Thực Trạng Quản Lý Xây Dựng Trường Mầm Non Đạt Chuẩn Quốc Gia Huyện Đắk Glong


và đáp ứng tốt nhu cầu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Song vẫn có nhiều trường có quá nhiều điểm lẻ (như Trường mẫu giáo Họa Mi xã Quảng Sơn có tới 05 điểm trường, trường mẫu giáo Hoa Lan xã Đắk R’măng có 05 điểm trường, trường mẫu giáo Hoa Đào xã Đắk Som có 05 điểm trường). Trong khi các trường vùng thuận lợi tỷ lệ trẻ/lớp vượt quá so với Điều lệ trường mầm non, thì ở các trường vùng khó khăn không đảm bảo tỷ lệ trẻ/lớp phải dạy lớp ghép 2-3 độ tuổi. Những vấn đề đó không chỉ ảnh làm hưởng đến chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non mà còn ảnh hưởng đến việc bố trí sắp xếp đội ngũ giáo viên đứng lớp và công tác chỉ đạo chuyên môn của Phòng Giáo dục và Đào tạo.

2.1.3.2. Chất lương chăm sóc giáo dục trẻ

Bảng 2.2. Thống kê chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng


Nội dung

Năm học

2018-2019

2019-2020

2020-2021

Tổng số trường MN tổ chức bán trú

9

11

11

Tổng số nhóm lớp bán trú

85

102

96

Tổng số trẻ ăn bán trú tại trường

2556

3933

3580

Tỷ lệ trẻ ăn bán trú tại trường

56,52

78,92

77,32

Tổng số trẻ được khám sức khỏe định

kỳ

4556

4.983

4630

Tỷ lệ trẻ được khám sức khỏe định kỳ

100%

100%

100%

Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng

x

x

x

- Thể nhẹ cân

5,8

5,8

4,3

- Thể thấp còi

5,2

5,4

5,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Quản lý xây dựng trường mần non đạt chuẩn quốc gia huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông - 6

Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đắk Glong

Toàn huyện có 11/13 trường mầm non tổ chức bán trú với 54 nhân viên cấp dưỡng, trong đó 100% nhân viên cấp dưỡng được đào tạo về kĩ thuật chế biến món ăn. Tỷ lệ trẻ ăn bán trú tại trường ngày càng cao; 6/13 trường có nhân viên y tế học đường, công tác khám sức khỏe cho trẻ chưa được thực hiện đúng theo quy định, đa số trẻ được theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ phát triển. Chất lượng bán trú được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng được giảm đáng kể qua từng năm. Tuy nhiên tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Đắk Glong vẫn cao so với mặt bằng chung toàn tỉnh Đắk Nông. Một số bếp ăn chưa đảm bảo theo quy định ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tổ chức bán trú tại trường. Đời sống nhân


viên cấp dưỡng không ổn định, mức lương thấp, chủ yếu phụ thuộc vào sự đóng góp từ phụ huynh. Mức ăn của trẻ ở một số vùng còn thấp (từ 7.000-10.000đ/ngày/trẻ), còn chênh lệch với giá cả thị trường nên chưa đáp ứng các yêu cầu tối thiếu về chất lượng calo cần thiết trong ngày/trẻ.

Bảng 2.3. Thống kê chất lượng giáo dục mầm non


Nội dung

Năm học

2018-2019

2019-2020

2020-2021

Tỷ lệ chuyên cần

92

95

96

Tỷ lệ bé ngoan

90

92

95

Tỷ lệ thực hiện chương trình GDMN mới

100

100

100

Tỷ lệ thực hiện Bộ chuẩn PTT5T

100

100

100

Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đắk Glong

Hiện nay, 100% các trường mầm non trên địa bàn huyện Đắk Glong áp dụng chương trình giáo dục mầm non lấy trẻ làm trung tâm, 100% giáo viên được tập huấn và thực hiện phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, vùng miền địa phương, nhiều giáo viên năng động, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ. Các trường đã triển khai và thực hiện có hiệu quả Bộ công cụ đánh giá sự phát triển của trẻ 5 tuổi, thiết lập và xậy dựng bộ công cụ đánh giá theo từng tiêu chí phù hợp với đối tượng học sinh. Khai thác và sử dụng có hiệu quả phần mềm Kidsmart. Giáo viên đã chú trọng việc giáo dục và dạy kĩ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, trẻ thực sự có nhiều cơ hội tham gia trải nghiệm khám phá, tìm tòi, qua đó nhân cách của trẻ dần được hình thành và phát triển tốt. Bên cạnh đó các trường còn từng bước hình thành và giáo dục trẻ khả năng tự phục vụ trong các sinh hoạt hằng ngày của bản thân, chuẩn bị cho trẻ tâm thế sẵn sàng vào lớp 1. Mặc dù vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy trẻ làm trung tâm ở một số trường vùng sâu, vùng xa còn khó khăn thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ còn có sự chênh vênh giữa các vùng miền trên địa bàn huyện Đắk Glong. Mặt khác, đa số trẻ em dân tộc H’Mông ở các trường: MG Quảng Hòa xã Quảng Hòa, MG Hoa Pơ Lang xã Quảng Sơn, MG Hoa Lan xã Đắk R’măng, MG Hoa Đào, Đắk Nang thuộc xã Đắk Som,...


còn chưa biết tiếng phổ thông. Do đó, công tác chăm sóc giáo dục các cháu ở những vùng này còn hạn chế.

Hằng năm Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu cho UBND huyện kế hoạch tuyển sinh, kế hoạch phát triển bậc học mầm non với lộ trình và bước đi cụ thể, trên cơ sở khảo sát, đánh giá đúng thực trạng của địa phương đề ra các mục tiêu phát triển phù hợp. Vì vậy thời gian qua, những chính sách phù hợp trong việc xây dựng và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục mầm non huyện Đắk Glong.

Bên cạnh đó, cấp học mầm non huyện Đắk Glong luôn được sự quan tâm chỉ đạo có hiệu quả của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Nông. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên không ngừng được nâng lên, Tỷ lệ đội ngũ có trình độ đào tạo trên chuẩn khá cao.

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đã có chuyển biến rõ nét về nhận thức, có phẩm chất đạo đước tốt, tác phòng mẫu mực. Có ý thức trách nhiệm với công việc được phân công; đảm bảo uy tín, chất lượng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ; tạo được niềm tin ở phụ huynh và các cấp ủy Đảng.

Trong năm 2019 ngành giáo dục huyện Đắk Glong đã tuyển dụng được hơn 120 giáo viên mầm non mới nhằm từng bước khắc phục tình trạng thiếu giáo viên trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì cấp học mầm non huyện Đắk Glong vẫn còn gắp nhiều khó khăn hạn chế sau:

Là huyện nghèo có tỷ lệ dân di cư tự do đến cao, tỷ lệ sinh nở ở một số vùng đồng bào dân tộc H’ Mông như Quảng Hòa, Đắk Rmăng, Đắk Nang còn cao. Do đó, hằng năm số trẻ em có nhu cầu ra lớp là rất lớn. Tuy nhiên, với số lượng giáo viên hiện có thì ngành giáo dục huyện nhà cũng chỉ tuyển được số trẻ từ 4 – 5tuổi; 5-6 tuổi đến trường, số còn lại các cháu từ 3-4 tuổi và trong độ tuổi nhà trẻ có nhu cầu đi học nhưng không được đến trường (vì thiếu giáo viên).


Với đặc thù là huyện có dân di cư tự do đến cao, đa số dân số là người dân tộc thiểu số (76%) tỷ lệ hộ nghèo cao (56,2%) trình độ dân trí còn thấp và tư tưởng ỷ lại trông chờ vào sự bao cấp nói chung và giáo dục nói riêng vẫn còn nhiều ở một số xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Đặc biệt là ở các xã cách xa trung tâm như Quảng Hòa, Đắk Nang, Đắk Rmăng nên một bộ phận không nhỏ phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em làm ảnh hưởng đến công tác phổ cập giáo dục và chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.

Cơ sở vật chất và trang thiết bị cho giáo dục mầm non thường xuyên được đầu tư, tuy nhiên chưa đáp ứng được yêu cầu tăng lên hằng năm và chỉ đạt mức tối thiểu so với quy định, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Công tác quy hoạch và phát triển cấp học còn nhiều hạn chế, chậm được khắc phục, diện tích đất của một số trường không đáp ứng với quy mô phát triển số lượng trẻ trên địa bàn, vì vậy tỷ lệ huy động trẻ đến trường còn thấp. Môi trường cảnh quan sư phạm chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, thiếu cây canh bóng mát, thiếu thiết bị đồ dùng, đồ chơi so với quy định. Mặt khác một số công trình được đầu tư trước đây chưa có công trình vệ sinh khép kín nên ảnh hưởng đến công tác vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Hệ thống phòng học, phòng chức năng ở một số trường đang xuống cấp, thậm chí có nhiều trường học không có phòng chức năng nên ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.

Hiện nay toàn huyện mới chỉ có 11/13 trường có bếp ăn bán trú còn 02 trường chưa có bếp ăn bán trú là trường MG Quảng Hòa xã Quảng Hòa và trường MG Hoa Lan xã Đăk R’măng. Do đó, cũng ảnh hưởng đến việc nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ. Bên cạnh đó cũng còn một số trường chưa được đầu tư bếp ăn một chiều nên cũng phần nào ảnh hưởng đến vấn đề an toàn thực phẩm trong nuôi dưỡng trẻ.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi

2.2.1.1. Mục tiêu

- Đánh giá thực trạng việc quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.


- Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất nâng cao hiệu quả quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

2.2.1.2. Nội dung

Nội dung khảo sát thực trạng tập trung vào hai vấn đề chính: thứ nhất là các nội dung quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia: Lập kế hoạch; Tổ chức thực hiện; Chỉ đạo thực hiện; Kiểm tra, đánh giá công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Thứ hai là các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

Nội dung khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.

* Đối tượng khảo sát

Bảng 2.4. Đối tượng tham gia khảo sát thực trạng


TT

Đối tượng

Số lượng

Ghi chú

1

CBQL

30

Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, khối trưởng các khối chuyên môn và cán bộ quản lý phòng Giáo dục và Đào tạo

2

Giáo viên

100

Các trường mầm non trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

2.2.2. Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp

2.2.2.1. Mục tiêu

Sử dụng các dữ liệu thứ cấp (các biên bản họp của Phòng GDĐT liên quan đến xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện Đắk Glong, các báo cáo tổng kết của phòng giáo dục về công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, báo cáo của các trường mầm non về quá trình xây dựng trường mầm đạt chuẩn quốc gia, hồ sơ của các trường mầm non trong quá trình xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia …) để đánh giá kết quả phát triển giáo dục mầm non và xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

2.2.2.2. Nội dung

- Tìm hiểu quá trình xây dựng báo cáo tự đánh giá của các trường mầm non.

- Các nội dung liên quan trong báo cáo tự đánh giá và các tiêu chuẩn đạt được theo 5 tiêu chuẩn của thông tư 19/TT-BGDĐT.


- Các nội dung báo cáo của các trường theo Công văn số 5942/BGDĐT- QLCL về việc hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài trường mầm non, ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ GDĐT.

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu định lượng

2.2.3.1. Mục tiêu

Phân tích dữ liệu thu được để chỉ ra thực trạng vấn đề nghiên cứu trên thực tiễn quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

2.2.3.2. Nội dung

Các phép thống kê mô tả được áp dụng để phân tích thực trạng quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông gồm số lượng, tỷ lệ phần trăm (%), điểm trung bình.

2.2.3.3. Xử lý số liệu khảo sát

Nhận, kiểm tra phiếu khảo sát có hợp lệ hay không, phiếu hợp lệ là những phiếu trả lời đầy đủ các câu hỏi, loại bỏ các phiếu chỉ trả lời một phương án khảo sát. Sau đó, phân loại các loại phiếu theo đối tượng khảo sát, nhập vào bảng tính excel, thống kê số lượng trả lời từng phương án theo từng câu theo từng đối tượng khảo sát, cuối cùng sử dụng công thức tính điểm trung bình và tỷ lệ phần trăm như sau:

Thang đánh giá

Các mức độ đánh giá được khảo sát trong luận văn như sau:

Xử lý số liệu bằng cách tính điểm trung bình các lần khảo sát như sau Tốt (Rất quan trọng): 4 điểm;

Khá (Quan trọng): 3 điểm;

Trung bình (Ít quan trọng): 2 điểm Yếu (Không quan trọng): 1 điểm

Điểm trung bình chung (TBC) ký hiệu X ,Y

TBC ( Y , X )= (T/CT*4)+(K/ÍtCT*3)+(TB/KhôngCT*2)+(Y/Không CT*1)

N

Thang điểm của 4 mức độ cách nhau: 1.0 điểm

+ Từ 0 điểm đến 1.0 điểm: Yếu



trọng.

+ Từ 1.01 đến 2.0 điểm: Trung bình

+ Từ 2.01 đến 3.0 điểm: Khá

+ Từ 3.01 đến 4.0 điểm: Tốt

1) Mức độ thực hiện: Tốt/ Khá/ Trung bình/ Kém.

2) Mức độ quan trọng: Rất quan trọng/ Quan trọng/ Ít quan trọng/ Không quan


3) Mức độ thường xuyên: Rất thường xuyên/ Thường xuyên/ Ít thường

xuyên/ Không thường xuyên.

4) Nhận thức về mức độ ảnh hưởng: Rất ảnh hưởng/ảnh hưởng/Ít ảnh hưởng/ Không ảnh hưởng.

2.3 Thực trạng quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia huyện Đắk Glong

2.3.1. Quá trình xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

Sau ngày thành lập huyện năm 2005, là thời gian áp dụng Quyết định 36/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 7 năm 2008 về việc ban hành quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, để thực hiện kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Tuy nhiên, trong thời gian đầu chia tách huyện điều kiện kinh tế ngân sách, KT-XH còn nhiều khó khăn vất vả, khi mới chia tách ra chỉ mới được 01 trường mẫu giáo duy nhất, đó là trường mẫu giáo Hoa Hồng. Huyện Đảng bộ xác định nhiệm kỳ đầu tiên giai đoạn 2005-2010 là giai đoạn hình thành và phát triển về số lượng trường, lớp, số lượng học sinh; Và giai đoạn này đã phát triển được 8/8 trường mầm non, mẫu giáo công lập.

Giai đoạn, nhiệm kỳ 2010-2015 là giai đoạn tiếp tục phát triển số lượng, chất lượng và khởi đầu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Phòng GDĐT huyện Đắk Glong đã xem việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia là chủ trương lớn mang tính chiến lược của ngành nhằm chuẩn hóa cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới. UBND huyện Đắk Glong đã thành lập Ban chỉ đạo để thực hiện lộ trình này theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện các nhiệm kỳ. Giai đoạn này áp dụng Thông tư


02/2014/TT- BGDĐT ngày 08/02/2014 của Bộ GDĐT ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Ngành GDĐT huyện và các trường xem đây là nhiệm vụ trọng tâm của bậc mầm non. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện xây dựng trường chuẩn quốc gia ở huyện Đắk Glong còn chậm, kết quả là phát triển được thêm 02 trường mẫu giáo, công nhận được 1/10 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 10% so tổng số trường mầm non trên toàn huyện.

Năm 2005 khi mới thành lập, huyện chỉ có 01 trường ở 01 xã trung tâm huyện với 07 lớp, 06 xã còn lại có 11 lớp với 277 cháu. Qua 14 năm, hình thành, xây dựng và phát triển huyện Đắk Glong. Đến nay năm 2021, tổng số trường: 13 trường mầm non, mẫu giáo công lập, số lượng học sinh tăng lên có tổng số hơn 4.700 trẻ đến lớp. Giai đoạn này ngành tiếp tục thực hiện theo Thông tư 19/TT- GDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ GDĐT Ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non.

Tất cả đội ngũ CBQL và giáo viên, nhân viên đều học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Phòng GD&ĐT tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ. Năng lực quản lý, tổ chức nuôi dạy trẻ được đánh giá cao. Học sinh được học tập trong môi trường thuận lợi. Do đó, tinh thần học tập vui chơi và rèn luyện thể lực của trẻ ở các trường đạt cao hơn hẳn. Các trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2010-2015 tiếp tục duy trì, bổ sung hoàn thiện cao hơn nhằm giữ vững danh hiệu trường đạt chuẩn quốc gia, và tiếp tục xây dựng chuẩn ở mức độ 2, trường chưa đạt chuẩn từng bước phấn đấu đạt chuẩn. Đến nay trên toàn huyện chỉ mới có 2/13 trường đạt chuẩn quốc gia đạt tỷ lệ 15,4%. Có 11/13 trường chưa đạt chuẩn quốc gia chiếm tỷ lệ 84,6%. Có 02 trường đăng ký phấn đấu đạt chuẩn quốc gia vào năm học 2021-2022.

Qua kiểm tra, khảo sát đối chiếu với 5 tiêu chuẩn xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia do Bộ GDĐT ban hành cho thấy 11 trường mầm non, mẫu giáo còn lại đã đạt được các chuẩn cụ thể như sau:

- Tiêu chuẩn 1: 6/11 trường, đạt tỷ lệ 55%

- Tiêu chuẩn 2: 7/11 trường, đạt tỷ lệ 64%

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 27/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí