Tỷ Lệ Nợ Xấu Trên Tổng Dư Nợ Của Các Nhtmqd Lào


Tỷ lệ cho vay doanh nghiệp nhà nước/Tổng dư nợ

Các NHTMQD Lào thực hiện đầu tư và cho vay đối với mọi thành phần kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp nhà nước vẫn là đối tượng cho vay chủ yếu của các NHTMQD Lào, tỷ lệ cho vay doanh nghiệp nhà nước chiếm hơn 60% trên tổng dư nợ của các NHTMQD Lào. Đặc biệt là các khoản vay của các doanh nghiệp nhà nước là các khoản lớn và không có tài sản bảo đảm. Bên cạnh đó thì các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì đang gặp khó khăn khi tiếp cận vốn của các ngân hàng, vì liên quan đến tài sản bảo đảm… Do đó, trong một số trường hợp các doanh nghiệp này lại phải vay qua các doanh nghiệp nhà nước.

Tỷ lệ cho vay ngắn hạn/Tổng dư nợ

Hiện nay, tỷ lệ này của các NHTMQD Lào thường xuyên ở mức 60- 80%. Do nguồn vốn huy động trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ, nên cũng hạn chế các NHTMQD Lào trong việc đầu tư các dự án trung, dài hạn. Trước đây, các NHTMQD Lào chủ yếu đầu tư ngắn hạn. Tuy nhiên, cơ cấu tín dụng tại các NHTMQD Lào hiện nay đang diễn biến theo hướng tích cực. Tín dụng trung, dài hạn đang tăng và liên tục duy trì tỷ lệ trong tổng dư nợ của các ngân hàng này đối với nền kinh tế là gần 40% trong suốt các năm 2004 - 2008.

Chất lượng tín dụng

- Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ xấu của các NHTMQD Lào trong những năm gần đây giảm một cách đáng kể. Kết quả này có được là nhờ vào các NHTMQD Lào đã quan tâm đến chất lượng quản lý tín dụng hơn và được thể hiện qua bảng 2.4.

Qua bảng 2.4 ta thấy các NHTMQD Lào đã có ý thức xử lý tốt hơn tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ này. Tuy nhiên, năm 2008 vừa qua, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng của nền kinh tế, tài chính toàn cầu tác động đến nền kinh tế của Lào, vì vậy các doanh nghiệp, cá nhân và tổ chức kinh tế của Lào cũng bị ảnh hưởng, dẫn đến kết quả kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nên đã ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng


đối với các NHTMQD Lào, điều này đã làm cho tỷ lệ nợ xấu của các NHTMQD Lào lại tăng lên vào năm 2008.

Bảng 2.4: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các NHTMQD Lào

ĐVT: %


Ngân hàng

Năm

Tăng, giảm

2004

2005

2006

2007

2008

05/04

06/05

07/06

08/07

Ngân hàng

khuyến khích phát triển nông nghiệp


5.28


4.63


3.51


2.42


3.9


-0.65


-1.12


-1.09


1.48

Ngân hàng phát

triển Lào

8.04

6.54

5.9

4.5

4.8

-1.5

-0.64

-1.4

0.3

Ngân hàng ngoại

thương Lào

8.65

6.41

5.02

3.98

4.3

-2.24

-1.39

-1.04

0.32

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Quản trị marketing của các ngân hàng thương mại quốc doanh tại nước CHDCND Lào - 10

Đồ thị: 2.4: Tỷ lệ dư nợ tín dụng tồn đọng

(Nguồn: Báo cáo từ ngân hàng Nhà nước Lào)


Nợ cho vay bắt buộc

do bảo lãnh, 7.80%

Nợ có tài sản gán nợ,

4.10%

Nợ quá hạn, 17%

Nợ chờ xử lý, 39.20%

Nợ khoanh, 31.90%

Nợ chờ xử lý

Nợ khoanh

Nợ quá hạn

Nợ cho vay bắt buộc do bảo lãnh


(Nguồn: Báo cáo từ ngân hàng Nhà nước Lào)

Đồ thị 2.4: Tỷ lệ dư nợ tín dụng tồn đọng


Tại thời điểm hiện nay, vấn đề nợ tồn đọng đang trở thành vấn đề nguy hiểm đối với các NHTMQD Lào và hệ thống tài chính của Lào. Theo đánh giá của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF tỷ lệ nợ tồn đọng của NHTMQD lên đến 30%, vào khoảng 4 tỷ đô la Mỹ. Như vậy, vấn đề đặt ra đối với các NHTMQD Lào là phải xác định chính xác mức độ nợ xấu dựa trên thông lệ quốc tế để có cơ sở đưa ra giải pháp phù hợp, để hệ thống tài chính của Lào ngày càng được lành mạnh hoá.

2.1.2.3. Các hoạt động kinh doanh khác của các NHTMQD Lào

Các hoạt động kinh doanh khác của các NHTMQD Lào bao gồm các hoạt động cung ứng dịch vụ, các hình thức dịch vụ mà NHTMQD cung cấp ngày càng đa dạng và được phát triển, hoàn thiện do yêu cầu của đời sống kinh tế xã hội, cụ thể gồm các loại dịch vụ như: Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, dịch vụ uỷ thác và đại lý, các dịch vụ khác như mua chứng khoán, hùn vốn liên doanh và mua bán ngoại tệ, dịch vụ ngân hàng tiện ích ATM, Mastercard, Visacard...

Số lượng các loại sản phẩm dịch vụ

Như đã đề cập ở trên, hiện các NHTMQD Lào vẫn đang hoạt động trên cơ sở “Độc canh tín dụng”, thu nhập từ các dịch vụ khác của các ngân hàng mới đạt từ 5 - 15%. Trong khi đó, thu nhập từ việc cung cấp dịch vụ của các ngân hàng nước ngoài chiếm 40 - 50% tổng thu nhập. Một ngân hàng được coi là tiên tiến khi thu nhập từ các hoạt động dịch vụ không dưới 25% tổng thu nhập của ngân hàng. Theo thống kê sơ bộ, hiện tại các NHTMQD Lào mới chỉ cung cấp được gần 200 dịch vụ khác nhau, trong khi các ngân hàng nước ngoài đã thực hiện tới 300 dịch vụ (dựa theo cách phân loại dịch vụ ngân hàng của WTO). Sự thiếu đa dạng của các loại sản phẩm dịch vụ đã hạn chế rất nhiều đến thu nhập và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMQD. Hơn nữa cũng hạn chế một khối lượng lớn khách hàng với nhu


cầu sử dụng các dịch vụ tài chính ở tại một ngân hàng.

Tỷ lệ thu dịch vụ/tổng tài sản:

Hiện nay chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản cụ thể là:

- Ngân hàng ngoại thương Lào chiếm 2,4%

- Ngân hàng Phát triển Lào 2,0%

- Ngân hàng khuyến khích phát triển nông nghiệp 1,3%

(Nguồn: Số liệu thống kê của NHNN Lào năm 2008)


Tỷ lệ thu từ các hoạt động dịch vụ của các NHTMQD Lào hiện nay là quá thấp, trung bình chưa đầy 10%/tổng thu của các NHTMQD, trong khi đó tại các nước phát triển tỷ lệ này đạt hơn 50%. Ở Lào, thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ vẫn chưa phát triển...

2.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần Lào

2.2.1. Phân tích đối thủ cạnh tranh là các NHTMCP Lào

Huy động vốn chủ sở hữu:

Trong những năm vừa qua, các NHTMCP Lào luôn tìm cách (như quảng cáo, tăng lãi suất huy động, mở rộng đối tượng khách hàng, khuyến mãi…) để tăng vốn huy động cho ngân hàng. Các đối tượng mà các NHTMCP huy động là tất cả các đối tượng khách hàng (như: dân chúng, các thành phần kinh tế, các loại tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước…). Vì vậy, trong mấy năm qua, vốn huy động của các NHTMCP Lào tăng lên đáng kể. Năm 2004, các NHTMCP Lào mới chỉ huy động được 3.228,1 triệu Kíp, thì đến năm 2008 con số này đã lên đến 7.366,6 triệu kíp, tăng hơn so với năm 2007 là 1.790,9 triệu kíp và tăng hơn so với năm 2004 là 4138,5 triệu kíp, tương ứng 128,2%.

Trong số 100 phiếu thăm dò ý kiến của khách hàng phát tại các NHTMCP Lào thì thu về được 90 phiếu đạt 90%. Theo kết quả tổng hợp từ


90 phiếu thu về thì có 40/90 phiếu cho rằng thích gửi tiền tại các NHTMCP Lào vì có lãi suất hấp dẫn, giao dịch nhanh gọn, còn 50 phiếu thì cho rằng do giao dịch với ngân hàng nên gửi tiền luôn ở đây để giao dịch cho thuận tiện.

Bảng 2.5: Tình hình huy động vốn của các NHCP Lào


Năm

Các NHTM Cổ phần

Tăng, giảm tuyệt đối

(tr.kíp)

Tăng, giảm tương đối

(%)

2004

3228.1

-

-

2005

3872.1

644.1

19.95

2006

4374.4

502.3

12.97

2007

5575.7

1201.2

27.46

2008

7366.6

1790.9

32.12

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Lào)


Như vậy, với việc tăng vốn huy động sẽ góp phần vào tăng việc sử dụng vốn của các NHTMCP Lào và sẽ làm tăng tính cạnh tranh giữa các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Lào trong thời gian tới.

Hoạt động sử dụng vốn:

Trong những năm vừa qua, các NHTMCP Lào có mức tăng trưởng cho vay tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2004 tăng trưởng mới chỉ ở mức 18,4%, cón năm 2005 tăng trưởng tín dụng ở mức thấp nhất chỉ đạt được 9,6%, nhưng đến năm 2007 tăng trưởng cho vay đạt lớn nhất là 31,1% tăng hơn so với năm 2006 là 10,9% và năm 2004 là 12,7%. Nhưng, sang đến năm 2008 so sự ảnh hưởng chung của kinh tế đã làm cho tốc độ tăng trưởng cho vay của các NHTMCP Lào chỉ đạt còn 19,5%. Tuy nhiên, đây vẫn có thể coi là dấu hiệu tốt cho NHTMCP Lào trong những năm tới để phát triển.

Về thị phần dư nợ cũng có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2004 các NHTMCP mới chỉ chiếm ở mức 9,1% nhưng đến năm 2007 đã tăng lên mức


11,3%, tăng hơn so với năm 2006 là 1,1% và năm 2004 là 2,0%, tuy nhiên năm 2008 lại giảm xuống còn 12,6%. Qua đó cho thấy đã có sự chuyển dịch thị phần từ các ngân hàng khác cho các NHTMCP Lào và khách hàng đã dần chuyển sang sử dụng các sản phẩm và dịch vụ do các NHTMCP Lào cung cấp.

Bảng 2.6: Tăng trưởng, thị phần và tỷ trọng nợ xấu của các NHTMCP Lào

ĐVT: %


Chỉ tiêu

Năm

Tăng, giảm

2004

2005

2006

2007

2008

05/04

06/05

07/06

08/07

Tăng trưởng cho vay của các

NHTMCP


18.4


9.6


20.2


31.1


19.5


-8.8


10.6


10.9


-11.6

Thị phần dư nợ cho

vay của các NHTMCP


9.1


9.8


10.2


11.3


12.6


0.7


0.4


1.1


1.3

Tỷ lệ nợ xấu của

khối NHTMCP

5,65

6,41

7,02

9.98

9.12

0,76

0,61

2,96

-0.86

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Lào)


Bên cạnh những dấu hiệu tốt ở trên thì vấn đề mà các NHTMCP Lào đang quan tâm là tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP Lào đang tăng dần qua các năm. Với ý thức được rằng, nợ xấu mà càng cao thì chất lượng tín dụng càng thấp, vì vậy, năm 2008 các NHTMCP Lào đã quan tâm hơn trong việc xử lý nợ xấu, điều đó đã làm cho nợ xấu của các NHTMCP Lào giảm xuống còn 9,12%, tuy nhiên đây vẫn là mức quá cao, nên trong những năm tới, các NHTMCP Lào cần quan tâm xử lý nợ xấu hơn nữa để nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay. (Theo số liệu thu được từ phiếu thăm dò ý kiến khách hàng cho thấy 25/90 phiếu cho là do không được NHTMQD Lào chất nhận


nên chuyển sang vay vốn của các NHTMCP, 42/90 phiếu thì cho là thích vay tiền tại các NHTMCP Lào vì thủ tục nhanh gọn và được ưu đãi hơn khi giao dịch so với ngân hàng khác, còn 13/90 phiếu cho là qua bạn bè giới thiệu nên đến giao dịch với ngân hàng).

Hoạt động cung ứng dịch vụ và sản phẩm

Hiện nay, phần lớn các NHTMCP vẫn chủ yếu cung ứng các sản phẩm, dịch vụ truyền thống (như: Huy động vốn, cho vay, thanh toán) với chất lượng, hình thức cung ứng sản phẩm dịch vụ đã được nâng lên. Nhưng các giao dịch trực tuyến với khách hàng và ngân hàng thông qua hệ thống công nghệ xử lý tự động hiện đại còn rất ít và yếu. Tuy nhiên, gần đây các NHTMCP Lào đã chú trọng đến việc phát triển thêm một số sản phẩm, dịch vụ khác như: Tiền gửi thanh toán, dịch vụ chuyển tiền, sản phẩm thẻ tín dụng và thanh toán, quyền chọn, sản phẩm cho vay, sản phẩm thẻ tín dụng công ty, sản phẩm bao thanh toán, bảo lãnh và các dịch vụ khác… Tuy nhiên, sản phẩm và dịch vụ của các NHTMCP Lào còn mang tính đơn lẻ và phát triển chưa mạnh, chưa tạo ra được uy tín đối với khách hàng. Trong số 90 phiếu thăm dò ý kiến của khách hàng thì có 70/90 phiếu đánh giá là hệ thống máy ATM của các NHTMCP còn ít, phân bố không đều, các dịch vụ khác thì tạm chấp nhận được, nhưng cần phải phát triển hơn nữa trong thời gian tới.

Về năng lực công nghệ tin học và thông tin quản lý

Các NHTMCP đã ý thức được rằng, công nghệ thông tin và tin học là thành tố mà nhờ vào sự phát triển của nó các NHTM có thể tạo ra các kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại như: ATM, E.banking, SWAP, E.commerce (thương mại điện tử), Option… Trong thời gian qua, hầu hết các NHTMCP đã tích cực đầu tư cho hệ thống công nghệ tin học và thông tin qua việc trang bị “corebanking” và từng bước thiết lập hệ thống thông tin quản lý trực tuyến. Một số NHTMCP đã tích cực đầu tư vào hệ thống công nghệ tin học và đạt


được một số kết quả khả quan nhất định như: Đã đầu tư phát triển hệ thống thanh toán qua thẻ, cổng thanh toán điện tử… Tuy nhiên, bên cạnh đó công nghệ tin học và thông tin của các NHTMCP còn có một số nhược điểm là:

- Do thiếu vốn đầu tư cho công nghệ tin học và thông tin, nên một số NHTMCP Lào mới chỉ ở mức trang bị thô sơ, chưa tham gia vào quá trình hiện đại hoá tin học và thông tin của ngân hàng.

- Một số ngân hàng khác đã đủ điều kiện vốn để nâng cấp và hiện đại hoá tin học và công nghệ, nhưng vẫn đang trong quá trình thực hiện hoặc chuẩn bị bắt đầu, cũng có ngân hàng thực hiện xong và đưa vào sử dụng nhưng một số quy trình, chuẩn mực nghiệp vụ chưa được ban hành đầy đủ nên các ngân hàng này chưa sử dụng khai thác, ứng dụng hầu hết các công nghệ ngân hàng hiện đại.

- Hệ thống thông tin quản lý trực tuyến giữa trụ sở chính với các chi nhánh của nhiều NHTMCP mới bước đầu được thiết lập nhưng do công nghệ lạc hậu, hệ thống máy chủ và mạng đường truyền dữ liệu còn yếu nên việc thông tin báo cáo chưa đảm bảo tính cập nhật, chính xác. Vì vậy, đã ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản trị, kiểm soát, điều hành làm hạn chế khả năng quản lý, ngăn ngừa, xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

Về quản trị, kiểm soát, điều hành và nguồn nhân lực

Về bộ máy quản trị, kiểm soát và điều hành:

- Về hoạt động của hội đồng quản trị: Hiện nay, thành viên Hội đồng quản trị tại các NHTMCP chủ yếu là cổ đông lớn hoặc đại diện vốn góp cho cổ động lớn. Nhưng trong số này không ít người thiếu trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, hoặc làm kiêm nhiệm nên ảnh hưởng rất nhiều tới việc quyết định đối với các chiến lược kinh doanh, chính sách lớn trong quản lý hoạt động của ngân hàng. Hiện nay Hội đồng quản trị tại một số NHTMCP đã thành lập các uỷ ban quản lý tài sản nợ, tài

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 01/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí