Thực Trạng Việc Lập Kế Hoạch Xây Dựng Trường Mầm Non Đạt Chuẩn Quốc Gia


- Tiêu chuẩn 3: 5/11 trường, đạt tỷ lệ 45%

- Tiêu chuẩn 4: 9/11 trường, đạt tỷ lệ 82%

- Tiêu chuẩn 5: 7/11 trường, đạt tỷ lệ 64%

Tóm lại, công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia đã có những bước chuyển biến tích cực.

2.3.2. Thực trạng việc lập kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Đắk Glong lần thứ IV; căn cứ Báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện Đắk Glong (2020) báo cáo phát triển giáo dục, đào tạo và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 và kế hoạch 5 năm 2021-2025 trên địa bàn huyện Đắk Glong; Căn cứ Kế hoạch số 06-KH/UBND, Kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia huyện Đắk Glong giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến 2030, ban hành ngày 22/12/2020; Căn cứ Tờ trình số 41/TTr-UBND, tờ trình về việc thông qua kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nguồn ngân sách huyện. Ban hành ngày 23 tháng 7 năm 2021.

Qua thực tế khảo sát cho thấy, phòng Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành điều tra, khảo sát tình hình thực tế các trường mầm non, mẫu giáo trong toàn huyện, đối chiếu với 5 tiêu chuẩn xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia do Bộ GDĐT quy định, từ đó:

- Xây dựng kế hoạch quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia theo từng năm học và từng giai đoạn cụ thể theo các tiêu chuẩn quy định; quy hoạch mạng lưới trường lớp, hệ thống trường học được phân bố trên địa bàn hợp lý; kế hoạch phát triển giáo dục đáp ứng việc học tập của trẻ, phù hợp với việc phân bổ dân cư lâu dài, vừa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương.

- Có kế hoạch đầu tư trọng điểm về cơ sở vật chất như xây dựng phòng học, phòng chức năng, khối phục vụ học tập, khối phòng tổ chức ăn, khối phòng hành chính quản trị, sân vườn, công trình nước sạch và vệ sinh… đảm bảo theo yêu cầu tiêu chuẩn; trang bị đầy đủ bàn ghế, bố trí trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi hợp lý


cho các trường góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường.


- Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý giáo dục và trình độ lý luận chính trị cho cán bộ quản lý và giáo viên nguồn các trường mầm non, mẫu giáo trong huyện.

Để tìm hiểu thực trạng công tác lập kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, tác giả tiến hành khảo sát tìm hiểu đánh giá thực tế việc xây dựng kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia với bốn mức độ: Đã thực hiện tốt, Đã thực hiện ở mức khá; Đã thực hiện ở mức trung bình; Đã thực hiện ở mức mức kém.

Về đánh giá thực tế việc xây dựng kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia thì có 24% đánh giá đã thực hiện tốt; 46% đánh giá khá; 27% có đánh giá mới thực hiện đạt ở mức trung bình và đánh giá ở mức kém là 3%.

Biểu đồ 2.1. Đánh giá về hiệu quả của việc lập kế hoạch quản lý xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia

Series1, TRUNG BÌNH , 27.000%,

27%

Series1, KÉM , 3%,

3%

Series1, TỐT , 24%, 24%


Series1, KHÁ, 46.000%,

46%

TỐT KHÁ

TRUNG BÌNH

KÉM

Đa số cán bộ quản lý và giáo viên cho rằng việc lập kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là cần thiết, qua phỏng vấn một số cán bộ quản lý và giáo viên đều cho rằng việc lập kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là cần thiết và nội dung kế hoạch mang tính khả thi, các biện pháp thực hiện trong kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường và các nội dung


kế hoạch đã cụ thể hóa các tiêu chuẩn trong xây dựng trường MN ĐCQG. Tuy nhiên, về nội dung thể hiện tầm nhìn dài hạn trong kế hoạch và nội dung huy động các lực lượng trong và ngoài trường tham gia xây dựng kế hoạch còn là khâu yếu và chưa được đánh giá, quan tâm đúng mức. Do đó, khi xây dựng kế hoạch đây cũng là các nội dung cần được quan tâm xây dựng và triển khai trong quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện Đắk Glong trong thời gian tới.

2.3.3. Thực trạng quản lý tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

Đối với nội dung tổ chức thực hiện xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia qua khảo sát cho thấy phòng giáo dục đã tổ chức tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong Đảng bộ, chính quyền và toàn thể các tập thể, cá nhân có liên quan nhằm thống nhất chủ trương và cùng với ngành giáo dục đầu tư xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

Có kế hoạch phối hợp với phòng Tài chính - Kế hoạch, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Kinh tế - Hạ tầng, Trung tâm phát triển quỹ đất quy hoạch mở rộng diện tích và cân đối kinh phí để xây dựng trường mầm non đạt chuẩn.

Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu Ủy ban nhân dân huyện thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia cấp huyện; xác định những nội dung công việc cần phải hoàn thành để đạt được mục tiêu quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, bộ phận trong Ban chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quản lý xây dựng trường đạt chuẩn một cách thuận lợi và hợp logic.

Tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2020-2025 và định hướng đến 2030 của Ủy ban nhân dân huyện đến Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn các trường mầm non, mẫu giáo. Giao nhiệm vụ cho Hiệu trưởng các trường mầm non, mẫu giáo có trách nhiệm quan tâm đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.


Bảng 2.5. Thực trạng quản lý công tác tổ chức thực hiện hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia


TT


Nội dung

Kết quả thực hiện (tỉ lệ %)

Tốt

Khá

TB

Kém

1

Thành lập BCĐ xây dựng trường MN ĐCQG

19

31

35

14

2

Phân công cụ thể công việc cho các tập thể, cá

nhân

18

34

25

23

3

Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các

trường thực hiện

21

29

26

24

4

Có cơ chế phối hợp cụ thể giữa nhà trường, phòng GDĐT và các lực lượng khác

15

19

25

41

5

Chuẩn bị nguồn lực để thực hiện

12

25

24

39

6

Khen thưởng, xử lý kịp thời những tập thể, cá

nhân khi thực hiện

12

26

20

42

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Quản lý xây dựng trường mần non đạt chuẩn quốc gia huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông - 7

Nguồn: Kết quả tổng hợp từ phiếu điều tra khảo sát

Qua kết quả khảo sát ở bảng trên cho thấy đa số CBQL, GV đều đánh giá khá tốt các nội dung trong việc lập kế hoạch quản lý xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia của phòng GDĐT. Bên cạnh đó, vẫn còn một số CBQL,GV chưa đồng tình hoặc đánh giá thấp các nội dung trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở các nội dung như cơ chế phối hợp, chuẩn bị nguồn lực và khen thưởng, xử lý kịp thời những tập thể, cá nhân khi thực hiện (có tỷ lệ đánh giá mức độ chưa đạt lần lượt là: 41%; 39%; 42%). Như vậy, muốn công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia thì chủ thể quản lý bên cạnh các nội dụng đã triển khai thì cần có cơ chế phối hợp cụ thể giữa nhà trường, phòng GDĐT và các lực lượng khác, Chuẩn bị nguồn lực để thực hiện và động viên, khen thưởng, xử lý kịp thời những tập thể, cá nhân trong quá trình thực hiện.

2.3.4. Thực trạng việc chỉ đạo thực hiện xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

Để tìm hiểu thực trạng việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của của phòng GDĐT đối với các trường mầm non trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, tác giả tiến hành khảo sát (phụ lục

1) kết quả được tổng hợp ở bảng bên dưới:


Bảng 2.6. Thực trạng quản lý công tác chỉ đạo thực hiện hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia


TT


Nội dung

Kết quả thực hiện (tỉ lệ %)

Tốt

Khá

TB

Kém

1

Phòng GDĐT chỉ đạo các trường thực hiện các

nhiệm vụ xây dựng trường MN ĐCQG

35

33

22

10


2

Phòng GDĐT đôn đốc các bộ phận và cá nhân thực hiện nhiệm vụ xây dựng trường MN ĐCQG


23


34


25


18

3

Phòng GDĐT giám sát, hỗ trợ việc thực hiện

nhiệm vụ xây dựng trường MN ĐCQG

12

31

25

32


4

Phòng GDĐT chỉ đạo công tác phối kết hợp giữa các tổ chức cá nhân trong và ngoài nhà trường thực hiện xây dựng trường MN ĐCQG


37


23


25


15


5

Phòng GDĐT chỉ đạo công tác thi đua, khen

thưởng những tổ chức, cá nhân làm tốt việc xây dựng trường MN ĐCQG


12


25


24


39

Nguồn: Kết quả tổng hợp từ phiếu điều tra khảo sát

Bảng 2.6 tổng hơp ý kiến đánh giá của đội ngũ CBQL và GV các trường mầm non trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, về thực trạng công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia qua các nội dung khảo sát ở 5 tiêu chí đánh giá cho thấy Phòng GDĐT đã thực hiện tốt nội dung chỉ đạo các trường thực hiện các nhiệm vụ xây dựng trường MN ĐCQG. Tuy nhiên, ở các nội dung giám sát, hỗ trợ và chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng vẫn còn thực hiện chưa tốt trong công tác chỉ đạo mới đạt tỷ lệ 12%. Do vậy, để việc chỉ đạo thực hiện xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia có hiệu quả thì chủ thể quản lý cần có sự hỗ trợ, giám sát các đơn vị trường MN trong quá trình thực hiện, đồng thời cần quan tâm hơn nữa trong công tác thi đua, khen thưởng nhằm đạt được mục tiêu quản lý đã đề ra.

2.3.5. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra các trường trong việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

Cứ vào kế hoạch và mục tiêu đã đề ra, định kỳ hành năm phòng giáo dục đã tiến hành thành lập nhiều đoàn khảo sát, kiểm tra việc thực hiện quy trình tự đánh


giá và đánh giá ngoài trường MN đạt chuẩn quốc gia trên toàn huyện theo 05 tiêu chuẩn của thông tư 19/TT-BGDĐT. Từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá mức độ đạt được và chưa đạt được theo từng tiêu chí, tiêu chuẩn mà nhà trường đã thực hiện. Đồng thời, qua đó đoàn kiểm tra cũng có những tư vấn nhằm giúp nhà trường hoàn thiện thêm các loại hồ sơ, minh chứng cho quá trình hoàn thiện hồ sơ tự đánh giá. Bên cạnh đó, thông qua những kết quả đánh giá những tiêu chuẩn đạt và chưa đạt đoàn kiểm tra cũng có những đề xuất với chính quyền địa phương, các ngành, các cấp quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ về nhân lực, vật lực cho nhà trường.

Nhằm đánh giá thực trạng quản lý công tác kiểm tra đánh giá việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của đội ngũ CBQL và GV các trường mầm non trên địa bàn huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông, tác giả tiến hành khảo sát (phụ lục

1) kết quả được tổng hợp ở bảng bên dưới:

Bảng 2.7. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra các trường trong việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia


TT


Nội dung

Kết quả thực hiện (tỉ lệ %)

Tốt

Khá

TB

Kém

1

Xây dựng đội ngũ kiểm tra có uy tín, kinh

nghiệm

35

33

22

10

2

Nội dung kiểm tra phù hợp với các hướng dẫn

23

34

25

18

3

Thực hiện được các chức năng của kiểm tra

32

31

25

12

4

Các nội dung tư vấn phù hợp với thực tiễn của

đơn vị

37

23

25

15

5

Trao đổi, rút kinh nghiệm cho các đơn vị

13

14

31

42

Nguồn: Kết quả tổng hợp từ phiếu điều tra khảo sát

Qua kết quả ở Bảng 2.7 cho thấy đa số các CBQL, GV đều đánh giá khá tốt thực trạng công tác kiểm tra các trường trong việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của Phòng GDĐT. Tuy nhiên, ở nội dung rút kinh nghiệm cho các đơn vị khác vẫn còn một tỷ lệ lớn CBQL, GV có nhận định và đánh giá ở mức độ trung bình hoặc thấp. Do đó, vấn đề này cần được chủ thể quản lý xem xét, hoàn thiện trong các nội dung quản lý nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.


2.3.6. Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

Để tìm hiểu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của đội ngũ CBQL và GV các trường mầm non trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, tác giả tiến hành khảo sát và thông qua kết quả khảo sát thì các yếu tố đều rất ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, do vậy, muốn đạt được mục tiêu thì chủ thể quản lý cần phải có những biện pháp quản lý hợp khoa học quản lý tác động lên khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý.

2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đắk Glong

Từ những thực trạng về quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia như đã nêu trên thì có thể đánh giá chung về thực trạng quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông cho thấy những ưu điểm và hạn chế như sau.

2.4.1. Ưu điểm

Từ những thực trạng đã nêu ở trên có thể thể khái quát, đánh giá chung về những ưu điểm trong công tác quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đắk Glong như sau:

- Đã tích cực tham mưu Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện ban hành các Kế hoạch, Nghị quyết, Quyết định về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia một cách nhanh chóng, tạo cơ sở cho việc chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện đúng hướng.

- Thường xuyên, tích cực chỉ đạo các trường trong việc quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

- Đã có sự phối hợp với các phòng ban đơn vị trong việc quản lý, chỉ đạo xây dựng các trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, sự phân công, phân nhiệm trong vấn đề xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia.


- Đã thường xuyên, tích cực kiểm tra nhằm tư vấn, thúc đẩy các trường trong việc hoàn thiện việc xây dựng các trường MN đạt chuẩn quốc gia.

- Tổ chức quy hoạch cán bộ quản lý cho các trường giai đoạn 2016 - 2020 và giai đoạn 2021 - 2025, tạo điều kiện cho cán bộ quản lý đương chức và giáo viên trong diện quy hoạch tham gia học các lớp nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý giáo dục và trình độ lý luận chính trị. Đồng thời, có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên theo chu kỳ hằng năm, đặc biệt là có kế hoạch bồi dưỡng để tăng số lượng giáo viên đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo.

- Khảo sát, quy hoạch mở rộng diện tích và dồn các điểm trường, đảm bảo diện bình quân 8m2/trẻ ở thành thị và 12m2/trẻ ở nông thôn cho các trường. Đồng thời, thực hiện quy hoạch mặt bằng tổng thể gồm hạng mục cần đầu tư xây dựng đảm bảo theo yêu cầu tiêu chuẩn. Qua đó, tạo điều kiện cho trẻ ra lớp và trẻ được ăn bán trú ngày càng tăng cao.

2.4.2. Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm, trong công tác quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đắk Glong vẫn còn những hạn chế như sau:

- Trước hết, công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia còn chậm hơn nhiều so các huyện khác trên địa bàn tỉnh Đắk Nông (2/13 trường)

- Công tác chỉ đạo còn có những bất cập: một số trường chưa có kế hoạch dài hạn trong lộ trình xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

- Trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở các nội dung vẫn còn chưa có cơ chế phối hợp, chuẩn bị nguồn lực.

- Mặc dù công tác tham mưu của phòng là tích cực; Tuy nhiên, do đặc thù là một huyện nghèo nên việc đầu tư CSVC, trang thiết bị phục vụ cho công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, ngay cả các trường đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia cũng cần phải tiếp tục hoàn thiện các hạng mục theo tiêu chuẩn quy định.

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 27/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí