Lợi Nhuận Sau Dprr Của Vietcombank Bắc Ninh Qua Các Năm


Để tăng cường cho vay tốt trong điều kiện nền kinh tế vẫn còn khó khăn, khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp thấp, Vietcombank Bắc Ninh đã liên tục áp dụng nhiều chương trình và các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi phù hợp với tình hình thị trường và với nhiều đối tượng khách hàng. Ngoài ra, thay vì cho vay theo cấu trúc danh mục sản phẩm, Vietcombank Bắc Ninh đã chuyển dịch sang cho vay theo các chương trình sản phẩm chuẩn để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng bao gồm các chương trình tín dụng, cho vay mua nhà, mua ô tô, cho vay tiêu dùng, tài trợ đảm bảo 100% bằng bất động sản, các chương trình tài trợ theo ngành… Ta thấy, tổng dư nợ cho vay tăng lên qua các năm tỷ lệ thuận với nguồn vốn huy động được, điều này cho thấy Vietcombank Bắc Ninh đã điều hành tốt trong việc cân đối nguồn vốn.

Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng2.3: Kết quả kinh doanh của Vietcombank Bắc Ninh

Đơn vị: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

2018/2017

2019/2018

2020/2019

ST

Tỉ lệ

(%)

ST

Tỉ lệ

(%)

ST

Tỉ lệ

(%)

Tổng thu nhập

731

909

1.145

1.115

178

24,35

236

25,96

-30

-2,62

Tổng chi

phí

452

640

766

673

188

41,59

126

19,69

-93

-12,14

Lợi nhuận sau DPRR

279

269

379

442

-10

-3,58

110

40,89

63

16,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh - 9

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VCB Bắc Ninh năm 2017-2020)

Biểu đồ 2.3: Lợi nhuận sau DPRR của Vietcombank Bắc Ninh qua các năm

Đơn vị: Tỷ đồng


442

379

279

269

NĂM 2017

NĂM 2018

NĂM 2019

NĂM 2020

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VCB Bắc Ninh năm 2017-2020)


Nhìn vào bảng 2.3 ta có thể thấy từ năm 2017-2020 lợi nhuận của Vietcombank Bắc Ninh có biến động tăng giảm, nhưng nhìn chung tăng đều qua các năm. Năm 2018 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh sau DPRR đạt 269 tỷ đồng. Năm 2019 lợi nhuận đạt 379 tỷ đồng tăng 40,89% so với năm 2018, tương ứng với tăng 110 tỷ đồng. Năm 2020 lợi nhuận đạt 442 tỷ đồng tăng 16,62% so với năm 2019.

Trong ba năm qua nhờ cơ cấu và chuẩn hóa danh mục sản phẩm, danh mục đầu tư tập trung tăng trưởng mạnh vào các sản phẩm mang lại thu nhập cao, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, chất lượng tài sản nên thu nhập lãi thuần tăng trưởng cao. Bên cạnh đó, nhờ các dự án giúp tăng phí tiếp tục được thực hiện và đạt kết quả tốt. Cơ cấu nguồn thu dịch vụ được chuyển biến tích cực với việc tập trung gia tăng các dòng dịch vụ bán lẻ, sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại. Trong đó, các dịch vụ thanh toán ngân hàng điện tử, thanh toán thẻ, thanh toán các dịch vụ tiện ích… đã gia tăng đáng kể số lượng giao dịch; các dịch vụ phi tín dụng được phát triển như nộp thuế điện tử cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, nộp tiền điện nước bẳng thẻ tín dụng; dịch vụ ngân hàng điện tử: nạp tiền điện thoại qua E Banking hoặc Mobile Banking…

2.2 Thực trạng cho vay và rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh

2.2.1 Thực trạng chính sách và quy trình cho vay khách hàng cá nhân

Chính sách tín dụng khách hàng cá nhân

Chính sách tín dụng KHCN là một bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống quản lý và điều hành hoạt động tín dụng của Vietcombank, được thể hiện thông qua định hướng, tư tưởng chỉ đạo, các quy chế, quy trình cấp tín dụng, quản lí khoản tín dụng, danh mục tín dụng và phân cấp thẩm quyền. Chính sách tín dụng KHCN được ban hành đồng bộ trong toàn hệ thống Vietcombank trong đó có chi nhánh Bắc Ninh. Trên cơ sở đó, các chi nhánh điều hành hoạt động tại chi nhánh mình. Bao gồm một số chính sách cơ bản:


Chính sách lãi suất

Hiện nay, Vietcombank Bắc Ninh quy định lãi suất cho vay áp dụng cho từng khách hàng tại thời điểm giải ngân căn cứ vào kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ của khách hàng trong từng thời kỳ để tính biên độ. Do đó, ngân hàng yêu cầu công tác xếp hạng tín dụng phải được thực hiện chính xác nhằm đánh giá đúng đối tượng khách hàng cũng như xác định đúng mức lãi suất cho vay để áp dụng với khách hàng đó.

- Lãi suất cho vay: Vietcombank Bắc Ninh áp dụng cách tính lãi suất mới, theo đó lãi suất vay = lãi suất cơ sở + biên độ. Trong đó lãi suất cơ sở được tính dựa trên chi phí vốn huy động và chi phí trích lập dự phòng bắt buộc theo quy định của NHNN. Lãi suất cơ sở được xác định theo thời hạn khoản vay và được công bố theo từng thời kỳ. Lãi suất cơ sở được điều chỉnh định kỳ 1 tháng/ lần hoặc 3 tháng/lần vào ngày đầu tiên của tháng/ quý.

- Cơ chế điều chỉnh lãi suất: hiện nay Vietcombank Bắc Ninh đang áp dụng cơ chế lãi suất thả nổi, kỳ điều chỉnh lãi suất có thể là 1 tháng/lần, quý/lần hoặc 6 tháng/lần tùy theo cơ chế chính sách của Ngân hàng trong từng thời kỳ. Hiện tại, ngân hàng đang áp dụng kỳ điều chỉnh lãi suất 1 tháng/lần. Lãi suất tại thời điểm điều chỉnh được xác định bằng lãi suất cơ sở cộng biên độ tối thiểu (theo quy định của Ngân hàng từng thời kỳ).

Chính sách bảo đảm tiền vay

Dựa vào các quy định về bảo đảm tiền vay của Chính phủ, của NHNN, của Vietcombank và dựa vào thực tế hoạt động của chi nhánh, các chính sách về bảo đảm tiền vay đã được Chi nhánh xem xét cụ thể riêng với từng đối tượng khách hàng, với từng lại tài sản bảo đảm tiền vay.

Hiện nay đối với hoạt động tín dụng KHCN, để tránh rủi ro Chi nhánh Bắc Ninh đã thắt chặt các hình thức bảo đảm: Đối với cho vay cầm cố ưu tiên nhận giấy tờ có giá do 4 NHTM nhà nước phát hành là Vietcombank, Vietinbank, BIDV và Agribank, hạn chế cầm cố giấy tờ có giá do các Ngân hàng TMCP phát hành; Đối với tài sản thế chấp là ô tô, ưu tiên sản phẩm cho vay mua ô tô mới; Đối với tài sản thế chấp là bất động sản, chỉ nhận bất động sản của khách hàng hoặc của bên thứ ba


là bố mẹ của khách hàng vay và tài sản hình thành vốn vay của khách hàng. Tài sản thế chấp không xảy ra tranh chấp, không thuộc quy hoạch, nằm gần trung tâm thành phố, có khả năng chuyển nhượng và phát mại tài sản cao. Bên cạnh đó, Chi nhánh Bắc Ninh cũng không nhận tài sản thế chấp của khách hàng hoặc bố mẹ khách hàng (trường hợp bảo lãnh) đã quá lớn tuổi (trên 65 tuổi). Về việc định giá tài sản thế chấp, cán bộ tín dụng KHCN chỉ được định giá theo khung giá Ủy ban nhân dân địa phương đưa ra về đơn giá xây dựng và giá các loại đất trên địa bàn (làm cơ sở tính giá đất đền bù và nộp thuế), còn nếu định giá theo giá thị trường sẽ phải thuê công ty định giá độc lập. Việc làm này sẽ hạn chế được rất nhiều rủi ro do thiếu chuyên môn định giá và rủi ro đạo đức gây ra. Ngoài ra, sau cho vay cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra, thẩm định lại giá trị tài sản bảo đảm xem có bị sụt giảm giá trị đáng kể hay không, nếu có phải yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản bảo đảm cho ngân hàng.

Có thể thấy, chính sách tín dụng của Vietcombank Bắc Ninh đã có sự phân cấp rõ ràng trong quyền phán xét tín dụng, phù hợp với vị trí và trách nhiệm quản lý của từng chủ thể. Sản phẩm cho vay KHCN được cụ thể rõ ràng hơn, gắn với nhu cầu thực tế của khách hàng, nhiều sản phẩm cho vay mới được ban hành, khi khách hàng đáp ứng được các điều kiện trong từng sản phẩm thì có từng chính sách riêng, hay nói cách khác là chuẩn hóa sản phẩm vay. Bên cạnh đó chính sách lãi suất cũng được quan tâm, phù hợp với đối tượng vay. Tuy nhiên, cũng như các ngân hàng khác, chính sách tín dụng của Chi nhánh vẫn đang áp dụng chính sách chung của toàn hệ thống Vietcombank mà chưa xây dựng được chính sách tín dụng trên đặc điểm riêng tại Chi nhánh, phù hợp với tình hình địa phương.

Quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của Ngân hàng trong việc cấp tín dụng đối với khách hàng, bao gồm các công việc theo một trình tự nhất định kể từ khi bắt đầu cho đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng. Quy trình tín dụng là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn có tính liên hoàn, theo một trật tự nhất định và có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Bao gồm:


Trước khi cấp tín dụng

Trong khi cấp tín dụng

Sau khi cấp tín dụng

Thiết lập một chính sách và thủ tục tín dụng bằng văn bản

Thẩm định trước cho vay

Phê duyệt khoản vay

Xác lập hợp đồng tín dụng

Giám sát quá trình giải ngân

Giám sát tín dụng

Theo dõi, đôn đốc thu hồi nợ

Tái xét tín dụng và phân hạng tín dụng

Kiểm soát tín dụng nội bộ độc lập

Đánh giá lại chính sách tín dụng

Trong các năm qua trên cơ sở định hướng chỉ đạo của Trụ sở chính Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, tại Vietcombank Bắc Ninh quy trình cấp tín dụng đã được cải tiến hơn, không rườm rà nhiều thủ tục như trước. Thay vào đó là việc đơn giản hóa thủ tục, cắt bỏ những loại giấy tờ không cần thiết.

Quy trình cho vay KHCN tại Vietcombank Bắc Ninh gồm các bước như sau:

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu của KHCN, lập hồ sơ tín dụng

- Cán bộ quan hệ KHCN tiếp nhận thông tin, hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ tín dụng

+ Với khách hàng lần đầu thiết lập quan hệ tín dụng: Cán bộ quan hệ khách hàng hướng dẫn khách hàng đăng ký những thông tin về khách hàng, các điều kiện vay và tư vấn thiết lập hồ sơ khoản vay.

+ Với những khách hàng đã có quan hệ tín dụng: Cán bộ quan hệ khách hàng tiến hành kiểm tra và chỉ dẫn khách hàng hoàn thiện bộ hồ sơ khoản vay.

+ Sau khi xem xét, nếu nhận thấy khách hàng đủ hoặc chưa đầy đủ điều kiện hồ sơ vay, cán bộ quan hệ khách hàng thực hiện báo cáo với cấp lãnh đạo và trả lời khách hàng cho khách hàng được biết.

- Giai đoạn Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay

+ Cán bộ quan hệ khách hàng kiểm tra hồ sơ vay bao gồm kiểm tra hồ sơ pháp lý (tính hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ văn bản trong danh mục hồ sơ pháp lý); kiểm tra hồ sơ vay và hồ sơ đảm bảo tiền vay.


+ Cán bộ quan hệ khách hàng kiểm tra mục đích vay: xem có phù hợp với điều kiện, tính hợp pháp của mục đích vay.

Nếu khách hàng đã cung cấp đầy đủ thông tin, Cán bộ quan hệ khách hàng lập Báo cáo nhu cầu tín dụng và chuyển Báo cáo nhu cầu tín dụng cùng toàn bộ hồ sơ vay vốn cho Cán bộ thẩm định KHCN (gọi chung là Cán bộ thẩm định).

Bước 2: Thẩm định và lập báo cáo thẩm định cấp tín dụng

Cán bộ thẩm định thực hiện thẩm định khách hàng (tuổi, nghề nghiệp, tình hình quản hệ tín dụng...), thẩm định năng lực tài chính của khách hàng.

- Tiến hành đánh giá kết quả thực hiện tín dụng và việc thực hiện các điều kiện yêu cầu cấp tín dụng của kỳ trước (trường hợp khách hàng đã được cấp tin dụng kỳ trước)

- Phải xác định nhu cầu cấp tín dụng: Thẩm định mục đích sử dụng, năng lực tài chính, thu nhập, hoàn cảnh gia đình; kiểm tra thẩm quyền phê duyệt; tính khả thi; nhu cầu khoản vay; năng lực tài chính; nguồn và khả năng trả nợ.

- Tiến hành đánh giá lợi ích và rủi ro nếu cấp tín dụng cho khách hàng.

- Thẩm định biện pháp bảo đảm của khách hàng.

- Thực hiện chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng theo quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng hiện hành

=> Cán bộ lập Báo cáo thẩm định và báo cáo thẩm định tài sản bảo đảm theo quy định, và quyết định Hạng tín dụng, cấp tín dụng khách hàng doanh nghiệp trình Lãnh đạo phòng.

=> Lãnh đạo phòng xem xết phê duyệt hoặc có ý kiến ký Báo cáo thẩm định và Báo cáo thẩm định tài sản bảo đảm (nếu có) trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

Bước 3: Phê duyệt cấp tín dụng

Cán bộ thẩm định cần xác định thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng đối với khách hàng theo quy định của Vietcombank từng thời kỳ trước khi lập Báo cáo thẩm định.

Vietcombank phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng đối với khách hàng cá nhân theo mức từ thấp đến cao: Lãnh đạo PGD/Lãnh đạo Phòng Khách hàng bán lẻ,


Giám đốc chi nhánh, Hội đồng tín dụng cơ sở, Chuyên gia phê duyệt, Lãnh đạo phòng phê duyệt tín dụng, Giám đốc phê duyệt, Hội đồng tín dụng Trung ương, Hội đồng quản trị. Tại Vietcombank Bắc Ninh, căn cứ vào phân nhóm Phòng giao dịch, phòng Khách hàng bản lẻ theo quy định về thâm niên năng lực lãnh đạo, cán bộ tín dụng và phân nhóm thẩm quyền phê duyệt hiện tại của chi nhánh, đang thực hiện phân quyền phê duyệt tín dụng như sau:

- Nhóm 1: Số năm kinh nghiệm lãnh đạo phòng 5 năm trở lên, số năm kinh nghiệm làm tín dụng bình quân của Cán bộ khách hàng tại phòng từ đủ 2 năm trở lên. Mức cấp tín dụng có TSBĐ là giấy tờ có giá tại VCB, trái phiếu chính phủ, tín phiếu KBNN: 10 tỷ đồng; Cho vay theo sản phẩm chuẩn có TSBĐ là 2 tỷ đồng, cho vay không theo sản phẩm chuẩn, có TSBĐ là 1,5 tỷ đồng, tổng các khoản vay có TSBĐ không quá 2 tỷ đồng.

- Nhóm 2: Số năm kinh nghiệm lãnh đạo phòng 3 năm trở lên, số năm kinh nghiệm làm tín dụng bình quân của Cán bộ khách hàng tại phòng từ đủ 1 năm trở lên. Mức cấp tín dụng có TSBĐ là giấy tờ có giá tại VCB, trái phiếu chính phủ, tín phiếu KBNN: 7 tỷ đồng; Cho vay theo sản phẩm chuẩn có TSBĐ là 2 tỷ đồng, cho vay không theo sản phẩm chuẩn, có TSBĐ là 1 tỷ đồng, tổng các khoản vay có TSBĐ không quá 2 tỷ đồng.

- Nhóm 3: Phòng giao dịch không đáp ứng các tiêu chí của nhóm 1 và nhóm

2. Mức cấp tín dụng có TSBĐ là GTCG tại VCB, trái phiếu chính phủ, tín phiếu KBNN: 5 tỷ đồng; Cho vay theo sản phẩm chuẩn có TSBĐ là 2 tỷ đồng, cho vay không theo sản phẩm chuẩn, có TSBĐ là 0,5 tỷ đồng, tổng các khoản vay có TSBĐ không quá 2 tỷ đồng.

- Đối với khoản vay có hạn mức trong thẩm quyền Giám đốc chi nhánh: Sau khi cán bộ thẩm định lập báo cáo đề xuất tín dụng, báo cáo thẩm định trình cấp lãnh đạo phòng phê duyệt, hồ sơ khách hàng sẽ được chuyển lên Ban giám đốc phê duyệt cho vay.

- Đối với khoản vay có hạn mức lớn hơn 5 tỷ đồng và nhỏ hơn 30 tỷ đồng: Sau khi cán bộ thẩm định lập báo cáo đề xuất tín dụng, báo cáo thẩm định trình cấp


lãnh đạo phòng phê duyệt, hồ sơ khách hàng sẽ được chuyển lên Hội đồng tín dụng cơ sở của chi nhánh phê duyệt cho vay.

- Đối với khoản vay có hạn mức lớn hơn 30 tỷ đồng: Sau khi cán bộ thẩm định KHCN lập báo cáo đề xuất tín dụng trình cấp lãnh đạo phòng, Ban giám đốc phê duyệt, hồ sơ khách hàng sẽ được chuyển lên Phòng phê duyệt tín dụng Trung ương tái thẩm định và trình phê duyệt theo từng mức thẩm quyền.

Bước 4: Giải ngân

Sau khi có quyết định cấp tín dụng, khách hàng và Ngân hàng thực hiện đàm phán và ký kết các hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và thực hiện các thủ tục pháp lý về tài sản đảm bảo và các điều kiện khác trong quyết định cấp tín dụng của Ngân hàng.

Căn cứ hợp đồng tín dụng và các chứng từ giải ngân, các bộ phận có liên quan (Phòng Quản lý nợ, bộ phận Dịch vụ khách hàng) thực hiện tác nghiệp lên hệ thống và giải ngân cho khách hàng theo đúng quy định.

Nguyên tắc giải ngân: Phải gắn liền sự vận động tiền tệ với nhu cầu vay vốn thực sự của khách hàng, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng khoản vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ. Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà cho công việc của khách hàng.

Bước 5: Giám sát tín dụng

Cán bộ thẩm định có trách nhiệm kiểm tra, giám sát khách hàng vay, khoản vay, mục đích sử dụng vốn vay theo các nội dung:

- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ mục đích sử dụng khoản vay.

- Chủ động nhắc/thông báo nợ đến hạn cho khách hàng rước ngày đến hạn của khoản vay.

- Kiểm tra hoạt động, tình trạng nghề nghiệp và các vấn đề có liên quan đến khách hàng vay.

- Kiểm tra, đánh giá, quản lý tài sản đảm bảo. Trong quá trình kiểm tra, đánh giá, nếu phát hiện các dấu hiệu rủi ro, cán bộ thẩm định KHCN phải đề xuất biện pháp phòng ngừa và báo cáo lãnh đạo Chi nhánh Bắc Ninh chỉ đạo, xử lý kịp thời;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2023