Cơ Sở Lý Luận Về Năng Lực Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng

kinh doanh ngân hàng thông qua Ủy ban quản lý rủi ro; Ban điều hành, cụ thể là các phòng ban Hội sở, Phòng quản lý rủi ro hỗ trợ các hoạt động hàng ngày của Ủy ban quản lý rủi ro. Chức năng cơ bản tại bộ phận này là đưa ra các khuyến nghị xây dựng chính sách, chiến lược, cơ chế, quy trình và giám sát việc tuân thủ của bộ phận kinh doanh (chi nhánh/đơn vị thành viên) đối với các quy định, hạn mức đã được thông qua.

Các chính sách quản trị rủi ro tín dụng phải do Phòng/khối Quản trị rủi ro chuẩn bị cho Ủy ban quản lý rủi ro và phải được HĐQT định kỳ đánh giá và thông qua. Các chính sách QTRRTD phải được xây dựng trong mối tương quan và năng lực thực tế của mỗi ngân hàng, đó là: (i) Chiến lược kinh doanh chung, phù hợp với quy mô, bản chất và khẩu vị rủi ro và mối quan hệ với các hoạt động kinh doanh trong ngân hàng; (ii) Phù hợp với các sản phẩm tín dụng, mức độ phức tạp liên quan đến hoạt động tín dụng của ngân hàng; (iii) Khả năng nhận diện, đo lường, kiểm soát rủi ro hoạt động tín dụng thông qua các kết quả kinh doanh và rủi ro trước đây;

(iv) Trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực thực hiện công tác quản trị rủi ro (cả bộ phận kinh doanh và bộ phận quản trị rủi ro); (v) Năng lực công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu của từng ngân hàng.

Cơ cấu tổ chức ngân hàng phải có các tuyến báo cáo tạo điều kiện cho HĐQT giám sát và kiểm soát các hoạt động và rủi ro ngân hàng theo mô hình mô hình “3 lớp phòng vệ”. Toàn bộ các thành viên trong hệ thống đều phải tham gia vào quá trình QTRR, đảm bảo mọi rủi ro trong mỗi tác vụ của ngân hàng được nhận diện, kiểm soát và giảm thiểu ở mức thấp nhất (i) Lớp phòng vệ thứ nhất phải đảm bảo môi trường kiểm soát thuận lợi trong từng bộ phận, thực hiện các chính sách QTRR theo vai trò, trách nhiệm của mình đặc biệt trong các hoạt động dẫn đến tăng trưởng của ngân hàng. Các bộ phận này cần được nhận thức đầy đủ các yếu tố rủi ro phải được xem xét trong mọi quyết định và hành động, có thể thực hiện giám sát và duy trì tính minh bạch trong kiểm soát nội bộ của riêng bộ phận. Năng lực QTRR, QTRRTD của ngân hàng tốt do rủi ro đo lường và kiểm soát ngay từ lớp phòng vệ đầu tiên hay cũng chính là các phân lớp kiến tạo rủi ro, phê duyệt rủi ro và báo cáo rủi ro. Thực hiện tốt QTRR tại lớp phòng vệ đầu tiên thể hiện các chính sách quản trị ban hành được thực thi hiệu quả, rủi ro được rà soát trong khả năng, khẩu vị có thể chấp nhận của ngân hàng. Đây là tiền đề, cơ sở để các lớp phòng vệ khác hoạt động hiệu quả. (ii) Lớp phòng vệ thứ hai là khối quản trị rủi ro, khối tuân thủ, quản trị rủi ro hoạt động và pháp chế. Lớp phòng vệ này có rất nhiều nhiệm vụ, trong đó quan trọng hơn cả là việc độc lập đánh giá và kiểm soát (kiểm tra và cân đối) tính hiệu quả của hệ thống ở lớp phòng vệ thứ nhất; quản lý rủi ro chính thông qua việc

thiết lập khẩu vị rủi ro/chính sách tín dụng, xây dựng quy trình/hướng dẫn tín dụng, theo dõi, cảnh báo sớm, quản trị danh mục; giám sát các chương trình kiểm soát nội bộ, tuân thủ. Quy mô của chức năng QTRR có thể khác nhau tùy thuộc vào quy mô hoạt động của ngân hàng cũng như nhiệm vụ chức năng này đảm nhiệm. Theo thông lệ các ngân hàng cần có bộ phận QTRR độc lập và đủ nhân lực có kỹ năng về QTRR để thực thi tất cả các nhiệm vụ được giao; (iii) Lớp phòng vệ thứ ba là bộ phận kiểm toán nội bộ (KTNB). Đây là bộ phận trực thuộc Ban kiểm soát và không thuộc Ban điều hành của Ngân hàng, nên việc đánh giá 2 lớp phòng vệ trước và các rủi ro có thể xảy ra được thực hiện độc lập và khách quan. Lớp phòng vệ thứ ba chịu trách nhiệm giám sát một cách độc lập khuôn khổ QTRR của ngân hàng, bao gồm các chốt kiểm soát rủi ro, các chu trình, tính đầy đủ và hiệu quả của khuôn khổ QTRR. KTNB phải đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định xem liệu công việc quản soát của ngân hàng có phù hợp với các chính sách quản lý rủi ro tín dụng đã được ban hành, đảm bảo rằng công tác kiểm soát là phù hợp và đầy đủ. Các kiểm toán viên nội bộ phải được định kỳ kiểm toán, đánh giá quy trình quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ. Ngoài ra, các kiểm toán viên độc lập phải đình kỳ xem xét và báo cáo với Ủy ban kiểm toán và HĐQT về tính đúng đắn và sự độc lập của các bộ phận giám sát và quản lý rủi ro, đánh giá sự tuân thủ đối với các chính sách và quy trình quản lý rủi ro tín dụng, bao gồm cả đánh giá các quy trình mô hình hóa và giám sát rủi ro tối thiểu hàng năm.

-Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng

Trên thế giới có nhiều mô hình tiêu chuẩn/tiêu chí đánh giá hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng:

(i) Mô hình xếp hạng của các tổ chức xếp hạng quốc tế (Moody‟s, S&P). Moody‟s Investor Servicce (Moody‟s) [73] và Standar & Poor‟s (S&P) là hai tổ chức tín nhiệm có uy tín lâu đời tại Mỹ và cũng là các tổ chức tiên phong trong lĩnh vực xếp hạng tín nhiệm trên thế giới, sau đó có Fitch Investor Service (Fitch). Kết quả xếp hạng của các tổ chức này đều được đánh giá cao. Phương pháp xếp hạng tín nhiệm này tập trung chủ yếu vào bốn lĩnh vực chính là đánh giá môi trường ngành, đánh giá tình hình tài chính, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh, đánh giá khả năng quản trị doanh nghiệp, chú trọng quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ. Các thang điểm xếp hạng từ cao xuống thấp (AAA – chất lượng cao nhất, C – chất lượng kém nhất).

(ii) Chấm điểm tín dụng, đây là phương pháp truyền thống, định tính để đánh giá rủi ro thông qua nghiên cứu hồ sơ khách hàng vay vốn, 3C, 4C, 5C, 6C là phương

pháp các ngân hàng hay dùng. Các chữ C bao gồm: Tư cách người vay (Character), năng lực người vay (Capacity), thu nhập của người vay (Cash), tài sản đảm bảo (Collateral), các điều kiện (Conditions) và kiểm soát (Control);

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

(iii) Mô hình cho điểm để lượng hóa rủi ro tín dụng [48]: Mô hình cho điểm số Z (Z credit scoring model) dùng chấm điểm các doanh nghiệp do Altman nghiên cứu. Đại lượng Z làm thước đo tổng hợp để phân loại RRTD đối với người vay, phụ thuộc vào chỉ số tài chính của người vay và tầm quan trọng của các chỉ số này với xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ. Đối với khách hàng cá nhân, các ngân hàng sử dụng mô hình các tiêu chí như nghề nghiệp, thu nhập, trạng thái nhà ở, kinh nghiệm nghề nghiệp, độ tuổi, tình trạng trả nợ trong quá khứ với các hạng mục gắn liền với các trọng số và điểm xếp hạng. Đối với cả mô hình doanh nghiệp và cá nhân quyết định cấp tín dụng được đưa ra căn cứ vào tổng điểm của khách hàng, đây cũng chính là cơ sở để định giá – áp dụng lãi suất của khoản vay.

(iv) Bộ tiêu chuẩn của Ủy ban Basel về giám sát hoạt động ngân hàng, thường gọi là Basel I (1988), Basel II (2004) và Basel III (2010). Mỗi phiên bản được cập nhật, bổ sung các tiêu chuẩn an toàn phù hợp với dự báo diễn biến hoạt động ngân hàng trên thế giới.

-Các nội dung cơ bản của Basel liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng [51]

Ủy ban Basel của BIS đã ban hành ba hệ chuẩn mực, bao gồm Basel I (1998), Basel II (2004) và Basel III (2010).

Basel I cung cấp khung đo lường rủi ro tín dụng với tiêu chuẩn vốn tối thiểu 8% tính trên tổng tài sản có rủi ro. Nội dung Basel I gồm 3 phần: (1) Các yếu tố tạo thành vốn; (2) Hệ thống các tỷ trọng rủi ro; (3) Tỷ lệ vốn mục tiêu.

(1) Các yếu tố tạo thành vốn: Thành tựu cơ bản của Basel I là đưa ra các định nghĩa mang tính quốc tế chung nhất về vốn của ngân hàng và tỷ lệ vốn an toàn ngân hàng. Vốn của ngân hàng bao gồm vốn gốc (vốn cổ phần cơ bản, vốn cấp 1) và vốn bổ sung (vốn cấp 2) và vốn cấp 3 (dành cho rủi ro thị trường). Tiêu chuẩn này quy định: Vốn cấp 1 ≥ Vốn cấp 2+ Vốn cấp 3 [51, trang 17-21], trong đó: Vốn cấp 1 là lượng vốn dự trữ sẵn có và các nguồn dự phòng được công bố như các khoản dự phòng cho các khoản vay, bao gồm: vốn chủ sở hữu vĩnh viễn; Dự trữ công bố (Lợi nhuận giữ lại); Lợi ích thiểu số (minority interest) tại các công ty con có hợp nhất báo cáo tài chính; Lợi thế kinh doanh (Goodwill); Vốn cấp 2: Lợi nhuận giữ lại (Dự trữ) không công bố; Dự phòng đánh giá lại tài sản ; Dự phòng chung/dự phòng thất thu nợ chung; Công cụ vốn hỗn hợp; Vay với

thời hạn ưu đãi; Đầu tư vào các công ty con tài chính và các tổ chức tài chính khác; Vốn cấp 3: (dành cho rủi ro thị trường) = Vay ngắn hạn.

(2) Hệ thống các tỷ trọng rủi ro: Sử dụng phương pháp tỷ lệ rủi ro gia quyền thể hiện mối tương quan giữa vốn với các nhóm tài sản có nội bảng hoặc ngoại bảng khác nhau và được đo lường theo những mức độ rủi ro tương đối. So với phương pháp so sánh giản đơn trước đây thì phương pháp này: (i) Tạo ra một cơ sở công bằng hơn để so sánh trên bình diện quốc tế giữa các hệ thống ngân hàng khác nhau; (ii) Cho phép tính đến các khoản mục rủi ro ngoại bảng khi đo lường mức độ đủ vốn của ngân hàng;

(iii) Không cản trở việc các ngân hàng giữ tài sản có tính lỏng cao hoặc các tài sản khác có mức độ rủi ro thấp.

Công thức 2.1: Tài sản điều chỉnh rủi ro theo Basel I


RWABasel I = Tài sản x Trọng số rủi ro (2.1)

(Trong đó : RWA là Risk Weighted Asset : Tài sản “có” điều chỉnh rủi ro)

Theo Basel I, trọng số của tài sản có điều chỉnh rủi ro RWA được chia làm 4 mức là 0%, 20%, 50%, và 100% theo mức độ rủi ro của từng loại tài sản.

(3) Tỷ lệ vốn mục tiêu

Công thức 2.2 : Tỷ lệ vốn tối thiểu trong Basel I


Tổng vốn

Tỷ lệ vốn tối thiểu (CAR) =

8% (2.2)

Tài sản có điều chỉnh rủi ro

Theo Basel I, tỷ lệ vốn tối thiểu CAR sắp xếp các ngân hàng theo mức vốn từ

tốt (CAR > 10%) đến mức vốn hợp lý tối thiểu (CAR ≥8%) và thiếu vốn trầm trọng (CAR < 2%). Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu mà các ngân hàng hoạt động quốc tế phải đạt được là 8%, trong đó phần vốn gốc phải chiếm đến ít nhất 4%.

Như vậy, Basel I có một số hạn chế như sau: (i) Basel I chỉ bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro lãi suất mà chưa đề cập đến rủi ro hoạt động;

(ii) Giải thích không rõ ràng đối với chứng khoán bao gồm khoản nợ và phạm vi giới hạn nhằm điều chỉnh các sản phẩm tài chính mới; (iii) Trọng số rủi ro được quyết định bởi loại sản phẩm hoặc loại hình khách hàng (không có khác biệt theo xếp hạng tín dụng); (iv) Không có lợi ích từ việc đa dạng hóa; và (v) Chưa khuyến khích các ngân hàng nâng cao quản trị rủi ro bằng cách nắm giữ ít vốn hơn trong việc quản lý rủi ro hỗn hợp.

Các nghiên cứu về định lượng và quản lý rủi ro đã làm tăng sự cách biệt giữa phương pháp đo lường tiêu chuẩn về vốn theo Basel I với các phương pháp đo lường vốn được nhiều ngân hàng uy tín trên thế giới sử dụng. Do đó, Ủy ban Basel nhận thấy sự cần thiết phải thiết lập một hệ thống các chuẩn mực mới về vốn, có thể áp dụng trong các ngân hàng đa năng và phức tạp, đồng thời phù hợp với các ngân hàng kém phức tạp hơn. Tháng 6 năm 2004, Ủy ban Basel đã chính thức công bố các quy định sửa đổi trong Basel I, thường được gọi là các thỏa thuận Basel II.

Basel II (2004) có cách tiếp cận mới hơn về giám sát an toàn hoạt động của các tổ chức tài chính dựa trên ba trụ cột chính là (1) Trụ cột 1: Yêu cầu vốn tối thiểu; (2) Trụ cột 2: Quy trình đánh giá giám sát và (3) Trụ cột 3: Kỷ luật thị trường. So với Basel I thì Basel II đã bổ sung thêm nhiều kỹ thuật hỗ trợ, các công cụ tính toán nhằm nâng cao hiệu quả QTRRTD [Xem phụ lục 2.1a So sánh sự khác biệt của Basel I và Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng]

Trụ cột thứ nhất: Yêu cầu vốn tối thiểu

Tỷ lệ vốn tối thiểu quy định tại Basel II là 8%. So với quy định về yêu cầu vốn tối thiểu tại Basel I, Basel II chỉ thay đổi phương pháp xác định tài sản có rủi ro nhằm nâng cao chất lượng đánh giá rủi ro của bản thân ngân hàng, qua đó làm cho tỷ lệ vốn tối thiểu có nghĩa hơn, phản ánh được chính xác hơn khả năng thanh toán của ngân hàng. Basel II đề cập đến ba loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng ngoài rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường (quy định trong Basel I) và bổ sung rủi ro hoạt động. Trong trụ cột này Basel đề cập đến cách tính yêu cầu vốn tối thiểu, các cấu thành của vốn (cấp 1, cấp 2, cấp 3), cách tính yêu cầu vốn đối với cả ba loại rủi ro.

Trụ cột thứ hai: Quy trình đánh giá giám sát

Trụ cột thứ hai về quy trình đánh giá giám sát dựa trên một loạt các hướng dẫn chi tiết, trong đó nêu rõ sự cần thiết về phía ngân hàng phải đánh giá vốn trong mối tương quan với mức độ rủi ro chung của mình, về phía cơ quan thanh tra, giám sát phải xem xét kết quả đánh giá và có những biện pháp thích hợp trong trường hợp cần thiết. Mục đích của việc đánh giá không những đảm bảo ngân hàng có đủ vốn để chống đỡ lại tất cả các rủi ro trong hoạt động kinh doanh mà còn khuyến khích ngân hàng phát triển và áp dụng các kỹ thuật quản lý rủi ro tốt hơn trong việc quản lý, kiểm soát rủi ro. Quy trình đánh giá giám sát với 4 nguyên tắc chủ chốt về kiểm tra giám sát, dựa trên 25 nguyên tắc cốt lõi đối với việc giám sát hiệu quả hoạt động của ngân hàng. [Phụ lục 2.3a: 25 Nguyên tắc giám sát hoạt động ngân hàng].

Trụ cột thứ ba: Kỷ luật thị trường

Trụ cột 3 cần đảm bảo đưa ra những yêu cầu về công bố thông tin đối với những ngân hàng sử dụng. Mục đích của trụ cột 3 là thực thi những yêu cầu tối thiểu tại trụ cột 1 và quá trình giám sát, nhìn nhận lại trong trụ cột 2. Xây dựng, tập hợp các yêu cầu về công bố thông tin cho phép người tham gia thị trường đánh giá những thông tin chính yếu về quy mô áp dụng, vốn, mức độ rủi ro, quá trình đánh giá rủi ro. [Phụ lục 2.4: Các chủ đề chính trong công bố thông tin bắt buộc của Basel II].

- Nội dung cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng quy định trong Basel II

Thứ nhất, sử dụng trọng số rủi ro tín dụng tương ứng với mỗi loại tài sản có để tính toán yêu cầu vốn tối thiểu.

Tương tự như Basel I, Basel II vẫn quy định mức vốn an toàn tối thiểu là 8%, được xác định bằng cách lấy tổng vốn chia cho tài sản có điều chỉnh rủi ro. Tuy nhiên, mẫu số đã tính thêm rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. [Phụ lục 2.2.b: Sơ đồ cấu trúc tính toán vốn theo yêu cầu trong Basel II]

Công thức 2.3: Tỷ lệ an toàn vốn theo Basel II


Tổng vốn

Tỷ lệ vốn tối thiểu =

8%

(2.3)

RWARủi ro tín dụng + (KRủi ro hoạt động * 12,5)

+ (KRủi ro thị trường *12,5)

(Trong đó, tổng vốn: xác định tương tự như trong Basel I; K: yêu cầu tối thiểu đối

với từng loại rủi ro).

Công thức 2.4: Tỷ lệ vốn yêu cầu cho rủi ro tín dụng trong Basel II Tỷ lệ vốn cho rủi ro tín dụng = (RWABasel I + RWCam kết ngoại bảng)* 8% (2.4) (Trong đó: RWCam kết ngoại bảng : Cam kết ngoại bảng có điều chỉnh tỷ trọng rủi ro)

Đối với RRTD, với cách tiếp cận rủi ro (tiếp cận chuẩn hóa căn bản SA, tiếp

cận theo hệ thống xếp hạng nội bộ IRB) tương ứng thì yêu cầu về vốn sẽ thay đổi, cách tiếp cận theo IRB có yêu cầu trung bình về vốn thấp hơn.

Thứ hai, đo lường rủi ro tín dụng theo khung giá trị VaR (Value at Risk). Một cách tổng quát, VaR được đo lường như tổn thất tối đa ở tình huống xấu nhất trong một khoảng thời gian xác định với mức xác suất cho trước (thường gọi là độ tin cậy). VaR cho phép ngân hàng tổng hợp tất cả các trạng thái rủi ro, dự kiến mức vốn cần thiết để chống đỡ nếu rủi ro xảy ra. Theo quy định của Basel II, tổn thất tín dụng của một danh mục tín dụng có thể phân thành hai loại là tổn thất dự tính (EL) và tổn thất

không dự tính (UL). Các mô hình lượng hóa VaR tín dụng có hai mô hình chính là:

(i) Mô hình Credit Matrics (giới thiệu năm 1997 bởi JPMorgan, là khung đo lường giá trị chịu rủi ro cho các khoản vay và các tài sản không được giao dịch trên thị trường); (ii) mô hình KMV (xây dựng trên lý thuyết quyền chọn của Merton, hiện nay thuộc sở hữu của công ty Moodys, lượng hóa xác suất rủi ro của một công ty và rủi ro của danh mục tín dụng).

Về các phương pháp đo lường rủi ro tín dụng, Basel II đưa ra các phương pháp tính toán rủi ro tín dụng: Phương pháp chuẩn hóa (SA); Phương pháp dựa trên hệ thống xếp hạng nội bộ (IRB), sự khác nhau cơ bản giữa phương pháp xếp hạng nội bộ cơ sở (FIRB) và xếp hạng nội bộ nâng cao (AIRB) là nguồn dữ liệu của 4 yếu tố đầu vào (PD, LGD, EAD, M) dựa trên đánh giá riêng của ngân hàng hay do cơ quan giám sát ngân hàng quy định. Đối với đa số các nhóm tài sản có, ngân hàng thực hiện phương pháp AIRB được phép tự đánh giá và cung cấp số liệu cho tất cả các yếu tố đầu vào. (Phụ lục 2.5a)

Thứ ba, các nguyên tắc căn bản trong quy trình QTRRTD. Ủy ban Basel đã ban hành tất cả 17 nguyên tắc trong QTRRTD trên 5 chủ đề chính nhằm đưa ra một chuẩn mực chung cho các ngân hàng thực hiện như sau:

(1) Xây dựng môi trường tín dụng phù hợp bao gồm: (i) Xây dựng thường xuyên và đánh giá chiến lược QTRRTD; (ii) Xây dựng chính sách, thủ tục để xác định, đo lường, quản lý và kiểm soát rủi ro; và (iii) Xác định, quản lý rủi ro ở tất cả các sản phẩm và hoạt động.

(2) Quy trình cấp tín dụng lành mạnh, bao gồm: (i) Xây dựng một hệ thống các tiêu chuẩn cấp tín dụng rõ ràng; (ii) Xây dựng các hạn mức chung và cho các cấp;

(iii) Thủ tục phê duyệt tín dụng rõ ràng; và (iv) Việc mở rộng tín dụng phải nằm trong tầm kiểm soát.

(3) Duy trì quy trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng thích hợp, bao gồm: (i) Phải có cơ chế quản lý thường xuyên danh mục rủi ro; (ii) Có hệ thống quản lý các khoản tín dụng cụ thể; (iii) Xây dựng hệ thống xếp hạng rủi ro nội bộ;

(iv) Có hệ thống thông tin thích hợp và hiệu quả; (v) Có hệ thống quản lý chất lượng danh mục nợ; và (vi) Đánh giá được các xu hướng của nền kinh tế.

(4) Đảm bảo quy trình kiểm soát đầy đủ đối với rủi ro tín dụng, cụ thể là: (i) Có hệ thống đánh giá chất lượng QTRRTD một cách độc lập; (ii) Duy trì mức độ

rủi ro ở mức phù hợp với tiêu chuẩn nội bộ; và (iv) Có hệ thống cảnh báo sớm và thực hiện các biện pháp trong tình trạng có thể xảy ra RRTD;

(5) Tăng cường vai trò giám sát ngân hàng.

Thứ tư, các vấn đề cụ thể về rủi ro tín dụng phải quan tâm quá trình kiểm tra giám sát, các minh bạch chung về RRTD cung cấp cho những người tham gia thị trường có các thông tin về nhiễm rủi ro tổng thể, từ đó tăng khả năng giám sát của thị trường. Các thông tin định tính cần được công bố gồm chính sách QTRRTD, các định nghĩa về nợ quá hạn, nợ khó đòi. Các thông tin định lượng cần công bố trong QTRRTD là tổng tài sản có rủi ro tín dụng, thống kê tài sản có rủi ro (theo quốc gia vay, loại khoản vay, kỳ hạn vay, ngành vay và phương pháp Basel II), tổng số vốn thuộc các khoản nợ khó đòi.

Các mô hình đo lường định lượng rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế và các chuẩn mực Basel được các tác giả Diana Cubulskiene & Reda Rubas tổng hợp trong nghiên cứu “Các mô hình quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại - Credit risk management models of commercial Bank”

Mô hình quản trị rủi ro tín dụng

Hình 2 3 Các mô hình quản trị rủi ro tín dụng Nguồn Diana Cubulskiene Reda Rubas 1


Hình 2.3: Các mô hình quản trị rủi ro tín dụng

Nguồn: Diana Cubulskiene & Reda Rubas (2012) [56]

Theo Cubulskiense và Rubas [56], các NHTM sử dung các nhóm mô hình để xác định xác suất không trả được nợ của khách hàng (PD), Dư nợ tại thời điểm không trả được nợ (EAD) và tổn thất của ngân hàng khi người vay không trả được nợ (LGD) theo cách tiếp cận tiên tiến và chuẩn mực Basel II. Nghiên cứu chỉ ra rằng, chỉ các ngân hàng có đủ khả năng và điều kiện thì mới có thể xây dựng và vận hành các mô hình quản trị rủi ro tín dụng này. Đây là một trong những nhân tố năng lực

quản trị rủi ro tín dụng quan trọng của các ngân hàng, từ các chỉ số PD, LGD, EAD tính toán tổn thất dự kiến (EL), tổn thất không dự kiến (UL) và xác định khả năng đáp ứng năng lực tài chính của các ngân hàng.

Basel III (2010) có những quy định mới về khái niệm và các tiêu chuẩn tối thiểu cao hơn, cùng phương pháp giám sát an toàn vĩ mô được đánh giá là sự thay đổi lịch sử trong quy định về hoạt động ngân hàng.

Nội dung các quy định trong Basel III tập hợp các biện pháp cải cách toàn diện nhằm đẩy mạnh công tác điều phối, giám sát và QTRR của lĩnh vực ngân hàng. Các biện pháp này cải thiện khả năng chống đỡ các cú sốc phát sinh từ áp lực tài chính và kinh tế. Đồng thời, nâng cao kỹ năng quản lý rủi ro và đẩy mạnh tính minh bạch của khối ngân hàng. Theo tiêu chuẩn mới của Basel III [50],[80], hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) được giữ nguyên 8%, nhưng yêu cầu vốn chủ sở hữu (vốn cấp

1) phải nâng từ 4% lên 6%, bên cạnh là các quy định về trích lập các quỹ dự phòng.

[Phụ lục 2.1.b. So sánh tiêu chí và ngưỡng an toàn của Basel II và Basel III]

Theo quy định, muốn triển khai Basel III các NHTM sẽ cần thay đổi 4 nội dung chính như sau: (i) Thứ nhất, nâng cao chất lượng vốn; (ii) Thứ hai, yêu cầu các ngân hàng bổ sung thêm vốn. Những tiêu chuẩn hạn mức tối thiểu về vốn các ngân hàng sẽ tăng mạnh, các ngân hàng phải duy trì mức vốn phù hợp trên mức tối thiểu tuỳ vào mức độ rủi ro, mô hình kinh doanh và điều kiện kinh tế. Basel III yêu cầu áp dụng bổ sung tỷ lệ đòn bẩy tối thiểu thử nghiệm là 3%; (iii) Thứ ba, giới thiệu phương pháp giám sát an toàn vĩ mô hệ thống để các ngân hàng áp dụng (giảm mức độ khuyếch đại của khủng hoảng theo chu kỳ kinh tế, mối quan hệ phụ thuộc và những rủi ro chung của tổ chức tài chính); (iv) Thứ tư, quy định về tiêu chuẩn thanh khoản đối với ngân hàng. Đây là điều đặc biệt quan trọng vì chưa có bất kỳ tiêu chuẩn quốc tế nào quy định. Tuy nhiên, để đạt được Basel III, đòi hỏi phải đầu tư công nghệ, cơ sở hạ tầng có chất lượng, cơ sở dữ liệu đầy đủ trước khi áp dụng mô hình tiên tiến để tối ưu hóa vốn của ngân hàng. Lộ trình theo khuyến nghị của Ủy ban giám sát ngân hàng để thực hiện Basel III là bắt đầu năm 2013 và hoàn thành vào cuối năm 2018.

2.2. Cơ sở lý luận về năng lực quản trị rủi ro tín dụng

2.2.1. Khái niệm về năng lực quản trị rủi ro tín dụng

Năng lực có hai định nghĩa phổ biến hiện nay [63]: (i) Năng lực theo trường phái Anh: Năng lực giới hạn bởi 3 yếu tố: Kiến thức (Knowledge), kỹ năng (Skills) và Phẩm chất/Thái độ (Attitude), còn gọi là mô hình ASK; (ii) Năng lực theo trường phái Mỹ: Năng lực là bất kỳ yếu tố có thể giúp hoàn thành nhanh chóng công việc hay hành động

một cách có hiệu quả. Ngoài ra, năng lực còn định nghĩa là sự tổng hợp các thuộc tính đáp ứng những yêu cầu của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đạt được kết quả dự kiến.

Năng lực quản trị nói chung là tổng hợp các thuộc tính đáp ứng yêu cầu hoạt động quản trị và đảm bảo các hoạt động quản trị đạt kết quả cao nhất với mục tiêu đã định trước. Năng lực quản trị của ngân hàng nói riêng, là tập hợp các chính sách, kỹ thuật, chiến lược hoạt động mà ngân hàng cần có để tạo hiệu quả quản trị trong môi trường kinh doanh của chính ngân hàng và mối quan hệ với các tổ chức liên quan. Theo Creswell, các công cụ đánh giá năng lực: (1) Đánh giá qua quan sát là ghi chép, lưu trữ các thông tin, dữ liệu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu; (2) Đánh giá qua hồ sơ là theo dõi, trao đổi, ghi chép về đối tượng và mục tiêu nghiên cứu; (3) Tự đánh giá; (4) Đánh giá theo nhóm đối tượng theo các tiêu chí định sẵn; (5) Đánh giá thông qua kiểm định; (6) Đánh giá thông qua khảo sát.

Quy trình QTRRTD của các NHTM: xác định rủi ro, đo lường rủi ro, quản lý và kiểm soát các rủi ro tín dụng nhằm thẩm định đánh giá rủi ro với từng khoản tín dụng, từng khách hàng, phân tích rủi ro, đo lường các rủi ro và yêu cầu các tài sản đảm bảo cho khoản vay trong khi xét duyệt tín dụng, áp dụng các biện pháp quản lý giám sát sử dụng vốn, xử lý khi có các dấu hiệu không trả được nợ.

Mục tiêu chung của quản trị là tìm phương thức thích hợp để thực hiện công việc nhằm đạt hiệu quả cao nhất với chi phí, nguồn lực thấp nhất. Mục tiêu của QTRRTD ngân hàng là tìm ra các phương thức phù hợp sử dụng hữu hiệu các nguồn lực của ngân hàng để thực hiện quy trình QTRRTD nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng tại mức yêu cầu. Như vậy, các nhà quản trị phải tiến hành nhiều hoạt động từ khâu đầu đến khâu cuối của quy trình hoạt động tín dụng, thực chất là quản trị các yếu tố đầu vào, quy trình xét duyệt và các yếu tố đầu ra theo chu trình quá trình hoạt động của ngân hàng. Để thực hiện được mục tiêu, hoạt động QTRRTD phải gồm ba nhân tố: (i) Có chủ thể quản trị là NHTM tạo ra tác động quản trị và một đối tượng quản trị trực tiếp là rủi ro tín dụng. Đối tượng bị quản trị (là rủi ro tín dụng) phải tiếp nhận sự tác động đó. Tác động có thể chỉ một lần và cũng có thể nhiều lần;

(ii) Có mục tiêu đặt ra cho cả chủ thể và đối tượng. Mục tiêu này là căn cứ để chủ thể tạo ra các tác động, đối với rủi ro tín dụng là giảm thiểu rủi ro. Sự tác động của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị được thực hiện trong một môi trường luôn luôn biến động; (iii) Chủ thể quản trị là các NHTM, phải có một nguồn lực để khai thác và vận dụng trong quá trình quản trị.

Như vậy, khái niệm về năng lực quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM, theo tác giả là:“Năng lực quản trị rủi ro tín dụng là tập hợp các nhân tố tạo ra khả năng và

điều kiện để các ngân hàng thương mại thực hiện các nội dung và quy trình quản trị rủi ro tín dụng”.

Các NHTM căn cứ vào tình hình và điều kiện thực tế của mình, ứng dụng các phương pháp tiếp cận đo lường tiên tiến, các mô hình quản trị theo thông lệ quốc tế và chuẩn mực nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng.

2.2.2. Các nhân tố cấu thành năng lực quản trị rủi ro tín dụng

Kỹ năng tiế

-Mô hình năng lực



Attitudes A

Phẩm chất/Thái độ

S Skills


p cận


K

Knowledge

Năng lực tư duy


Hình 2.4 : Mô hình năng lực ASK

Nguồn: BM. Bass[63]

Benjamin Bloom (1956) được coi là người đưa ra những phát triển bước đầu về mô hình năng lực ASK, với ba nhóm năng lực chính bao gồm: Phẩm chất/Thái độ (Attitude): thuộc về phạm vi cảm xúc, khả năng tiếp cận vấn đề; Kỹ năng(Skills): kỹ năng tiếp cận hay khả năng tiếp cận vấn đề; Kiến thức (Knowledge): thuộc về năng lực tư duy. ASK là mô hình được sử dụng rất phổ biến trong quản trị, đặc biệt là quản trị nhân sự nhằm đào tạo và phát triển năng lực nguồn nhân lực. Mô hình này đưa ra những tiêu chuẩn nhân sự dựa trên ba nhóm tiêu chuẩn chính là nền tảng của nhân tố năng lực nguồn nhân lực của tổ chức.

-Mô hình năng lực theo thẻ điểm cân bằng (The Balanced scorecard - BSC)

Hình 2 5 Mô hình thẻ điểm cân bằng Nguồn Kaplan R S Norton D 69 Vào những 2

Hình 2.5 : Mô hình thẻ điểm cân bằng

Nguồn: Kaplan R.S, Norton D. [69]

Vào những năm 1950, các công trình nghiên cứu của Herb Simon, Peter Drucker khuyến nghị rằng hệ thống hoạch định và kiếm soát trong quản lý cần tập trung cả các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Kaplan và Norton đã coi hệ thống này như gốc để xây dựng nên công cụ Thẻ điểm cân bằng (BSC) ngày nay.

BSC đã giải quyết hiệu quả những hạn chế của các thước đo tài chính mang tính ngắn hạn và phản ánh kết quả quá khứ bằng việc bổ sung các thước đo là động lực phát triển doanh nghiệp trong tương lai. Các mục tiêu và thước đo trong BSC bắt nguồn từ tầm nhìn và chiến lược của tổ chức. Các mục tiêu và thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động của một tổ chức từ bốn nhân tố: tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ và năng lực điều hành. Bốn nhân tố này tạo thành nên một khuôn khổ cho Thẻ điểm cân bằng sắp xếp theo nguyên lý quan hệ nhân quả, trong đó nhấn mạnh một kết quả tài chính tốt và bền vững phụ thuộc vào sự hài lòng của khách hàng, sự hài lòng của khách hàng phụ thuộc vào khả năng tạo ra những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng phụ thuộc vào chất lượng và việc thực thi các quy trình nội bộ và hiệu quả thực thi các quy trình nội bộ lại phụ thuộc vào năng lực nguồn nhân lực, năng lực tổ chức, năng lực hệ thống thông tin.

-Mô hình các nhân tố năng lực quản trị

CHIẾN LƯỢC

B Ộ M Á Y

Mô hình nhân tố

5S

H Ệ T H Ố N

GIÁM SÁT

NHÂN SỰ

Với sự kế thừa mô hình nhân tố của Tom Peters và Robert Waterman [78], Luận án tập hợp 5 nhóm nhân tố năng lực quản trị ngân hàng như sơ đồ Mô hình nhân tố năng lực quản trị 5S như hình 2.6, bao gồm : (1) Chiến lược và chính sách– Strategy ; (2) Bộ máy tổ chức - Structure; (3) Hệ thống công nghệ, công cụ đo lường giám sát rủi ro - Systems; (4) Cơ chế giám sát thực hiện chính sách - Supervion; (5) Nguồn nhân lực – Staffs.


Hình 2.6: Mô hình nhân tố năng lực quản trị

Nguồn: Tác giả tổng hợp, kế thừa T.Peters & R.Waterman[78]

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/04/2022