Biện Pháp 2: Công Tác Lập Kế Hoạch Xây Dựng Trường Mầm Non Đạt Chuẩn Quốc Gia


lược phát triển GDĐT trong tình hình mới của Chính phủ, của Bộ GDĐT, theo Nghị quyết xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của địa phương nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của sự nghiệp phát triển GDĐT nói chung và xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia nói riêng trong tình hình mới.

+ Đối với mỗi nhà trường cần tham mưu với lãnh đạo địa phương về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia. Tham mưu với Đảng uỷ, chính quyền địa phương vấn đề xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là một tiêu chí của Đề án Nông thôn mới cần đưa vào Nghị quyết, Chương trình hành động của địa phương.

- Đối với cha mẹ trẻ và các tổ chức xã hội

+ Tuyên truyền trực tiếp, cung cấp thông tin trong các cuộc họp của nhà trường, hội đồng sư phạm, ban đại diện cha mẹ trẻ, các cuộc họp của các ban ngành, đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Thông qua các cuộc họp đó để truyền đạt đến mọi người vai trò, ý nghĩa, tác dụng của trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, nội dung, yêu cầu của 5 tiêu chuẩn, kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của nhà trường. Giới thiệu cho cha mẹ trẻ biết những trường đã đạt chuẩn trên địa bàn huyện đã đem lại những lợi ích thiết thực cho việc giáo dục mầm non. Tạo điều kiện cho thành viên của hội cha mẹ trẻ tham gia các hoạt động của nhà trường. Ban giám hiệu tham mưu cụ thể, các dự toán thu chi của hội cha mẹ trẻ và những đóng góp khác của cha mẹ trẻ trong xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

- Nâng cao nhận thức của giáo viên, nhân viên:

+ Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên mầm non, nhân viên thông qua các buổi họp hội đồng, sinh hoạt chuyên môn, tự nghiên cứu học tập, hội thảo, tham quan học tập để nâng cao được các nội dung về giáo dục mầm non.

+ Nâng cao ý thức tham gia học tập đầy đủ các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, hội thảo chuyên đề do trường, phòng GDĐT tổ chức nhằm thực hiện tốt đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ngày càng cao.


Hình thức tuyên truyền: đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền: có thể là trực tiếp bằng lời hay gián tiếp hay bằng văn bản.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

3.2.2. Biện pháp 2: Công tác lập kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Quản lý xây dựng trường mần non đạt chuẩn quốc gia huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông - 9

Lập kế hoạch được xem là hành động đầu tiên của các cấp quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Lập kế hoạch là một quá trình ấn định những nhiệm vụ, mục tiêu và phương pháp tốt nhất nhằm để ứng phó với sự bất định và sự thay đổi, tập trung sự chú ý vào các mục tiêu xây dựng trường chuẩn quốc gia, tạo khả năng đạt các mục tiêu một cách hiệu quả nhất, giúp cho các cấp quản lý có khả năng kiểm soát quá trình tiến hành các hoạt động xây dựng trường chuẩn quốc gia.

Kế hoạch xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia là kế hoạch quan trọng nằm trong kế hoạch chung của Phòng GDĐT và của các trường MN. Do đó, nếu chuẩn bị và thực hiện tốt việc lập kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia sẽ góp phần rất lớn, làm thay đổi diện mạo nhà trường, CSVC trường học được khang trang sạch đẹp hơn, chất lượng chăm sóc, giáo dục tốt hơn, đặc biệt sự quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành, các bậc phụ huynh trong quá trình xây dựng trường chuẩn quốc gia.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Căn cứ vào kế hoạch số 461/KH-UBND ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành Kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục năm 2019 và các năm tiếp theo; Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Đắk Glong lần thứ IV, nhiệm kỳ 2020-2025 phấn đấu xây dựng 7-8 trường đạt chuẩn quốc gia và các chỉ tiêu hàng năm về phát triển kinh tế xã hội của huyện. Căn cứ vào tình hình cụ thể của các trường trên địa bàn toàn huyện nói chung và các trường mầm non nói riêng. Phòng GDĐT mưu Ủy ban nhân huyện lập kế hoạch kiểm định CLGD và xây dựng trường chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện giai 2020-2025, tầm nhìn đến năm 30. Trong đó trưởng phòng làm phó trưởng ban thường trực, và các thành viên là các cơ quan, phòng ban, đơn vị có liên quan cùng với các hiệu trường


trường mầm non, làm thành viên. Đồng thời, đề xuất đưa kế hoạch xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia vào quy hoạch mạng lưới trường lớp của huyện đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Điều tra, khảo sát tình hình các trường MN trên địa bàn huyện so sánh với 5 chuẩn theo Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT, lên kế hoạch phấn đấu cụ thể theo từng năm học trong giai đoạn 2020-2025 và các năm tiếp theo để có kế hoạch đầu tư xây dựng trường chuẩn theo các yêu cầu của các tiêu chuẩn theo Thông tư quy định. Tham mưu UBND huyện cử CBQL, GV trong diện quy hoạch tham gia các lớp nâng cao trình độ về quản lý, chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ…; tham mưu UBND huyện đầu tư kinh phí xây dựng CSVC, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi cho các trường; tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục toàn diện; tăng cường huy động xã hội hóa....

3.2.2.3. Cách thực hiện

Quản lý xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia là công việc khó khăn, phức tạp, lâu dài, đòi hỏi có nhiều thời gian và sự đoàn kết thống nhất cao của tập thể ban chỉ đạo; tập thể lãnh đạo, chuyên viên Phòng GDĐT, CBQL các trường và đặc biệt là sự tham gia của tập thể sư phạm nhà trường và cha mẹ trẻ, cộng đồng. Do đó, trong quá trình xây dựng kế hoạch phải chú ý triển khai từng bước thật cụ thể:

Bước 1: Làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các cấp chính quyền, CBQL, GV, NV, phụ huynh và toàn thể nhân dân về sự cần thiết phải xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và những yêu cầu của cấp trên thông qua những Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định liên quan đến xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia.

Bước 2: Phân tích thực trạng tình hình của nhà trường về các nội dung xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, từ đó rút ra những điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức để làm cơ sở trong quá trình xây dựng kế hoạch.

Bước 3: Xác định nguồn nhân lực cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn, trong đó phải nói đến nguồn lực bên trong (chất lượng đội ngũ CBQL, GV, NV) và nguồn lực bên ngoài (sự tham gia, đóng góp, hỗ trợ của các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội, phụ huynh, các nhà hảo tâm…..). Nguồn


lực bên trong mạnh thì mới có khả năng tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả nguồn lực bên ngoài để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó, CBQL là yếu tố quyết định.

Bước 4: Xây dựng và phát triển lực lượng làm công tác đảm bảo chất lượng giáo dục. Xây dựng và phát triển lực lượng làm công tác đảm bảo chất lượng giáo dục đủ phẩm chất và năng lực chỉ đạo, hướng dẫn hỗ trợ, tư vấn, kiểm tra, giám sát các trường MN thực hiện đúng quy trình và duy trì, cải tiến chất lượng giáo dục sau quá trình kiểm định CLGD và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; Tiếp tục bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên làm công tác đảm bảo chất lượng giáo dục; Tổ chức hội thảo để trao đổi kinh nghiệm rút ra những bài học kinh nghiệm và tìm ra những giải pháp hữu hiệu trong công tác kiểm định CLGD.

Bước 5: Xây dựng sơ đồ khung của việc lập kế hoạch xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia. Thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện kế hoạch xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia trong toàn huyện để rút kinh nghiệm; đồng thời, kịp thời điều chỉnh và đề xuất các cấp lãnh đạo tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng cho các trường MN theo kế hoạch đề ra.

3.2.3. Biện pháp 3: Công tác chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là quá trình theo dõi liên tục, phải chỉ đạo kiên quyết những tiêu chuẩn: tiêu chuẩn 1 Tổ chức và quản lý nhà trường; tiêu chuẩn 2 Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; tiêu chuẩn 5 Hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Đây là các tiêu chuẩn mà cần chỉ đạo rõ là các nội dung phải do nội lực nhà trường phải có trách nhiệm tự nỗ lực xây dựng và từng bước hoàn thiện. Các tiêu chuẩn 3, 4 về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội thì đòi hỏi cần có sự quan tâm tác động của nhiều ngành, nhiều cấp chính quyền mới xây dựng được. Do đó, đòi hỏi Phòng GDĐT phải tích cực tham mưu


với các ngành, các cấp để được đầu tư như hỗ trợ kinh phí xây dựng và mua sắm các trang thiết bị tối thiểu và mở rộng diện tích đất đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

Phòng GDĐT chỉ đạo bằng văn bản hướng dẫn thực hiện kế hoạch xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia đến CBQL các trường MN. Tổ chức triển khai kế hoạch quản lý xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia trong cán bộ, công chức, viên chức Phòng GDĐT, CBQL các trường MN để nắm đầy đủ thông tin về chủ trương, mục tiêu, nhiệm vụ và biện pháp tổ chức thực hiện xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

Phòng GDĐT đạo thực hiện đầy đủ các biểu mẫu báo cáo để nắm thông tin chính xác, quy định thời gian báo cáo về kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn cho các trường MN. Triển khai tới các trường MN tự đánh giá mức độ đạt được theo 5 tiêu chuẩn quy định của Bộ GDĐT, đề xuất thời gian hoàn thành cụ thể theo từng tiêu chuẩn và có tờ trình đề nghị đáng giá ngoài về kiểm tra mức độ đạt được theo 5 tiêu chuẩn quy định để có kế hoạch tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng.

Tổ chức cho CBQL các trường MN tham quan học tập mô hình các trường MN trong huyện, tỉnh đã được UBND tỉnh công nhận trường MN đạt chuẩn quốc gia để rút kinh nghiệm và nghiên cứu vận dụng vào trong quá trình xây dựng trường mình.

3.2.3.3. Cách tổ chức thực hiện

Vấn đề quan trọng nhất để công tác chỉ đạo xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia mang lại kết quả như kế hoạch đề ra, đòi hỏi Phòng GDĐT (người lãnh đạo) phải ra những Quyết định và những Quyết định đó chính là những công cụ chính yếu để điều khiển, chỉ đạo hệ thống trong suốt quá trình quản lý, từ việc xây dựng kế hoạch xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia của Phòng GDĐT nói chung và từng trường MN nói riêng và phải trả lời được các câu hỏi: Các cấp lãnh đạo chính quyền, quản lý giáo dục nhận thức về vấn đề đó như thế nào? Trong xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia cần có những nguồn lực gì? Hiện tại các


trường mầm non đang đạt ở mức nào trong 5 tiêu chuẩn của thông tư 19/2018/TT- BGDĐT và cần hoàn thiện những tiêu chí, tiêu chuẩn nào để đạt chuẩn theo quy định? Cách huy động các nguồn lực như thế nào...? Từ đó có những kế hoạch đề xuất, tham mưu cho phù hợp.

Để thực hiện các Quyết định về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia theo kế hoạch, Phòng GDĐT (người lãnh đạo) cần phân công cụ thể ai làm gì? Làm như thế nào? Khi nào hoàn thành? Quyền hạn đến đâu? Nguồn lực tương ứng ra sao? Ai kiểm tra? Báo cáo kết quả cho ai? và đặc biệt là cần quán triệt quan điểm: những cá nhân khi đã được giao các nội dung công việc thì cần chịu trách nhiệm và hoàn thiện đến kết quả cuối cùng. Nói chung Phòng GDĐT (người lãnh đạo) cần làm cho mọi người không chỉ nắm vững và chính xác nhiệm vụ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mà còn thông suốt về tư tưởng để đem hết nhiệt tình thực hiện công việc mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, đánh gía, tổ chức sơ kết, tổng kết, thi đua-khen thưởng...cần được đưa vào sử dụng một cách thường xuyên, hiệu quả trong việc chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

3.2.4. Biện pháp 4: Công tác quản lý tổ chức xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Chức năng tổ chức trong quản lý là việc thiết kế cơ cấu các bộ phận phù hợp với mục tiêu tổ chức. Ngoài ra, còn phải chú ý đến phương thức hoạt động, đến quyền hạn của bộ phận, tổ chức đoàn thể, tạo điều kiện cho sự liên kết ngang dọc và đặc biệt chú ý đến việc bố trí cán bộ, người vận hành các bộ phận của tổ chức.

Quản lý xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia là công việc phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức; đồng thời cần có sự tham gia của nhiều ngành, nhiều cấp và trách nhiệm của tập thể, do đó đòi hỏi sự phối hợp, hợp tác cao của các tổ chức đoàn thể, của CBQL, GV, NV trong trường và sự phân công, phân nhiệm hợp lý, có ý nghĩa quyết định thắng lợi trong quá trình quản lý xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia như kế hoạch đề ra.


3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

Đối với nội dung này phòng Giáo dục với vai trò là cơ quan tham mưu sẽ tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện Đắk Glong thành lập ban chỉ đạo xây dựng trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2020-2025. Ban chỉ đạo là hạt nhân trong các hoạt động và nhân tố quan trọng góp phần rất lớn sự thành công xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Ban chỉ đạo ban hành quyết định phân công công việc cụ thể cho từng thành viên, chú ý năng lực và nhiệm vụ phù hợp để theo dõi tham mưu giúp lãnh đạo rà soát thực hiện kế hoạch phù hợp từng trường, cụ thể:

Phân công chuyên viên tổ chức cán bộ phụ trách theo dõi, xây dựng tiêu chuẩn 1 (Tổ chức và quản lý nhà trường) và tiêu chuẩn 2 (Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên); Bộ phận kế toán phụ trách tiêu chuẩn 3 (Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học); Chuyên viên bậc học mầm non đảm nhận tiêu chuẩn 5 (Hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ); Tổ chức Công đoàn theo dõi tiêu chuẩn 4 (Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội). Các tổ, bộ phận và các thành viên trong Ban chỉ đạo có trách nhiệm quan hệ phối hợp với nhau trong công việc để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Hoạt động của Ban chỉ đạo cần có các biện pháp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, biết tận dụng những cơ hội thuận lợi của địa phương, của ngành và đơn vị, tranh thủ sự hỗ trợ của các đoàn thể, tổ chức trong và ngoài nhà trường, của cha mẹ trẻ để hoàn thiện các tiêu chí của từng tiêu chuẩn trường đạt chuẩn quốc gia.

3.2.4.3. Cách thực hiện

Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia của Phòng GDĐT Trưởng ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể từng thành viên của Ban chỉ đạo, tổ chức hoạt động theo đúng quy định của Nhà nước và của ngành. Phân công từng thành viên phụ trách từng tiêu chí trong 5 tiêu chuẩn trường MN đạt chuẩn quốc gia phù hợp với vai trò, vị trí và công việc đang đảm nhiệm. Trong đó chú trọng đến mối quan hệ phối hợp giữa các bộ phận, thành viên trong Ban chỉ đạo để tổ chức các hoạt động có hiệu quả.


Tiến hành họp Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch và đề ra những công việc liên quan đến nội dung xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia như: Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức; công tác bồi dưỡng CBQL, GV, NV; công tác đầu tư CSVC, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi trường học; công tác nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ; công tác xã hội hóa giáo dục… Từ đó, giao nhiệm vụ phù hợp theo lĩnh vực phụ trách của từng thành viên trong Ban chỉ đạo. Đồng thời, Phòng GDĐT cũng cần tham mưu cho ban chỉ đạo và Ủy ban nhân dân huyện Đắk Glong quan tâm chuẩn bị các nguồn lực để đầu tư các hạng mục về CSVC và các công trình quan trọng nhằm đáp ứng các yêu cầu của hai tiêu chuẩn Tiêu “khó” là tiêu chuẩn 3 (Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học) và tiêu chuẩn 2 (Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên) đây là hai tiêu chuẩn cần được quan tâm.

3.2.5. Biện pháp 5: Công tác huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất - thiết bị, đồ dùng đồ chơi đáp ứng tiêu chuẩn của trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Đối với huyện Đắk Glong là một huyện mới, cơ sở vật chất và trang thiết bị các trường mầm non nhìn chung còn thiếu. Do đó, khai thác và huy động nguồn lực tài chính và đầu tư hoàn thiện CSVC, trang thiết bị, đồ dùng dạy học nhà trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động chăm sóc nuôi dạy trẻ đạt chất lượng tốt, đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học (tiêu chuẩn 3) là một hoạt động rất cần thiết trong quá trình xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

3.2.5.2. Nội dung biện pháp

Trong công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia cần đặc biệt quan tâm xây dựng CSVC, đầu tư thiết bị và đồ dùng đồ chơi (ĐDĐC). Kể cả đối với trường đã được công nhận chuẩn quốc gia vẫn cần phải tiếp tục bổ sung và hoàn thiện về tiêu chí này để nâng lên chuẩn mức độ hai.

Quy hoạch dồn điểm trường, mở rộng diện tích đất cho các trường MN chưa đủ điều kiện theo tiêu chuẩn của Bộ GDĐT quy định. Tăng cường đầu tư CSVC cho các trường học nhằm trang bị cho các trường có đủ phòng học, phòng chức

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/07/2023