị trường; (viii) Tính cần thiết khi triển khai một sản phẩm mới.

Các nguyên tắc này quy định cụ thể trong Basel II, bao gồm: (i) Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp: Yêu cầu xem xét đánh giá RRTD phải là chiến lược xuyên suốt trong hoạt động ngân hàng (mức độ chấp nhận rủi ro, tỷ lệ nợ xấu), trên cơ sở đó phát triển các chính sách nhằm phát hiện, theo dõi và kiểm soát nợ xấu trong mọi hoạt động, đối với từng khoản cấp tín dụng cụ thể và nâng lên tầm soát rủi ro của cả danh mục đầu tư; (ii) Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh: Các ngân hàng cần xác định rõ ràng các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh (xác định thị trường mục tiêu, đối tượng khách hàng tiềm năng, điều kiện cấp tín dụng) nhằm xây dựng các hạn mức tín dụng phù hợp cho từng loại khách hàng trên cơ sở các thông tin định lượng, định tính, kết quả XHTD nội bộ đối với khách hàng. Ngân hàng phải có quy trình rõ ràng trong đề xuất tín dụng, phê duyệt và sửa đổi tín dụng, có sự phân tách nhiệm vụ rạch ròi giữa các bộ phận có liên quan đến công tác tín dụng. Việc cấp tín dụng cần tuân thủ nguyên tắc cẩn trọng trên cơ sở giao dịch công bằng giữa các bên; (iii) Duy trì quá trình quản lý và theo dõi tín dụng phù hợp: Tuỳ theo quy mô của từng ngân hàng để xây dựng hệ thống quản lý phù hợp, kịp thời nắm bắt các

thông tin từ phía khách hàng như tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, mức độ thực hiện các cam kết để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường, kiểm soát tốt các khoản vay có vấn đề. Ngân hàng cũng cần có các biện pháp quản lý và khắc phục các khoản nợ xấu. Vì thế, chính sách quản lý RRTD của ngân hàng phải chỉ rõ cách thức quản lý các khoản tín dụng có vấn đề.

-Khung quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế

Các thông lệ quốc tế và chuẩn mực Basel II để giúp các NHTM trong quá trình xây dựng, hoạch định chiến lược và chính sách hướng tới các mục tiêu: (i) Đảm bảo phương pháp tính mức vốn an toàn của ngân hàng; (ii) Đo lường tách bạch các loại rủi ro (rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng); (iii) Tăng cường quản trị tài chính thống nhất giữa các quốc gia. Xây dựng khung quản trị rủi ro tín dụng gồm Bước 1 – Xác định rủi ro: thông qua chính sách, quy trình, quy chế để nhận diện, tự phát hiện và đánh giá rủi ro). Bước 2 – Đo lường rủi ro: đánh giá định tính, định lượng các trọng số rủi ro tín dụng cụ thể và kiểm định chặt chẽ. Dựa trên các thông kê định lượng, kết hợp ý kiến chuyên gia, các ngân hàng thực hiện Bước 3 – Thiết kế các biện pháp giảm nhẹ rủi ro và Bước 4 – Giám sát rủi ro: quản lý rủi ro một cách chủ động và tích cực.


Xác định rủi ro


Giám sát rủi ro

Đo lường rủi ro

Giảm nhẹ rủi ro


Hình 2.2: Khung quản trị rủi ro chuẩn theo thông lệ quốc tế

Nguồn: Basel II [51]

-Mô hình bộ máy tổ chức quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại

Mô hình bộ máy quản trị giúp công tác QTRRTD tại các NHTM hoạt động một cách hiệu quả. Trách nhiệm cao nhất đối với quản trị rủi ro, QTRRTD là của Hội đồng quản trị (HĐQT) của ngân hàng. Hội đồng quản trị (HĐQT) có trách nhiệm nắm được rủi ro tín dụng của ngân hàng và đảm bảo rằng những rủi ro này được quản trị một cách phù hợp. Các quy định ban hành trong Khẩu vị rủi ro, chiến lược và cơ chế chính sách kiểm soát và quản lý rủi ro phát sinh trong suốt quá trình

Ngày đăng: 21/04/2022