Thống Kê Đề Xuất Sửa Đổi Bổ Sung Văn Bản Pháp Luật


Bảng 3.5. Thống kê đề xuất sửa đổi bổ sung Văn bản pháp luật


Văn bản pháp luật


Đề xuất sửa đổi, bổ sung


Lý do đề xuất

Luật BVMT 2005


Khoản 1,

Điều 70


Đề nghị bỏ thủ tục đăng ký chủ nguồn thải CTNH

Thực tế đây chỉ là thủ tục hành chính, không cần thiết, đi ngược với chủ trương cải cách thủ tục hành chính, phiền hà cho doanh nghiệp và

dễ phát sinh tiêu cực.


Khoản 4,

Điều 73

Bỏ nội dung yêu cầu phải có xác nhận của cơ quan chuyên môn về BVMT cấp tỉnh trong hợp đồng chuyển giao xử lý

CTNH.

Thực tế, Hợp đồng chuyển giao xử lý CTNH là giao dịch dân sự được pháp luật bảo vệ, do vậy nếu phải có xác nhận của cơ quan môi trường cấp tỉnh là thủ tục hành chính không

cần thiết, gây phiền hà cho doanh nghiệp.


Khoản 2

Điều 74

Điều chỉnh nội dung:“Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ TN&MT quy định tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn, kiểm tra, xác nhận cơ sở xử lý CTNH” thành: “Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Xây dựng quy định tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn, kiểm tra, xác nhận cơ sở xử lý

CTNH”;


Trên thực tế, hiện nay Bộ TN&MT là cơ quan kiểm tra, xác nhận đủ điều kiện mới cấp Giấy phép hành nghề QLCTNH. Nên quy định này hầu như chưa bao giờ được thực hiện trong thực tế, do Bộ Xây dựng không có thẩm quyền cấp Giấy phép hành nghề QLCTNH


Khoản 2

Điều 75

Điều chỉnh nội dung “Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ TN&MT quy định tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn, kiểm tra, xác nhận khu chôn lấp

Trên thực tế, hiện nay Bộ TN&MT là cơ quan thẩm định ĐTM và kiểm tra, xác nhận đủ điều kiện mới cấp Giấy phép hành nghề QLCTNH trong đó có khu chôn lấp CTNH. Nên quy định

này hầu như chưa bao giờ được thực hiện

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Đánh giá quản lý chất thải nguy hại công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý - 11




CTNH” thành “Bộ TN&MT chủ trì phối hợp với Bộ Xây dựng quy định tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn, kiểm tra, xác nhận khu chôn lấp

CTNH”.

trong thực tế, do Bộ Xây dựng không có thẩm quyền cấp Giấy phép hành nghề QLCTNH.

Thông tư 12/2011/TT-BTNMT

Sửa đổi Điểm a, Điểm b và Điểm c, Khoản 2, Điều

11


Đề nghị bỏ các Điểm này

Thực tế việc quy định cứng về số lượng phương tiện chính chủ là không phù hợp, nặng về mệnh lệnh hành chính, gây khó khăn cho cơ sở vì phải đầu tư mua một lượng xe không cần thiết; số lượng phương tiện nên để cơ sở quyết định tùy thuộc vào lượng CTNH vận chuyển

trong năm.


Sửa đổi Điểm d, Khoản 2,

Điều 11


Đề nghị bỏ điểm này

Phương tiện chính chủ hay không chính chủ không ảnh hưởng đến môi trường và làm khó cơ sở phải mua phương tiện. Thực tế nếu cơ sở sử dụng phương tiện được đăng ký trong Giấy

phép là đảm bảo an toàn về môi trường.


Sửa đổi Khoản 1,

Điều 14


Bỏ quy định “Đối với một cơ sở xử lý CTNH, không thành lập quá năm đại lý vận chuyển CTNH

Quy định như vậy sẽ đi ngược với chủ trương xã họi hóa, đi ngược với mục tiêu đẩy mạnh thu gom, xử lý chất thải; tạo tiêu cực từ các chủ xử lý thu tiền của các đại lý vận chuyển và

làm giảm lượng CTNH được thu gom, xử lý.


Phụ lục 3B: Mẫu chứng từ CTNH


Cần thay đổi số lượng chứng từ CTNH từ 09 liên thành 05 liên

Thực tế cho thấy có 04 liên 2S, 2T, 3S và 3T là không cần thiết, vì Liên 5 đã có đủ thông tin gửi cho Sở Tài nguyên và Môi trường, còn Tổng cục Môi trường đã được nhận báo cáo

tổng hợp từ Sở TN&MT vào cuối năm.




Phụ lục 8C: Danh mục CTNH


Cần thu gọn mã CTNH theo đặc tính và phương pháp xử lý

Do chúng ta có quá nhiều mã nên phải phân loại quá nhiều, phức tạp, trong khi nhiều mã có đặc tính tương đồng và phương pháp xử lý giống nhau nên phân loại riêng, khi xử lý lại

trộn lẫn gây lãng phí.


Điều 21


Đề nghị thay “xác nhận gia hạn” bằng quy định điều kiện cụ thể để được gia hạn Giấy phép.

Thực tế, nếu áp dụng xác nhận gia hạn, dễ phát sinh tiêu cực và phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của cơ quan xác nhận; cần quy đinh điều kiện gia hạn để đảm bảo công khai, minh bạch thủ

tục gia hạn, hạn chế tiêu cực.


Khoản 8,

Điều 3

Bổ sung chủ nguồn thải là: các cơ quan hành chính, sự nghiệp, văn phòng tổ chức chính trị xã hội, hộ gia đình,

cá nhân,...


Thực tế đây cũng là các chủ nguồn thải CTNH cần phải quản lý theo Luật BVMT năm 2005, nhưng không có trong Thông tư 12/2011/TT- BTNMT.


Khoản 1,

Điều 4


Bỏ thủ tục cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH

Thực tế đây chỉ là thủ tục hành chính, không cần thiết, đi ngược với chủ trương cải cách thủ tục hành chính, phiền hà cho doanh nghiệp và

đễ phát sinh tiêu cực.


Mục 6.7,

Phụ lục 7

Bỏ “Không bắt buộc giám sát định kỳ đối với thông số dioxin/furan theo quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật hiện

hành”

Để đảm bảo công bằng về yêu cầu kiểm soát lò đốt chất thải rắn công nghiệp không nguy hại và lò đốt CTNH; đảm bảo kiểm soát khí thải lò đốt CTNH nghiêm ngặt hơn lò đốt chất thải

công nghiệp không nguy hại.


3.8. Giải pháp nâng cao hiệu quả QLCTNH công nghiệp

Xuất phát từ những khó khăn, bất cập trong công tác QLCTNH, đặc biệt là những bất cập chồng chéo giữa các cơ quản quản lý Nhà nước, để hoàn thiện hơn nữa về khung pháp lý trong QLCTNH, trong khuôn khổ luận văn, học viên xin đề xuất một số giải pháp cơ bản sau:


3.8.1. Cải tiến và phát triển thể chế, chính sách liên quan đến QLCTNH công nghiệp

3.8.1.1. Cải tiến và phát triển chính sách

- CTNH cần phải được quản lý toàn diện đối với mọi đối tượng phát sinh theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường: Đối tượng áp dụng theo Thông tư 12/2011/TT-BTNMT áp dụng đối với cơ quan nhà nước; tổ chức, cá nhân trong nước hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến việc phát sinh CTNH, QLCTNH trên lãnh thổ Việt Nam, nghĩa là nếu không sản xuất. kinh doanh, dịch vụ thì không áp dụng Quy chế QLCTNH vì thế cần bổ sung quy định đối tượng áp dụng với tất cả các tổ chức, cá nhân có phát sinh CTNH (các hộ, gia đình, cá nhân, cơ quan hành chính, sự nghiệp, trụ sở của các tổ chức chính trị, xã hội,...);

- Cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH là một loại thủ tục hành chính không có ý nghĩa về mặt quản lý, chúng ta mới chỉ quy định bắt buộc đăng ký cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH cho một số cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quy mô phát thải từ 120kg/năm trở lên, trong khi nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình có phát sinh CTNH (dịch vụ sửa chữa ô tô, xe máy, nhuộm, tái chế phế liệu,...), các cơ quan hành chính, sự nghiệp, trụ sở các hội, tổ chức chính trị xã hội, nghề nghiệp,.. chưa được quan tâm kiểm soát (nếu không thành lập doanh nghiệp) và việc cấp sổ có phát sinh tiêu cực do đó đề nghị bỏ thủ tục đăng ký chủ nguồn thải CTNH.

- Cấp giấy phép hành nghề QLCTNH: Từ kinh nghiệm thành lập Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương có thể thấy đây là một mô hình hết sức đúng đắn và có hiệu quả cả về phương diện quản lý BVMT và hiệu quả kinh tế, cần được nhân rộng để Nhà nước đầu tư phát triển các khu liên hợp xử lý chất thải tập trung tại các trung tâm vùng,nhằm hạn chế việc vận chuyển theo lộ trình quá dài, khó kiểm soát và chồng chéo trong cấp phép hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, hạn chế hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH. Trên cơ sở các khu liên hợp xử lý chất thải theo vùng đây sẽ


là tiền đề để đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động thu gom vận chuyển, xử lý chất thải công nghiệp.

- Thay vì không cấp phép vận chuyển như hiện nay, cần tăng cường phân cấp thẩm quyền cấp phép hành nghề QLCTNH cho UBND cấp huyện; khuyến khích các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện phương tiện để cấp phép vận chuyển CTNH đến các khu liên hợp xử lý chất thải, đảm bảo CTNH phát sinh đều được thu gom xử lý an toàn.

3.8.1.2. Cải tiến và phát triển thể chế

- Cần phân định rõ trách nhiệm chính về BVMT là thuộc Sở TN&MT; Chính phủ cần giao Sở TN&MT chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng và Sở Khoa học và Công nghệ trong quản lý chất thải và CTNH từ quy hoạch đến thẩm định công nghệ xử lý chất thải, có như vậy mới hạn chế tình trạng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau trong hoạt động xử lý chất thải như hiện nay.

- Tăng cường biên chế là mấu chốt của quản lý nhà nước về BVMT ở cơ sở cần được quan tâm đầu tiên: Nếu chúng ta có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh nhưng không có con người đủ trình độ, năng lực để thực hiện thì các quy định của pháp luật sẽ khó có thể được triển khai đầy đủ, do đó cần tăng cường biên chế cán bộ quản lý môi trường ở cấp tỉnh, đặc biệt là cho cấp huyên và cấp xã. Điều này chỉ có thể làm được khi và chỉ khi ngạch cán bộ công chức môi trường được quy định cụ thể trong Luật cán bộ công chức và Luật Bảo vệ Môi trường với số lượng tối thiểu ở cấp xã là 02 người và ở cấp huyện là 02 người, thành phố/thị xã thuộc tỉnh tối thiểu là 03 người.

- Trong công tác BVMT, hoạt động thu gom xử lý chất thải, đặc biệt là CTNH là nội dung hết sức quan trọng và hoạt động này thường diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc, các vi phạm cũng vì thế mà diễn ra hàng ngày, hàng giờ ở cơ sở, do đó cần phải có lực lượng thanh tra chuyên ngành đến cấp huyện và cấp xã để xử lý kịp thời các vi phạm. Đây là công cụ quan trọng, không thể thiếu và có tính cưỡng chế cao, hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý BVMT ở cơ sở.


3.8.2. Hoàn thiện quản lý Nhà nước về CTNH công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương

3.8.2.1. Tổ chức quản lý


- Trước hết cần phải hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý môi trường từ Bộ TN&MT đến cấp xã theo hướng ổn định tổ chức của Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường ở Tổng cục Môi trường, thành lập Phòng Quản lý chất thải rắn thuộc Chi cục Bảo vệ môi trường – Sở TN&MT; Bộ phận quản lý môi trường thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện và bổ sung biên chế cán bộ quản lý môi trường ở cấp xã.

- Cần đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các khu liên hợp xử lý CTRCN và CTNH tập trung tại các trung tâm vùng theo Đồ án Quy hoạch tổng thể quản lý - xử lý chất thải rắn tỉnh Bình Dương đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt.

- Cần rà soát, loại bỏ những quy định rườm rà, không cần thiết và mang tính thủ tục hành chính để hạn chế, phòng ngừa những tiêu cực phát sinh trong các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác BVMT và QLCTNH.

3.8.2.2. Phương pháp quản lý


Để QLCTNH có hiệu quả, cần tiếp tục hoàn thiện phương pháp quản lý dựa trên hai nội dung cơ bản sau đây:

a. Tăng cường thông tin phục vụ quản lý: Thông qua việc hoàn thiện mẫu báo cáo và yêu cầu mọi chủ nguồn thải phải thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo QLCTNH, đảm bảo báo cáo đúng, đủ, chính xác các thông tiên liên quan đến tình hình phát sinh và xử lý CTNH của cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

b. Tiếp tục hoàn thiện quy trình QLCTNH: Do CTNH có thể tồn lưu những độc tính trong một thời gian dài, có khi hàng thế kỷ, nên cần sớm giảm thiểu lượng CTNH phát sinh. Việc giảm thiểu lượng CTNH có thể được thực hiện thông qua việc áp dụng sản xuất sạch, thay đổi nguyên, nhiên liệu thân thiện môi trường, xử lý, tái chế hoặc tái sử dụng chất thải. Cần phải xử lý chất thải trước khi thải bỏ nhằm hạn chế tới mức thấp nhất những ảnh hưởng của chúng tới môi trường và


Thải bỏ

sức khỏe con người. Do vậy vấn đề quan trọng nhất là tiếp tục hoàn thiện quy trình QLCTNH theo 05 giai đoạn/quá trình sau đây:


Thu gom, vận chuyển

Xử lý trung gian

Xử lý

Nguồn phát sinh


Hiện nay chúng ta đã và đang áp dụng quy trình QLCTNH nêu trên và đã có quy định chủ nguồn thải phải chịu trách nhiệm từ khi phát sinh đến khi xử lý an toàn CTNH; việc thực hiện chặt chẽ quy trình QLCTNH trên là rất phù hợp với thực tế. Tuy nhiên, thực tếcũng cho thấy, không có một quá trình đơn lẻ nào trong quy trình trên có thể xử lý triệt để CTNH mà phải bao gồm một tập hợp các quá trình xử lý trên và bổ sung cho nhau để đạt hiệu quả QLCTNH tốt nhất, cần hoàn thiện cho từng giai đoạn cụ thể sau.

- Quản lý nguồn phát sinh chất thải:Các CTNH thường phát sinh từ các nguồn thải khác nhau, chúng không có khả năng giảm thiểu, phục hồi, tái sinh và tái sử dụng cần được xử lý và thải bỏ theo một trình tự nhất định. Quản lý nguồn phát sinh cần phải nắm vững và quản lý các thông tin về nguồn phát sinh CTNH: Trong địa phương có các nguồn phát thải nào? lượng phát thải là bao nhiêu? thành phần và tính chất độc hại của các chất thải đó.

Nhiều khi cơ quan quản lý môi trường tiến hành khảo sát, đo lường, phân tích các nguồn thải chất nguy hiểm cụ thể để đảm bảo các thông tin về nguồn thải CTNH là chính xác, đồng thời cũng tiến hành kiểm tra sự tuân thủ luật lệ về QLCTNH của các chủ nguồn thải, yêu cầu tất cả các chủ nguồn thải phân loại và tách các CTNH với các chất thải thông thường.

Để quản lý tốt các loại CTNH cần tuyên truyền giáo dục xây dựng tập quán cho nhân dân tự giác tách riêng CTNH và bỏ vào túi nilông đặc trưng. Cần phải truyền bá các thông tin vềCTNH, nâng cao hiểu biết về tác động nguy hại đối với sức khoẻ cộng đồng, làm sao cho mọi chủ nhân của các nguồn CTNH ý thức hết


trách nhiệm của mình và biết cách QLCTNH ngay từ nguồn phát sinh, áp dụng các biện pháp giảm thiểu CTNH và không đổ CTNH lẫn với chất thải thông thường.

- Phân lập, thu gom và vận chuyển: Giai đoạn này thực hiện nhiệm vụ thu gom toàn bộ CTNH phát sinh từ các nguồn thải khác nhau và được chuyển đến khu xử lý và thải bỏ hoặc đến trạm trung chuyển hay đến nơi lưu giữ tạm thời. CTNH trước khi xử lý phải được phân loại để giảm chi phí cho vấn đề xử lý tiếp theo. Công việc đầu tiên phải phân thành 2 loại: Chất thải thường và CTNH. Trong các cơ sở thải ra nguồn thải nguy hại phải có đủ các thiết bị chuyên dụng cho cácloại CTNH này ngay từ đầu. Sau đó phân chia CTNH thành các loại trên cơ sởphân theo công nghệ để đạt hiệu quả xử lý cao.

Để hạn chế tác động nguy hại đối với sức khoẻ của người lao động cần có biệnpháp phòng tránh an toàn trong việc thu gom và phân loại (khẩu trang, găng tay, que nhọn, ủng, mũ, quần áo riêng...).Việc phân lập và thu gom CTNH phải được áp dụng ngay từ khi phát sinh chất thải. Công tác thu gom và xử lý CTNH yêu cầu phải có thiết bị và phương tiện lưu giữ an toàn.

- Xử lý trung gian: Trong giai đoạn này, chất thải được xử lý để giảm về khối lượng, được ổn định, giảm thiểu hoặc loại bỏ độc tính và làm cho phù hợp hơn đối với khâu thải bỏ cuối cùng.

- Chuyên chở CTNH đi xử lý tiếp: Cặn thải rắn sau xử lý ở giai đoạn 3 có thể được được chuyên chở tới nơi khác để xử lý tiếp theo nhằm các mục đích khác nhau trên cơ sở của các điều kiện kinh tế và kỹ thuật hiện có ở từng nơi, từng lúc.

- Thải bỏ chất thải: Phần chất thải không còn được tái sử dụng cho bất kỳ mục đích nào nữa sẽ đượcthải bỏ bằng cách chôn lấp hoặc thiêu đốt.

Trên cơ sở hoàn thiện quy trình QLCTNH sẽ tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan, bám sát quy trình QLCTNH để tạo cơ sở pháp lý vững chắc, cụ thể hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT và

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí