Chủ Thể Quản Lý Xây Dựng Trường Mầm Non Đạt Chuẩn Quốc Gia


điều hành, hướng dẫn, phối hợp ra lệnh và đi trước của người quản lý đối với các cá nhân, bộ phận thừa hành trong tổ chức.

Chỉ đạo là quá trình tập hợp, liên kết các thành viên trong tổ chức; theo sát hoạt động của bộ máy, hướng dẫn, điều chỉnh công việc nhịp nhàng, động viên, khuyến khích, khen thường người lao động kịp tời nhằm đạt mục tiêu của tổ chức.

1.2.3.4. Khái niệm và chức năng của kiểm tra

* Khái niệm: Kiểm tra là căn cứ vào kế hoạch và mục tiêu đã định để xem xét, đo lường và đánh giá việc thực hiện nhằm phát hiện kịp thời những sai sót, tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Đồng thời, kiểm tra cũng nhằm tìm kiếm các cơ hội, các nguồn lực có thể khai thác để thúc đẩy hoạt động của tổ chức nhằm đạt và vượt các mục tiêu đề ra. [21, tr.135].

* Chức năng: Kiểm tra có vai trò quan trọng trong quá trình quản lý, là nhu cầu cơ bản để hoàn thành các quyết định quản lý. Kiểm tra còn giúp hoàn thiện các quyết định quản lý về nhiều mặt, khẳng định sự đúng sai của đường lối, chính sách, mục tiêu, cơ cấu, cơ chế của tổ chức. Ngoài ra chức năng kiểm tra còn có các vai trò:

- Chủ động ngăn chặn các nhầm lẫn, sai phạm có thể xảy ra trong quá trình quản lý để đảm bảo cho các kế hoạch được thực hiện với hiệu quả cao;

- Là nhu cầu khách quan của mọi thành viên để tránh sự đổ lỗi về trách nhiệm, đồng thời đảm bảo thực thi quyền lực quản lý của người lãnh đạo;

- Giúp tổ chức theo sát và đối phó với sự thay đổi của môi trường (quan hệ cạnh tranh, hợp tác,...) xác định chỗ đứng của tổ chức hiện tại, tạo tiền đề cho quá trình hoàn thiện, đổi mới, tìm ra chỗ đứng mới để hướng tới. Có thể nói rằng “không có kiểm tra là không có quản lý”.

1.2.4. Chủ thể quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

1.2.4.1. Hiệu trưởng trường mầm non

Theo mục d) khoản 1, Điều 10, nhiệm vụ quyền hạn của Hiệu trưởng trường mầm non, Thông tư số 52/2020/TT-BGDDT ngày 31/12/2020 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường mầm non:

Quản lý xây dựng trường mần non đạt chuẩn quốc gia huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông - 4


Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền; có trách nhiệm giải trình khi cần thiết.

Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định.

Thực hiện các nhiệm vụ quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý giáo dục; thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ quản lý theo quy định; xây dựng kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, nhân viên; động viên và tạo điều kiện cho giáo viên và nhân viên tham gia các hoạt động đổi mới giáo dục; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển giáo viên, giới thiệu nhân sự để bổ nhiệm phó hiệu trưởng.

Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường.

Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường; quyết định khen thưởng.

Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn hoặc tổ văn phòng; trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục 02 giờ trong một tuần; tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý; được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo và các chính sách ưu đãi theo quy định.

Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; thực hiện xã hội hoá giáo dục; phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.

1.2.4.2. Phòng Giáo dục và Đào tạo

Vị trí chức năng của Phòng Giáo dục và Đào tạo, theo Điều 03 Thông tư số 12/2020/TT-BGDĐT ngày 22/5/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc


thành phố trực thuộc Trung ương: “Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về giáo dục ở địa phương theo quy định của pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo phân cấp, ủy quyền của UBND cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện”. [4].

Theo Điều 13 Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục, quy định: “Trách nhiệm của Phòng Giáo dục và Đào tạo: Tham mưu UBND cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục của tỉnh và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”

Như vậy có thể thấy: Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện, hoạt động và chịu sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp của UBND huyện, đồng thời chịu sự hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ theo ngành về các mặt công tác thuộc phạm vi Sở Giáo dục và Đào tạo. Phòng Giáo dục và Đào tạo có chức năng tham mưu UBND huyện thống nhất quản lý nhà nước về các lĩnh vực GDĐT trên địa bàn huyện, chỉ đạo các trường học trực thuộc về công tác chuyên môn như: Chỉ đạo việc dạy và học, phổ cập giáo dục, xóa mù chữ,... trong đó có việc chỉ đạo công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, tham mưu UBND huyện tuyển dụng giáo viên, nhân viên, bố trí đầu tư kinh phí, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học cho các trường học, lập kế hoach xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia theo từng giai đoạn, có quy hoạch cụ thể những trường có thể đạt chuẩn trong thời gian gần nhất, những trường cận chuẩn và những trường phải đầu tư lâu dài, để từ đó có kế hoạch, biện pháp chỉ đạo chặt chẽ việc đầu tư kinh phí có tập trung, có trọng điểm nhằm quản lý việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia theo các tiêu chuẩn của Bộ GDĐT.


1.3. Nội dung quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của Phòng Giáo dục và Đào tạo

Như vậy, từ những quy định trên cho thấy Phòng Giáo dục và Đào tạo có vai trò rất lớn trong việc quản lý xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện nói chung, trường mầm non đạt chuẩn quốc gia nói riêng. Thông qua việc quản lý về chuyên môn đối với các trường mầm non, Phòng Giáo dục và Đào tạo có chức năng như chỉ đạo các trường mầm non xây dựng kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; chỉ đạo các trường MN trong việc thực hiện kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; Tổ chức thực hiện việc xây dựng trường đạt chuẩn, kiểm tra đánh giá việc xây dựng trường đạt chuẩn đối với các trường mầm non. Bên cạnh đó, trong vai trò và chức năng chỉ đạo các đơn vị trường học của mình Phòng Giáo dục và Đào tạo còn có chức năng tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện trong việc đầu tư, mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học nhằm hoàn thiện các tiêu chí và tiêu chuẩn về cơ sở vật chất trong việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

Đối với chức năng quản lý của Hiệu trưởng các trường mầm non là người trực tiếp xây dựng và thực hiện kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của đơn vị mình. Tuy nhiên Phòng Giáo dục và Đào tạo với việc tham mưu kế hoạch tổng thể của cả huyện về công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện thì Phòng Giáo dục và Đào tạo có vai trò lớn trong việc quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia như: Chỉ đạo các trường mầm non xây dựng trường đạt chuẩn và tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện trong việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ tập trung nghiên cứu vào những vấn đề liên quan đến việc quản lý xậy dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của Phòng Giáo dục và Đào tạo. Căn cứ vào các chức năng quản lý nói chung và các chức năng cụ thể của Phòng Giáo dục và Đào tạo theo quy định thì Phòng GDĐT sẽ tiến hành các nội dung quản lý nhằm xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia như sau:


1.3.1. Lập kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

Căn cứ vào Kế hoạch số 461/KH-UBND ngày 30/8/2019 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc ban hành Kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục năm 2019 và các năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông; Căn cứ vào các chỉ tiêu cấp trên giao cho ngành giáo dục trong việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia theo từng nhiệm kỳ Đại hội (Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Đắk Glong lần thứ IV, nhiệm kì 2020-2025 là phấn đấu xây dựng 07 đến 08 trường đạt chuẩn quốc gia) và các chỉ tiêu hằng năm về phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Căn cứ vào tình hình cụ thể của các trường mầm non trên địa bàn huyện. Theo đó, Phòng Giáo dục và Đào tạo có vai trò tham mưu Ủy ban nhân dân huyện thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện giai đoạn 2020-2025. Trong đó Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo làm phó trưởng ban thường trực và các thành viên là các cơ quan, phòng, ban, đơn vị có liên quan cùng với các Hiệu trưởng các trường học làm thành viên. Căn cứ các nội dung trong kế hoạch xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, Phòng Giáo dục và Đào tạo với vai trò và trách nhiệm của mình tiến hành phân công nhiệm vụ cho các thành viên là Hiệu trưởng các trường học. Trong đó xác định cụ thể trong giai đoạn của nhiệm kỳ 2020-2025 cần xây dựng bao nhiêu trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, lộ trình hành động và bước đi cơ bản theo từng năm cụ thể là những trường nào cần đầu tư xây dựng và đạt chuẩn quốc gia. Nội dung trong kế hoạch sẽ phân công nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan, đơn vị như: Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Nội vụ, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Trung tâm Văn hoa - Thể thao và Truyền thông huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, các đơn vị trường học,... trong việc tham gia thực hiện kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

Từ những mục tiêu trong kế hoạch và nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị trong việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia sẽ đưa ra các giải pháp chủ yếu để thực hiện như sau:

Thứ nhất: Tăng cường công tác truyền thông

Tổ chức quán triệt, phổ biến trong đội ngũ cán bộ, công chức, cơ quan quản lý giáo dục, cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh học sinh, các cơ sở


giáo dục, các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức vai ý nghĩa của công tác kiểm định chất lượng giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.

Phổ biến tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong việc phối hợp thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục.

Thức hai: Xây dựng và phát triển lực lượng làm công tác đảm bảo chất lượng giáo dục

Xây dựng và phát triển lực lượng làm công tác đảm bảo chất lượng giáo dục đủ phẩm chất và năng lực chỉ đạo, hướng dẫn hỗ trợ, tư vấn, kiểm tra, giám sát các trường mầm non thực hiện đúng quy trình và duy trì, cải tiến chất lượng giáo dục sau quá trình kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

Tiếp tục bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên làm công tác đảm bảo chất lượng giáo dục; Tổ chức hội thảo, tập huấn để trao đổi kinh nghiệm rút ra nhưng bài học và tìm ra những giải pháp hữu hiệu trong công tác kiểm định chất lượng giáo dục.

Thứ ba: Quản lý hoạt động tự đánh gia và việc thực hiện cải tiến chất lượng các cơ sở giáo dục.

Tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, giám sát trường mầm non thực hiện hoạt động tự đánh giá bảo đảm đúng quy trình để nâng cao chất lượng báo cáo tự đánh giá chú trọng việc cải tiến chất lượng sau quá trình đánh giá.

Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng đã nêu trong báo cáo tự đánh giá và các khuyến nghị của Đoàn đánh giá ngoài. Các đơn vị vi phạm về công tác kiểm định chất lượng giáo dục thực hiện xử lý theo quy định.

Thứ tư: tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý các hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ công tác quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, sử dụng các phần mềm chuyên dụng để thực hiện thống kê, phân tích, tự đánh giá,


đánh giá ngoài một cách hiệu quả; nâng cao kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên làm công tác kiểm định chất lượng giáo dục.

1.3.2. Tổ chức xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

Ở nội dung này, căn cứ vào nội dung kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên toàn huyện, với vai trò là cơ quan thường trực trong việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia Phòng Giáo dục và Đào tạo sẽ tham mưu trong việc phân công, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, giữa các bộ phận trong hệ thống nhằm thực hiện đạt được các tiêu chuẩn theo Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT. Cụ thể, trong 5 tiêu chuẩn cần đạt để được công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia gồm: Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường (có 10 tiêu chí); Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên (có 3 tiêu chí); Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học (có 6 tiêu chí); Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội (có 02 tiêu chí); Tiêu chuẩn 5: Hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Thì cần phân định nội dung của tiêu chuẩn, tiêu chí nào là nhiệm vụ của nhà trường phải thực hiện và hoàn thiện và nội dung tiêu chuẩn, tiêu chí nào nhà trường cần tham mưu cho Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Ủy ban nhân dân huyện quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ, đầu tư (như nội dung của tiêu chuẩn 2 về bổ nhiệm cán bộ quản lý hoặc phân bổ đủ số lượng giáo viên, nhận viên; tiêu chuẩn 3 về đầu tư cơ sở vật chất, ...).

Căn cứ vào Công văn 5942/BGDĐ-QLCL ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài trường mầm non” Phòng Giáo dục và Đào tạo tiến hành chỉ đạo các trường mầm non thực hiện quy trình tự đánh giá theo quy định của Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT. Theo Thông tư này quy trình tự đánh giá gồm các bước sau:

Bước 1: Thành lập Hội đồng tự đánh giá Bước 2: Lập kế hoạch tự đáng giá

Bước 3: Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng Bước 4: Đánh giá các mức đạt được theo từng tiêu chí Bước 5: Viết báo cáo tự đánh giá


Bước 6: Công bố báo cáo tự đánh giá

Bước 7: Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá

Từ đó, tiến hành thực hiện các bước đã đề ra theo các nội dung quy định tại Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT. Ở nội dung này Phòng Giáo dục và Đào tạo cần thường xuyên tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho các đơn vị, cá nhân thực hiện công tác kiểm định chất lượng trên địa bàn nhằm nâng cao năng lực và trao đổi kinh nghiệm giữa các thành viên trong các hội đồng tự đánh giá ở các trường học.

1.3.3. Chỉ đạo xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

Đối với nội dung chỉ đạo xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, sau khi kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ban hành, cơ cấu bộ máy đã được hình thành, nhân sự đã được giao nhiệm vụ thì phải có sự lãnh đạo, dẫn dặt cụ thể:

- Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ động xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy ở các trường mầm non theo tiêu chuẩn trường đạt chuẩn quốc gia.

- Phòng Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các chuyên viên phụ trách bậc học mầm non, đôn đốc động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường mầm non tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực đáp ứng yêu cầu trường đạt chuẩn quốc gia.

- Phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn, giám sát các trường mầm non thực hiện việc tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đáp ứng nhu cầu dạy và học trong nhà trường theo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia.

- Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo Hiệu trưởng các trưởng mầm non vận động các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, huy động tối đa trẻ trong độ tuổi đến trường đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi, trẻ có hoàn cảnh khó khăn, trẻ khuyết tật,...

Việc chỉ đạo xây dựng trường chuẩn quốc gia sẽ đạt hiệu quả cao nếu trong quá trình chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo kết hợp sử dụng uy quyền và thuyết phục, động viên khích lệ, tôn trọng tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân được phát huy năng lực và tính sáng tạo của họ trong thực hiện nhiệm vụ.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/07/2023